1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp nâng cao năng lực phân tích tâm lý nhân vật trong tác phẩm tự sự (chương trình chuẩn lớp 12).

22 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 284,5 KB

Nội dung

Ở đây, chúng tôi đi sâu vàocách phân loại cuối cùng - phân loại theo phương thức xây dựng nhân vật, vớicác kiểu sau: Nhân vật chức năng trong văn học cổ đại, trung đại: “không có đời số

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG III

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC

PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ”

(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN LỚP 12)

Người thực hiện: Hoàng Thị Uyên

Chức vụ : Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2013

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lí do chọn đề tài:

Trang 2

Với văn học, thế giới nội tâm của con người mãi là mảnh đất màu mỡ và

bí ẩn luôn mời gọi những tìm kiếm, khám phá Trên tinh thần đó, văn xuôi ViệtNam thời kỳ từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 xuất hiện nhiều cây bútquan tâm đến số phận cá nhân con người, tập trung đi vào vũ trụ lòng người vớitất cả sự phong phú, tinh tế vốn có của nó như Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Khải,Nguyên Hồng…v v Họ vừa kế tiếp văn học quá khứ - nối tiếp những thành tựu

đã đạt được ở “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm), “Cung oánngâm khúc” (Nguyễn Gia Thiều” và đặc biệt là kiệt tác truyện Kiều (NguyễnDu)… vừa cập nhật trào lưu văn học thế giới ở thế kỷ XX với những Hê- minh-

uê, Rơmazcơ, Sô lô khôp…

Vậy mà khi đứng trước các tác phẩm vừa hay vừa khó trong chương trìnhnhư vậy, học sinh lớp 12 - lớp cuối cấp - vẫn giữ thói quen không đọc (hoặc chỉđọc qua chưa hết chuyện), chỉ soạn bài qua loa chiếu lệ, đối phó Hơn nữa doviệc học vất vả cộng thêm với xu hướng chọn khối thi nên phần lớn các em họcsinh học tủ, học lệch dẫn đến tình trạng thờ ơ với bộ môn hay hiểu hời hợt tácphẩm, khi làm bài phân tích nhân vật thì nói chung chung, kể lể cốt truyện miễnsao dài 2-3 trang giấy Với đối tượng học sinh trung bình trở xuống, các em phụthuộc máy móc vào bài văn mẫu huặc hoang mang trong việc định hướng cáchlàm bài

Thế còn về phía các thầy cô thì sao? Đội ngũ giáo viên của chúng ta dầnđược hoàn thiện do được đào tạo chính quy có trình độ chuyên môn và nghiệp

vụ sư phạm vững vàng; do qua các lớp bồi dưỡng thường xuyên; do ứng dụngđổi mới trong dạy học văn nhưng vẫn còn hiện tượng dạy chay – dạy mà chưađọc kỹ, đọc trọn ven tác phẩm Quan trọng hơn nhiều giáo viên chưa nắm vữngđặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự, thiếu kiến thức lý luận văn học vềphân loại nhân vật nên tỏ ra long ngóng khi tìm hiểu giải pháp tiếp cận nhân vậtmột cách có hệ thống, có cơ sở khoa học Với tư cách là người trực tiếp đứngtrên bục giảng, trước thực trạng trên, chúng tôi băn khoăn - tìm một giải pháphữu hiệu nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức nền, kiến thức cơ bản về tácphẩm qua các nhân vật thiên về đời sống nội tâm một cách nhanh nhất, dễ nhất

II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Thực tế giảng dạy và tìm hiểu học sinh cho thấy: Việc tìm hiểu và tiếp cậntác phẩm của học sinh trong giờ đọc văn còn lúng túng, mang tính chất thụđộng, chưa phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của mình Do đó ấn tượng

về tác phẩm chưa đủ rộng, đủ sâu và chưa thực vững chắc học sinh phản ứngchậm trước câu hỏi, rụt rè trong phát biểu ý kiến, còn nông cạn do lười đọc tàiliệu, xem nhẹ kiến thức chìa khóa trong tiếng Việt, làm văn, lí luận văn học Mặtkhác giáo viên cũng ham nói, tham kiến thức, sợ thiếu thời gian nên không đểhọc trò phát biểu thỏa đáng

Như vậy trong giờ đọc hiểu một tác phẩm văn chương vấn đề quan trọngnhất là phải “đẩy” học sinh vào cuộc “tự khám phá tác phẩm” Từ đó các em cóthể tự tìm kiếm, chiếm lĩnh và cảm thụ được cái hay cái đẹp của tác phẩm vănchương, tiếp nhận tác phẩm đúng hướng một cách tích cực sáng tạo Đây là một

