Khu BTTN Pù Hoạt vừa mới được thành lập, do đó rất cần thiết và cấpbách phải lập các quy hoạch, dự án để định hướng hoạt động bảo tồn và pháttriển bền vững các loài động- thực vật rừng đ
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu BTTN Pù Hoạt là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Nghệ An, cách TP Vinh 150 km về phía Tây Bắc Khu BTTN PùHoạt được chuyển đổi từ Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong theo Quyếtđịnh số 1109/QĐ-UBND, ngày 02/04/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ
An Diện tích được giao quản lý 90.701 ha, trong đó vùng lõi 36.226 ha,vùng đệm 18.749 ha, vùng phòng hộ 35.726 ha Theo Quyết định số590/QĐ-UBND ngày 19/02/2014 về việc phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn vàphát triển bền vững rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hoạt giai đoạn 2013-2020” thì diện tích quản lý của Khu BTTN Pù Hoạt là 85.761,43ha, trong đórừng đặc dụng 34.589,89 ha, rừng phòng hộ 51.171,54 ha Khu BTTN PùHoạt còn có vai trò to lớn trong trong việc phòng hộ đầu nguồn cung cấpnước cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường, là đầu nguồn của 2 hệthống sông lớn là Sông Hiếu ở Nghệ An, Sông Chu ở Thanh Hóa, trong đó lànguồn sinh thủy của các thủy điện Hủa Na, Sao Va, Bản Mồng, Cửa Đạt…
Khu BTTN Pù Hoạt từ xưa đã nổi tiếng là vùng có khu hệ động, thựcvật rừng rất phong phú và đa dạng Trong đó có nhiều loài động thực vậtquý hiếm cần được bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn gen Là khu rừng đặcdụng nằm trong “Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An” đã đượcUNESCO công nhận ngày 20-9-2007 Có giá trị đa dạng hệ sinh thái và cảnhquan, đa dạng loài và nguồn gen cao, đặc biệt có cây Sa mu dầu to lớn nhấttrong rừng tự nhiên, là biểu tượng không chỉ riêng cho Pù Hoạt mà cho cảtoàn bộ thực vật Việt Nam
Pù Hoạt có nhiều địa danh nổi tiếng như Thác Sao Va, Thác Bảy Tầng,Đền Chín Gian Những danh thắng này tạo nên một quần thể cảnh quan kì
vĩ cùng với nhiều bản sắc văn hóa dân tộc nên từ lâu, là nơi thăm quan dulịch sinh thái lí tưởng cho du khách trong và ngoài nước Mỗi năm, có hàngngàn lượt du khách trong và ngoài nước tới đây thăm quan, du lịch và tìmhiểu thiên nhiên
Khu BTTN Pù Hoạt vừa mới được thành lập, do đó rất cần thiết và cấpbách phải lập các quy hoạch, dự án để định hướng hoạt động bảo tồn và pháttriển bền vững các loài động- thực vật rừng đặc hữu quí hiếm, cũng như làm
cơ sở để xây dựng các dự án đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bảotồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, phòng hộ, phát triểnkinh tế xã hội vùng đệm, khai thác hiệu quả về tiềm năng du lịch sinh thái,
du lịch tâm linh, nơi nghỉ dưỡng kết hợp giáo dục môi trường phù hợp vớitình hình thực tiễn và yêu cầu của chiến lược quản lý hệ thống các khu rừngđặc dụng Việt Nam
Trang 2Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng du lịch nhằm khai thác và phát triển dulịch sinh thái của Khu BTTN Pù Hoạt phù hợp với xu thế phát triển chung, là
cơ sở lập quy hoạch phát triển du lịch sinh thái nhằm đáp ứng mục tiêu bảo tồn
đa dạng sinh học, phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Vì vậy, Ban quản lýKhu BTTN Pù Hoạt đã phối hợp cùng Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệpNghệ An điều tra, khảo sát lập Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái củaKhu BTTN Pù Hoạt Nội dung báo cáo gồm các phần sau:
Phần thứ nhất: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Phần thứ hai: Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Phần thứ ba: Mục tiêu, Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần thứ tư: Kết quả nghiên cứu
Phần thứ năm: Kết luận và kiến nghị
Trang 3Phần 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Du lịch sinh thái được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảotồn đồng thời Phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững Tại hội nghị cácVườn Quốc gia thế giới lần thứ V do IUCN tổ chức đã khẳng định “Du lịchsinh thái ở trong và ngoài khu bảo tồn là một phương pháp bảo tồn: hỗ trợ, tăngcường nhận thức về các giá trị quan trọng của Khu bảo tồn như giá trị sinh thái,văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ, giải trí và kinh tế; đồng thời tạo thu nhập phục vụbảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản văn hóa Du lịch sinhthái cũng đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng bản địa”
Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảotồn và phát triển bền vững Ở Costa Rica và Nê Pan, Thái Lan… một số chủtrang trại chăn nuôi đó bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, dobảo vệ rừng mà họ đó biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạtđộng tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việclàm mới cho dân địa phương
Ở Ecuado sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapze đểgiúp duy trì toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia Tại Nam Phi, du lịch sinh tháitrở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ởnông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạtđộng du lịch sinh thái
Chính phủ Nhật Bản cũng tích cực khuyến khích phát triển du lịch sinhthái với những chính sách rõ ràng, thành lập các đơn vị chuyên trách và các quỹnhằm duy trì và phát triển nghành Du lịch hướng tới thiên nhiên để tăng cườngcông tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia Theo báo cáo về xuhướng du lịch của khách du lịch Nhật Bản do Công ty giao thông Nhật Bảnthực hiện vào năm 2004, loại hình du lịch được khách du lịch Nhật Bản ưathích nhất là du lịch tắm suối nước nóng (chiếm 57,9 %) Xếp thứ 2 là du lịchhướng tới thiên nhiên (45,7%) Nhận thức về du lịch sinh thái của người dâncũng cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây
Hector Ceballos Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịchsinh thái, định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinhthái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn vớinhững mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh
Trang 4và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ
và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này Năm 1994 nước Úc đãđưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sựgiáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặtsinh thái Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mụcđích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên củamôi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơhội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chínhcho cộng đồng địa phương” Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là
du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệvới mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục
du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế
và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên kích tôn trọng các giátrị về văn hóa và quyền con người Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái (TheInternatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với cáckhu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dânđịa phương” Nghiên cứu về những yêu cầu cơ bản đối với phát triển du lịchsinh thái tại các khu BTTN và VQG, theo Drumm thì những yếu tố dưới đây cóvai trò quyết định đối với việc tổ chức thành công hoạt động DLST là:
- Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN và VQG
- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhàđiều hành tour và các cơ quan tổ chức phi chính phủ
- Tôn trọng văn hóa truyền thống địa phương
- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và chocác bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân
- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN
- Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảotồn
Theo Tổ chức du lịch thế giới (WTO) nguyên tắc phát triển du lịch sinhthái là:
- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá tìm hiểu tựnhiên và con người Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động DLST
- Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng và tàinguyên ở các VQG, KBT nói chung Cụ thể là DLST phải được tổ chức có tínhkhoa học, có tính giáo dục môi trường cao, đồng thời đem lại lợi nhuận tái phục
vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học
Trang 5dân địa phương, những người có quyền quyết định cho sự phát triển VQG vàtrong công tác hoạch định du lịch.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng ta có thể thấy, nếu các hoạt động
du lịch mà không đáp ứng được các tiêu chí trên thì không thể xem là DLST
* Kinh nghiệm phát triển DLST tại một số VQG và khu BTTN trên thếgiới:
- DLST ở VQG Galapagos
Vườn Quốc gia Galapagos ở Equado không chỉ là một VQG mà còn làmột di sản thế giới, một khu dự trữ sinh quyển, và giời đây còn là một khu dựtrữ sinh thái biển Về mặt vị trí thì VQG Galapagos nằm tách khỏi lục địa, cómôi trường phù hợp cho các loài sinh vật thích nghi như Rùa, Kỳ đà, Chim sẻ,Xương rồng khổng lồ và họ hàng Hướng dương, Chim cốc không bay, Chimbói cá và nhiều giống động thực vật khác
Galapagos có lẽ là một trong những nơi thuận lợi nhất trên thế giới đểnghiên cứu về tiến hóa của hệ sinh thái Được thưởng thức những quang cảnhđại dương, ven biển và đất liền Nơi động vật hoang dã đã tiến hóa và nhưkhông có chút sợ hãi nào đối với con người đây chính là một cảm giác thật khó
so sánh
Khác với các VQG khác ở Equado và các nước Châu Mỹ la tinh khác,nơi có thể có người sống hợp pháp hoặc không hợp pháp trong phạm vi đượcbảo vệ, người dân ở Galapagos không được pháp sống trong VQG Họ tậptrung ở khoảng 4% diện tích của quần đảo trên đất thuộc sở hữu tư nhân Hầuhết khách tham quan từ đất liền đi bằng máy bay đến các đảo, sau đó đi thămthú bằng các tua du lịch được thiết kế sẵn
Sau mười năm đầu kể từ khi đón khách, chiến lược quản lý và hỗ trợquản lý đầu tiên của VQG được thực hiện tương đối suôn sẻ với một số lượngnhỏ du khách và phát triển liên tục trong nhưng năm 1970 Từ ban đầu có 7000khách tham quan đến năm 1973 là 12.000 khách, năm 1981 là 2.500 khách vànăm 1989 đã thu hút gần 42.000 khách Sau đó, sự sa sút của nền kinh tế khuvực đã dẫn đến việc giảm ngân sách của dịch vụ DLST ở VQG Galapagos.Nhưng với những biện pháp hữu hiệu cộng với sự hỗ trợ nỗ lực của các tổ chứcquốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ môi trường toàn cầu đã làm vực lại sựphát triển DLST ở đây
Chuyến du lịch truyền thống ở đây là một chuyến đi chơi biển bằng tàuthủy kéo dài một tuần đến các điểm du lịch khác nhau Những năm gần đâyGalapagos phải tiếp ngày càng tăng lượng khách tới thăm, các nhà điều hành đãrất linh hoạt, ngoài tour Du lịch truyền thống thì họ đã tổ chức các tour ngắn
Trang 6ngày hơn, thậm chí là 1 ngày, để phù hợp hơn với các đối tượng khách khácnhau Nhìn chung các hoạt động đã đem lại lợi nhuận cao cho VQG Galapagos
và cộng đồng người dân ở đây Hiện có 6 du thuyền, bốn tàu thủy (chở được từ
34 người đến 90 người), 75 thuyền máy lớn và 10 thuyên buồn những nămgần đây nhu cầu cấp phép hoạt động thuyền du lịch ở đây là rất lớn, đã có nhiềubất cập xảy ra trong hoạt động này song Ban quản lý VQG và chính phủEquador đã có những điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế phù hợp số lượngthuyền hoạt động Với nguồn thu 40 USD lệ phí vào VQG và nguồn phí từ cáchoạt động của các nhà điều hành du lịch được dùng để phục vụ cho các hoạtđộng của Vườn và hỗ trợ các hoạt động bảo tồn ở các khu bảo tồn khác ởEquador, đây là những đóng góp đáng kể mà không phải các VQG khác trênthế giới làm được Hiện nay thì Galapagos đang được coi là mỏ vàng củaEquador
- Một số kinh nghiệm của việc phát triển DLST ở VQG Galapagos:
+ Các hoạt động dịch vụ VQG đã được tổ chức tập huấn cẩn thận vàđược cấp chứng nhận cho các hướng dẫn viên, các hướng dẫn viên này sẽ đicùng với tất cả các đoàn tham quan, vừa đóng vai trò hướng dẫn vừa kiểm soátcác hoạt động không tốt cho môi trường của khách du lịch
+ Phương tiện tham quan là đa phần bằng thuyền, các dịch vụ ăn nghỉđiều ở trên thuyền phần nào đã giảm tác động vào các khu vực tham quan củakhách Khu tham quan thường ngắn và có ranh giới rõ ràng Các hành trình củachuyền tham quan điều được cố định và không được vào các khu vực chưa bịxâm nhập của các loài nhập nội
+ Các phương tiện hoạt động dịch vụ ở VQG điều kiểm soát và cấp phépkhá chặt chẽ
+ Các hoạt động của VQG điều được phân vùng quản lý và có chiến lượcquản lý các hoạt động DLST
- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ những mô hình Du lịch Sinhthái ở các VQG trên thế giới
Qua việc tìm hiểu hoạt động DLST ở các VQG và khu BTTN trên thếgiới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm khi tiến hành hoạt động DLST ởcác khu rừng đặc dụng của Việt nam nói chung và Khu BTTN Pù Hoạt nóiriêng
- Du lịch sinh thái phải được nhận thức một cách đầy đủ, phải được xem
là công cụ thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển bền vững, bảo tồn để pháttriển, phát triển không đe dọa đến lợi ích của các thế hệ mai sau
Trang 7dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các đối tượng trực tiếp hoặc giántiếp sử dụng tài nguyên đến các tầng lớp nhân dân.
- Tại các khu rừng đặc dụng, du lịch sinh thái vẫn mới mẻ và có vị tríđộc lập Chính vì thế trong việc đánh giá tài nguyên, nghiên cứu thị trường,chiến dịch quảng bá, chia sẻ lợi ích cộng đồng, phát triển chuỗi giá trị, đào tạonhân lực, chính sách đầu tư phát triển cũng cần có phương pháp tiếp cậnriêng
- Cần có cơ chế quản lý phù hợp trong đó có sự tham gia của người dânđịa phương để có thể quản lý tài nguyên và hoạt động du lịch hiệu quả Đảmbảo tính thống nhất giữa các cơ quan quản lý Quản lý chặt chẽ việc cấp phépxây dựng và hoạt động của các cơ sở dịch vụ DLST, tránh tình trạng xây dựng
ồ ạt, lấn chiếm đất, phá vỡ cảnh quan tự nhiên và làm mất cân đối cung cầutrong vùng dự án
- Cần có chính sách phù hợp nhằm phân phối rộng rãi hơn thu nhập dulịch Thu nhập du lịch phải được sử dụng để duy trì hoạt động du lịch và pháttriển cộng đồng địa phương, tránh tình trạng thu nhập chỉ tập trung vào mộtnhóm nhỏ, còn đa số người dân địa phương không được hưởng lợi gì từ việcphát triển DLST
- Diễn giải và giáo dục môi trường là không thể xem nhẹ mà cần phảiquan tâm đầu tư đúng mức, nếu không sẽ đi chệch mục tiêu và trái nguyên tắc
du lịch sinh thái, có thể nó không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế
- Nghiên cứu về tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST là cơ sở để triển khai và khai thác các loại hình DLST.Nghiên cứu về tài nguyên du lịch sinh thái trên thế giới đã từng bắt đầu từnhững năm 50 của thế kỷ 20 Từ trước những năm 80 của thế kỷ 20, tài nguyên
du lịch sinh thái được định nghĩa là những khu cảnh quan thiên nhiên đẹp cósức hấp dẫn du lịch và sự hấp dẫn đó được đánh giá chủ yếu thông qua khảnăng chi trả tự nguyện của du khách thông qua tiền vé tham quan Du khách đi
du lịch tại những khu cảnh quan thiên nhiên đẹp chủ yếu là để ngắm cảnh, giảitrí và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng
Theo Clawson và Knelsch(1985) thì tài nguyên DLST lấy hệ sinh thái tựnhiên làm trọng tâm, việc khai thác loại hình tài nguyên này cho mục đích dulịch phải nhấn mạnh đến công tác bảo vệ môi trường tự nhiên và gắn liền với sựphát triển bền vững về kinh tế xã hội của khu vực Trên quan điểm này, nhữngnơi có thể khai thác phát triển du lịch sinh thái chủ yếu là những khu bảo tồnthiên nhiên, công viên rừng, khu danh lam thắng cảnh, các khu vườn động, thựcvật
Trang 8Theo Lindberg (1991), nếu xét về phạm trù tài nguyên DLST thì tàinguyên DLST gồm tài nguyên DLST tự nhiên và tài nguyên DLST nhân văn,nếu xét trên cơ sở nguyên nhân hình thành thì tài nguyên DLST được phânthành phần tài nguyên DLST nguyên sinh và tài nguyên DLST thứ sinh; cònnếu xét trên cơ sở động cơ đi du lịch thì tài nguyên DLST gồm loại tài nguyênDLST nghỉ dưỡng, tài nguyên DLST thám hiểm, tài nguyên DLST rèn luyệnsức khỏe và loại hình tài nguyên DLST phong cảnh.
