Với lợi thế hơn nhiều nước trong khu vực, tiềm năng phong phú và đa dạng của các hệ sinh thái, nên ngay từ thời gian đầu của quá trình đổi mới đấtnước, việc phát triển DLST ở Việt Nam đã
Trang 1CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay, khi ống khói của các nhà máy, xí nghiệp càng vươn cao, sự giatăng dân số, đô thị hóa, khói bụi giao thông, rác thải, ô nhiễm môi trường…đangtrở thành vấn nạn thì nhu cầu tìm về với tự nhiên của con người là một trào lưu tấtyếu Trong những năm gần đây, các khu bảo tồn thiên nhiên bị sức ép bởi lượngkhách tham quan quá lớn, rác thải từ các hoạt động du lịch, ý thức người dân chưađược nâng cao, hệ sinh thái bị đe dọa DLST trở thành mối quan tâm xuất phát vànảy sinh từ các trăn trở về môi trường, kinh tế xã hội Các nhà bảo tồn đang bỏcông sức đáng kể để biến DLST thành một tác nhân đắc lực cho bảo tồn thiênnhiên Tiếp cận với trào lưu mới này, VQG LGXM đẩy mạnh việc phát triểnDLST
DLST nói chung và DLST trong hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên nóiriêng là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý kinh doanhkhông chỉ đối với Việt Nam mà cho tất cả các nước khác trong giai đoạn mở cửavà hội nhập Với lợi thế hơn nhiều nước trong khu vực, tiềm năng phong phú và
đa dạng của các hệ sinh thái, nên ngay từ thời gian đầu của quá trình đổi mới đấtnước, việc phát triển DLST ở Việt Nam đã được coi trọng: 107 khu rừng đặc dụngvới tổng diện tích 2.381.791 ha, trong đó có 25 Vườn quốc gia, 48 Khu bảo tồnthiên nhiên và 34 Khu rừng văn hóa, lịch sử làm cơ sở vững chắc cho sự pháttriển du lịch sinh thái Sự định hình và khởi sắc của DLST ở các địa phương trongthời gian qua là cơ sở và nền tảng để ngành Du lịch Việt Nam hoạch định chiến
Trang 2lược phát triển du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên một cách ổn địnhvà bền vững
Hiện nay, hầu như trong tất cả các VQG đã thành lập Văn phòng du lịchhoặc Trung tâm du lịch sinh thái kết hợp với giáo dục môi trường Với mục tiêuphát triển DLST trong hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia,hiện nay ngành Du lịch đã xúc tiến hình thành cơ chế tài chính đối với hoạt độngkinh doanh du lịch ở các VQG trên nguyên tắc không bao cấp, tự hạch toán vàcân đối lợi ích kinh tế xã hội giữa khai thác du lịch với bảo tồn phát triển môitrường tự nhiên quyền lợi của cộng đồng địa phương
Ngày 14/5/2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chính thứccho ra mắt tài liệu "Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên ViệtNam đến năm 2010" nhằm thiết lập, tổ chức và quản lý có hiệu quả hệ thốngkhu bảo tồn đồng thời giúp tăng cường nhận thức của người dân về tầm quantrọng và giá trị của các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nâng cao năng lựcquản lý của các cấp địa phương
Tỉnh Tây Ninh - trong báo cáo tổng hợp “Dự án quy hoạch tổng thể pháttriển du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 1995-2010”, phần lớn các chương trình dulịch mới chỉ dừng lại ở mức độ du lịch văn hóa và tín ngưỡng mà thôi, hoàn toànchưa đề cập đến khái niệm DLST Những giải pháp được coi là cấp bách nhất vàquan trọng nhất cho dự án quy hoạch tổng thể này cũng chỉ dừng lại ở vấn đềnâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch trong tìnhhình mới và vấn đề tìm nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch Vấn đề thiếu vắngmảng du lịch sinh thái rất quan trọng trong quy hoạch tổng thể du lịch của tỉnhcũng có thể hiểu được một phần nào, khi mà những giá trị về đa dạng sinh họccủa thiên nhiên trong tỉnh vẫn chưa được kiểm kê một cách khoa học và rõ ràng
Đánh giá tiềm năng phát triển DLST VQG LGXM chính là một hướngnghiên cứu tạo ra những cơ sở khoa học cho việc quy hoạch tổng thể Chương trình
Trang 3DLST của VQG LGXM hướng đến sử dụng tài nguyên thiên thiên ĐDSH củaVQG ngày càng hiệu quả hơn, bền vững hơn trong các chương trình phát triểnkinh tế xã hội và quản lý tài nguyên thiên của toàn tỉnh Tây Ninh
1.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Tập trung chủ yếu vào tài nguyên ĐDSH, các giá trị văn hóa lịch sử tạiVQG LGXM
1.2.2 Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên ĐDSH,các giá trị văn hóa lịch sử của VQG LGXM Thu thập luận cứ khoa học chochương trình DLST cùng với những nguồn tài liệu làm cơ sở cho việc xây dựng bộthuyết minh về Chương trình DLST Phát thảo bản đồ Quy hoạch tổng thể giớithiệu về tiềm năng DLST
1.3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Phương pháp nghiên cứu điển hình (phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu, phương pháp khảo sát thực tế):
Thu thập tài liệu, nghiên cứu trong thư viện và văn phòng Tổng quan cácnguồn số liệu hiện có, các công trình có liên quan đã công bố hoặc chưa Thuthập bản đồ nền, thừa kế các nguồn số liệu đã phân tích, nguồn số liệu thông tinđịa lý và ứng dụng trong địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu chi tiết các đề án Du lịch sinh thái đã có trong địa phươnghoặc gần giống như vậy tại vùng lân cận để làm cơ sở khoa học cho việc địnhhướng phát triển và quy hoạch vùng dự án
1.2.2 Phương pháp đánh giá du lịch bền vững:
Du lịch bền vững là khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch mà không làm tổnhại đến khả năng của các thế hệ tương lai
Trang 48 chỉ tiêu đánh giá cho sự phát triển bền vững:
• Sự toàn vẹn sinh thái;
• Dự báo về những rủi ro có thể xảy ra
1.2.3 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng:
Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng chính là mộtphương pháp học hỏi từ cộng đồng: kinh nghiệm và nguồn kiến thức bản địa Sựtham gia của cộng đồng là rất cần thiết trong nhiều hoạt động phát triển, nhưngnó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phục hồi các hệ sinh thái và bảo vệnguồn tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng
Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng luôn đi kèmtheo những công cụ Trong đó công cụ thường dùng nhiều nhất là: Phỏng vấn bánđịnh hướng, thu thập nguồn thông tin thứ cấp, quan sát trực tiếp và chụp ảnh,…
1.2.4 Phương pháp sử dụng kỹ thuật GIS:
Sử dụng kỹ thuật GIS để phát thảo những tuyến du lịch dự kiến cho DLSTtrên bản đồ nền
1.2.5 Đánh giá tác động môi trường:
Đánh giá tác động môi trường bao gồm chung cả hai mặt: Đánh giá tácđộng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội Sử dụng phương pháp này để đánhgiá sơ bộ các điểm hạn chế và tiêu cực, những tác động có nguy cơ làm suy giảmvề chất lượng sống, nguy cơ làm tổn thương đến hệ sinh thái của VQG LGXM
Trang 5CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH SINH THÁI
2.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI
2.1.1 Du lịch:
Theo định nghĩa của I.I.Pirojnik (1985):
“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rãnh rỗi, liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên, nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hay thể thao, kèm theo việc tiêu thụ các giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.”
Theo Pháp lệnh du lịch tháng 2/1999:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
2.1.2 Du lịch sinh thái
Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) định nghĩa:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tuơng đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên, có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhân dân địa phương.”
Theo quan điểm về DLST của ngành du lịch Việt Nam:
“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.”