Trang 3

công việc khá phức tạp, đòi hỏi quá trình nghiên cứu tìm tòi, thể nghiệm côngphu của các nhà phương pháp và đông đảo giáo viên phổ thông Để khắc phụcnhững nhược điểm ấy, cần có sự nỗ lực cả từ phía người học và người dạy trongmột quá trình lâu dài Là một giáo viên dạy văn, từ khi bước chân lên bục giảngtôi đã luôn trăn trở, học hỏi và suy nghĩ để đổi mới phương pháp giảng dạy

trong từng tiết dạy, bài dạy Ở đây tôi xin đề xuất ý kiến của mình về “Một số

biện pháp nâng cao năng lưc phân tích tâm lí nhân vât trong tác phẩm tự sự” (chương trình chuẩn lớp 12) Hy vọng có thể góp phần đa dạng hóa các

phương pháp, biện pháp dạy học theo tinh thần đổi mới

B Giải quyết vấn đề

I Cơ sở lí luận:

Để đạt được điều đó, chúng tôi, trước hết, vận dụng kiến thức làm văn đóhọc ở lớp 11- kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự một cách sinhđộng, sáng tạo Sau đó, không thể không kể đến kiến thức lý luận văn học vềphân loại nhân vật Vậy, nhân vật văn học là gì? Đó là “Con người được miêu

tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học” “Nhân vật là phươngtiện khái quát hiện thực, tức là qua đó nhà văn thể hiện nhận thức, đánh giá củamình về con người và cuộc đời; tức là nhân vật trở thành “phương tiện khái quátcác tính cách, số phận của con người và các quan niệm về chúng” Có thể phânloại nhân vật văn học từ các góc độ sau:

Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhânvật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ

Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật trữ tình, nhân vật kịch

Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chứcnăng (hay mặt lạ), nhân vật loai hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng

Tất nhiên, sự phân chia chỉ có tính tương đối Ở đây, chúng tôi đi sâu vàocách phân loại cuối cùng - phân loại theo phương thức xây dựng nhân vật, vớicác kiểu sau:

Nhân vật chức năng (trong văn học cổ đại, trung đại): “không có đời sốngnội tâm, các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đếncuối, hơn nữa, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chứcnăng nhất định, đúng một số vai trò nhất định”

Nhân vật loại hình: “là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xãhội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời”

Nhân vật tính cách: “ trong nghĩa hẹp, tính cách là một loại nhân vậtđược miêu tả như một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật Trong nhân vậttính cách, cái quan trọng không chỉ là cái đặc điểm, thuộc tính xã hội này nọ màngười ta có thể liệt kê ra được Tính cách cũng thể hiện ở tương quan giữa cácthuộc tính đó với nhau, tương quan giữa các thuộc tính đó với môi trường, tìnhhuống Nhân vật tính cách thường có mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí, nhữngchuyển hóa và chính vì vậy tính cách thường có một quá trình tự phát triển vànhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó Theo đó, điểm quan trọng nổi

Trang 4

bật trong cấu trúc nhân vật tính cách là yếu tố tâm lý và hạt nhân của loại nhânvật này là tính cách (khác với khái niệm “loại” ở nhân vật loại hình)

Nhân vật tư tưởng: “cấu trúc của nó là một tư tưởng, một ý thức”

Từ đó, soi vào các tác phẩm tự sự được đọc và học thêm trong chươngtrình lớp 12 THPT (phần Văn học Việt Nam thời kỳ cách mạng tháng Tám 1945đến 1975), ta thấy có các loại nhân vật sau:

Nhân vật loại hình: - ông lái đò (Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân) Nhân vật tinh cách: - Tràng, bà, cụ Tứ (“Vợ nhặt” – Kim Lân)

- Mị (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài)

- Tnú (“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành)

Như trên đã nói, sự phân biệt loại hình trên đây chỉ mang tính chất tươngđối, loại này có khi bao hàm yếu tố của loại kia, nhưng cần thấy nét ưu trội trongcấu trúc của tổng loại để ý thức được sự đa dạng trong cấu trúc nhân vật và khảnăng phản ảnh hiện thực của chúng Vậy nên có thể thấy nhân vật ông lái đò ở

“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân vừa là nhân vật loại hình vừa là nhânvật tư tưởng Trong số các nhân vật tính cách ấy, chúng tôi chia làm hai dạng:

Nhân vật thiên về đặc điểm, phẩm chất: Tnú, Việt, Chiến

Nhân vật thiên về đời sống nội tâm: Mị, Tràng, bà cụ Tứ

Nội dung đề tài sẽ xoay quanh nhóm nhân vật thiên về đời sống nội tâm:Nhân vật văn học (đặc biệt là nhân vật chính, nhân vật trung tâm luôn thể hiện

tư tưởng chủ đề của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn Vì vậy việc phânloại, phân nhóm nhân vật cũng không năm ngoài mục đích hiểu rõ hiểu đúng nộidung và hình thức tác phẩm theo yêu cầu giáo dục trong nhà trường Đó là xétnhân vật trong tác phẩm tự sự – tác phẩm kể chuyện với ba đặc trưng cơ bản:tình tiết, lời kể và nhân vật Vậy nên khi giảng dạy truyện trong nhà trường phổthông, ta phải căn cứ vào những đặc trưng thể loại ấy Cụ thể là:

“Làm cho học sinh nắm vững được sự phát triển của tình tiết trong tácphẩm tức là nắm được cốt truyện” bằng cách kể lại, phân tích các chặng đườngphát triển của nó tức là phân tích bố cục

“Làm cho học sinh cảm và hiểu được các ý vị trong lời kể của tác giả(hay của người kể chuyện)”qua phong cách ngôn ngữ riêng với sức mạnh gợi tảcủa từ ngữ kết tinh những nhận xét, suy ngẫm từ vốn sống dồi dào ở nhà văn

“Làm cho học sinh cảm thụ được sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhómvật trong tác phẩm” bằng cách:

Tìm hiểu các chi tiết mưu tả, tự sự, nhận xét về nhân vật Chẳng hạn cáchnói đầy ám ảnh về chân dung của Mị ngay ở đầu tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”của Tô Hoài: lúc nào “cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi”… Rồi những lời nhàvăn đánh giá về nhân vật: Mị khổ hơn cả thân trâu thân ngựa, Mị “lựi lũi nhưcon rùa nuôi nơi xú cửa”… như đó lột tả nỗi cực nhọc về thân xác, nỗi đau đớn

về tinh thần của kẻ sống tê liệt và câm lặng

Hơn nữa, phải biết phát hiện và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp,phân loại theo trình tự hợp lý làm làm rõ tính cách nhân vật ở: dung nhan - lailịch - lời nói - hành động - tâm trạng (cái “khung” chung)

Trang 5

Để rồi từ đó “ tổng hợp các mặt phân tích về nhân vật thành một nhậnthức khái quát, nêu bật được ý nghĩa và tác dụng nhận thức cũng như giáo dụccủa nhân vật gợi ra những vấn đề liên hệ, suy nghĩ, thảo luận, tranh luận về nhânvật” Nếu lấy trọng tâm việc tìm hiểu tác phẩm là phân tích nhân vật thì có thểkhai thác tình tiết, lời kể xen lẫn, song song với quá trình khai thác nhân vật -linh hồn của những tác phẩm văn chương.

Sau nữa, chúng tôi cũng dựa vào quan niệm của đại thi hào Nga thế kỷXIX LepTônxtôi: “Con người cũng như dũng sông: nước trong mọi con sôngnhư nhau và ở đâu cũng thế cả, nhưng mỗi con sông khi thì hẹp, khi thì chảysiết, khi thì rộng, khi thì êm đềm, khi thì trong veo, khi thi lạnh, khi thì đục, khithì ấm Con người cũng vậy, mỗi người mang trong mình những mầm mống mọitính chất của con người và khi thì thể hiện tính chất này, khi thì thể hiện tínhchất khác và thường là hoàn toàn không giống bản thân mình tuy vẫn cứ là chínhmình”

Vậy ra, con người luôn tồn tại ở trạng thái “động”, đang phát triển, luônbiến chuyển không ngừng như một dòng sông chảy trôi với tất cả những biếnthái tinh vi trong tâm hồn ở các thời điểm khác nhau Tuy nhiên, đây không phải

là một hiện tượng hỗn loạn mà thường có quy luật của nó Mà một trong nhữngquy luật ấy là sự tương tác giữa con người với môi trường, hoàn cảnh sống, với

xã hội

Xuất phát từ mục đích giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản một cáchnhanh chóng, sau đó dễ nhớ, dễ thuộc nhằm phục vụ kỳ thi tốt nghiệp rồi nângcao để thi đại học và các trường chuyên nghiệp sắp tới, do trình độ và thời gianhạn chế, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu nhóm nhân vật nghiêng về diễn biếntâm trạng, trong đó có thực nghiệm cụ thể qua phân tích: Diễn biến tâm lý vàtính cách của nhân vật bà cụ Tứ, Tràng, người vợ nhặt…

Theo nghĩa rộng, tâm lý là thế giới tinh thần của con người cái khác biệtcon người và con vật, cái làm nên con người bên trong con người vô hình Tâm

lý bao gồm tư duy với trực giác, tiềm thức, vô thức, bản năng …nhiều khi khónắm bắt, khó lý giải bởi không phải lúc nào biểu hiện bên ngoài cũng khớp vớitrạng thái nội tâm con người

Do đó, “phân tích tâm lý gần như là phẩm chất cơ bản nhất trong nhữngphẩm chất đem lại sức mạnh cho tài năng sáng tạo”(N.Sernưpxki) Nếu tâm lý làtoàn bộ sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người bao gồmnhận thức, tình cảm, ý chí …biểu hiện trong hoạt động và cử chỉ của mỗi conngười thì tâm trạng được biểu hiện theo nghĩa hẹp hơn – là trạng thái tình cảm,tâm lý nhất định