Theo Yuan Shu Qi (2004), dựa trên đặc điểm phân bố của tài nguyênDLST trong không gian đã phân tài nguyên DLST thành 5 loại hình tài nguyêngồm: tài nguyên DLST đồi núi, tài nguyên DLST biển, tài nguyên DLST sông
hồ, tài nguyên DLST đất ngập nước, tài nguyên DLST thảo nguyên
Qua một số quan điểm về tài nguyên DLST nói trên, có thể thấy nhậnthức về tài nguyên DLST vẫn còn có những điểm chưa thống nhất Song đa sốđều đề cập đến các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên
Theo quan điểm của chúng tôi, thì tài nguyên DLST ở đây không chỉ đơnthuần là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn mà nó bao hàm tất cảcác nhân tố sinh thái và hiện tượng sinh thái như chuỗi thức ăn, tính đa dạngsinh học, sự biến đổi cảnh quan theo thời tiết có khả năng hấp dẫn du lịch
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Tổng quan về hệ thống Khu bảo tồn Việt Nam
Thuật ngữ “Rừng đặc dụng” là tên gọi chung cho các Khu bảo tồn thiênnhiên, VQG của Việt Nam được thiết lập ở các hệ sinh thái rừng Lịch sử xâydựng hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam đã có chiều dài trên 40năm kể từ ngày thành lập Khu rừng cấm Cúc Phương (hiện nay là Vườn quốcgia Cúc Phương) – Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam Tuy vậy,
do hoàn cảnh chiến tranh và đất nước gặp nhiều khó khăn sau chiến tranh nênquá trình này bị gián đoạn và tiến triển chậm (Viện ĐTQHR, 1998) Có thểchia lịch sử xây dựng hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam thành 2 giai đoạnlớn như sau: 1962 -1986 và 1987 đến nay
- Giai đoạn từ 1962 đến 1986:
Đây là giai đoạn điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm và xây dựng các khurừng đặc dụng cũng như bước đầu xây dựng qui chế quản lý rừng đặc dụng ởnước ta Ngày 7/7/1962, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 72/TTg thànhlập Khu rừng cấm Cúc Phương bắt đầu cho thời kỳ điều tra khảo sát xây dựng
hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam Trong những năm từ 1962-1975, do miềnNam tạm thời bị đế quốc Mỹ chiếm đóng nên công tác điều tra khảo sát chỉ tiếnhành ở phía Bắc Việt Nam Có 9 khu rừng cấm được để xuất thành lập trong
Trang 9Sau ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (1975) công tác điều tra, khảo sát xây dựng hệ thống rừng đặc dụng quốc gia được mở rộng trêntoàn quốc Ngày 24/1/1977, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 41/TTgthành lập thêm 10 khu rừng cấm, trong đó có 3 Khu bảo tồn thiên nhiên và 7khu Văn hoá-Lịch sử: Đền Hùng, Pắc Pó, Bắc Sơn (Mỏ Rẹ), Tân Trào (NúiHồng), Đảo Ba Mùn, Ba Bể, Ba Vì, Núi Tam Đảo, Bán đảo Sơn Trà và Khurừng thông TP Đà Lạt Tiếp đó, ngày 7/7/1978, Thủ tướng Chính phủ kýQuyết định số 41-TTg thành lập Khu rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên Giai đoạnnày, khái niệm về hệ thống rừng đặc dụng ở nước ta còn rất đơn giản Tất cảđược gọi chung dưới tên “Rừng cấm” với 2 loại hình là: Khu bảo tồn thiênnhiên và Khu Văn hoá-Lịch sử Các qui chế quản lý tập trung chủ yếu vào việcngăn cấm sự tiếp cận của người dân địa phương đến tài nguyên thiên nhiên củacác khu rừng cấm Điều 3, Quyết định số 41-TTg, ngày 24/1/1977 của Thủtướng Chính phủ về việc quy định các khu rừng cấm ghi:
“ Việc quản lý, bảo vệ rừng và xây dựng các khu rừng cấm phải theo những nguyên tắc sau đây:
- Không được làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của rừng cấm Muốn xây dựng các công trình lớn trong khu vực rừng cấm phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.
- Không được khai thác, chặt hạ, săn bắt, gây tiếng ồn hoặc làm bất cứ công việc nào khác có hại đến điều kiện sinh sống và phát triển bình thường của các loài động vật, thực vật trong rừng cấm.
- Không được đốt lửa hoặc làm ô nhiễm môi trường trong các khu rừng cấm Những trường hợp cần thiết phải chặt hạ cây cối, săn bắt lấy tiêu bản động vật, thực vật, hoặc đốt lửa dùng cho sinh hoạt trong rừng cấm phải do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp xét và quyết định Bộ Nông nghiệp phải có kế hoạch trồng thêm cây và gây thả phục hồi số lượng các loài chim, thú trong các khu rừng cấm”.
Từ năm 1983, việc xây dựng các khu rừng đặc dụng được quan tâm nhiềuhơn Hàng loạt các khu rừng đặc dụng được khảo sát và đề xuất Khu rừng cấmCôn Đảo ra đời ngày 01/03/1984 theo Quyết định 85-CT của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng Ngày 9/8/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số
194-CT công nhận 73 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích là 769.512 ha, đưa hệthống rừng đặc dụng của nước ta lên 86 khu với tổng diện tích gần một triệu hécta
Đến thời kỳ này khái niệm về rừng đặc dụng của nước ta cũng đã cónhững bước tiến đáng kể Thuật ngữ “Rừng cấm” được thay thế bằng thuật ngữ
“Rừng đặc dụng” thể hiện có những thay đổi trong nhận thức về bản chất củacác khu rừng này Ngày 30/12/1986, Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã ra Quyết định số
Trang 101171 ban hành “Quy chế quản lý rừng đặc dụng” Văn bản này lần đầu tiên đưa
ra định nghĩa và xác định rõ chức năng, tiêu chuẩn lựa chọn của 3 loại hình phân loại rừng đặc dụng của Việt Nam:
“Định nghĩa và chức năng: Rừng đặc dụng là một thành phần của vốn rừng quốc gia, được xây dựng nhằm các mục tiêu sau đây:
- Bảo tồn các mẫu sinh cảnh rừng khác nhau.
- Bảo tồn nguồn gen động vật và thực vật rừng.
- Bảo tồn các khu rừng có giá trị về cảnh quan, văn hoá, lịch sử và bảo
vệ sức khoẻ.
- Nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo.
Phân loại và phân cấp quản lý: Rừng đặc dụng do ngành Lâm nghiệp thống nhất quản lý và được phân loại, phân cấp quản lý như sau:
1 Vườn quốc gia: là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích văn hoá, phục vụ tham quan du lịch Các Vườn quốc gia do Bộ Lâm nghiệp quản lý và xây dựng.
2 Khu bảo tồn thiên nhiên: là khu bảo vệ có giá trị khoa học, giữ nguồn gen động vật và thực vật, có thể mở cho nghiên cứu khoa học, nhưng không mở rộng cho việc phục vụ du lịch hoặc các nhu cầu văn hoá khác Các Khu bảo tồn thiên nhiên tuỳ theo diện tích, tính chất quan trọng do Bộ Lâm nghiệp quản lý hoặc do UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng Riêng các Khu bảo tồn thiên nhiên nằm trong các Liên hiệp lâm nông công nghiệp do ngành Lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng.
3 Khu rừng Văn hoá- Lịch sử- Môi trường: là khu rừng có các di tích lịch
sử, văn hoá và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ hoặc bảo vệ môi trường, có tác dụng phục vụ tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi Các khu rừng do Bộ Lâm nghiệp thống nhất quản lý và tuỳ theo diện tích và tính chất mà có thể giao cho các ngành có liên quan quản lý xây dựng.
Tiêu chuẩn để chọn các khu rừng đặc dụng: có 4 tiêu chuẩn để chọn như sau:
- Khu vực còn rừng nguyên sinh hoặc ít bị tàn phá, đại diện cho các hệ sinh thái rừng khác nhau của nước ta.
- Khu rừng hiện đang là nơi sinh trưởng của các loài động thực vật có giá trị về khoa học và kinh tế.
- Khu rừng có các di tích lịch sử hoặc văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng.
- Khu rừng có phong cảnh đặc sắc, có tác dụng bảo vệ môi trường vui chơi, giải trí phục vụ các trung tâm dân cư lớn, nơi nghỉ mát hoặc các vùng công nghiệp.”
Trang 11- Giai đoạn từ 1987 đến nay
Trong giai đoạn này, công tác xây dựng rừng đặc dụng được đẩy mạnh,với sự quan tâm cao hơn của các cấp chính quyền từ trung ương đến địaphương, sự tham gia tích cực của các nhà khoa học trong và ngoài ngành lâmnghiệp và đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiênnhiên như: Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), Hiệp hội Bảo vệ Thiênnhiên Thế giới (IUCN), Tổ chức Birdlife Quốc tế, Tổ chức Bảo tồn Động thựcvật Quốc tế (FFI), Nhiều chính phủ và tổ chức phi chính phủ cũng đã giúp đỡ
về vồn, kỹ thuật và chuyên gia cho công tác xây dựng và phát triển hệ thốngrừng đặc dụng của Việt Nam (Viện ĐTQHR, 1998) Vì vậy, nhiều Khu bảo tồnlần lượt được xây dựng hoặc củng cố như Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn(1991), VQG Tràm Chim (1994), Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ(1994), Đến tháng 11/1997, hệ thống rừng đặc dụng của nước ta đã bao gồm
92 khu với tổng diện tích là 1.928.979 ha Trong đó, có 10 vườn quốc gia, 56Khu bảo tồn thiên nhiên và 26 khu Văn hoá- Lịch sử- Môi trường
Tuy nhiên, hệ thống rừng đặc dụng trong thời kỳ này còn có nhiều khiếmkhuyết cần khắc phục như: tỷ lệ diện tích rừng đặc dụng so với diện tích rừngcủa cả nước còn thấp, đa số các khu có diện tích nhỏ, diện tích đất không córừng (trảng cỏ, trảng cây bụi, đất canh tác nông nghiệp) chiếm tỷ lệ lớn trongcác Khu bảo tồn, tỷ lệ rừng thường xanh và các hệ sinh thái khác nhau đượcbảo vệ trong các khu rừng chưa cân đối, các khu rừng đặc dụng thường đượcthành lập ở những vùng có độ cao lớn, một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt trêntoàn cầu còn chưa được thiết lập Khu bảo tồn, (Wege et al, 1999) Vì vậy,trong những năm 1977-1978, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đềxuất phương án cải tiến qui hoạch phát triển hệ thống rừng đặc dụng của nước
ta (Viện ĐTQHR, 1998) Kết quả là một số khu được mở rộng hoặc chuyểnhạng, nhiều khu mới được đề xuất thành lập và hệ thống phân hạng cũng đượcđổi mới thành 4 loại hình (Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồnloài/sinh cảnh và Khu bảo tồn cảnh quan) thay cho 3 loại hình trước đây Đếntháng 2/2003, cả nước đã có 126 khu rừng đặc dụng được công nhận với tổngdiện tích là 2.541.675ha
Song song với việc cải tiến quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng, công tácquản lý rừng đặc dụng cũng có những bước tiến đáng kể Nhiều khu rừng đặcdụng được xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật (nay gọi là Dự án đầu tư) vàthành lập Ban quản lý Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp qui phục vụcông tác quản lý rừng đặc dụng như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (1991), Kếhoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam (1995), Quy chế quản lý rừngđặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (Quyết định 08-2001/QĐ-TTg, ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ) Đặc biệt, năm 2003,
Trang 12“Chiến lược quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm2010” đã được phê duyệt (Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg, ngày 17/9/2003của Thủ tướng Chính phủ) là định hướng quan trọng cho công tác xây dựng vàquản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên nói chung và rừng đặc dụng nói riêngcủa nước ta trong những năm tới.