DLST tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc chính sau đây:
Trang 6• Giảm thiểu những tác động
• Tôn trọng những hiểu biết về môi trường và văn hóa
• Cung cấp đầy đủ kinh nghiệm tích cực cho cả khách và chủ nhà
• Cung cấp trực tiếp tài chính và lợi nhuận cho việc bảo tồn
• Cung cấp tài chính, lợi nhuận và trao quyền quyết định cho người dân địaphương
• Quan tâm một cách nhạy cảm với hình thái chính trị của địa phương, môitrường và hoàn cảnh của xã hội
• Ủng hộ quốc tế đối với quyền con người và những hợp đồng có tráchnhiệm với người dân
2.1.3 Tài nguyên DLST:
Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyếnhoặc các khu DLST Tài nguyên trong DLST được phân thành tài nguyên tự nhênvà tài nguyên nhân văn; bao gồm những cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, ditích cách mạng, giá trị nhân văn,… được sáng tạo ra từ sức lao động của con ngườinhằm sử dụng thỏa mãn du lịch và nó cũng là yếu tố để hình thành nên các khu,điểm, tuyến du lịch hấp dẫn
2.1.3.1 Tài nguyên tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên đều là tài nguyên du lịch tự nhiên ở dạng đang sửdụng trực tiếp vào hoạt động du lịch hoặc ở dạng tiềm năng
Các dạng địa hình đặc biệt có giá trị lớn trong việc thu hút khách du lịch:địa hình núi cho người leo núi, cho DLST; các địa hình Karst của đá vôi gồm núi,thung lũng, các hang động và các đảo đá vôi ở trên biển; Các sông suối đẹp, cácmạch nước, ghềnh thác; Các hồ trên núi, các bãi biển - bờ biển; Các khu vườnquốc gia, khu bảo tồn động vật và thực vật quý; Các yếu tố khí hậu đặc biệt cho
du lịch như nhiệt độ không khí, sự trong lành, mức độ chiếu sáng; Các cảnh quanvăn hóa, thẩm mỹ
Trang 72.1.3.2 Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có di sản văn hóa, di sản hạ tầng cơ sở
Di sản văn hóa: là những di tích khảo cổ, những công trình và di tích kỷ niệm lịchsử, những di tích văn hóa đã được xếp hạng, thắng cảnh và những kiến trúc địaphương, văn hóa dân gian,
Di sản, hạ tầng: đường sá, công trình hạ tầng, công viên góp phần phục vụcho nhu cầu giải trí du lịch của du khách
2.1.4 Lợi ích do hoạt động du lịch mang lại
Du lịch có 4 chức năng chính là: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị Từ 4chức năng này ta có thể phân tích ra các lợi ích do các hoạt động du lịch mang lạinhư sau:
2.1.4.1 Lợi ích về mặt xã hội:
Du lịch thể hiện vai trò của nó trong việc gìn giữ, hồi phục sức khỏe, tăngcường sức sống cho người dân Du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dàituổi thọ và khả năng lao động của con người Theo các công trình nghiên cứu sinhhọc của Cricosep, Dorin, 1981, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tậtcủa dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinhgiảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20%
Thông qua du lịch mà du khách có điều kiện tiếp xúc với những thành tựuvăn hóa phong phú và lâu dài của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước,tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạođức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn, Điều đó quyết định sự phát triểncân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội
2.1.4.2 Lợi ích về mặt kinh tế:
Thông qua các hoạt động du lịch được tổ chức hợp lý và tích cực nhữngngười trong độ tuổi lao động nhanh chóng phục hồi sức khỏe cũng như khả nănglao động để từ đó có thể nâng cao sản xuất, đảm bảo tái sản xuất, mở rộng lực
Trang 8lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt Thông qua các hoạt động nghỉ ngơi, dulịch tỉ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, giảm số lần khám bệnh tại các bệnhviện.
Do du lịch là một ngành kinh tế độc đáo ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và
cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế Trong đó nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của
du khách được thỏa mãn thông qua thị trường hàng hóa và du lịch trong đó ưu thếlà dịch vụ giao thông và ăn ở Từ đó dẫn đến kích thích sự phát triển kinh tế lànguồn thu nhập ngoại tệ lớn Ngoài ra, người dân trong khu vực có các hoạt động
du lịch còn được hưởng các lợi ích như: mức thu nhập tăng, lãi do giá trị đất đaităng,
2.1.4.3 Lợi ích về mặt sinh thái:
Tạo được môi trường sống ổn định về mặt sinh thái Nghỉ ngơi du lịch lànhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trườngthiên nhiên bao quanh Do nhu cầu du lịch nên khu du lịch cần có riêng nhữnglãnh thổ nhất định có môi trường tự nhiên ít thay đổi, xây dựng các công viên,rừng quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn nước và bầu khíquyển nhằm tạo nên môi trường sống thích hợp
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung du khách vàonhững vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mụcđích du lịch Từ đó kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảmbảo việc sử dụng tự nhiên một cách hợp lý
Phát triển được các hoạt động thiết lập và phát triển các khu bảo tồn, vườnquốc gia, khu dự trữ sinh quyển,
Qua việc tiếp cận với thiên nhiên, du khách có điều kiện hiểu biết mộtcách sâu sắc về tri thức về tự nhiên từ đó hình thành quan niệm và thói quen bảovệ tự nhiên góp phần giáo dục khách du lịch về mặt sinh thái học
2.1.4.4 Lợi ích về mặt chính trị:
Trang 9Góp phần như nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh mối giao lưu quốc tế,mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc Du lịch quốc tế làm cho con người sống ởcác khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau Du lịch với nhiều chủ đềnhư: “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967); “Du lịch không chỉ làquyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983), kêu gọi hàng triệungười quý trọng lịch sử, văn hoá truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòngmến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểubiết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
2.2 PHÂN TÍCH BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA DLST
2.2.1 Tình hình phát triển DLST trên thế giới
Từ nửa cuối thế kỷ 19, cùng với sự ra đời của các VQG, du lịch thiên nhiênđã thu hút du khách một cách đặc biệt VQG Yellowstone (Mỹ) là một VQG đầutiên của thế giới được thành lập vào năm 1893 Ngay từ khi mới ra đời VQG nàyđã được coi như là một biểu tượng tuyệt đối của tính hoang dã và hàng năm cóđến 3 triệu người đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên Như vậy từ rất sớm,hàng thế kỷ trước những nhà du lịch sinh thái đầu tiên đã bắt đầu hình thành
Tuy nhiên thuật ngữ “Du lịch sinh thái” mới chỉ được sử dụng và đề cập
đến trong thế kỷ 20 khoảng những năm đầu của thập kỷ 90 Về nguồn gốc, DLSTbắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời Ban đầu các hình thức dulịch này không gắn liền với mục tiêu bảo tồn
Cho đến thập niên 70 thì ngày càng nhiều các du khách tham quan nhậnthức được hậu quả sinh thái mà họ có thể gây ra và làm tổn thương sâu sắc đếnthiên nhiên cũng như quyền lợi lâu dài của người dân địa phương Do đó, đã hìnhthành nên các tour du lịch chuyên môn hóa mà nội dung chỉ đơn giản là ngắmchim, cưỡi lạc đà trên sa mạc, đi bộ ngoài thiên nhiên cùng với người hướng dẫnđịa phương Đến lúc này có thể nói là ngành DLST đã hình thành và phát triển
Trang 10Ngay từ khi mới ra đời, DLST đã và đang làm cho cả ngành công nghiệp lữhành trở nên nhạy cảm hơn đối với môi trường Vì DLST không chỉ là mộtkhuynh hướng bao gồm những người yêu và gắn bó với thiên nhiên, mà còn làmột tổ hợp các mối quan tâm, những trăn trở về môi trường, kinh tế, và các vấnđề xã hội Nhiều hội thảo và hội nghị chuyên đề về DLST đã được tổ chức từnăm 1990 Chính phủ giờ đây rất quan tâm đến DLST Tại nhiều nơi trên thế giớicác nhà đầu tư tư nhân cũng đang chuyển mối quan tâm của mình tới lĩnh vựcnày
DLST phát triển dựa trên nền tảng của sự giàu có về các khu bảo tồn thiênnhiên Ví dụ như Kenya mỗi năm làm ra khoảng 500 triệu USD lợi nhuận du lịchtrong đó các nguồn thu trực tiếp và gián tiếp từ DLST chiếm khoảng 10% tổngthu nhập quốc gia của Kenya Còn tại Đông phi, DLST là nhân tố ảnh hưởngmạnh nhất đến phát triển kinh tế, vì nơi đây có một mạng lưới rộng lớn của cáckhu bảo tồn thiên nhiên hỗ trợ cho DLST Costa Rica trong năm 1991 đã thu được
