Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phát triển du lịch sinh thá

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt – tỉnh nghệ an (Trang 54)

b. Đối với phân khu Hành chính và dịch vụ du lịch

4.4.9.Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phát triển du lịch sinh thá

Nhằm phục vụ cho khách du lịch đủ nơi ăn nghỉ và tham quan, đồng thời tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Khu BTTN Pù Hoạt, với khối lượng như sau:

- Địa điểm xây dựng tại tiểu khu 87, xã Tiền Phong. Gồm có:

+ Xây dựng khu trung tâm quản lý du lịch kết hợp luyện tập đa năng: 300 m2;

+ Xây dựng khu dịch vụ tổng hợp: 100 m2;

+Xây dựng nhà trưng bày mẫu vật, sa bàn Khu BTTN Pù Hoạt: 300 m2; + Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái: hệ thống điện, hệ thống cấp và xử lý nước, hệ thống chứa rác thải...

- Vốn và tiến độ đầu tư:

+ Tổng số vốn đầu tư là 11.300,00 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ 2016- 2018. Cụ thể như bảng sau:

Bảng 8: Vốn và tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch T T Nội dung Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá Thành tiền (Triệu đồng) Năm thực hiện Tổng 11.300,00

1 Xây dựng khu trung tâm quản lý du

lịch và kết hợp luyện tập đa năng m2 300 6 1.800,00 2016

2 Xây dựng khu dịch vụ tổng hợp m2 100 5 500,00 2016

3 Xây dựng nhà trưng bày mẫu vật, sa

bàn Khu BTTN Pù Hoạt m2 300 6 1.800,00 2017

4 Xây dựng khu nghỉ dưỡng, du lịch hồ

Hủa Na m2 1.200 6 7.200,00 2018

- Nguồn vốn:

+ Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các công trình phục vụ công tác bảo tồn, giáo dục môi trường như : Nhà trưng bày mẫu vật, sa bàn Khu BTTN Pù Hoạt.

+ Vốn huy động của các doanh nghiệp thuê môi trường rừng: Đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu vực hợp đồng thuê môi trường như nhà nghỉ, nhà dịch vụ, khu vui chơi giải trí, bãi đỗ xe, hệ thống cấp nước, thu gom và xử lý rác thải...

+ Vốn tự có: Khu BTTN Pù Hoạt huy động nguồn vốn tự có từ nguồn thu dịch vụ du lịch, cho thuê môi trường rừng, bán thanh lý các lâm sản tịch thu và xử phạt các vi phạm trong quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trước mắt nguồn vốn này rất hạn chế.

+ Vốn hợp tác quốc tế: Huy động các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài để thực hiện các dự án/đề tài bảo tồn các loài động- thực vật quý hiếm bị đe dọa bị tuyệt chủng, đào tạo các chuyên gia bảo tồn, cứu hộ động vật hoang dã, đào tạo sau đại học..

Phần thứ năm

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt – tỉnh nghệ an (Trang 54)