1.2.2 Một số thành tựu bảo tồn đa dạng sinh học
- Hệ thống rừng đặc dụng nước ta hiện nay chiếm khoảng 7.7% diện tích
cả nước, dự kiến sẽ tăng lên 10% diện tích cả nước Đến tháng 3/2013, nước ta
có 131 khu rừng đặc dụng được quy hoạch và xác lập với diện tích 2.541.675ha,tương đương 7.7% diện tích đất nước (Bảng 1.1) Đồng thời, nước ta cũng đã quihoạch được một hệ thống các Khu bảo tồn đề xuất cho năm 2010 gồm 133 khu (32Vườn quốc gia, 52 khu dự trữ thiên nhiên, 28 Khu bảo tồn loài /sinh cảnh và 21Khu bảo tồn cảnh quan) Không kể 10 Khu bảo tồn loài/sinh cảnh biển, tổng diệntích của 123 Khu bảo tồn trên đất liền (kể cả đất ngập nước) là 2.852.310ha,chiếm 8,7% diện tích cả nước Tỷ lệ này được xem là tương đối phù hợp với yêucầu bảo tồn các hệ sinh thái và điều kiện kinh tế-xã hội đặc thù của nước ta, cũnggần đạt được như hướng dẫn của IUCN là chiếm 10% - 15% diện tích đất nước
Bảng 1: Hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam đến 3/2013
- Rừng đặc dụng đã được bố trí ở các vùng khí hậu khác nhau (vùngnhiệt đới, vùng Á nhiệt đới, vùng mưa ẩm, vùng khô hạn, vùng núi cao, vùngtrung du núi thấp, vùng đồng bằng, ), đặc biệt, là ở cả 8 vùng sinh thái cơ bảncủa nước ta
Bảng 2: Phân bố các khu rừng đặc dụng trên 8 vùng sinh thái của
Việt Nam T
Trang 13Tử, Yên Tử, Bắc Mê, Du Già, Khe Rỗ, Kim
Hỷ, Thần Sa-Phượng Hoàng, Kỳ Thượng
- 2 KBTL/SC: Na Hang, Mỏ Rẹ-Bắc Sơn
- 11 KBVCQ: An toàn khu (Thái Nguyên),
Ải Chi Lăng, Bãi Cháy, Các đảo Thác Bà,Các đảo Vịnh Hạ Long, Đền Hùng, Hồ CấmSơn, Hồ Núi Cốc, Pắc Bó, Tân Trào, YênThế
2
2
Đồng Bằng Sông Hồng
(Hà Nội, Hà Tây,
Hà Nam, Hải Phòng, Hải
Dương,Hưng Yên, Nam
Định, Ninh Binh, Thái
Bình)
- 4 VQG: Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, XuânThuỷ
- 2 KBTL/SC: Tiền Hải, Vân Long
- 5 KBTCQ: Côn Sơn Kíp Bạc, Đồ Sơn, Hoa
Lư, Hương Sơn, Kim Bình
- 1 KBTL/SC: Tam Quy
- 8 KBVCQ: Đền Bà Triệu, Bắc Hải Vân,Lam Sơn, Ngọc Trạo, Núi Chung, Săng LẻTương Dương, Yên Thành
Trang 14Ninh Thuận, Bình Thuận,
Tây Ninh, Bà Rịa, Bình
Phước, Bình Dương, TP
Hồ Chí Minh
- 5 VQG: Bù Gia Mập, Cát Tiên, Côn Đảo,
Lò Gò-Sa Mát, Núi Chúa
- 9 KBTTN: Đèo Ngoạn Mục, Kalon-SôngMao, Núi Đại Bình, Núi Ông, Tà Kou, VĩnhCửu, Bi Đúp-Núi Bà, Bình Châu-PhướcBửu, Núi Đại Bình
- 6 KBTCQ: Chàng Riệc, Chiến khu BờiLời, Dương Minh Châu, Núi Bà Đên, Núi Bà
- 2 KBTCQ: Hòn Chông, Núi Sam
Tóm lại: Với lịch sử trên 40 năm xây dựng, ở Việt Nam đã hình thànhmột hệ thống rừng đặc dụng gồm 131 khu với tổng diện tích là 2.541.675ha,chiếm 7,7% diện tích Đất nước
Hiện nay, tổng số khu rừng đặc dụng là 131, trong đó có 30 Vườn quốcgia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 12 Khu bảo tồn loài, 40 khu bảo vệ cảnh quan.Tổng diện tích các khu rừng đặc dụng trên 2,5 triệu ha và tổng diện tích rừngcủa cả nước gần 13,4 triệu ha, độ che phủ rừng toàn quốc 39,5 % (tính đến31/12/2010 theo QĐ số 1828/QĐ-BNN-TCLN, ngày 11/8/2011), tỷ lệ giữadiện tích rừng đặc dụng và diện tích rừng cả nước là 15 % (tiêu chuẩn của thếgiới 10 %) Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào chất lượng của rừng, sự phân bố
Trang 15đều trên toàn bộ diện tích tự nhiên và tính đa dạng sinh học mới có thể duy trìbảo tồn rừng.
Hệ thống quản lý các rừng đặc dụng này phụ thuộc vào từng loại rừngđặc dụng, như ở cấp Trung ương quản lý 06 Vườn quốc gia, còn lại trực thuộctỉnh, việc xây dựng và quản lý chúng dựa trên Luật bảo vệ và phát triển rừngnăm 2004; QĐ số 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 về việc ban hành tiêuchí phân loại rừng đặc dụng; QĐ số 186/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 về quy chếquản lý rừng; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 về quản lý thựcvật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mới đây là Nghị định số117/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng,đây là nghị định được xây dựng tương đối hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay,thể hiện sự thông suốt về tổ chức và quản lý rừng
Như vậy, hệ thống này đã phân bố rộng trên tất cả 8 vùng sinh thái củaViệt Nam và trên hầu khắp các vùng, địa hình, đai cao; đã bao hàm đại diện củahầu hết các hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng cũng như các loài động thựcvật quí hiếm của Việt Nam và đang có những đóng góp tích cực vào công tácbảo tồn đa dạng sinh học của Nước ta, đồng thời góp phần bảo vệ sự an toànmôi trường cho đất nước, góp phần nâng cao đời sống của các cộng đồng địaphương Sự phân hạng của hệ thồng Khu bảo tồn Việt Nam đã cải tiến đáp ứngtốt hơn nhu cầu hoà nhập quốc tế và mang tính đặc thù dân tộc Hệ thống Khubảo tồn thiên nhiên của Việt Nam vẫn đang tiếp tục được mở rộng, hoàn thiện
và phát triển
1.2.3 Nghiên cứu về du lịch sinh thái
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanhchóng ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút được sự quan tâmrộng rãi của các tầng lớp xã hội Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên,bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái đã
và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việclàm và nâng cao thu nhập cho các quốc gia cũng như cộng đồng người dâncác địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khubảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn Ngoài ra, du lịch sinh thái còngóp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua cáchoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí Chính
vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích vềkinh tế, du lịch sinh thái còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo
vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồnlợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phươngkhi tham gia vào các hoạt động du lịch
Trang 16Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dàitrên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 kmđường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo…, giàu có về đa dạng sinh học trên lãnhthổ, là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn nămđấu tranh dựng nước và giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặctrưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện pháttriển du lịch sinh thái Mặc dù có tiềm năng phát triển, song du lịch sinh thái ởViệt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu, còn là loại hình du lịch mới cả về kháiniệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ cho mục đích
du lịch Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển du lịchsinh thái còn hạn chế
Nhận thức rõ vai trò của du lịch sinh thái đối với sự phát triển của ngành
du lịch nói riêng và bảo vệ tài nguyên, môi trường đảm bảo cho sự nghiệp pháttriển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, tháng 9/1999, Tổng cục
Du lịch Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về xây dựng khungchiến lược phát triển du lịch sinh thái làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lượcphát triển du lịch Việt Nam cũng như đẩy mạnh hợp tác phát triển hoạt động dulịch sinh thái của Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế Hội nghị
đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên
có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Việt Nam là một trong những nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú,
có tính đa dạng sinh học cao và có nhiều dạng hệ sinh thái điển hình Tính đếnnăm 2009, cả nước đã có 167 khu rừng đặc dụng trong đó có 30 vườn quốc gia,
60 khu bảo tồn thiên nhiên và 38 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường vớitổng diện tích trên 2,4 triệu ha Đây chính là những là tiền đề để phát triển loạihình du lịch sinh thái Nhưng hiện nay, du lịch sinh thái ở Việt Nam vẫn đang
là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sửdụng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch sinh thái
Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030 đã định hướng phát triển Du lịch Việt Nam theo 7 vùngvới các đặc trưng riêng về loại hình và sản phẩm du lịch Bên cạnh đó địnhhướng phát triển 46 khu du lịch quốc gia, 42 điểm du lịch quốc gia làm độnglực phát triển du lịch và du lịch sinh thái cho từng vùng và cả nước
Có thể nhận thấy, định hướng phát triển các khu du lịch quốc gia củaChiến lược là tiền đề quan trọng cho công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên đểlàm động lực phát triển ngành du lịch trên phạm vi cả nước
Trang 17Thực tế cho thấy, trong số các khu du lịch quốc gia, có những khu dulịch đã được quan tâm quy hoạch từ những năm trước đây và đã đem lại hiệuquả trong công tác đầu tư, quản lý phát triển du lịch như Khu du lịch Hạ Long -Cát bà, Khu du lịch Đền Hùng (Phú Thọ), Khu du lịch Tràng An, Tam cốc –Bích Động (Ninh Bình), Khu du lịch Măng Đen (Kon Tum), Khu du lịch PhanThiết - Mũi Né (Bình Thuận), Khu du lịch đảo Phú Quốc Kiên Giang).
