3.3.1. Tổng quan về du lịch Tây Ninh
Tây Ninh là tỉnh có vị trí thuận lợi, cách thành phố Hồ Chí Minh 99 km; cách thành phố du lịch Vũng Tàu khoảng 200 km. Khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành, Tây Ninh sẽ nối với Buôn Ma Thuột và các tỉnh Tây Nguyên. Tây Ninh còn nối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh bằng đường thủy, trên sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Mặt khác, Tây Ninh cách Thủ đô Phnôm Pênh, nơi có nhiều cảnh quan du lịch nổi tiếng của Campuchia không xa, khoảng 180 km. Khi con đường xuyên Á hoàn thành, việc thông thương theo tuyến này có nhiều thuận lợi hơn và là cơ hội để phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) của Tây Ninh tương đối đa dạng, phong phú, với những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Núi Bà Đen, Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, Hồ nước Dầu Tiếng, Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, đặc biệt là các khu di tích lịch sử Cách mạng như: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, Căn cứ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,...
Tây Ninh là một trong những điểm thu hút khách du lịch đông đảo hàng đầu trong nước. Nếu như năm 2005, toàn ngành du lịch đón tiếp 16 triệu lượt khách du lịch nội địa và 3,6 triệu lượt khách quốc tế, trong số ấy đã có 1,8 triệu lượt người đến Tây Ninh. Nếu như doanh thu của du lịch Tây Ninh năm 2004 đạt
GVHD: Vũ Ngọc Long
23 tỉ đồng thì năm 2005 đã tăng lên gần 48 tỉ đồng. Ông Nguyễn Thái Bình, Giám đốc Công ty Du lịch Tây Ninh, cho biết công ty sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu du lịch núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng; phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế. Đối với tuyến liên tỉnh, Tây Ninh sẽ xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là TPHCM; liên kết với các đơn vị lữ hành ở TPHCM và các tỉnh nối các tour, tuyến du lịch thu hút khách từ Campuchia, Thái Lan vào Việt Nam qua hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, đồng thời đưa khách du lịch Việt Nam sang tham quan Campuchia và Thái Lan.
3.3.2. Sự phát triển của du lịch Tây Ninh từ năm 1996 - 2000:
Thực hiện các Nghị quyết VI, VII của Tỉnh Đảng bộ Tây Ninh về tăng cường đẩy mạnh đầu tư phát triển Du lịch Tây Ninh. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban ngành từ Trung ương đến địa phương cùng sự nỗ lực của tập thể CB.CNV Công ty đã không ngừng đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn trở ngại, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực Lữ hành, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ vui chơi giải trí đạt được kết quả
Tham mưu cho lãnh đạo địa phương và phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan lập lại trật tự kỷ cương và thực hiện văn minh du lịch trong mọi lĩnh vực hoạt động của công ty trên cơ sở thực hiện các Nghị định 87 - 88 và Chỉ thị 814/TTg của Thủ tướng Chính phủ cùng các quy định của Ngành, của địa phương từng bước hạn chế để thực hiện xóa bỏ các tệ nạn xã hội và nạn phiền nhiễu khách trên địa bàn hoạt động của công ty. Tổ chức thành công Hội xuân núi Bà hàng năm, thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ với phương châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Mạnh dạn xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, công nghệ du lịch. Tích cực bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, giữ gìn
GVHD: Vũ Ngọc Long
cảnh quan môi trường đảm bảo xanh, sạch ,đẹp ngày càng thu hút khách đến tham quan du lịch lượng khách năm sau so với năm trước đều tăng từ 15 - 20%.
Thực hiện quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Núi Bà, từ năm 1996 đến năm 2000 đã đầu tư gần 40 tỷ đồng xây dựng nhiều hạng mục công trình mới như: Hệ thống xe điện Cáp treo, Vườn hoa, đảo Mai, Thác nước, Động Kim Quang, nhà Bảo Tàng, hệ thống phun sương, cải tạo lại hệ thống điện, lát đá các con đường nội bộ, cầu treo và nhiều công trình khác đã làm thay đổi bộ mặt khu di tích là nơi tham quan du lịch trọng điểm của Tỉnh. Hệ thống xe điện Cáp treo, hệ thống máng trượt là loại hình mới lạ đầu tiên thực hiện tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, công ty du lịch Tây Ninh không ngừng đẩy mạnh các tour lữ hành quốc tế và nội địa, thực hiện nhiều tour du lịch đưa khách đến các tuyến điểm du lịch trong phạm vi cả nước và đón khách đến tham quan Tây Ninh, bình quân mỗi năm phục vụ từ 60 đến 100 đoàn khách lữ hành nội địa với số lượng khách từ 3.500 đến 7.000 khách.
Tuy nhiên nhìn chung sự phát triển của Công ty Du lịch Tây Ninh trong thời gian qua chưa tương xứng, chưa khai thác hết tiềm năng Du lịch hiện có của Tỉnh. Công tác nghiên cứu đầu tư phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn chưa thu hút được khách trong và ngoài nước. Chất lượng phục vụ còn hạn chế so với nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách. Trình độ và năng lực của cán bộ công nhân viên thiếu và còn yếu chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đi lên của công ty.