Rừng LGXM có diện tích trên 17.000ha trong số gần 150.000 ha rừng ở Tây Ninh. Năm 1986, khu rừng này đã được quyết định là khu bảo tồn thiên nhiên. Mười năm sau, năm 1996, Phân Viện Điều tra quy hoạch rừng TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng dự án đầu tư cho rừng LGXM và lấy tên là RĐDLS, bởi nơi đây là vùng căn cứ địa quan trọng của cách mạng miền Nam trong thời kỳ kháng chiến. Bên cạnh đó, giá trị thực về đa dạng sinh học ở rừng LGXM ngày càng thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều tổ chức chuyên môn trong nước và quốc tế. Tại một cuộc hội thảo do tỉnh Tây Ninh tổ chức, ông Jonathan C.Eames-Đại diện trưởng Chương trình Birdlife quốc tế tại Việt Nam đã phát biểu: "Rừng LGXM là nơi có dạng thảm rừng và các sinh cảnh ngập nước ngọt hiện không có ở bất cứ một vùng rừng đặc dụng nào của Việt Nam. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài có tầm quan trọng quốc tế về mặt bảo tồn...".
Cuối năm 1999, Viện Điều tra quy hoạch rừng phối hợp với Chương trình Birdlife tiến hành khảo sát và xác định rừng LGXM là khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học, diện tích rừng tương đối lớn và được bảo vệ khá tốt, có nhiều hệ sinh thái riêng cho từng nhóm chủng loại động vật, với 250 loài chim, 35 loài thú, trong đó nhiều loài quý hiếm thuộc sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, có những khu rừng ngập nước quan trọng như trảng Tà Nốt-nơi duy nhất ở Tây Ninh có loài sếu đầu đỏ dừng chân khi di cư từ các nước phía Tây Bắc sang phía Đông Nam thuộc lưu vực sông Mê Kông... Cùng với giá trị sinh cảnh ngập nước, rừng LGXM còn có thảm thực vật đa dạng với nhiều loại cây gỗ đặc dụng và thảo dược quý. Đồng thời, rừng là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng giá trị. Một số di tích đã được phục hồi nguyên trạng như: căn cứ Trung ương Cục miền Nam, căn cứ mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách
GVHD: Vũ Ngọc Long
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cùng nhiều khu lưu niệm của các Ban, Ngành ở Trung ương và một số địa phương trong kháng chiến chống Mỹ.