Một số khu du lịch vừa mới được tiến hành lập quy hoạch như Khu dulịch Mộc Châu (Sơn La), Khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Khu du lịch thácBản Giốc (Cao Bằng)
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo ngành Du lịch thực hiệncác quy hoạch Khu du lịch Điện Biên Phủ- Pá Khoang- Mường Phăng(Điện Biên), Khu du lịch Sơn Trà (Đà Nẵng), Khu du lịch núi Bà Đen (TâyNinh) Trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạchcác khu du lịch khác
Trong luật du lịch năm 2005, đã định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinhthái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địaphương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Theo quychế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.
Một số chính sách có liên quan đến phát triển DLST đã được ban hành,như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Nghị định 23 về hướng dẫn thựchiện Luật bảo vệ và phát triển rừng, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các loại rừng,Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các VQG,Khu BTTN Năm 2002, mô hình sử dụng môi trường rừng đặc dụng để pháttriển du lịch sinh thái được triển khai thí điểm tại Vườn Quốc gia Ba Vì theoQuyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Kết quả sau 6 năm thựchiện cho thấy mô hình thí điểm đã có những tác động tích cực, như giảm áp lựccho công tác bảo vệ rừng, tạo cơ hội khôi phục nghề truyền thống và giải quyếtcông ăn việc làm tại địa phương, qua đó giảm tỉ lệ đói nghèo…Tuy vẫn còn bộc
lộ nhiều bất cập, song đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của các hoạt độngDLST và bảo tồn thiên nhiên Mặc dù đã có một số chính sách khuyến khíchcác thành phần kinh tế tư nhân có thể tham gia đầu tư và quản lý hoạt độngDLST ở các VQG, nhưng cho đến nay hoạt động DLST chủ yếu vẫn do cácVQG tự tổ chức, vận hành Lợi ích từ hoạt động DLST vẫn chưa đến được vớinhững cộng đồng địa phương một cách đầy đủ
Trang 181.2.4 Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại các VQG và khu BTTN ở Việt Nam
Du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng của Việt Nam là khái niệmkhông còn mới mẻ, Vườn quốc gia Cúc Phương có lẽ là Vườn quốc gia đầu tiêncủa Việt Nam thực hiện tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và đã phát huyđược hiệu quả của loại hình này đặc biệt đối với bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạngsinh học, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện nâng cao mức sống của cộngđồng địa phương
Các hoạt động DLST ở các khu rừng đặc dụng Việt Nam chủ yếu lànghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái, tham quan hang động, tìm hiểu đời sốngđộng thực vật hoang dã và văn hóa bản địa Tuy nhiên, du khách đến các VQGmới chỉ tiếp cận được các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật, và một số loàicôn trùng
Chỉ ở VQG Cát Tiên du khách có thể quan sát được một số thú lớn nhưHươu, Nai, Lợn rừng, Cầy, Chồn, Nhím vào ban đêm Tại Cúc Phương vàTam Đảo đã xây dựng khu nuôi thú bán hoang dã để bảo tồn và phục vụ kháchtham quan Khu cứu hộ các loài Linh trưởng, trạm cứu hộ Rùa và Cầy vằn tạiVQG Cúc Phương cũng là điểm dừng chân thú vị cho khách du lịch.
Các hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thuỷsinh cũng đang thu hút nhiều khách du lịch VQG Xuân Thuỷ, với hệ sinh tháirừng ngập mặn là nơi cư trú của hàng trăm loài chim Khu BTTN Vân Long(Ninh Bình) bao gồm cả hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái rừng rừngtrên núi đá vôi với loài Voọc quần đùi quý hiếm và các loài chim nước nhưSâm cầm VQG Tràm chim là nơi bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên Đồng ThápMười với loài đặc hữu là Sếu đầu đỏ đã thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗinăm
Năm 2005: “Bản đồ du lịch sinh thái của Việt Nam”, đây là lần đầu tiênmột bản đồ chi tiết về du lịch sinh thái ở Việt Nam được xuất bản, Chươngtrình Hỗ trợ bảo tồn Việt Nam – FFI thực hiện Bản đồ được trình bày dướidạng một cuốn sách hướng dẫn về thiên nhiên Việt Nam, trong đó có nhiều ảnhchụp phong cảnh và động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng
Tuy có nhiều tiềm năng phát triển DLST song lượng khách đến cácKBTTN Việt Nam còn rất thấp Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu đềxuất tiêu chí khu DLST ở Việt Nam (2009), thì phần lớn là khách du lịch đếncác VQG và KBTTN là khách nội địa (chiếm tới 80% tổng lượng khách) vàcũng chưa thể thống kê được có bao nhiêu khách là khách DLST đích thực.Tuy nhiên có những điểm thu hút được đa số khách du lịch quốc tế, điển hình là
Trang 19KBTTN đất ngập nước Vân Long với trên 82,3% (40,000 khách) lượng khách đếntham quan du lịch là khách quốc tế
Một số mô hình DLST cộng đồng đã hình thành, như ở Bản Khanh(VQG Cúc Phương), Bản Pác Ngòi (VQG Ba Bể), thôn Chày Lập (VQG PhongNha - Kẻ Bàng), bản A Đon (VQG Bạch Mã),….Do khó khăn trong khâu tiếpthị nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch, lợi ích mang lại cho người dân còn rất khiêm tốn
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển DLST đã được xây dựngnhưng chất lượng và số lượng còn rất hạn chế Nhiều khu DLST như VQG CúcPhương, Bái Tử Long, Bạch Mã, Cát Tiên đã xây dựng Trung tâm dukhách/Trung tâm thông tin và các đường mòn thiên nhiên có các biển diễn giải.Nhiều khóa tập huấn về DLST và giáo dục môi trường đã được các dự án, các
tổ chức quốc tế (JICA, WWF, IUCN…), Cục Kiểm lâm và Hiệp hội VQG vàKBTTN Việt Nam triển khai cho các đối tượng liên quan
Dựa vào tiêu chuẩn của du lịch sinh thái ta có thể nhận thấy rằng, mặc dù
đã có những hoạt động du lịch mang tính chất du lịch sinh thái nhưng trên thực
tế chỉ là du lịch thiên nhiên Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường chưa quantâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này Lợi ích từ hoạtđộng du lịch còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộngđồng địa phương
- Tiềm năng, tài nguyên du lịch sinh thái: Lợi thế quan trọng nhất của dulịch sinh thái là khai thác chủ yếu vào các tiềm năng tự nhiên và nhân văn.Tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam khá phong phú và đa dạng, giàu bảnsắc còn tiềm ẩn nhiều nét hoang sơ, độc đáo hấp dẫn đối với người nước ngoài
và du khách trong nước:
- Có bờ biển dài trên 3200 cây số với nhiều bãi tắm đẹp kéo dài từ Bắcxuỗng Nam, nhiều bãi tắm còn có thể hoạt động quanh năm Bên cạnh các bãitắm có thể tổ chức đi tham quan các hệ sinh thái gắn liền với biển như các bãisan hô, đụn cát, đầm phá và đầm lầy, rừng ngập mặn
- Diện tích đá cacbonat trong đó chủ yếu là đá vôi có diện tích khoảng50.000km2(chiếm khoảng 15% diện tích lãnh thổ) phân bố chủ yêu ở Bắc ViệtNam từ Thừa Thiên- Huế trở ra (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ), Nam Bộ
có Kiên Giang Đây là nơi đã phát hiện nhiều cảnh quan cactơ nổi tiếng nhưvịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, động Hương Tích, động Phong Nha
Núi rừng chiếm tới 4/5 diện tích cả nước với nhiều loại rừng khác nhauhình thành trong các cảnh quan nhiệt đới tạo ra những vùng du lịch sinh tháihấp dẫn đối với nhiêù đối tượng du lịch trong và ngoài nước nhất là các vườn
Trang 20quốc gia, các khu vực bảo tồn thiên nhiên với nhiều loại động, thực vật quýhiếm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo.