336 triệu USD lợi nhuận từ DLST và làm tăng trưởng khoảng 25% thu nhập trongvòng 3 năm trở lại Vào năm 1993, riêng ngành DLST đã tạo công ăn việc làmcho khoảng 127 triệu người (chiếm 1/15 số người làm việc trên toàn cầu) Theodự báo thì ngành DLST sẽ có thể tăng gấp đôi vào cuối năm 2005
Ngày nay, sự hoàn thiện của phương tiện hàng không, sự bùng nổ của cácthông tin và tài liệu du lịch mô tả, quảng cáo cho những vẻ đẹp của tự nhiên,cùng với ý thức trách nhiệm trước những nguy cơ suy giảm nguồn tài nguyênthiên nhiên, cùng với sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng về vấn đề bảo tồn cácloài và bảo vệ môi trường, mà DLST đã trở thành một hiện tượng thật sự có ýnghĩa ở cuối thế kỷ 20 và ở cả thế kỷ 21
Ngày 04 tháng 11 năm 2001, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 7,Brunei Darussalam, đã ký kết Hiệp định Du lịch ASEAN Việt Nam và các nướctrong khu vực đã nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của ngành DLST đối
Trang 11với tăng trưởng kinh tế bền vững của các nước thành viên ASEAN, cũng như sự
đa dạng về văn hoá, kinh tế và các lợi thế sẵn có của khu vực, có lợi cho sự pháttriển du lịch của ASEAN nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, hòa bình và thịnhvượng của khu vực; Thủ tướng Phan Văn Khải thay mặt cho chính phủ Việt Namđã ký hiệp định này
Trang 122.2.2 Tình hình phát triển DLST trong nước
Với tiềm năng và tài nguyên du lịch lớn, đa dạng và phong phú, ngành Dulịch Việt Nam đã có những bước đi tương đối vững chắc, tạo ra bước phát triểnmới Từ một ngành kinh tế tổng hợp, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế -xã hội, đến nay DLST đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũinhọn trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước Những thành quả trong ngành Du lịchViệt Nam đạt được những năm qua do nhiều nguyên nhân mang lại, nhưng trongđó nguyên nhân có ý nghĩa quan trọng, không thể không nói đến: đó là sự ổn địnhvề chính trị của đất nước, sự nghiệp quốc phòng - an ninh được giữ vững Chínhđiều đó đã tạo ra một điểm đến an toàn, thân thiện, thu hút du khách đến với Việtnam Đồng thời, khẳng định trên thực tế giữa quốc phòng - an ninh và du lịch đãtừng bước có sự gắn bó cần thiết
Trong quá trình triển khai, thực hiện các kế hoạch về phát triển du lịch,Việt Nam đã khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường sinh tháimột cách có hiệu quả Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các loạihình DLST ở các khu vực trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùngkháng chiến cũ hoặc một số hải đảo xa bờ… nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân,tăng thu nhập cho xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữvà khai thác hợp lý tài nguyên du lịch của đất nước Với những nỗ lực bảo vệ môitrường và gìn giữ giá trị của nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, Việt Nam đãhình thành mạng lưới các chương trình DLST trong tất cả các VQG, khu dự trữsinh quyển và các khu vực bảo tồn thiên nhiên
Trong những năm qua, hoạt động Du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắcvà đạt được những tiến bộ vững chắc: từ năm 1991 đến 2001, lượng khách du lịchquốc tế tăng từ 300 ngàn lượt người lên 2,33 triệu lượt người, tăng 7,8 lần Khách
du lịch nội địa tăng từ hơn 1,5 triệu lên 11,7 triệu lượt người, tăng gần 8 lần Thunhập xã hội từ du lịch tăng nhanh, năm 2001 đạt 20.500 tỷ đồng, so với năm 1991,
Trang 13gấp gần 9,4 lần Hoạt động du lịch đã tạo việc làm cho khoảng 22 vạn lao độngtrực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp Trong 8 tháng đầu năm 2003, Việt Namđón hơn 1,42 triệu khách du lịch quốc tế, và hơn 9 triệu khách du lịch nội địa.Lượng khách du lịch quốc tế đang tăng lên, riêng trong tháng 8/2003 đã có193.390 khách quốc tế, tăng 26% so với tháng 7 là 26%, chủ yếu đến từ TrungQuốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ Công suất sử dụng phòng tại các khách sạnlớn tăng đáng kể, đạt mức trên 80% Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Namtrong 4 tháng cuối năm 2003 đạt khoảng 800.000 người Và cuối năm 2005 lượng
du khách đạt được 3 triệu lượt khách, trong đó tỷ lệ khách đến Việt Nam lần đầutiên là 65,3% , 20,9% khách đến lần thứ hai , 13,8% khách đến lần thứ ba Riêngtrong tháng 01/2006 có 350.000 khách quốc tế tăng 15,9% so với cùng kỳ nămtrước Theo dự kiến năm 2006 ngành du lịch phấn đấu đón 3,6 - 3,8 triệu lượtkhách quốc tế, tăng 10,5 - 11,0% so với 2005
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn và thách thức Tìnhhình chính trị thế giới trở nên phức tạp sau vụ khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001 đãảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch trên thế giới Cạnh tranh về dulịch giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt Du lịch Việt Namcòn chưa có những sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn, chất lượng dịch vụchưa cao Hệ thống quản lý Nhà nước về Du lịch chưa tương xứng với nhiệm vụđặt ra cho Ngành Trước bối cảnh đó và trước nhu cầu phát triển nhanh trở thànhmột ngành kinh tế mũi nhọn, Du lịch Việt Nam phải có một chiến lược phát triểnphù hợp, đặc biệt phải đánh giá và khai thác tiềm năng DLST một cách đúng đắnvà toàn diện
DLST với hơn 100 khu DLST đã được phê duyệt theo hệ thống của cácVườn quốc gia và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh có thể phân thành những loạihình du lịch ở Việt Nam như : Du lịch biển (Vịnh Hạ Long, Ven biển Khánh HòaNha Trang, Biển Phan Rang, Ninh Thuận); Du lịch đảo với gần 3000 hòn Đảo
Trang 14(Đảo Cát Bà, Đảo Phú Quốc, Cù Lao Chàm); Du lịch dài ngày trên sông (Đồngbằng Sông Cửu Long); Du lịch hồ nước nội địa (Hồ Ba Bể, Hồ Núi Cốc ); Du lịchnúi đá vôi và hang động (Chùa Hương, Chùa Thầy, Phong Nha); Du lịch theotuyến đường bộ (Đường mòn Hồ Chí Minh); Du lịch núi (Sa Pa Bạch Mã, Ba vì);
Du lịch văn hóa lịch sử của 40.000 di tích lịch sử (Cố Đô Huế, Phố cổ Hội An,Thánh địa Mỹ Sơn); Du lịch giải trí tiêu khiển trong các trung tâm của thành phố(vườn thú Tp HCM, vùng bưởi Biên hòa,) và Du lịch thể thao (lướt ván thuyềntrên biển Mũi Né Phan Thiết, Nha Trang ); Đặc biệt là du lịch trong rừng tạiLGXM tỉnh Tây Ninh
Trang 15CHƯƠNG 3:
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TÂY NINH
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1 Vị trí địa lý:
Tây Ninh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, phía Đông giáp các tỉnh BìnhPhước và Bình Dương, với đường ranh giới 123km, phía Nam giáp tỉnh Long Anvà TP HCM với đường ranh giới 36km, phía Bắc và Tây giáp Campuchia vớiđường biên giới 240km, có cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và cửa khẩu quốc gia là
Xa Mát và một số cửa khẩu địa phương
Diện tích hành chính của tỉnh Tây Ninh là 4.029,6 km2, có 08 huyện và 1thị xã Tây Ninh, với 95 xã, phường thị trấn
3.1.2 Điều kiện khí hậu:
Tây Ninh nằm trong khoảng 10057’08” – 11046’36” vĩ độ Bắc, tổng bức xạthực tế 130 - 140 Kcal/cm2 Chênh lệch giữa tổng bức xạ tháng lớn nhất (tháng 4,5) và tháng nhỏ nhất (tháng 12) khoảng 9 Kcal/cm2 Tổng lượng năm của cán cânbức xạ khoảng 80 - 85 Kcal/cm2
Tây Ninh chịu ảnh hưởng chủ yếu của ba hệ thống hoàn lưu: Gió mùa mùaĐông (gió lệch Bắc thịnh hành gồm các hướng Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc), giómùa mùa Hè (gió Tây Nam thịnh hành gồm các hướng Nam, Tây Nam và Tây)và gió Tín phong xen kẽ vào các thời kỳ suy yếu của các đợt gió mùa mùa Đôngvà gió mùa mùa Hè
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 26,90C, nhiệt độ tối cao trung bìnhnăm 32,30C, nhiệt độ tối thấp trung bình năm 23,30C, tháng nóng nhất vào tháng
4, nhiệt độ có ngày lên đến 39,90C, tháng lạnh nhất thường xảy ra vào tháng 12,
Trang 16nhiệt độ có ngày xuống dưới 150C Nhìn chung chế độ nhiệt quanh năm cao, ổnđịnh, ít biến động từ tháng này qua tháng khác, thường chỉ lên xuống từ 0,5 -1,00C
Tây Ninh chủ yếu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ cuối tháng 4 đến đầutháng 11và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 Lượng mưa trung bình năm 1.600 -1.900 mm, tỉ trọng lượng mưa trong mùa mưa so với lượng mưa năm rất lớn từ 90
- 96% Độ ẩm không khí trung bình cả năm 78%, mùa khô 70 - 73% và mùa mưa
