VQG-LGXM khu Di tích Văn Hóa Lịch sử “về nguồn” Di tích 1: Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát (Trang 59 - 67)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT

4.5.4.1. VQG-LGXM khu Di tích Văn Hóa Lịch sử “về nguồn” Di tích 1: Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam.

Di tích 1: Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp, do điền kiện chiến trường Miền Nam ở xa Trung Ương nên Ban chấp hành trung ương Đảng đã có chủ trương thành lập trung ương cục.

Đầu năm 1962, căn cứ Trung ương Cục chuyển về phía Bắc Tây Ninh, cơ quan đóng tại núi đất (thuộc khu vực Rùm Đuôn), xung quanh căn cứ được xây dựng hai lớp hàng rào bảo vệ xen kẽ. Nhà trong căn cứ được làm bằng gỗ và lớp lá trung quân. Đơn vị cảnh vệ đầu tiên được thành lập vào năm 1962 mang mật danh B27, sau đó phát triển thành trung đoàn 180 do đồng chí Tám Lê Thanh làm trưởng đoàn. Cuối năm 1965 thành lập ban chỉ huy ATK - an tòan khu. Đầu năm 1967 Mỹ mở cuộc hành quân mang tên Jonctioncity. Sau 51 ngày đêm chiến đấu, cuộc hành quân Jonctioncity đã thất bại thảm hại, căn cứ Trung ương Cục được bảo vệ an toàn. Năm 1969 Mỹ dùng không quân tập trung ném bom, rải chất độc hóa học dọc theo biên giới, rừng bị tàn phá nặng nề. Năm 1971, căn cứ Trung ương Cục chuyển sang Phum Tộ (Camphuchia). Sau thắng lợi chiến dịch Nguyễn Huệ, đầu năm 1973 căn cứ Trung ương Cục chuyển về Rùm Đuôn.

Ngày 17 tháng 5 năm 1991, Bộ Văn hóa thông tin ban hành quyết định số 100/QĐ-CN công nhận căn cứ Trung ương Cục miền Nam là di tích lịch sử văn

GVHD: Vũ Ngọc Long

hóa, xếp vào loại “Đặc biệt quan trọng”. Khu di tích được phục chế và trùng tu với hơn 1253m giao thông hào, 1370m đường bộ, 13 hầm trú ẩn chữ A, và 8 ngôi nhà ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục: đ/c Nguyễn Văn Linh, đ/c Võ văn Kiệt, đ/c Phạm Hùng, đ/c Nguyễn Chí Thanh,... Trung ương Cục miền Nam là hình ảnh sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam, là chứng tích quan trọng của lịch sử đấu tranh giữ nước, là địa chỉ đỏ mà các thế hệ trẻ Việt Nam từ khắp nơi tiếp bước cha anh đi vào thế kỷ tương lai.

Di tích 2: Căn cứ Ban An Ninh Trung ương Cục Miền Nam.

Năm 1960, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ ra chỉ thị số 01 “ Thành lập ban bảo vệ an ninh Xứ ủy và ban an ninh các cấp”do đồng chí Phạm Thái Bường phụ trách. Tháng 7/1960 Ban an ninh Miền được thành lập và là cơ quan trực thuộc Trung ương Cục miền Nam.

Năm 1973 Ban An Ninh về đóng tại Bảy Bàu, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. An ninh Trung ương Cục tổ chức và lãnh đạo hệ thống bộ máy hoạt động trên tất cả địa bàn B2. Các chiến sĩ an ninh vừa thực hiện chính trị nội bộ, bảo vệ an toàn, bí mật tuyệt đối các cơ quan trực thuộc Trung ương Cục vừa trực tiếp chiến đấu đánh địch ở chiến trường, vừa phải cắm luồn sâu trong hàng ngũ địch nhằm cung cấp cho lãnh đạo những tài liệu bí mật để họach định chiến lược, đề ra chủ trương chỉ đạo chiến đấu.