Nói đến diễn biến (diễn biến tâm lý, diễn biến tâm trạng…) là nói đếnquá trình vận động, biến đổi, phát triển không theo một đường thẳng định sẵn

mà có những bất ngờ, đột biến, mâu thuẫn nhưng hợp lý trong nội tâm conngười Như sự biến chuyển logic, từ ý nghĩ sẽ đến hành động, dòng tâm tư bêntrong sẽ biểu hiện ra thành những việc làm cụ thể bên ngoài…cứ thế sẽ dẫn tới

sự thay đổi các đặc điểm, phẩm chất của nhân vật

Trang 6

Theo đó, tính cách con người, tính cách nhân vật cũng không phải nhấtthành bất biến mà cũng luôn vận động không ngừng Xây dựng, tái hiện quatrình tâm lý ấy là biểu hiện tài năng của nhà văn và giúp học sinh cảm nhận, lĩnhhội được điều đó quả là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp nhưng cũng không kémphần thú vị của người giáo viên văn học Một số năm gần đây, học sinh đượclàm quen với các mô hình phân tích nhân vật sau (nhóm nhân vật gắn với nộitâm):

Ngoại hình – nội tâm…

Cách giới thiệu nhân vật – lai lịch – diễn biến tâm trạng…

Hoàn cảnh nhân vật – diễn biến tâm trạng

Ngoại hình – cung cách sinh hoạt – nội tâm…

Dù là cái khung nào chăng nữa thì đều đề cập đến thế giới tâm hồn nhânvật trong trạng thái vận động không ngừng của nó như trọng tâm, hạt nhânkhông thể thiếu của việc tìm hiểu tác phẩm Trước vấn đề này, chúng ta mạnhdạn áp dụng một hướng khai thác giúp người học định hình được cách phân tíchnhóm nhân vật vốn “khó học” này Xin lưu ý rằng: trong giờ giảng văn, giáoviên cần chủ động phối hợp với các phương pháp đặc thù phải đọc diễn cảm,giảng bình, gợi mở, dựng câu hỏi nêu vấn đề…phù hợp với từng hoàn cảnh cụthể

II Các giải pháp tổ chøc thực hiện:

1 Tìm những “mốc” trong cuộc đời nhân vật:

Mốc ở đây có thể là sự kiện hay thời điểm quan trọng tạo ra những bước

ngoặt, những thay đổi quan trọng, căn bản, có khi đột ngột ở nhân vật Đây lànhững tình huống có vấn đề, là cơ sở của quá trình tâm lý Chẳng hạn :

Với Tràng: Tình cờ “nhặt vợ”, Buổi sáng đầu tiên khi có vợ

Vợ Tràng: Trước, trong và sau khi theo Tràng về nhà

Với Mị : Buộc làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pa Tra, Đêm tình mùa

xuân, Cởi trói cho A Phủ và sau này Mị và A Phủ gặp cán bộ A Châu ở PhiềngSa

Sau khi học sinh tiến hành những chuẩn bị cần thiết (đọc, tóm tắt tácphẩm - phần đọc hiểu; xác định nhân vật chính, nhân vật trung tâm; tìm chi tiếtquan trọng; tìm tư tưởng chủ đề… Giáo viên có thể gợi ý, hướng dẫn các em chỉ

ra cái mốc đó bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

Ví dụ như: Trước khi nhặt vợ Tràng có cuộc sống như thế nào? Kết thúctác phẩm Tràng đó có nhiều thay đổi (Tràng ý thức được bổn phận, trách nhiêmcủa mình với gia đình vợ con, thấy gắn bó với ngôi nhà và Tràng thấy mình nênngười ) Điều đó có đúng không?

Chính sự gặp gỡ giữa hai loại “mốc” đó giúp phần tạo nên sự chân thực,sinh động, cụ thể của nhân vật mà “ở đây xung đột nghệ thuật – bao gồm cảxung đột tâm lý nhân vật và xung đột xã hội - lich sử - đạt đến độ căng thẳngnhất và tính cách các nhân vật được bộc lộ rõ nhất” Điều khiến chúng ta quantâm là những thay đổi nào từng giờ từng phút đang diễn ra ở nhân vật