80 - 86% Số giờ nắng trung bình là 6 giờ/ngày trở lên, trung bình cao nhất là 9giờ/ngày, cực đại có thể đạt 12 giờ/ngày
3.1.3 Thủy văn:
Tây Ninh có hệ thống sông suối tương đối đồng đều nhưng mật độ thưa0,314 km/km2, có 2 con sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn và sông Vàm CỏĐông
Sông Sài gòn bắt nguồn từ biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc tỉnhBình Phước chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam ở thượng lưu và trung lưu, hạlưu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đến Tân Thuận hợp với sông ĐồngNai thành sông Nhà Bè rồi đổ ra biển Sông Sài Gòn dài 280 km, chảy trên lãnhthổ Tây Ninh 135 km, lưu vực 4.500 km2, lưu lượng nước trung bình là 85 m3/s, độdốc của sông 0,69%
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ tỉnh Compongcham (Campuchia) chảytheo hướng Tây Bắc - Đông Nam có chiều dài 220 km,chảy trên lãnh thổ TâyNinh 150 km, đến Long An hợp với sông Vàm Cỏ Tây tạo thành sông Vàm Cỏchảy đến sông Soài Rạp rồi đổ ra biển, lưu vực 8.500 km2, lưu lượng nước trungbình 96 m3/s, độ dốc 0,4%
Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh khá phong phú, phân bố rộng, chiều dày ổnđịnh, chất lượng nước tốt Ở phía Nam của tỉnh nguồn nước ngầm gần mặt đất hơn
Trang 17các vùng phía Bắc của tỉnh Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác 50 ngàn
-100 ngàn m3/giờ
Trang 183.1.4 Địa hình:
Tây Ninh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Trung bộ với đồngbằng sông Cửu Long do đó Tây Ninh có địa hình pha trộn giữa đặc điểm của mộtcao nguyên và đặc điểm của đồng bằng
Tuy là vùng chuyển tiếp nhưng địa hình ít phức tạp, tương đối bằng phẳngvà độ dốc nhỏ, thấp dần từ Đông Bắc (độ cao từ 20-50m) xuống Tây Nam (độ caotừ 0 -10m)
Có 4 dạng địa hình:
• Dạng núi: Chủ yếu vùng núi Bà Đen rộng 15km2 cao 986m Có tác độngchắn gió, ảnh hưởng ít nhiều đến phân bố mưa và dòng chảy
• Dạng đồi: Phổ biến ở thượng nguồn sông Sài Gòn, dọc ranh giới tỉnh BìnhPhước với độ cao 50-80m
• Dạng đồi dốc thoải: Phổ biến ở phía Nam huyện Tân Biên với độ cao 20m và một số nơi ở các huyện Dương Minh Châu, Hoà Thành, TrảngBàng, Bến Cầu, Gò Dầu
10-• Dạng đồng bằng: Phổ biến dọc ở hai bờ sông Vàm Cỏ Đông thuộc cáchuyện Hoà Thành, Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thành
3.1.5 Thổ nhưỡng:
Tây Ninh có các nhóm đất chính như sau:
• Đất xám trên phù sa cổ 347.569 ha chiếm 86,3% diện tích đất tự nhiên,phân bố ở địa hình cao phổ biến ở các huyện Tân Biên, Tân Châu, ChâuThành và địa hình thấp ở phía Nam huyện Dương Minh Châu, phía Tây vàBắc thị xã Tây Ninh
• Đất phèn 25.359 ha chiếm 6,3% diện tích đất tự nhiên, phổ biến ở venSông Vàm Cỏ Đông và những nơi trũng
• Đất đỏ vàng 6.850 ha chiếm 1,7% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở phíaBắc Tân Châu, Tân Biên, chân núi Bà Đen
Trang 19• Đất phù sa 1.775 ha chiếm 0,40% diện tích đất tự nhiên, phân bố ven sông,rạch, suối.
• Đất than bùn khoảng 1.072 ha chiếm 0,30% diện tích đất tự nhiên, tậptrung ở hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông thuộc các huyện Châu Thành, HoàThành và Bến Cầu
3.1.6 Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản Tây Ninh thuộc nhóm phi kim loại như:
• Đá vôi tập trung ở Sroc Con Trăn, suối Ben xã Tân Hòa huyện Tân Châu,trữ lượng ước tính 100 triệu tấn
• Sét gạch ngói phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, trữ lượng khoảng 55triệu tấn
• Cuội, sạn, cát phân bố rải rác ở các huyện Tân Châu, Trảng Bàng và tronglòng sông Sài gòn và sông Vàm Cỏ Đông, trữ lượng khoảng 10 triệu m3
• Laterit được tìm thấy ở xã Suối Ngô huyện Tân Châu, Trại Bí huyện TânBiên, xã Đôn Thuận huyện Trảng Bàng, xã Tiên Thuận huyện Bến Cầu,trữ lượng khoảng 38 triệu m3
• Đá xây dựng tập trung ở Núi Bà Đen, trữ lượng khoảng 46 triệu m3
• Than bùn rải rác theo thung lũng sông Vàm Cỏ Đông và một số ít ở thunglũng sông Sài Gòn, trữ lượng khoảng 16 triệu tấn
3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI:
3.2.1 Điều kiện kinh tế:
3.2.1.1 Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Tây Ninh được xác định là Nông nghiệp - Côngnghiệp - Dịch vụ, đặc biệt là ngành nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trongtổng sản phẩm của tỉnh Tỷ trọng và giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trongtỉnh Tây Ninh thực hiện trong năm 2003 đã đạt được là:
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 18.4% so với năm 2002
Trang 20Cơ cấu các ngành kinh tế đạt:
Nông - lâm - ngư nghiệp: 42,4% giảm 4,5% so với năm 2002
Công nghiệp xây dựng: 25,4% tăng 4,5% so với năm 2002
Dịch vụ: 32,2% tăng 0,1% so với năm 2002
Kim ngạch xuất khẩu đạt 135,7 triệu USD, đạt 144,3%
Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Trong năm 2003, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp khu vực tỉnh Tây Ninhtiếp tục phát triển với tổng giá trị sản xuất đạt 4.152 tỷ đồng và tăng 11,04% sovới năm trước Diện tích một số cây trồng chủ yếu tăng so với năm 2002 như lúatăng 0,96% mì tăng 10,91%, ngô 14,53%
Chăn nuôi: Tổng số các loại vật nuôi như trâu, bò, heo, gia cầm#tăng từ1% đến 7% và chăn nuôi bò sữa với quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản đangcó xu hướng phát triển
Lâm nghiệp: công tác bảo vệ và chăm sóc rừng được tiến hành theo kếhoạch, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và các ngành do đó các vụ
vi phạm rừng đã giảm hơn so với năm trước Trồng rừng tập trung thực hiện 17,08tỷ đồng và tăng 5,03% so với năm trước
Công nghiệp:
Trong những năm qua, nền công nghiệp tỉnh Tây Ninh có những bước pháttriển rõ rệt nhưng so với một số tỉnh lân cận thì tốc độ này còn chậm Trongnhững tháng cuối năm, các nhà máy đường hoạt động sớm hơn so với mọi nămnên góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp 31,73% so với năm trước
3.2.1.2 Thương mại - Dịch vụ
Ngành thương mại - dịch vụ của tỉnh tây Ninh vẫn đang ở mức độ dịch vụbán lẻ do các thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tư nhân nắm phần lớnlượng hàng hóa lưu thông Các mặt hàng buôn bán bán lẻ chủ yếu phục vụ chonhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân và sản xuất nông nghiệp chủ yếu
Trang 213.2.1.3 Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Đường bộ
Tây ninh có hai đường quốc lộ: quốc lộ 22 nối từ Tp Hồ Chí Minh qua địabàn tỉnh Tây Ninh 28 km sang Campuchia bằng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài nằmtrong dự án đường xuyên Á Quốc lộ 22B chạy dài từ huyện Gò Dầu sangCampuchia bằng cửa khẩu Xa Mát
Đây là hai tuyến đường có tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội
-an ninh - quốc phòng của tỉnh và quốc gia Tổng chiều dài đường bộ trong tỉnh là2976,7 km Mạng lưới giao thông đường bộ hình thành tương đối rộng khắp vàhợp lý, mật độ 0.74km/km2 và 25,4 m2/người dân Quốc lộ, đường tỉnh, đườnghuyện khoảng 1532 km, còn lại 1444 km là đường giao thông nông thôn Đườngnhựa và bêtông nhựa khoảng 453,9 km (15,25%), đường đá dăm 4,3 km (0,14%),đường sỏi đỏ 761 km (25,6) và đường đất 1757,2km (59,01%) Tỉnh hiện cókhoảng 19 cầu mới tổng chiều dài 1785,34m Với địa hình tương đối bằng phẳng,nền đất cứng và một phần vật liệu xây dựng giao thông sẵn có tại địa phương,khả năng phát triển giao thông của tỉnh rất thuận lợi
Đường sông
Hệ thống vận chuyển đường sông cũng đã hình thành và phát triển
Gồm 2 tuyến chính: sông Vàm Cỏ Đông nối với tỉnh Long An và sông Sà I Gònnối với Tp Hồ Chí Minh
Cảng sông: Tây Ninh hiện có càng Bến Kéo trên sông Vàm Cỏ Đông, cáchthị xã Tây Ninh 8km về phía Đông nằm ven quốc lộ 22B, khả năng tiếp nhận tàuthuyền từ 200 - 2000 tấn và phương tiện neo cập
Cảng sông Bến Kéo là một trong những điểm vận chuyển hàng quan trọngcủa địa phương Trong tương lai sẽ phát triển đường hàng không từ cơ sở vật chấtcòn lại của sân bay quân sự tại xã Thái Bình huyện Châu Thành, xây dựng thành
Trang 22sân bay cấp 4 - 5, đường băng dài 600 - 1000m, rộng 25 - 30m để đón nhận cáclạoi máy bay 40 - 70 chỗ ngồi cũng như xây dựng bãi đáp trực thăng trên đỉnh núiBà Đen phục vụ du lịch và mở tuyến đường sắt xuyên Á song song với đường bộxuyên Á qua Campuchia, nối tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam.