Ngày 23 tháng 12 năm 1995, khu di tích Ban An Ninh Trung ương Cục miền Nam đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa, quyết định số 3777/QĐBT do Bộ Văn Hóa Thông tin ban hành. Khu tôn tạo di tích bao gồm nhà trưng bày với hàng ngàn tư liệu ảnh, hiện vật về quá trình 15 năm đấu tranh gian khổ của Ban an ninh Trung ương Cục miền Nam (1960 - 1975), 32 nhà bia của lực lượng An ninh các tỉnh miền Nam, mỗi địa phương có một phong cách riêng, một biểu tượng riêng; từ “Quân reo quê mẹ Quảng Trị anh hùng” đến Tây Nguyên bất khuất, Quãng Đà trung dũng kiên cường; từ Vũng Rô nổi sóng đến quê hương

GVHD: Vũ Ngọc Long

Đồng Khởi Bến Tre; từ ấp Bắc anh hùng đến Hòn Đất kiên trung; từ Rừng Sác Nhà Bè đến Bình Long, Phước Long xây chiến thắng; từ U Minh đến Củ Chi đất thép thành đồng… Tất cả đều hội tụ về đây, về căn cứ Bắc Tây Ninh, nơi Bảy Bàu một thời kháng chiến, tạo nên một bản thiên hùng ca sáng chói của dân tộc.

Di tích 3: Căn cứ Mặt trận Giài phóng Miền Nam.

Ngày 20 tháng 12 năm 1960 thực hiện chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập tại căn cứ Bắc Tây Ninh, đã trở thành móc son của lịch sử cách mạng miền Nam.

Ngay sau khi mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1961, các tổ chức chính trị và đoàn thể thành viên mặt trận cũng được thành lập như Hội liên hiệp học sinh, sinh viên, Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng,… Từ buổi khai sinh, vị thế của mặt trận không ngừng lan rộng, không những trong nước mà cả trên trường quốc tế. Nhiều nhân sĩ Sài Gòn lần lượt vào căn cứ, trực tiếp tham gia chiến đấu như: bác sĩ Phùng Văn Cung và hai con gái, giáo sư Nguyễn Ngọc Thưởng, soạn giả Trần Hữu Trang. Từ 15 đến 20/8/1967 đại hội bất thường Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tiến hành, chuẩn bị cho mùa Xuân tổng tiến công và nổi dậy 1968. Đại hội thông qua lĩnh cương chính trị quan trọng trong đó chương II: - Xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh. Đây chính là một trong những tiền đề quan trọng cho việc thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam vào ngày 6/6/1969 tại Tà Nốt thuộc rừng Bắc Tây Ninh.

Ngày nay khu di tích căn cứ Mặt trận được phục hồi tôn tạo thuộc khu vực Suối Chò, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh gần 60 km theo đường quốc lộ 22B. Tại đây du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy nơi ở và làm việc của Ủy ban Trung Ương Mặt trận, nhà văn phòng, hội trường, nhà ăn và bếp Hòang Cầm. Nơi mà nhà thơ Hưởng Triều từng ưu ái viết lên những vần thơ: Một

GVHD: Vũ Ngọc Long

đời người phải về Tây Ninh ít ra một chuyến! Rón rén mà về. Thương mà thăm viếng.

Di tích 4: Căn cứ chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân dân ta buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán “ chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình”. Mỹ xuống thang chiến tranh và áp dụng “Học thuyết Ních Xơn”, “Đổi màu da trên xác chết”, bằng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Trong bối cảnh lịch sử đó, Đảng ta chủ trương thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Ngày 6 tháng 6 năm 1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam cùng các lực lượng yêu nước khác đã tiến hành Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam. Đại hội đã bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch. Bên cạnh Chính phủ còn có một Hội đồng cố vấn Chính phủ do luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu. Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một thắng lợi to lớn về mặt chính trị và ngoại giao của Cách mạng miền Nam. Từ những cánh rừng sâu căn cứ địa ở Tây Ninh, Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Thị Bình đã bay sang thủ đô nước Pháp, đại diện cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời trên bàn hội nghị Pari lịch sử. Từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 11 năm 1975, đại biểu hai miền Nam, Bắc họp hội nghị hiệp thương tại Sài Gòn thực hiện thống nhất đất nước. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam làm tròn sứ mệnh cao đẹp của mình trong chiến tranh giải phóng, đã hòa nhập vào Chính phủ của một nước Việt Nam thống nhất.