Trên 400 nguồn nước khoáng, nước nóng bao gồm nhiều kiểu loại khácnhau phân bố hầu như đều khắp lãnh thổ và có giá trị sử dụng vào nhiều mụcđích, trong đó đặc biệt du lịch sinh thái, một số cụm như cụm Tam Hợp -Quang Hanh (Quảng Ninh) cụm Mỹ An (Huế), cụm Vĩnh Hảo (Bình Thuận)cụm Mỹ Khê (Hà Nội), cụm Đồng Nghệ(Đà Nẵng) Các cộng đồng dân tộc vớibản sắc văn hoá riêng về phong tục, tập quán, lối sống, di tích lịch sử, văn hoá,kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội là nguồn thông tin tiềm tàng, hấp dẫn cuốn hút rấtnhiều đối tượng cho nhiều du khách trong và ngoài nước; hệ thống di sản vănhoá vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng gắn kết với hệ sinh thái đặc sắccủa đất nước là một trong những điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái
- Một số công trình nghiên cứu ở Khu BTTN Pù Hoạt: Trước đây công
việc nghiên cứu đã được tiến hành bởi các nhà địa lý, địa chất, kinh tế, sinh vật
của người Pháp; các nhà Khoa học Việt Nam ở các trường Đại học; Việnnghiên cứu khoa học như: trường Đại học Lâm nghiệp; Viện điều tra quy hoạchrừng; Viện sinh thái; Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật; trường Đại học xãhội và nhân văn; Viện nghiên cứu và Phát triển du lịch và một số các tácgiả kết quả một số công công trình liên quan vấn đề nghiên cứu ở Khu BTTN
Pù Hoạt như: Dương Văn Lợi và cộng sự(2013) “Quy hoạch bảo tồn và pháttriển bền vững rừng đặc dụng- Khu BTTN Pù Hoạt giai đoạn 2013 – 2020”Nguyễn Hải Hà và cộng sự (2013) “Báo cáo đánh giá đa dạng Khu hệ động-thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An”
Trang 21Phần 2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI
2.1 Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích
Theo kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Nghệ Annăm 2013 thì Khu BTTN Pù Hoạt có tổng diện tích tự nhiên 85.761,43 ha,trong đó rừng đặc dụng34.589,89 ha và rừng phòng hộ 51.171,54 ha Nằm trênđịa bàn 9 xã thuộc huyện Quế Phong: Tri Lễ, Tiền Phong, ThôngThụ,HạnhDịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và xã Châu Thôn
+ Phía Đông giáp xã Châu Bình, Châu Tiến, huyện Quỳ Châu
+ Phía Nam giáp xã Yên Tĩnh huyện Tương Dương và xã Quang Phonghuyện Quế Phong
+ Phía Tây giáp nước Công hòa dân chủ nhân dân Lào và xã Nhôn Mai,
xã Hữu Khuông huyện Tương Dương
2.1.1.2 Địa hình, địa thế
Khu BTTN Pù Hoạt xứng đáng là “nóc nhà” của vùng Bắc Trung Bộ, nơi
có đỉnh Pù Hoạt cao 2.457 mét Trong vùng có 3 dạng địa hình chính:
Trang 22- Địa hình núi cao: Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dãy núi
có độ cao hơn 1.700m, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 5 xã ĐồngVăn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ Địa hình bị chia cắt mạnhbởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình dãy núi caoTrường Sơn từ 1.600 - 1.828m và núi Chóp Cháp (1.705m), đỉnh cao nhất là PùHoạt (2.457m) Địa hình có độ dốc thường trên 30o, dễ gây hiện tượng sạt lở,trượt đất, diện tích dạng địa hình này gần 52% diện tích tự nhiên, đây cũng làvùng thượng lưu của hai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu Thảm thựcvật chủ yếu là rừng cây tự nhiên, dạng địa hình này chỉ có ý nghĩa lâm sinh duytrì độ che phủ đất rừng tự nhiên phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ điều hòa khí hậutrong vùng
- Địa hình núi trung bình và núi thấp: Bao gồm các dãy đồi núi có độ caotrong bình từ 300 đến 1.700m; là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùngthấp, nằm ở phía Tây Nam của vùng quy hoạch, tập trung ở các xã Châu Thôn,Cắm Muộn, Nậm Nhoóng, Tri Lễ và Nậm Giải Diện tích chiếm 40% diện tích
tự nhiên, thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên và ngoài ra còn có ít diệntích rừng trồng đặc sản (quế), rừng nguyên liệu gỗ như keo lai v.v Trên địahình này còn diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng khai thác vàotrồng rừng
- Địa hình bằng, thấp: Gồm những thung lũng nằm dưới chân núi caohoặc dải đất bằng nằm dọc hai bên bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ 300đến 400 ha, phân bố tập trung ở xã Tiền Phong Độ dốc thường từ 3 đến 5 độrất thuận lợi cho canh tác, đây là vùng sản xuất lúa, rau, màu tập trung với sảnlượng lớn của huyện Quế Phong
2.1.1.3 Địa chất, đất đai
- Địa chất: Vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt có cấu trúc địa chất rấtphức tạp, với nhiều loại đá có tuổi trên 2 triệu năm: Đá cổ sinh (Paleozoi), đátrung sính (Mezozoi) phát triển khá rộng rãi trên khu vực và ít hơn là đá tânsinh (Cenozoi) Khu vực đã hình thành các tiểu vùng lập địa có nhiều đặc thùriêng biệt như vùng núi cao dốc, có xen lẫn những vùng đất thấp giữa núi,những thung lũng hẹp và sâu Mặc dù ở kiểu địa hình nào thì các sườn núitrong khu vực đều có độ dốc khá lớn, đất đai chưa bị thoái hoá mạnh, nhưngmuốn sử dụng có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự đầu tư cao về kinh phí và kỹthuật
- Thổ nhưỡng: Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá
mẹ, khí hậu, thực bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho Khu BTTN
Pù Hoạt có sự phong phú và đa dạng về đất đai với sự xuất hiện các nhóm đấtchính sau:
+ Nhóm dạng đất mùn Alít trên núi cao (H): Diện tích là 1.783,0 ha, phân
Trang 23ở các xã Tri Lễ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, có đặc điểm như sau: Phân bố ở độcao >1.700m Lớp thảm mục dày 20- 30cm, lớp mùn dầy 7-10cm, màu xám đen,càng xuống sâu màu đen nhạt dần Đất có thành phần cơ giới cát pha, cấu trúckhông bền vững, đất có phản ứng rất chua (PH = 4), hàm lượng mùn cao (>8%);
+ Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH): Loại đất nàyđược hình thành ở độ cao từ 700m-1.700m, có diện tích 54.349,0 ha, chiếm63,4%, phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực Tính chất đặc biệt của đất cómùn là lớp thảm mục và tầng mùn tương đối dầy, hàm lượng mùn khá cao (7-8%);
+ Nhóm dạng đất Feralít điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F): Loại đấtnày phân bố ở độ cao dưới 700m có diện tích là 29.398,1 ha Quá trình Feralítxảy ra chưa nhiều, đất có cấu tượng khá bền vững Một số diện tích vùng đồi đã
bị kết von nhưng không có đá ong chặt;
+ Nhóm dạng đất đồng bằng (D), thung lũng (T): Nhóm đất này có diệntích 161,0 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên khu vực, được hình thành trên cáckiểu địa hình máng trũng, thung lũng, bồn địa;