3.2.1.4 Thông tin liên lạc:
Những năm qua hệ thống thông tin liên lạc phát triển rất nhanh Mật độmáy điện thoại khoảng 2,5 máy/100 dân Bán kính phục vụ một bưu cục 5,17km.Hiện có dịch vụ nối mạng internet gián tiếp, Tây Ninh có thể liên lạc với các nơitrong nước và các quốc gia trên thế giới
3.2.1.5 Cấp điện:
Điện lưới cung cấp cho Tây Ninh bằng mạch liên kết 110KV Trị An Đông Xoài - Thác Mơ - Lộc Ninh - Tây Ninh - Trảng Bàng - Củ Chi - Hóc Môntạo thành mạch 110KV khép kín
-Khu vực Tây Ninh được cấp điện trực tiếp từ 2 nguồn: thủy điện Thác Mơvà thủy điện Trị An Hiện 100% xã trong tỉnh đã có điện, 79% hộ dân sử dụngđiện Sản lượng điện bình quân trên đầu người 175KWh/người/năm Số hộ nôngthôn có điện 60% Công suất trạm Trảng Bàng được nâng lên để bán điện sangtỉnh Svay-ri-eng của Campuchia
Nước mặt: nhà máy Kênh Tây công suất 7.000 m3/ngày
3.2.2 Hiện trạng xã hội:
3.2.2.1 Dân số:
Trang 23Theo Niên giám Thống kê Tây Ninh năm 2004, dân số Tây Ninh là1.045.713 người, nam: 513.700 người chiếm 49,12%, nữ: 532.013 người chiếm50,88%, với mật độ trung bình toàn tỉnh 259,49 người/km2 Tổng số lao động là749.374 người (từ 15 tuổi trở lên), trong đó lao động nông nghiệp 585.517 người,chiếm 78,13%.
3.2.2.2 Giáo dục:
Đầu tư cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2001 - 2005 chiếm 24,5% tổng chingân sách; cơ sở vật chất được tăng cường, chất lượng dạy và học từng bước đượcnâng lên; ; đã có 32 trường đạt chuẩn quốc gia Huy động trẻ em 6 tuổi ra lớphàng năm đạt 98 - 99%; duy trì kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểuhọc; phổ cập giáo dục trung học cơ sở được triển khai tích cực, đã có 4/9 huyện,thị, 13/13 phường, thị trấn và 61 xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, vượt chỉtiêu nghị quyết
3.2.2.3 Chăm sóc sức khoẻ:
Trên lãnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã có nhiều tiến bộ Các dịchbệnh được ngăn chặn kịp thời; Các chương trình y tế quốc gia hoạt động hỗ trợkhám chữa bệnh cho người nghèo, gia đình chính sách, đồng bào vùng sâu, dântộc thiểu số đạt kết qủa cao; cơ bản đã xóa mù loà cho người mù nghèo Mạnglưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trangthiết bị Có 69,5% ( 66/95) xã, phương, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế và100% trạm y tế xã có bác sĩ phục vụ; bình quân đạt 5 bác sĩ/ vạn dân Mạng lưới
y học cổ truyền được phát triển, kết hợp chặt chẽ giữa Đông y và Tây y Cơ sở ytế tư nhân phát triển đều khắp, một số cơ sở có trang thiết bị khá hiện đại
3.2.2.4 Văn hoá - thông tin:
Hoạt động văn hoá, thể dục - thể thao phong phú về nội dung, hình thứcvà phát triển theo hướng xã hội hoá Các cơ quan văn hoá - nghệ thuật, thông tinđại chúng được đầu tư khá nhiều trang thiết bị mới; cơ bản đã phủ sóng phát
Trang 24thanh, truyền hình toàn tỉnh Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hoá” được triển khai sâu rộng; đến nay đã có 55,5% ấp ( khu phố) đạt chuẩnvăn hoá, 81% xã (phường, thị trấn) có nhà văn hoá; 88% số hộ gia đình đạt đạtchuẩn văn hoá, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích vănhoá - lịch sử; sưu tập và phát huy nền văn hoá của các dân tộc thiểu số được quantâm
3.2.2.5 Dân tộc và tôn giáo:
Các ngành chức năng thường xuyên phối hợp tham mưu cho chính quyềnxem xét, giải quyết các yêu cầu chính đáng của các tôn giáo; giúp đỡ và tạo điềukiện cho các tôn giáo hoạt động đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhànước
Dân số
Tỉnh Tây Ninh hiện có 17 Dân tộc anh em và một bộ phận người nướcngoài Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 98,59% tổng dân số và một số dân tộcchiếm tỷ lệ thấp như: Khơme, Chăm, Tà Mun, Hoa, … một số dân tộc như Khơme,Chăm, Tà Mun hầu hết tập trung ở các huyện thuộc tuyến biên giới như ChâuThành, Tân Châu, Tân Biên Tỷ lệ một số dân tộc chính ở Tây Ninh được thểhiện bảng sau
Bảng 1: Bảng tỷ lệ một số dân tộc chính ở Tây Ninh
STT Tên dân tộc Tổng số người Tỷ lệ %
Trang 25Bảng 2: Bảng tỷ lệ thành phần tôn giáo ở Tây Ninh
STT Tôn giáo Tổng số người Tỷ lệ%
(Nguồn: Ban Tôn giáo Tỉnh uỷ Tây Ninh, tổng điều tra dân số tháng 4/1999)
3.3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH TÂY NINH
3.3.1 Tổng quan về du lịch Tây Ninh
Tây Ninh là tỉnh có vị trí thuận lợi, cách thành phố Hồ Chí Minh 99 km;cách thành phố du lịch Vũng Tàu khoảng 200 km Khi đường Hồ Chí Minh hoànthành, Tây Ninh sẽ nối với Buôn Ma Thuột và các tỉnh Tây Nguyên Tây Ninhcòn nối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh bằng đườngthủy, trên sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông Mặt khác, Tây Ninh cách Thủ đôPhnôm Pênh, nơi có nhiều cảnh quan du lịch nổi tiếng của Campuchia không xa,khoảng 180 km Khi con đường xuyên Á hoàn thành, việc thông thương theotuyến này có nhiều thuận lợi hơn và là cơ hội để phát triển du lịch
Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) của Tây Ninh tương đối đadạng, phong phú, với những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Núi Bà Đen, Tòathánh Cao Đài Tây Ninh, Hồ nước Dầu Tiếng, Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát,đặc biệt là các khu di tích lịch sử Cách mạng như: Căn cứ Trung ương Cục miềnNam, Căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, Căncứ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,
Tây Ninh là một trong những điểm thu hút khách du lịch đông đảo hàngđầu trong nước Nếu như năm 2005, toàn ngành du lịch đón tiếp 16 triệu lượtkhách du lịch nội địa và 3,6 triệu lượt khách quốc tế, trong số ấy đã có 1,8 triệulượt người đến Tây Ninh Nếu như doanh thu của du lịch Tây Ninh năm 2004 đạt
Trang 2623 tỉ đồng thì năm 2005 đã tăng lên gần 48 tỉ đồng Ông Nguyễn Thái Bình, Giámđốc Công ty Du lịch Tây Ninh, cho biết công ty sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sởhạ tầng ở khu du lịch núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng; phát triển các tuyến du lịch nộitỉnh, liên tỉnh và quốc tế Đối với tuyến liên tỉnh, Tây Ninh sẽ xây dựng mối liênkết chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là TPHCM; liên kết với các đơn
vị lữ hành ở TPHCM và các tỉnh nối các tour, tuyến du lịch thu hút khách từCampuchia, Thái Lan vào Việt Nam qua hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và XaMát, đồng thời đưa khách du lịch Việt Nam sang tham quan Campuchia và TháiLan
3.3.2 Sự phát triển của du lịch Tây Ninh từ năm 1996 - 2000:
Thực hiện các Nghị quyết VI, VII của Tỉnh Đảng bộ Tây Ninh về tăngcường đẩy mạnh đầu tư phát triển Du lịch Tây Ninh Được sự quan tâm chỉ đạocủa Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban ngành từ Trung ương đếnđịa phương cùng sự nỗ lực của tập thể CB.CNV Công ty đã không ngừng đoànkết, vượt qua mọi khó khăn trở ngại, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên cáclĩnh vực Lữ hành, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ vui chơi giải trí đạt đượckết quả
Tham mưu cho lãnh đạo địa phương và phối hợp chặt chẽ với các banngành có liên quan lập lại trật tự kỷ cương và thực hiện văn minh du lịch trongmọi lĩnh vực hoạt động của công ty trên cơ sở thực hiện các Nghị định 87 - 88 vàChỉ thị 814/TTg của Thủ tướng Chính phủ cùng các quy định của Ngành, của địaphương từng bước hạn chế để thực hiện xóa bỏ các tệ nạn xã hội và nạn phiềnnhiễu khách trên địa bàn hoạt động của công ty Tổ chức thành công Hội xuânnúi Bà hàng năm, thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ với phương châm
“Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”
Mạnh dạn xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết
bị, công nghệ du lịch Tích cực bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, giữ gìn
Trang 27cảnh quan môi trường đảm bảo xanh, sạch ,đẹp ngày càng thu hút khách đếntham quan du lịch lượng khách năm sau so với năm trước đều tăng từ 15 - 20%.