2 Khám phá những thay đổi ở nhân vật:

Trang 7

Phải thừa nhận rằng linh hồn của tác phẩm tự sự là nhân vật Khi nói đếncác truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (T ô Hoài), “Vợ nhặt” (Kim Lân) không thểkhông nhắc đến những Mị, bà cụ Tứ…bởi đây là nơi nhà văn gửi gắm cách cảm,cách nghĩ của mình về con người, về cuộc đời một cách sâu sắc nhất, tập trungnhất; bởi đây là nơi ký thác những thông điệp nghệ thuật được thể hiện trong tácphẩm Với các nhân vật này, ta thường gặp các yêu cầu phân tích: Diễn biến tâmtrạng và hành động của Mị của Tràng, bà cụ Tứ Diễn biến tâm lí và tính cáchnhân vật như một dòng sông “chảy trôi”, cần thấy rằng có hai hướng vận động:

Hướng xuôi chiều: những thay đổi bình thường, kế tiếp như những giọtnước nối tiếp làm đầy cốc nước

Hướng ngược chiều: Những thay đổi có vẻ khác thường, dị biệt đầynghịch lí

Sự kết hợp nhuần nhuyễn hai hướng đó cùng khả năng phân tích hợp líkhi lách vào tận đáy tâm linh nhân vật sẽ tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm, gópphần khẳng định sự tinh tế nhạy cảm cũng như tài năng của nhà văn Để khaithác những điểm sáng thẩm mĩ như thế, chúng ta cần chú trọng ba điểm sau:

a Chú ý những tác động dẫn đến những thay đổi, biến chuyển ở nhân vât.

Có lẽ là điểm mấu chốt của mối quan hệ biện chứng giữa con người vớihoàn cảnh sống Tạm thời chúng tôi đưa ra ba loại tác động sau:

Tác động của môi trường nói chung (tác động thiên tạo)

Tác động qua các nhân vật khác (tác động nhân tạo) Qua lời nói, cử chỉ,hành động hoặc một sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó

Do chính dòng tâm tư của mình thôi thúc (tác động tự thân) Loại tácđộng này có thể chiếm ưu thế ở nhân vật A mà không có hoặc không là chủ yếu

ở nhân vật B Tuy nhiên một nhân vật có thể đồng thời chịu sự chi phối của cả

ba loại trên

Chăng hạn: Khi mùa xuân về trên đỉnh núi cao, cái cô Mị héo hon, câmlặng, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” kia dường như “tỉnh” ra, trẻ lại bởiđất trời như có men say lòng người với vẻ đặc biệt của nó – cỏ gianh vàng ửng,gió và rét giữ dội, những chiếc váy hoa như những con bướm sặc sỡ; bởi hơirượu nồng nàn đưa lòng người từ cõi quên về cõi nhớ; bởi tiếng sáo gọi bạn tình

cứ mời gọi, thúc giục, trách móc giận hờn…như một ám ảnh không sao dứt điđược…

b Phát hiện những chuyển biến của nhân vật về trạng thái tâm lí, tình cảm, cách hành động, tính cách

Hãy so sánh để tìm ra nhưng thay đổi cơ bản của nhân vật, sự thay đổi ấy

có căn cứ là các chi tiết nghệ thuật bởi vì “Đối với việc khắc họa nhân vật tínhcách, việc miêu tả tâm lí, cá tính đóng vai trò cực kỳ quan trọng” Chi tiết đó cóthể chỉ là ý nghĩ ngẫu nhiên, bất chợt hoặc là ngôn ngữ của nhân vật; có khi lạithể hiện cảm nhận của nhân vật về sự vật, hiện tượng đời sống; có khi là đánhgiá của nhân vật khác (về nhân vật đang xét) Chi tiết đó có thể mô tả ngoại

Trang 8

hình, hành động, cách ứng xử…hay có thể trực tiếp hoặc gián tiếp bộc lộ trạngthái tinh thần của nhân vật…

Chăng hạn: Diễn biến tâm trạng của Tràng khi “nhặt vợ” rồi đưa vợ về

nhà được Kim Lân thể hiện qua các chi tiết nào? Hãy phân tích?

Kim Lân diễn tả khá tinh tế, khi thì gián tiếp qua các chi tiết miêu tả nétmặt, cử chỉ, lời nói… khi thì trực tiếp ở các hình ảnh bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc,cảm giác…Chỉ với bốn bát bánh đúc viên và vài câu bông đùa mà đã có ngườitheo về làm vợ! Tình thế oái oăm ấy khiến cho ban đầu “anh chàng cũng chợn”

vì bất ngờ, bị động; vì lo sợ, băn khoăn “thóc gạo này cái thân mình biết có nuôinổi không, lại còn đèo bòng” Thế rồi sau đó Tràng đành tặc lưỡi “chặc, kệ!”như chấp nhận một sự đã rồi, như phó thác cho số phận Vậy là, hắn lấy vợ trongmột tình huống bất đắc dĩ