+ Ngoài ra trên địa bàn còn có 79,3 ha núi đá, chiếm 0,1% diện tích tựnhiên, phân bố ở các xã Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ
2.1.1.4 Khí hậu, thuỷ văn
- Khí hậu: Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Quỳ Châu, KhuBTTN Pù Hoạt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều,khu vực chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu dãy Trường Sơn Bắc
+ Nhiệt độ trung bình năm 23,1oC Nhiệt độ cao nhất 41,3oC (tháng 6),thấp nhất 100C (tháng 12);
+ Độ ẩm trung bình năm 86%;
+ Lượng mưa trung bình năm 1.734,5mm Mùa mưa từ tháng 7 đếntháng 9 hàng năm, do địa hình cao dốc nên mỗi khi mưa lớn thường gây lũnhanh, lũ lớn trên các con sông Lượng mưa thấp ở các tháng về mùa khô (1-3);
+ Gió: Trong khu vực có hai loại gió chính, đó là: Gió mùa Đông Bắcxuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thổi mạnh vào tháng 11, 12 vàtháng 1, mỗi đợt 3-4 ngày, có khi kéo dài cả tuần Gió mùa đông bắc về gây giárét, thường kéo theo mưa phùn Gió Lào thổi từ tháng 5 đến tháng 6, khi có gióLào, nhiệt độ lên cao, có khi lên đến 41,3oC, độ ẩm xuống thấp, gây khô nóng
- Thủy văn: Khu BTTN Pù Hoạt thuộc là vùng đầu nguồn của hai hệsông:
Trang 24+ Sông Chu ở phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào) với tên làNậm Xam chảy qua huyện Hửa Phăn, vào Việt Nam với tên là sông Chu, chảyqua các xã Đồng Văn, Thông Thụ huyện Quế Phong về Thanh Hoávới chiềudài đi qua hơn 64 km Đây là hệ thủy lớn, nổi tiếng phong phú về các loài thủysinh, cá, lưỡng cư cả về thành phần loài và số lượng Dọc hai bên sông, bên cácsuối lớn là vùng sinh sống và canh tác của cộng đồng các dân tộc thuộc hai xãThông Thụ và Đồng Văn;
+ Hệ sông Hiếu bắt nguồn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, có lưuvực lớn thứ hai trong khu vực (Chiếm khoảng 30% diện tích Khu BTNT Pù Hoạt), với các chi lưu Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quàng:
+ Sông Nậm Việc bắt nguồn từ xã Hạnh Dịch, Tiền Phong, lưu lượngnước rất lớn, chảy quanh năm Hệ thủy này được tạo bởi khá nhiều khe suối lớnbắt nguồn từ biên giới Việt Lào, từ các đỉnh núi cao đổ về như: suối Hạt, suốiPhùng,suối Hiên, suối Co, suối Nậm Lan
+ Sông Nậm Quàng bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Tri Lễ, dài71km, diện tích lưu vực 594,8 km2;
+ Sông Nậm Giải bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Nậm Giải dài 43
km chảy qua các xã Châu Kim, Mường Nọc
Nhờ hệ thống sông suối khá dày đặc, cùng với địa hình tương đối cao - là
cơ hội lớn để phát triển các công trình thủy điện phục vụ lợi ích quốc gia, lợiích dân tộc và toàn xã hội; Cho đến nay trên địa bàn huyện có 06 công trìnhthủy điện được đầu tư xây dựng: Thủy điện Hủa Na; Nhãn Hạt, Bản Cốc, Sao
Va, Sông Quàng, Châu Thôn với tổng công suất gần 280 MW, trong đó 02công trình đã đưa vào vận hành và hòa vào mạng lưới điện quốc gia
Ngoài ra, còn có thác Sao Va, thác Bảy Tầng là điểm đến lý tưởng chocác du khách thích khám phá các nét đẹp mà tự nhiên ban tặng cho huyện QuếPhong
2.2 Dân sinh kinh tế - xã hội
2.2.1 Dân tộc, dân số và lao động
Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Quế Phong và các xã trongkhu vực Khu BTTN Pù Hoạt tính đến tháng 6 năm 2013, tình hình dân số, dântộc và lao động như sau:
- Dân số: Tổng dân số 09 xã, trong khu vực Khu BTTN Pù Hoạt là 2.993
hộ với 10.924 nhân khẩu
- Dân tộc: Trên địa bàn có 2 dân tộc sinh sống, gồm:
+ Dân tộc Kinh với 10.498 người, chiếm tới 96,1% dân số Nhóm đồng
Trang 25+ Dân tộc Mông với 426 người chiếm 3,9% dân số Nhóm đồng bàoMông, Đan Lai, Rục, Sách sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng cao xa, nơigần rừng, có nguồn nước, nhưng đường giao thông đi lại khó khăn Kinh tếnương rẫy là nguồn sống chính, ngoài ra còn kết hợp chăn nuôi và thu lượm sảnphẩm sẵn có trong rừng
- Lao động: Tổng số 6.818 lao động trong độ tuổi, 80% lao động thuầnnông, còn lại là CBCNV chức và lao động dịch vụ buôn bán khác
2.2.2 Các hoạt động kinh tế
Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp đang giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động kinh tế chính của khu vực, trong sản xuất nông nghiệp thìlương thực là chủ yếu và là nguồn sống chính của đồng bào
- Trồng trọt: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là ha, chiếm 3,2% tổngdiện tích tự nhiên Bình quân diện tích đất nông nghiệp 0,13 ha/người là quáthấp, cây trồng trên đất nông nghiệp chủ yếu là cây lương thực (lúa, ngô, khoai,sắn), ngoài ra còn có cây nông nghiệp ngắn ngày (lạc, mía) và các loài cây ănquả (mận, mơ, nhãn, cam, bưởi, chuối )
- Chăn nuôi: Toàn khu vực có 55.330 con Trâu, 77.738 con Bò, 109.257con Lợn và 700.613 con gia cầm tính bình quân mỗi hộ có từ 1-2 con Trâu, Bòhoặc Ngựa, 2 con Lợn và từ 10-12 con gia cầm Hình thức chăn nuôi chủ yếu làthả rông, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nhất
là công tác trồng và khoanh nuôi phục hồi rừng
- Thuỷ sản: Nuôi thuỷ sản trong vùng mới phát triển với quy mô nhỏtrong các hộ gia đình Toàn khu vực có 596,3 ha ao thả cá, cho sản lượng 317,6tấn/năm Việc khai thác tự nhiên ở sông hồ cho năng suất thấp, với trên 20.000
ha mặt nước hiện có trên các hồ thuỷ điện Hủa Na, Sao Va, Sông Quàng và các
hồ thuỷ lợi khác sẽ là tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt
là nuôi cá lồng bè, góp phần tăng thu nhập cho đồng bào trong khu vực
2.2.3 Sản xuất lâm nghiệp
Trên địa bàn Khu BTTN Pù Hoạt ngoài các công ty, BQL rừng đặcdụng, còn có các hộ gia đình, tập thể thôn bản và các đồn biên phòng, thamgia các
hoạt động sản xuất lâm nghiệp Trong 9 xã có 9.483 hộ gia đình và tập thể nhậnđất nhận rừng để quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh Bằng nguồn vốn hỗtrợ xây dựng và phát triển rừng nhiều nơi sau 1-2 năm nhận đất nhận rừng,đồng bào đã có sản phẩm thu hoạch, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảmnghèo và từng bước cải thiện đời sống cho người lao động
2.2.4 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Kinh tế - xã hội chậm phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém nên khu vực hầunhư không có cơ sở công nghiệp nào Các hoạt động sản xuất tiểu thủ côngnghiệp cũng hầu như không có Một số lò rèn sản xuất công cụ thô sơ và các tư
Trang 26nhân sản xuất đồ mộc dân dụng Dệt truyền thống đã được quan tâm đầu tưphát triển, nhưng sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ tại chỗ, chưa có sảnphẩm trở thành hàng hoá và thị trường tiêu thụ.