Ngày nay khu di tích căn cứ C tại Trảng A Lân xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh được bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận Di tích

GVHD: Vũ Ngọc Long

Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Khu di tích Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lưu trữ trong lòng rừng với hội trường, nhà ăn, văn phòng làm việc các cơ quan Chính phủ, Đài phát thanh Giải phóng, nhà bia tưởng niệm…mãi mãi là chứng tích vẻ vang và quý giá của một thời Nhà nước sinh ra từ nhân dân , cùng nhân dân đánh giặc.

Di tích 5: Đài Phát thanh Giải phóng.

Đài giải phóng ra đời năm 1960 tại vùng Lò Gò-Bến Ra-Tà Nốt, khu “đại bản doanh” của cơ quan Tuyên huấn Xứ ủy, đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông, nay thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Mọi người phải làm việc ngày đêm, cất nhà xây hầm đặt máy nổ, hầm đặt máy phát, phòng thu. Đài còn mua được máy phát điện cỡ lớn và máy ghi âm lọai tốt qua con đường Nam Vang, sử dụng thu được tốp nhạc của đoàn Văn Công Giải Phóng, các bóng đèn công suất cao được Hà Nội chi viện. Mùa xuân năm 1962, Đài phát thanh Giải phóng ra mắt tại chiến khu R. Đài Phát thanh trở thành công cụ thông tin quan trọng của cách mạng miền Nam, là phương tiện truyền đạt nhanh nhất chỉ thị của Trung ương Cục đến các cấp.

Nhờ làn sóng của Đài Giải phóng, những tin chiến thắng, xa luận, thông cáo quân sự, bài viết có tính chất chỉ đạo của Bộ tư lệnh Miền nhanh chóng được chuyển đến từng đơn vị, địa phương, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, không những có sức động viên cổ vũ rất kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân ta mà Đài còn phân tích những âm mưu, thủ đọan chiến tranh mới của địch, chỉ đạo phương châm phương thức tác chiến đánh bại âm mưu, thủ đọan của địch. Có thể nói, Đài phát thanh Giải phóng đã đóng góp phần quan trọng trong việc phát động toàn thể các lực lượng vũ trang cũng như nhân dân, các phong trào thi đua giết giặc lập công như thi đua Ấp Bắc, thi đua “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Trong lúc kẻ địch tìm mọi cách đẩy mạnh chiến tranh tâm lý thì tiếng nói của Đài là liều thuốc củng cố niềm tin tất thắng của các lực lượng vũ trang nhất là những đơn vị họat

GVHD: Vũ Ngọc Long

động riêng lẻ, họat động sâu trong lòng địch. Nhận rõ được vai trò to lớn của Đài phát thanh Giải phóng, Mỹ mở cuộc hành quân đánh sâu vào căn cứ R, tìm mọi cách hủy diệt. Cán bộ, nhân viên Đài Giải phóng vừa cầm súng chiến đấu bảo vệ Đài, bảo vệ tiếng nói của Mặt trận trong mọi tình huống vừa khắc phục khó khăn về phương tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo làn sóng không bị gián đoạn giữ vững làn sóng liên tục trong suốt 14 năm, 7 tháng.

Mọi kỹ thuật thở ấy có thể đã đi vào dĩ vãng nhưng cái hồn để làm nên tiếng nói đại nghĩa mãi mãi mang sức sống.

Di tích 6: Hãng Phim Giải phóng

Ngày 12 tháng 9 năm 1962, trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, xưởng phim Giải phóng đã được thành lập tại Lò Gò Tà xia Xa-Mát cụ thể là Suối Cây, Bến Ra.

Cuối năm 1962, Đại hội MTGPMN lần thứ nhất được tổ chức, Đòan điện ảnh đã có mặt ghi lại những hình ảnh lịch sử đầu tiên của Cách mạng giải phóng miền Nam. Những thước phim âm bản đầu tiên được tráng ra rất tốt bằng ánh sáng mặt trời và đèn măng sông. Tráng xong phim âm bản phải in ra dương bản mới chiếu được. Đòan dùng máy quay phim 16 ly để in, người ta thiết kế máy quay chỉ dùng một phim mà thôi, nhưng để in ra một dương bản phải ghép hai phim âm dương cho chạy trên máy cùng một lúc, trục trặc liên tục xảy ra, mỗi lần in một cảnh, sau đó nối lại, cứ thế hết cảnh này đến cảnh khác, rất mất thời gian lại phải in bằng ánh sáng mặt trời nên rất thụ động, có khi một vài mét phim phải mất cả buổi. Một thời gian sau đó lãnh đạo quyết định thành lập xưởng phim Giải phóng. Tất cả tài sản của xưởng phim chỉ có thể chở trọn trên vài chiếc cộ trâu kéo lúa thế mà sản xuất ra được phim làm cho thế giới phải khâm phục.