Nhưng khi đưa vợ về nhà, tâm lý Tràng có gì biến đổi? Lúc này, một mặtanh Tràng rạng rỡ hẳn lên: Khi thì tủm tỉm cười nụ, khi thì hai mắt sáng lên lấplánh, khi thì mặt cứ vênh lên tự đắc với mình… Phải chăng nhà văn đã gợi lênrất chuẩn xác tâm lý ngỡ ngàng, phấn khởi, cái “khấp khởi mừng thầm” của mộtchàng trai xấu sí, thô kệch nay đã lấy được vợ, hơn nữa lại có vợ theo? Cử chỉcủa Tràng cũng có cái gì vụng về ngượng nghịu với vẻ “lật đật chạy theo ngườiđàn bà như người xấu hổ chạy chốn” rồi lại “cứ lúng ta lúng túng, tay nọ xoavào tay kia…” nhưng cũng không dấu nổi sự hãnh diện và những nốt nhạc củaniền vui sướng đang ngân lên trong lòng khi “thích chí ngửa cổ cười khanhkhách” Đặc biệt là những đối thoại kiểu như: “Gì hả?”“Không”, “Sắp đếnchưa? “ Sắp” Hay: “ Nhà có ai không? “Có một mình tôi”

Đối thoại tâm tình giữa hai vợ chồng mới chỉ toàn những ý vẫn vơ, vụnvặt không đâu; lời lẽ nhát gừng, cộc lốc, chuyện nọ xọ chuyện kia… là do lạlẫm, e dè? Do chất dân quê mộc mạc, giản dị? Hay là do những cảm xúc mớiđang hình thành, len lỏi từ nơi sâu thẳm nhất của con tim khiến họ bối rối,không thể diễn tả thành lời? Tâm tư da diết ấy đó đến lúc được bộc bạch trựctiếp: “Trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ờ chề, tối tămhàng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngàytrước mặt Trong lòng hắn bây giờ chỉ có tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà đibên Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy,

nó ấm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt ve trên sốnglưng Trạng thái tâm lí, tình cảm và cảm giác của da thịt quyện làm một Đây làcái “mới mẻ, lạ lắm, hay là niền hạnh phúc tràn ngập tâm hồn Tràng – cảm giác

về sự đổi đời, niềm tin vào tương lai ngay trong không khí chết chóc, thảm đạmnày?”

Cũng có thể từ các chi tiết cụ thể để chỉ cho học sinh thấy những biếnchuyển nhanh chóng ở người đàn bà - vợ nhặt của Tràng nhờ khả năng biến cảituyệt vời của hạnh phúc gia đình Từ sự cong cớn, trâng tráo, chỏng lỏn “nhưmấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh” đến vẻ duyên dáng đáng yêu, thèn thẹn hay đáo

để “trên đường về nhà chồng” đến việc “nén một cái thở dài” trước cái nhà

“vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những bụi cỏ dại và đặc

Trang 9

biệt là sự đoan trang, thùy mị rất “hiền hậu, đúng mực” trong con mắt Tràng.

Theo chiều trôi chảy không ngừng của cá tính, nội tâm nhân vật, thườngthì các chi tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian Cần suy ngẫm, tìm tòi đểvạch ra ý nghĩa của từng chi tiết đặc sắc, tiêu biểu, giàu giá trị thẩm mỹ và nhânvăn Bắt đầu từ ngôn từ, bám vào ngôn từ như thế cũng là một trong nhữngnguyên tắc cơ bản của phân tích tác phẩm, tránh việc nói suông, nói chungchung, qua loa, dùng những từ đao to búa lớn mà sáo rỗng hoặc xu hướng kể lểdài dòng… thường gặp ở học sinh

c Phát hiên những thay đôi mang tính đôt phá của nhân vât

Đến đây chung ta có thể dừng lại để lý giải cắt nghĩa về các trạng thái, cácquy luật tâm lý - được thể hiện ở nhân vật Đành rằng cơ sở của việc cắt nghĩanày chính là hạt nhân khách quan nằm trong chính tác phẩm nhưng không thểphủ nhận yếu tố chủ quan của từng người tiếp nhận nó.Căn cứ để đánh giá là:

Bên ngoài nhân vật: những tiền đề chuẩn bị, những điều kiện dự báo,những tác động…có xác đáng không?

Bên trong nhân vật: quá trình tâm lí diễn ra có phù hợp với lô gic nội tạitrong việc phát triển tính cách nhân vật, có phù hợp với đặc điểm con người ởthời đại, giai cấp, dân tộc…đó không?