2.2.5 Dịch vụ, thương mại và du lịch
Khu vực Khu BTTN Pù Hoạt có cửa khẩu quốc tế Thông Thụ tạo điềukiện giao lưu buôn bán hàng hoá và hoạt động du lịch với Lào Dịch vụ, thươngmại trong vùng đang trên đà phát triển, hầu hết các xã hoặc cụm xã đã hìnhthành trung tâm trao đổi hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất củanhân dân Trong khu vực có nhiều tiềm năng du lịch như: Thắng cảnh thiênnhiên thác Sao Va, thác Bảy Tầng, đền Chín Gian
2.2.6 Hạ tầng cơ sở
2.2.6.1 Giao thông, thuỷ lợi
- Tổng chiều dài các tuyến đường 3.382,4 km, trong đó: Đường quốc lộ576,3 km; đường tỉnh lộ 260,3 km; đường huyện lộ 301,1 km; đường liên xã,liên thôn 2.253,7 km Do địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp, việc đầu tư xâydựng đường ô tô gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn, hiệu quả mang lại rất thấp
- Hệ thống các công trình thuỷ lợi: Toàn khu vực có 48 hồ, đập lớn nhỏ
và hơn 5 trạm bơm cùng với 43,9 km kênh mương nội đồng tưới tiêu phục vụsản suất nông nghiệp
2.2.6.2 Điện, nước sinh hoạt, văn hoá và thông tin liên lạc
- Nguồn điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong KhuBTTN Pù Hoạt chủ yếu là dùng điện lưới quốc gia Mức độ sử dụng điện ởcác xã đang còn thấp, số hộ, sử dụng điện mới chỉ đạt 66,6% Ngoài ra một
số hộ đã lợi dụng khe suối để chạy máy thuỷ điện nhỏ phục vụ thắp sáng vàsinh hoạt trong gia đình
- Nguồn nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên(sông, suối), nước mưa dự trữ và nguồn nước tự chảy từ các khe suối đặc biệt
về mùa khô hầu hết các xã thường thiếu nước sinh hoạt
- Hệ thống thông tin liên lạc đã và đang nâng cấp, hiện tại trong khu vực
có 100% số xã và hầu hết các đồn biên phòng có các trạm thu, phát sóng đàitruyền hình, truyền thanh Hiện tại có 9 xã có bưu điện văn hoá, hầu hết trungtâm xã đều có điện thoại cố định
2.2.6.3 Giáo dục và đào tạo
Những năm gần đây hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng, nângcấp theo các chương trình dự án Hiện 100% số xã có trường tiểu học (trường)với 807 giáo viên, 31.812 học sinh và 9 trường trung học cơ sở với 418 giáoviên và 21.888 học sinh; tỷ lệ người mù chữ từ 10-15%, nhiều người phụ nữdân tộc Mông không biết chữ và không nói được tiếng phổ thông
2.2.6.4 Y tế
Trang 27Khu vực có 1 phòng khám khu vực, 9 trạm y tế cơ sở, với 667 giườngbệnh, 374 y, bác sỹ và nhân viên phục vụ Mạng lưới y tế cơ sở đã được củng
cố cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân
2.2.6.5 Tình hình an ninh quốc phòng
Khu vực có các đồn biên phòng 515, 517, 519 thuộc Bộ chỉ huy Biênphòng tỉnh Nghệ An Do địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp, hệ thống đườnggiao thông, đặc biệt là đường tuần tra biên giới không đầy đủ, nên gặp nhiềukhó khăn trong công tác quản lý đường biên Dân cư phân bố thưa thớt, thôngtin tuyên truyền còn nhiều bất cập nên dễ bị kẻ xấu xuyên tạc, lợi dụng
- Thông thương mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Nhưng mặt trái của việc thông thương mở cửa
là vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới lại hết sức phức tạp
2.2.6.6 Đánh giá chung về điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội
a Thuận lợi
- Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn luôn được Đảng, Chínhphủ, các ngành, các cấp quan tâm, chỉ đạo và đầu tư Các cấp chính quyền vànhân dân đã nhận thấy những hiểm hoạ do thiên nhiên gây ra đều bắt nguồn từviệc mất rừng
- Điều kiện tự nhiên có nhiều yếu tố thuận lợi, chế độ nhiệt, ẩm phù hợpvới nhiều loài cây trồng lâm, công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản
- Quỹ đất chưa sử dụng có khả năng lâm nghiệp đang còn nhiều, đất đai
đa dạng thích hợp cho nhiều loài cây trồng sinh trưởng và phát triển
- Lực lượng lao động dồi dào, đồng bào siêng năng, cần cù chịu khó,suốt đời gắn bó với rừng, nên khi được hướng dẫn sản xuất lâm nghiệp để xoáđói giảm nghèo, tự làm giàu cho mình và cho xã hội thì đồng bào sẽ phấn khởitin tưởng và tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp kỹ thuật
- Cơ bản đồng bào các dân tộc trong khu vực đã định canh, định cư, cuộcsống ổn định và đang được nâng cao tạo điều kiện tốt để thực thi dự án
- Đã chấm dứt thời gian dài suy thoái rừng, bước đầu vào giai đoạn phụchồi và phát triển Tỷ lệ che phủ của rừng toàn khu vực đạt 75,9%
- Về cơ chế quản lý đã chuyển từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp
xã hội, thu hút được nguồn lực của mọi thành phần kinh tế vào phát triển lâmnghiệp Một số chế độ chính sách đã được sửa đổi, ban hành mới đã bước đầuphát huy tác dụng
- Hệ thống các đơn vị quản lý rừng được sắp xếp, củng cố, đổi mới thực sựtrở thành nòng cốt trong cung cấp dịch vụ cho công tác bảo vệ và khôi phục rừng
- Hoạt động lâm nghiệp làm tăng thu nhập của người dân, góp phần vàoviệc ổn định đời sống, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng
Trang 28b Khó khăn
- Theo số liệu từ Sở Công thương tỉnh Nghệ An thì hiện vùng quy hoạchKhu BTTN Pù Hoạt có 3 nhà máy thủy điện đã hòa lưới điện Quốc gia, đó làthuỷ điện Hủa Na (180MW), Bản Cốc, Sao Va và 5 dự án khác đang tạmngừng thi công hoặc đang khảo sát Việc xây dựng các nhà máy đã và đang ảnhhưởng đến sự đa dạng của khu bảo tồn thiên nhiên, cụ thể là nhiều diện tíchrừng bị chặt phá để làm đường, xây dựng nhà máy, đặc biệt là việc chặn dòngtích nước của các nhà máy thuỷ điện đã biến nhiều dòng sông suối trong vùngnhư: Nậm Giải, sông Hiếu… bị “chết mòn”
- Do địa hình cao dốc, chia cắt hiểm trở, điều kiện khí hậu thuỷ văn có một số yếu tố bất lợi gây tác hại cho sản xuất, đời sống của đồng bào trên khuvực và công tác trồng rừng, bảo vệ rừng
- Trên địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, nguồn laođộng chủ yếu thuần nông, nên thiếu lao động kỹ thuật và quản lý, phương thứccanh tác lạc hậu, năng suất cây trồng không cao, thu nhập bình quân đầu ngườithấp Việc đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất sẽ gặp khó khăn.Mặt khác do chính sách đãi ngộ chưa phù hợp, nên không hấp dẫn được laođộng kỹ thuật từ miền xuôi lên sống và làm việc
- Phân bố dân cư không đều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là giaothông đường bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH trong đó có phát triển lâm nghiệp
- Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng, sự đa dạng sinh học vẫntiếp tục bị suy giảm Đã rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo tiêu chí chungnhưng mới chỉ thể hiện trên bản đồ, chưa thực hiện đóng mốc trên thực địa nêncông tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn
- Tình trạng khai thác trái phép vẫn đang còn xẩy ra ngay cả với các khurừng đặc dụng, công tác phòng chống cháy, sâu bệnh hại chưa được quan tâmđúng mức, cùng với nhận thức chưa đầy đủ về rừng, vì vậy đã làm hạn chếcông tác quản lý bảo vệ rừng
- Suất đầu tư cho khoanh nuôi, bảo vệ trồng rừng đang còn thấp chưađảm bảo đời sống cho người làm nghề rừng
- Trên địa bàn có 19 thôn bản với 1.381hộ, 7.706 nhân khẩu sống trong hoặc cận kề với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của Khu BTTN Pù Hoạt nên rấtkhó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng
- Hầu hết rừng, đất rừng của khu vực đều thuộc đối tượng phòng hộ đầunguồn và rừng đặc dụng Nếu không tổ chức sản xuất tốt thì đồng bào sẽ không
có nguồn thu và có nhận thức sai lệch, tiếp tục trở lại phá rừng làm rẫy, khai
Trang 29thác lâm sản trái phép làm suy giảm tính đa dạng sinh học, huỷ hoại môitrường sinh thái, cảnh quan của khu vực.
2.3 Hiện trạng tài nguyên rừng
2.3.1 Tài nguyên thực vật
2.3.1.1 Đa dạng loài và nguồn gen
Thực vật rừng khu BTTN Pù Hoạt khá đa dạng và phong phú với cácluồng thực vật như:
- Luồng thực vật nhiệt đới Bắc Việt Nam- Nam Trung Hoa tiêu biểu làcác loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), Dâu tằm (Moraceae), Ba mảnh vỏ(Euphorbiaceae)…
- Luồng thực vật á nhiệt đới Hymalaya- Quý Châu-Vân Nam với các loàiđặc trưng thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae)
- Luồng thực vật Ấn Độ-Myanma, với các loài tiêu biểu thuộc họ Bàng(Connaraceae); Tử vi (Lythraceae);…
- Luồng thực vật Mã Lai-Inđônêxia, đặc trưng bởi các loài họ Dầu(Dipterocarpaceae)
- Hệ thực vật phân bố ở cả vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như các họ Cúc(Asteraceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Tre (Bambusoideae);…
- Thực vật nhập nội dẫn giống trong rừng trồng chủ yếu là các loài: Keo(Acacia auriculacefomis, Acacia mangium); Mỡ (Magnolia conifera);…
Số lượng loài thực vật bậc cao hiện thống kê được khoảng 763 loài trong đó
có 31 loài quí hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam Cụ thể như bảng sau:
Bảng 3: Thống kê số lượng loài thực vật
8718
246397
33067
597697
585112
- Thực vật hạt trần: Bước đầu khảo sát có 7 loài, trong đó có 4 loài quíhiếm là: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Kimgiao (Nageia fleuryi) và Sa mu dầu(Cunninghamia konishii) là một loài quíhiếm phân bố cực hẹp, từ trước đến nay chưa thấy phân bố trong rừng tự nhiên
ở Việt Nam Cây có đường kính cực lớn, trung bình 1,5m, chiều cao khoảng