Đầu năm 1970 máy bay Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc và kiểm soát đường mòn Hồ Chí Minh ác liệt hơn và mức độ ngày càng dày đặc hơn, nên việc đưa phim đã quay ở chiến trường miền Nam ra Bắc làm âm thanh trở nên khó

GVHD: Vũ Ngọc Long

khăn và chậm trễ. Phải mất hàng năm trời mới có phim về để chiếu nên tính thời sự không còn kịp thời nữa. Trước tình hình đó, Cục Điện ảnh Giải phóng thuộc trung ương Cục miền Nam đề ra chủ trương làm phim có âm thanh ngay tại chiến trường và sản xuất bản phim 16mm hàng lọat để chiếu ngay trong vùng giải phóng do cách mạng kiểm soát. Giữa năm1971 đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên được cử vào chiến trường công tác. Từ thời điểm lịch sử này một giai đoạn hòa âm phim tại chiến trường, ngay tại căn cứ của Xưởng phim Giải phóng đã trở thành sự thật. “Tiếng hát học đường” là phim tài liệu đầu tiên của đạo diễn Lê Văn Duy được anh Mai Lộc chọn làm đầu tiên. Tiếng động thật cho phim là những cuộc đấu tranh tuần hành của sinh viên Sài Gòn được trích ra từ đường tiếng quang học các phim của Sài Gòn cũ và phim tài liệu tiếng Nhật. Giữa rừng già Tây Ninh bạt ngàn nắng gió, vang lên lời thuyết minh có lúc sâu lắng, lúc giục giã cùng với âm nhạc rộn ràng thúc giục của nhạc phẩm “Dậy mà đi”. Những thước phim tài liệu có khi phải đánh đổi bằng xương máu này đã cổ vũ tinh thần cho nhân dân ta trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Không ít các nghệ sĩ, chiến sĩ đã ngã xuống trên chiến trường trong khi vẫn còn cầm trên tay chiếc máy quay phim.

Hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10/9/1976, xưởng phim Giải phóng phát triển thành Xí nghiệp phim Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 3/4/1989, Xí nghiệp phim Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Hãng phim Giải phóng. Trên suốt chặng đường dài phát triển cùng đất nước, hãng phim đã để lại trên 130 bộ phim truyện, 240 bộ phim tài liệu, 75 bộ phim họat hình.

Di tích 7: Nhà in Trần Phú

Năm 1961, sau khi miền Nam đồng khởi và thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng, tại khu rừng phía Đông sông Mã Đà (vùng lòng hồ Trị An bây giờ), tuy chưa chính thức với danh nghĩa là nhà in Trần Phú, nhưng bộ phận in stencil của ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam được thành lập do đồng chí Hai

GVHD: Vũ Ngọc Long

Thông phụ trách. Cuối năm 1961, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục từ chuyển về căn cứ Tây Ninh, bộ phận in cũng chuyển về đây - vùng Suối Cây.

Cách mạng miền Nam ngày một lớn mạnh, yêu cầu về in ấn của Đảng và cách mạng ngày một cao. Một bộ phận in stencil không thể nào đáp ứng được. Ban Tuyên huấn Trung ương Cục đặt ra là phải có một nhà in chữ chì. Một bộ phận tách từ bộ phận in stencil đi xây căn cứ mới và bắt tay vào việc đóng máy in, hộc chữ cùng một số phương tiện bằng gỗ khác.

Đồng chí Nguyễn Khắc Tư, người đã đóng máy in Giải phóng từ nhà in Phan Văn Mãng, Long An, được Trung ương Cục điều về cùng 2 đồng chí khác ra vùng gần địch cưa những trụ sắt cầu, cột dây thép, đậy những khối bê tông để lấy sắt 12 ly, đến những đồn bót cũ của địch để lấy trụ kẽm gai, cưa gỗ lớn để làm

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w