Thực hiện quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Núi Bà, từ năm
1996 đến năm 2000 đã đầu tư gần 40 tỷ đồng xây dựng nhiều hạng mục côngtrình mới như: Hệ thống xe điện Cáp treo, Vườn hoa, đảo Mai, Thác nước, ĐộngKim Quang, nhà Bảo Tàng, hệ thống phun sương, cải tạo lại hệ thống điện, lát đácác con đường nội bộ, cầu treo và nhiều công trình khác đã làm thay đổi bộ mặtkhu di tích là nơi tham quan du lịch trọng điểm của Tỉnh Hệ thống xe điện Cáptreo, hệ thống máng trượt là loại hình mới lạ đầu tiên thực hiện tại Việt Nam
Trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, công ty du lịch Tây Ninh không ngừngđẩy mạnh các tour lữ hành quốc tế và nội địa, thực hiện nhiều tour du lịch đưakhách đến các tuyến điểm du lịch trong phạm vi cả nước và đón khách đến thamquan Tây Ninh, bình quân mỗi năm phục vụ từ 60 đến 100 đoàn khách lữ hànhnội địa với số lượng khách từ 3.500 đến 7.000 khách
Tuy nhiên nhìn chung sự phát triển của Công ty Du lịch Tây Ninh trongthời gian qua chưa tương xứng, chưa khai thác hết tiềm năng Du lịch hiện có củaTỉnh Công tác nghiên cứu đầu tư phát triển du lịch chưa được quan tâm đúngmức Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn chưa thu hút được khách trong vàngoài nước Chất lượng phục vụ còn hạn chế so với nhu cầu ngày càng cao và đadạng của du khách Trình độ và năng lực của cán bộ công nhân viên thiếu và cònyếu chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đi lên của công ty
3.3.3 Sự phát triển của du lịch Tây Ninh từ năm 2001 - 2004:
Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ của các Sởban ngành Trung ương và địa phương cùng với sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cánbộ công nhân viên Công ty đã đoàn kết nhất trí cao vượt qua mọi khó khăn thửthách đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực đạt được kết quả nhưsau:
Trang 28Theo thống kê của cục thống kê tỉnh Tây Ninh, số khách du lịch đến tỉnhTây Ninh chủ yếu là khách du lịch nội địa Ước tính vào năm 2000, lượng kháchquốc tế chiếm 2,8% và khách nội địa chiếm 97,2% Đến năm 2004 lượng kháchquốc tế chiế 8,2% và khách nội địa chiếm 91,8% Dù lượng khách quốc tế vàonhững năm gần đây đã tăng nhưng không đáng kể so với khách nội địa.
Bảng 3: Số lượt khách đến Tây Ninh vào những năm gần đây
Năm2000
Năm2001
Năm2002
Năm2003
Năm2004
Khách do các cơ sở hoạt
động lữ hành phục vụ 5.014 3.339 3.461 6.074 9.050
Khách do các cơ sở hoạt
động lưu trú phục vụ 36.235 36.572 39.481 32.476 33.840
Nguồn: Sở Thương Mại Du Lịch Tây Ninh 2005
Dựa vào bảng bên dưới cho thấy số lượng khách lưu trú tăng từ 31.456người năm 2000 và lên đến 59.179 người năm 2004 Trong đó lượng khách nộiđịa 30.643 người trong khi đó lượng khách nước ngoài chỉ 813 người vào thờiđiểm năm 2000 Cho đến năm 2004 thì lượng khách nội địa đã lên đến 52.679người còn khách nước ngoài chỉ có 6.500 người
Trang 29Bảng 4: Số khách lưu trú và số ngày lưu trú trong các năm
Số khách lưu trú (người) 31.456 36.572 59.960 49.303 59.179
Số ngày lưu trú (ngày) 29.803 38.596 78.662 36.273 51.974
Công suất sử dụng phòng(%) 48,25 58,78 73,72 68,01 66,17
Nguồn: Niên giám thông kê 2004
Theo số liệu thống kê của Sở Thương Mại Du Lịch tỉnh Tây Ninh thì côngsuất sử dụng phòng năm 2000 là 48,25%, năm 2001 là 58,78%, năm 2002 là73,73%, năm 2003 là 68,1%, năm 2004 là 66,17%
Qua phân tích ở trên cho thấy số lượng khách đến Tây Ninh và lưu trú lạingày một tăng có thể được xem là dấu hiệu tốt cho phát triển du lịch bền vững ởTây Ninh ở góc độ kinh tế, bởi khách du lịch thuần tuý thường có mức chi tiêucao và lưu trú dài ngày so với các nhóm khác (trừ khách du lịch thương mại)
Doanh thu từ du lịch Tây Ninh chủ yếu là doanh thu từ khách du lịch nộiđịa, doanh thu từ du lịch Quốc tế không đáng kể vì khách đến Tây Ninh chủ yếulà khách nội địa (chiếm khoảng 98%) Năm 2000 tổng doanh thu từ ngành du lịchTây Ninh là khoảng 8,3 tỷ đồng, năm 2002 là 6,4 tỷ đồng và đến 2004 đã tănglên đáng kể và đạt tới con số 110 tỷ đồng Trong đó doanh thu từ du lịch quốc tếchiếm khoảng 1,5%
Trang 30Bảng 5: Tổng doanh thu từ du lịch trên địa bàn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Cho thuê phòng 2.001,88 2.261,61 2.843,65 2.538,75 4.399,54Bán hàng ăn uống 1.172,91 1.156,21 1.794,31 2.253,38 2.665,43Bán hàng hoá 61.418,98 47.929,97 31.330,49 39.469,09 39.866,52Vận chuyển khách
Phục vụ vui chơi
giả trí và các dịch
vụ khác
11.395,16 13.563,31 16.924,95 22.328,28 30.927,28
Doanh thu khác 5.632,53 9.089,90 10.338,44 9.899,72 5.957,77
Tổng 82.997,95 75.066,66 64.909,41 79.515,60 110.857,24
Nguồn: Sở Thương Mại Du Lịch Tây Ninh 2005
Trong tổng số doanh thu từ du lịch của Tây Ninh thì doanh thu từ ăn uốngvà bán hàng chiếm tỷ trọng đến 80%, còn doanh thu lưu trú chỉ chiếm 20% Dođó, tỉnh cần đầu tư cho phục vụ lưu trú để khai thác hiệu quả nguồn thu này
3.4 CÁC KHU DU LỊCH TÂY NINH:
So với các tỉnh, thành trong khu vực miền Đông Nam Bộ thì Tây Ninh cónhiều lợi thế để phát triển du lịch Với vị trí địa lý thuận lợi cách TPHCM không
xa, trên tuyến biên giới giáp Campuchia 240 km có hai cửa khẩu quốc tế, nhiềucửa khẩu quốc gia và đường tiểu ngạch thông thương giữa hai nước láng giềng;được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho ngọn núi Bà cao nhất Nam Bộ, cộng với lịchsử vẻ vang trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã tạo cho Tây Ninhtiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn và mang tính đặc thù mà nhiềuđịa phương khác không thể có được
3.4.1 Khu du lịch núi Bà Đen:
Núi Bà Đen đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định số 100 ngày 21.01.1989 Cách nay 300 năm, nơi đây là
Trang 31-vùng rừng già hoang vu hiểm trở Cùng với bước chân của cộng đồng người Việtđến vùng đất Tân Ninh (Tây Ninh ngày nay) khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp,các tăng ni, phật tử cũng đến lập am, miếu, xây dựng chùa chiền để thờ Phật.Trong đó, hệ thống am, điện, chùa, ở các hang động núi Bà Đen đã có từ lâu,hàng năm thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ.
