Khu hệ chim

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát (Trang 46 - 47)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT

4.3.2.2. Khu hệ chim

Kết quả điều tra của Phân Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (FIBI-1999), Jonathan Eames (2001) và của các cán bộ Viện Tài nguyên Môi trường, sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Tây Ninh kết hợp với tổ chức Birdlife quốc tế tại Việt Nam tháng 10/2001 đã phát hiện tổng số loài Chim được ghi nhận tại khu vực LGXM là 179 loài (Ngày 12/4/2005 có 3 con sếu đầu đỏ được anh em kiểm lâm ghi nhận là đang kiếm ăn và nghỉ ngơi tại VQG đây là những tài nguyên du lịch sinh thái vô giá mà không phải nơi nào cũng có được)

Các loài có độ phong phú cao và phân bố rộng, hiện diện ở nhiều khu vực khác nhau như: Vẹt ngực hồng (Psittacula alexandri), Cu gáy (Streptopelia chinensis), Vàng anh đầu đen (Oriolus xanthornus), Chèo bẻo đen (Dicrurus macrocercus), Bông lau họng vạch (Pycnonotus finlaysoni), Sáo sậu (Sturnus nigricolis), Yến cọ (Cypciurus balasiensis).

Do thời gian nghiên cứu có hạn, một số loài Chim di cư không có mặt tại thời điểm tiến hành điều tra nên các chuyên gia dự đoán tổng số loài Chim tại

GVHD: Vũ Ngọc Long

khu vực có thể dao động trên dưới 250 loài, khá cao so với hầu hết các VQG tại Việt Nam.

Các loài quí hiếm trong các sinh cảnh rừng cũng tương đối lớn với sự xuất hiện của Vẹt má xám Psittacula eupatria, Gầm gì lưng xanh Ducula badia, 3 loài Cu xanh, 2 loài Chim mỏ sừng và 3 loài Gà lôi. Sự hiện diện của các loài này tại Lò Gò Sa Mát là thường xuyên hơn hầu hết các khu bảo vệ khác tại Việt nam điều đó cho thấy rằng rừng tại LGXM còn khá tốt cũng như việc săn bắn trong khu vực là tương đối thấp.

Có ít nhất 17 loài chim nước quan trọng trong các sinh cảnh đất ngập nước, trong đó có một số loài chỉ sống ở các vùng đất ngập nước bên trong rừng như Cuốc chân đỏ Rallina fasciata, Cò nhạn Anastomus oscitans. Đặc biệt, loài Cò nhạn trước đây đã từng coi như gần bị tuyệt chủng tại Việt nam, chỉ còn được ghi nhận tại khu Bảo tồn Thiên nhiên U Minh Thượng và VQG Cát Tiên nhưng với số lượng rất nhỏ. Ngoài ra còn có 7 loài chim Bói cá, 3 trong số 7 loài này chỉ sống tại các trảng trong rừng như Bồng chanh đỏ Ceyx erithacus, Sả vằn Lacedo pulchella và Sả mỏ rộng Halcyon capensis và 10 loài chim ăn thịt ( có 1 loài trong sách đỏ Việt nam là Diều Xám.)

Có ít nhất là 2 loài Chim đặc hữu (Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini,ø Chích chạch má xám Macronous kelleyi) và 8 loài khác có mặt trong sách đỏ Việt Nam và IUCN (2000) là: Hạc cổ trắng Ciconia epsicopus, Cò nhạn

Anastomus oscitans, Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini, Gà lôi hông tía

Lophura diardi, Sếu Đầu đỏ Grus antigone, Sả mỏ rộng Halcyon capensis, Hồng hoàng Buceros bicornis, Đuôi cụt bụng vạch Pitta elliotii.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w