Chẳng hạn như có thể suy nghĩ thế nào về những chuyển biến ghê gớm,

dữ dội ở nhân vật Mị? Sự thay đổi có hợp lý không”? “vì sao”? Từ một kẻ tê dại

nay Mị lại có một hành động nổi loạn: muốn đi chơi xuân – biểu hiện của sựthức tỉnh, dấu hiệu của sự hồi sinh một tâm hồn tràn trề sức sống, khát khaohạnh phúc, khát khao tự do.Từ một cái xác không hồn, vô cảm cùng cực, Mị lạithấy thương rồi cắt dây trói giải thoát cho A Phủ…Đó là những hành động

“nhảy vọt” trong tâm lí, tính cách của nhân vật Nó bất ngờ, đột ngột, không thểđoán trước nhưng lại hợp lí bởi:

Có những tác động hoàn toàn xác đáng Phù hợp với lô gíc nội tại trongchính nội tâm nhân vật Vi dụ như: Một cô Mị xuân sắc, tràn trề sinh lực ngàyxưa ; một cô Mị dám dùng cái chết để phản kháng cảnh con dâu gạt nợ nay

“muốn đi chơi xuân”, nay “vùng bước đi” theo tiếng sáo gọi bạn tình dù taychân bị trói cứng lại với tất cả ý thức về nhân phẩm, với tất cả sức sống tiềmtàng mạnh mẽ Một cô Mị tình nguyện làm nương ngô để trả nợ thay cho bố mẹcũng chính là cô Mị giàu đức hi sinh và lòng vị tha, sẵn sàng chêt để cứu mộtngười cùng cảnh ngộ Một cô Mị dũng cảm cứu người lẽ nào lại không giám tựcứu chính mình? (vùng chạy theo A Phủ).Vậy ra, “bên trong hình ảnh của conrùa lui lũi nơi xó cửa kia, đang còn một con người Sức sống âm ỉ, khát vọnghạnh phúc cháy bỏng có thể bị vùi lấp, bị lãng quên trong đáy sâu của một tâmhồn đó chai cứng vì đau khổ nhưng không thể bị tiêu tan Gặp thời cơ thuận lợi,

nó lại cháy lên từ dưới lớp tro bùn” Đó phải chăng là sức sống tiềm tàng mãnhliệt của nhân dân miền núi, của nhân dân Việt Nam tự bao đời Thứ sức mạnhbất diệt ấy đó hun đúc nên tinh thần đấu tranh bất khuất chảy trong huyết quảndân tộc, đó đưa họ đến với cách mạnh như một tất yếu

3 Đánh giá về nhân vật:

Trang 10

a Về nội dung tư tưởng

Cần lần lượt trả lời hai câu hỏi sau:

Qua diễn biến tâm lý, tính cách của nhân vật (qua cuộc đời và số phậncủa nhân vật) tác phẩm đó đặt ra vấn đề cơ bản nào?

Nhà văn đó nhận thức, lí giải và bày tỏ thái độ gì trước vấn đề đó?

Giáo viên cần nhấn mạnh với học sinh rằng: “nếu như chủ đề là nơi thểhiện khả năng nắm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộcsống thì tư tưởng là hạt nhân quan trọng của tác phẩm, như trái tim trong một cơthể sống – chịu sự tác động và quy định của thế giới quan, vốn sống, tài năngcủa tác giả, tư tưởng, chủ đề quyết định giá trị, tầm vóc của tác phẩm văn học.Với các tác phẩm tự sự cụ thể tìm tư tưởng chủ đề ấy qua các nhân vật chính,nhân vật trung tâm” (Phần trích học trong SGK Văn 12, tập 2, sách chỉnh lí vàhợp nhất năm 2000, Nxb Giáo dục thể hiện phần lớn hoặc gân trọn ven tư tưởng,chủ đề của tác phẩm - với các truyện ngắn và một số khía cạnh nào đó nổi bậttrong tư tưởng, chủ đề của tác phẩm- trong tiểu thuyết)

Ta hãy lấy ngay ví dụ ở tác phẩm “Vợ nhặt”, qua nhân vật Tràng nhà vănmuốn gửi gắm bức thông điệp nào? Giữa năm đói quay, đói quắt, người chếtnhư ngả rạ, “không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng khônggặp ba bốn cái thây nằm cũng queo bên đường” Tràng lại lấy vợ – nhặt vợ nhưngười ta nhặt một mớ rau mớ cỏ hoặc một vật dụng bỏ đi Ở đây, tác phẩm lên

án xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đó đẩy nhân dân ta vào nạn đóikhủng khiếp năm 1945 mà khi ấy, giá trị con người trở nên rẻ rúng Ở đây, nhàvăn cũng khẳng định: người lao động, trong bất kì hoàn cảnh nào cũng khaokhỏt tình thương yêu, khao khát hạnh phúc gia đình Những biến đổi tâm lí củaTràng khi cùng vợ trở về nhà đã nói ở phần trên như nói lên rằng: anh trai nghèo

ấy đang chứa chan một niềm vui sướng vô bờ, chứa chan một niềm tin yêu cuộcsống…

Qua đó, Kim Lân cũng khẳng định: con người, dù bị đẩy vào tình huống

bi đát, phải sống trong sự đầy đọa của cái chết vẫn luôn hướng về sự sống, luôntin ở tương lai Hơn nưa, tình thương, sự đồng cảm với người đàn bà cùng cảnhngộ có sức mạnh lớn lao giúp Tràng vượt lên tất cả những khổ đau cơ cực củahiện tại bởi “trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà

đi bên…” Đó là một quan điểm nhân đạo sâu sắc và cảm động được phát biểuđầy sức thuyết phục thông qua hình tượng nhân vật Từ đó ta càng thấm thía mộtđiều: cái đói, cái khát không thể làm giảm đi giá trị của tính người, tình người;bao giờ cái hạnh phúc được thương yêu cũng quý hơn tất cả, ngay cả khi cóchừng người ta không cần gì hơn miếng ăn…

Diễn biến tâm trạng của Tràng ở buổi sáng hôm sau đó hé mở một điều:

từ một kẻ ngố, quê kệch, thô mộc anh đã trở thành một con người nhạy cảm,nhạy cảm với từng đổi thay nhỏ nhất của cảnh vật xung quanh Phải chăng đây

là tâm trạng của con người thấy được hạnh phúc gia đình làm biến cải cuộc đờimình? Lần đầu tiên, Tràng có cảm giác: “Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn

Trang 11

bó với cái nhà của hắn lạ lùng Hắn đã có một gia đình Hắn sẽ cùng vợ sinh con

đẻ cái ở đấy Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng

Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng Bây giờhắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ consau này” Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ một điều: sự gắn bó trong cảnh khổ đau,tình thương yêu và hạnh phúc gia đình khiến con người ta như trưởng thành hơn,yêu đời hơn, sống có trách nhiệm hơn – tức là đã nên người, hoàn thiện nhâncách Bởi thế, tư tưởng chủ đề của truyện được nâng lên một tầng cao mới

b Về nghệ thuật

Đây là chỗ bộc lộ những đặc điểm riêng, phong phú, đa dạng của từng tácphẩm cùng với khả năng, sở trường của từng nhà văn Trong khuôn khổ đề tàinày, người viết chỉ nhấn mạnh vào nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua cáckhía cạnh chủ yếu sau:

Sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả: là lời văn của tác

giả, người trần thuật nhằm tái hiện và bình phẩm các hiện tượng của thế giớitrong ý nghĩ khách quan vốn có của chúng theo ý đồ của nhà văn Những đoạn

tả cảnh thiên nhiên – giới thiệu lai lịch nhân vật…trong “Vợ chồng A Phủ”, vớicách dẫn dắt tình tiết khéo léo tạo ra sự biến hóa, hấp dẫn của cốt truyện; ngônngữ trần thuật tự nhiên, đảo lộn trật tự thời gian hợp lý khi kể truyện…trong

“Vợ nhặt” nhằm nhấn mạnh tình huống truyện độc đáo, tránh cảm giác nhàmchán…

Cũng không thể bỏ qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật: Là loại lời nói

trực tiếp của nhân vật trong một hoàn cảnh giao tiếp nào đó, nó ít nhiều biểu lộ

cá tính và trạng thái tinh thần của người phát ngôn Nghe đối thoại của Tràng –

vợ Tràng – bà cụ Tứ cũng đủ biết đây là những người hiền lành, thật thà, tốtbụng, giàu nghị lực và lòng nhân ái…vốn quen sống mộc mạc, chất phác củadân quê, như hạt lúa củ khoai vậy… Đó là thành công không thể phủ nhận củatác giả

Bên cạnh đó là lời nửa trực tiếp – giọng tác giả hòa quện vào giọng nhânvật đến mức khó tách bạch rạch ròi Ở dạng này, nhà văn trực tiếp phơi bày,phân tích tâm lý nhân vật: “Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ Mị muốn đi chơi Baonhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết Huống chi A Sử với Mị, không cólòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! (“Vợ chồng A Phủ”)

Ưu thế nổi bật trong ngôn ngữ nghệ thuật của Tô Hoài chính là chỗ này.Nhờ nó, người đọc như được ru vào thế giới nội tâm của nhân vật từ lúc nàokhông biết nữa – tự nhiên, hợp lý chứ đâu phải sự săp sếp công phu của kĩ sảo,tiểu sảo Và từ đó dòng tâm tư nhân vật cứ thế chảy trôi như nó vốn có vậy Ởnhững tác phẩm này, lời nói trực tiếp được sử dụng một cách điêu luyện, tinh tếkhiến ngôn ngữ trần thuật mang tính phức điệu: lời của tác giả mà ý thức lại củanhân vật, ngữ điệu là của nhân vật Bằng lối này, nhà văn có khả năng trực tiếpmiêu tả thế giới bên trong của nhân vật qua phân tích khách quan của mình

Sau đó là độc thoại nội tâm: “Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trongtâm hồn của nhân vật, là ý nghĩ thầm kín là lời tự nhủ thầm hoặc nhân vật tự nói

Ngày đăng: 18/07/2014, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w