Trong quần thể núi Bà Đen, khu vực Suối Vàng nằm ở phía Tây núi Phụngvới Hồ Chằm, Sân Quần Ngựa và đền thờ Ông Lớn Trà Vong Đường ô tô đượcmở rộng lên lưng chừng núi Phụng - xưa có những ngôi chùa cổ - tạo cho vùngSuối Vàng, thường gọi là Ma Thiên Lãnh, thành một khu di tích độc đáo, có khảnăng khai thác du lịch khá hấp dẫn
Nằm giữa ba ngọn núi là thung lũng Ma Thiên Lãnh Với sắc thái và đặctrưng riêng, Ma Thiên Lãnh mang nhiều tiềm năng du lịch sinh thái, đã và đangđược ngành du lịch Tây Ninh đầu tư, phát triển Trong một tương lai gần, MaThiên Lãnh sẽ trở thành điểm du lịch lý tưởng với nhà nghỉ, nhà vọng cảnh trênnúi Heo cùng các loại hình du lịch sinh thái, thể thao nước, thể thao leo núi và dulịch khám phá
3.4.2 Khu du lịch Toà Thánh Tây Ninh:
Tòa Thánh Tây Ninh, còn được gọi là Đền Thánh hay Tổ Đình, Tòa ThánhTrung Ương của Đạo Cao Đài, hiện nay tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyệnHòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách Thị Xã Tây Ninh khoảng 5 Km về hướng ĐôngNam, thuộc Miền Nam nước Việt Nam, tòa thánh Cao Đài là một công trình kiếntrúc nghệ thuật nổi tiếng, được bắt đầu đặt nền móng xây dựng vào khoảng năm
1926 Tòa thánh tọa lạc trong một khuôn viên rộng 1 km2 Công trình thể hiện sựhài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và Phương Tây Với các vòm mái và hoavăn trang trí khéo léo, tinh xảo, thể hiện tinh thần tam giáo.Tại đây còn có một sốkiến trúc đẹp và kỳ vĩ khác nằm trong quần thể như cổng Chánh Môn, các ThápMộ, đền thờ Phật Mẫu Đặt biệt là Bá Huê Viên với nhiều cây cảnh, nhiều loại
Trang 32hoa và cỏ lạ Lễ hội lớn nhất hàng năm diễn ra nơi đây là vía Đức Chí Tôn (ngày
09 tháng 1 âm lịch) và vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu (rằm tháng 8 âm lịch) Lễ hộiđậm đà bản sắc dân tộc và cuốn hút hàng vạn người từ mọi miền đất nước về dựvà chiêm bái thưởng ngoạn cảnh quan Hàng năm nơi đây đón hơn 1,5 triệu khách
du lịch tham quan và tín đồ về dự lễ hội
3.4.3 Khu du lịch tháp cổ Bình Thạnh:
Tháp Bình Thạnh nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, tọa lạc tại ấpBình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, là một trong nhữngkiến trúc tháp cổ quý hiếm, tồn tại gần như nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúcthuộc hậu nền văn hóa Óc Eo, có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ VIII Đây làngôi tháp duy nhất còn nguyên vẹn ở Nam Bộ Do vậy kiến trúc đền tháp BìnhThạnh đã trở thành hiếm hoi và quý giá, trong di sản kiến trúc của dân tộc TheoQuyết định số 937/QĐ-BT ngày 23.7.1993, di tích kiến trúc tháp Bình Thạnh đãđược Bộ VHTT công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia
3.4.4 Khu du lịch Trung ương cục Miền Nam:
Trung ương cục - Tỉnh Tây Ninh nằm cách thị xã Tây Ninh 64 km, từ năm
1962 - khu vực rộng 70 ha sát biên giới này là căn cứ Trung ương cục - gọi tắt làR: Bộ phận đầu não chỉ đạo trực tiếp cách mạng miền Nam Rừng ở đây có giá trịkinh tế như: căm xe, gõ, trắc, đinh hương, bằng lăng, kơnia (cày) nhưng nhiềunhất là họ Dầu Thấp thoáng dưới tán cây là những căn nhà đơn sơ lợp lá trungquân Vật dụng Dưới nền nhà là những căn hầm kiên cố được nối kết bởi hệthống giao thông hào dài hàng chục km
Tây Ninh là căn cứ địa cách mạng, là đại bản doanh của Trung ương Cụcmiền Nam trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ nguỵ và đấu tranh thốngnhất đất nước Nơi đây gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà cách mạng nổi tiếngnhư Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt Năm 1989, khu căn cứ Trung
Trang 33ương Cục miền Nam Tây Ninh đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốcgia.
3.4.5 Khu du lịch VQG LGXM:
Rừng LGXM có diện tích trên 17.000ha trong số gần 150.000 ha rừng ởTây Ninh Năm 1986, khu rừng này đã được quyết định là khu bảo tồn thiênnhiên Mười năm sau, năm 1996, Phân Viện Điều tra quy hoạch rừng TP.Hồ ChíMinh đã xây dựng dự án đầu tư cho rừng LGXM và lấy tên là RĐDLS, bởi nơiđây là vùng căn cứ địa quan trọng của cách mạng miền Nam trong thời kỳ khángchiến Bên cạnh đó, giá trị thực về đa dạng sinh học ở rừng LGXM ngày càng thuhút sự quan tâm, chú ý của nhiều tổ chức chuyên môn trong nước và quốc tế Tạimột cuộc hội thảo do tỉnh Tây Ninh tổ chức, ông Jonathan C.Eames-Đại diệntrưởng Chương trình Birdlife quốc tế tại Việt Nam đã phát biểu: "Rừng LGXM lànơi có dạng thảm rừng và các sinh cảnh ngập nước ngọt hiện không có ở bất cứmột vùng rừng đặc dụng nào của Việt Nam Đây là nơi sinh sống của nhiều loàicó tầm quan trọng quốc tế về mặt bảo tồn "
Cuối năm 1999, Viện Điều tra quy hoạch rừng phối hợp với Chương trìnhBirdlife tiến hành khảo sát và xác định rừng LGXM là khu vực có giá trị cao về
đa dạng sinh học, diện tích rừng tương đối lớn và được bảo vệ khá tốt, có nhiềuhệ sinh thái riêng cho từng nhóm chủng loại động vật, với 250 loài chim, 35 loàithú, trong đó nhiều loài quý hiếm thuộc sách đỏ Việt Nam và thế giới Đặc biệt,có những khu rừng ngập nước quan trọng như trảng Tà Nốt-nơi duy nhất ở TâyNinh có loài sếu đầu đỏ dừng chân khi di cư từ các nước phía Tây Bắc sang phíaĐông Nam thuộc lưu vực sông Mê Kông Cùng với giá trị sinh cảnh ngập nước,rừng LGXM còn có thảm thực vật đa dạng với nhiều loại cây gỗ đặc dụng và thảodược quý Đồng thời, rừng là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng giá trị Một số
di tích đã được phục hồi nguyên trạng như: căn cứ Trung ương Cục miền Nam,căn cứ mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách
Trang 34mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cùng nhiều khu lưu niệm của cácBan, Ngành ở Trung ương và một số địa phương trong kháng chiến chống Mỹ.
3.4.6 Khu du lịch Hồ Dầu Tiếng:
Trên địa bàn Tây Ninh có hai sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông vàsông Sài Gòn Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Cam-pu-chia chảy qua Tây Ninh
151 km xuống Long An hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây đổ ra biển Sông Sài Gònbắt nguồn từ vùng đồi Lộc Ninh của Bình Phước chảy theo ranh giới hai tỉnh TâyNinh và Bình Phước với chiều dài 135 km sau đó đổ vào sông Đồng Nai SôngSài Gòn đã được chắn lại ở thượng lưu đưa nước vào hồ Dầu Tiếng rộng 27 nghìn
ha và có sức chứa 1,5 tỷ m3 nước Hồ nhân tạo Dầu Tiếng là một trong nhữngcông trình thuỷ lợi lớn của nước ta hiện nay, phục vụ tưới tiêu cho 17,5 nghìn hađất nông nghiệp trên địa bàn Tây Ninh và các vùng phụ cận Hồ Dầu Tiếng -Tỉnh Tây Ninh cách thị xã Tây Ninh 20km là điểm du lịch nằm tuyến liên hoàngiữa thị xã Tây Ninh - Toà thánh Tây Ninh - núi Bà Đen Hồ Dầu Tiếng vớikhoảng không gian rộng lớn, sơn thủy hoà quyện, các ốc đảo tự nhiên lạ mắt
3.4.7 Khu du lịch cửa khẩu Mộc Bài:
Là cửa khẩu đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền ViệtNam - Campuchia Cửa khẩu Mộc Bài không chỉ là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninhtrong việc phát triển giao lưu thương mại với Campuchia mà còn giữ vai trò quantrọng trong việc xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, trở thành trung tâmgiao dịch thương mại quốc tế, thực hiện chương trình hợp tác tiểu vùng trongchiến lược phát triển kinh tế ở Nam Việt Nam
So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, cửakhẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên tuyến đường xuyên Á (con đườngbắt đầu từ Myanma, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ởQuảng Tây - Trung Quốc) Cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 73km, cách sân bay
Trang 35Tân Sơn Nhất 70 km, cách cảng Sài Gòn 75 km và cách Thủ Đô Phnom Pênh160km (đi theo đường Xuyên Á).
3.5 CÁC HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI Ở TÂY NINH
3.5.1 Hội xuân Núi Bà:
Vào tháng giêng âm lịch lễ hội văn hóa Xuân Núi Bà là một lễ hội lớn,hàng năm thu hút gần một triệu du khách đến hành hương, trẩy hội và thưởngngoạn phong cảnh nơi đây Khách tham quan Khu di tích lịch sử văn hóa Núi Bànăm 1997 là 672.574 lượt người, năm 2001 là 993.875 lượt người, năm 2002 là1.166.531 lượt người, năm 2003 là 1.192.781 lượt người so với năm 2002 tăng1,86% Tính đến tháng 5 năm 2005 khu di tích lịch sử văn hóa Núi Bà đã đón tiếptrên 1,1 triệu lượt khách, bằng 80% lượng khách cả năm 2004 Ngày nay, khu ditích lịch sử văn hóa Núi Bà Đen là khu du lịch lớn của tỉnh luôn đón khách thườngxuyên Hội xuân năm 1997, ngành du lịch đã sử dụng máy bay trực thăng chở dukhách từ thành phố Hồ Chí Minh lên tham quan đỉnh Núi Bà Hiện nay khu dulịch này có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo như cáp treo, máng trượt đưa dukhách từ chân núi lên chùa Bà và ngược lại Đến hội Xuân, du khách được thamquan những thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của núi Bà Đen với kiến trúc chùachiền độc đáo, nhiều hang động đẹp gắn với câu chuyện dân gian về vị thánh nữLý Thị Thiên Hương (tức Bà Đen) Núi Bà Đen còn là một căn cứ địa cách mạngbất khả xâm phạm, lưu giữ những chứng tích anh hùng qua 2 cuộc kháng chiếncứu nước của quân và dân Tây Ninh
3.5.2 Lễ hội tôn giáo Cao Đài Tây Ninh
Một trong những điểm nổi bật ở Tây Ninh là Toà Thánh Cao Đài, nơi thờphụng của một tôn giáo có xuất xứ ngay trong nước với nét kiến trúc điện thờ đặcbiệt Toà thánh vừa mang nét bề thế, nguy nga của phương Tây lại vừa mangdáng vẻ huyền bí của phương Đông
Trang 36• Lễ Hội đầu Xuân của đạo Cao Đài được tổ chức hàng năm, Đại lễ vía ĐứcChí Tôn diễn ra vào ngày mùng 8 chính lễ ngày mùng 9 tháng giêng, là lễhội quan trọng nhất trong năm của đạo Cao Đài được tổ chức chu đáo vàlong trọng
• Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung được tổ chức từ đêm 14 rạng 15 tháng Tám âmlịch (tết Trung thu) là lễ hội lớn nhất trong năm của đạo Cao Đài có sứchút mạnh hơn và người đến dự cũng đông hơn Đây là lễ hội dành tôn vinhPhật Mẫu Giáo lý thờ Đức Phật mẫu của đạo Cao Đài xuất xứ từ tục lệ thờmẫu vốn có từ rất xa xưa trong tín ngưỡng dân gian người Việt Vì thế, tínngưỡng thờ phật mẫu, còn có thể gọi là Diêu Trì Kim Mẫu, Cửu ThiênHuyền Nữ, Đại Từ Mẫu v.v Các nghi thức của hội Yến Diêu Trì Cungdiễn ra trong suốt một ngày rằm tháng Tám Nghi thức chính diễn ra lúc22giờ Hiến lễ Hội Yến Diêu Trì Cung với sự tham gia của đông đảo cácchức sắc, tín đồ Tuy nhiên, với số đông người thì lễ rước cộ bông (xe hoa)Phật Mẫu với dàn múa Tứ Linh: Long, Lân, Quy , Phụng là được chờ đợinhất Lễ rước diễn ra trong khoảng từ 18 giờ đến 20 giờ, cộ bông và đoànmúa Tứ Linh sẽ đi vòng quanh sân Đại Đồng Xã hai lần Mỗi lần qua trướcmặt tiền Đền Thánh sẽ chầm chậm lại và phô diễn
Trang 37Toạ độ: Từ 105o 57 đến 106o 04 kinh độ Đông
Từ 11o 02 đến 11o 47 vĩ độ BắcTổng diện tích là 18.806 ha (kể cả diện tích 41 ha mới bổ sung theo QuyếtĐịnh 396/QĐ-CT của UBND tỉnh ký ngày 10/12/2002 về việc giao 128 ha đất choVQG LGXM để xây khu lâm viên
4.1.2 Địa hình
Khu rừng đặc dụng LGXM có địa hình bằng phẳng thuộc tiểu vùng bánbình nguyên Tây Ninh, chuyển tiếp giữa Tây nguyên và Đồng bằng sông CửuLong Độ dốc trung bình < 5oC, cao độ trung bình 13m Trong nội bộ khu rừng cónhiều bàu ( tiếng địa phương chỉ những vùng đất trũng, ngập nước gần như quanhnăm), trảng (vùng đất hơi trũng, ngập nước theo mùa) như trảng Sim, trảng Sến,bàu Quang, bàu Dung, trảng Bà điếc và các trảng lớn ven rừng tiếp giáp đất sảnxuất nông nghiệp ( trảng Tà Xia, bàu Lùng Tung ) ngập nước từ 1-4 tháng trongmùa mưa
Trang 38Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng : chiếm khoảng 20% diện tích Đất pháttriển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên các dạng đồi thấp, bát úp.Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹt Nu, Sa Nghe Đất có thành phần cơ giới cátpha thịt nhẹ Tầng đất sâu (>100 cm), hơi chua (pH= 4,0 - 4,5).
Đất xám đọng mùn tầng mặt : chiếm 7,7%, chủ yếu phân bố ở các trũngngập nước mùa mưa như trảng Tân Thanh, Tân Nam, Bà Điếc Đất có thànhphần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng Đất chua, nghèo dinhdưỡng
4.1.4 Khí hậu
Khu RĐDLS LGXM nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng nămchia ra hai mùa rõ rệt :
Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10
Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau
Theo số liệu quan trắc của Đài khí tượng thủy văn Tây Ninh đặt tại thị xãTây Ninh, các số liệu về khí hậu như sau :
-Nhiệt độ : Bình quân năm 26,70C, nhiệt độ tối cao 39,30C, nhiệt độ tốithấp 130C, số giờ nắng trong năm 2.762 giờ
Trang 39-Lượng mưa : Lượng mưa bình quân 1.800 mm/năm, lượng mưa cao nhấtnăm 2.346 mm/năm, lượng mưa thấp nhất năm 1.387 mm/năm, số ngày mưa bìnhquân/năm 116 ngày.
Lượng mưa trong năm tập trung phần lớn trong mùa mưa (tháng 4 đếntháng 10), chiếm 85% - 90% tổng lượng mưa/năm
Lượng bốc hơi bình quân năm: 1.489 mm
Ẩm độ bình quân năm : 78,4%
Chế độ gió: có hai hướng gió chính thịnh hành trong hai mùa : gió mùaĐông Bắc và gió mùa Tây Nam
Gió Tây Nam : thổi thịnh hành trong mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10,tốc độ trung bình 1,8 m/giây, mang theo nhiều hơi nước ẩm ướt và gây ra mưanhiều
Gió Đông Bắc : thịnh hành trong mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 nămsau, tốc độ bình quân 2,3 m/giây, đột xuất lên đến 5 – 6 m/giây Gió khô gây rathời tiết khô hanh, ít mưa
Bảng 6: Lượng mưa và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở trạm Kà Tum(cách LGXM khoảng 15km về phiá Bắc)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả
nămLượng
Trang 40Sông Vàm Cỏ Đông : xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía TâyVQG và là ranh giới quốc gia Việt Nam - Campuchia Đoạn chảy qua VQG dàikhoảng 20 km, lòng sông rộng 10- 20m nước chảy quanh năm, lưu lượng bìnhquân 500m3/s Sông có nước ngọt quanh năm nhưng không thuận tiện cho giaothông
Suối Đa Ha : cũng xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Đông Bắc,theo hướng Tây Nam chảy vào khu trung tâm VQG rồi hợp với các suối Mẹt Nu,
Sa Nghe, Tà Nốt thành suối Xa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông Suối có nướcquanh năm, lòng suối nhỏ, chảy ngoằn nghoèo nên các phương tiện giao thôngđường thủy không đi lại được
Suối Mẹc Nu : xuất phát từ trảng Tân Thanh, trảng Mim Thui chảy vàosuối Đa Ha, suối chỉ có nước vào mùa mưa
Suối Sa Nghe : xuất phát từ bàu Quang, chảy về suối Đa Ha, Suối Tà Nốt,suối Thị Hằng Các suối đều khô nước vào mùa khô
Nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độsâu 4- 5 m có thể cung cấp nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20 m cho nước phục vụsản xuất 140 - 240 m3/ngày Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Tây Ninh, nguồn nước ngầm có chất luợng nước tốt, phục vụ được chosinh hoạt và sản xuất
4.2 HIỆN TRẠNG ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG:
Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất VQG LGXM:
5 Đất sông suối khác 316 1,7