f. Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi, có cây gỗ rải rác trên núi đất
2.3.2. Tài nguyên động vật rừng
Khu BTTN Pù Hoạt tương đối đa dạng về chủng loại, thành phần loài và số lượng. Tổng hợp các kết quả phỏng vấn thợ săn tại các địa phương, kết hợp với phân tích kết quả điều tra thực địa, và các kết quả điều tra từ năm 1999 đến nay của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Chương trình nghiên cứu rừng Frontier - Việt Nam…, mặc dù chưa được phát hiện đầy đủ, đã thống kê được 193 loài động vật có xương sống, trong đó có 41 loài quí hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam.
Bảng 5: Thống kê số loài động vật Khu BTTN Pù Hoạt
TT Lớp Loài Loài quý hiếm
193 41
1 Thú 45 27
2 Chim 131 6
3 Bò sát 11 8
4 Ếch nhái 6
- Về thú: Qua các đợt điều tra từ năm 1999 đến nay của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Chương trình nghiên cứu rừng Frontier - Việt Nam… đã phát hiện các loài thú lớn như: Bò tót (Bos gaurus), Voi (Elephas maximus),Sơn
dương (Naemorhedus sumatraensis), Nai (Cervus unicolor), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Hoẵng (Muntiacus muntjak), Mang Pù Hoạt(Muntiacus puhoatensis), Vọoc xám (Semnopithecus phayrei), Vượn đen (Hylobates concolor leocogenis), Hổ (Panthera tigris), Báo Hoa mai (Panthera pardus), Báo lửa (Felis temmincki), Báo gấm (Pardofelis nebulosa), Sói (Cuon alpinus), 2 loài Gấu (Ursus thibetanus, Ursus malayanus) và các loài Cầy (Viverridae) tập trung ở núi Pù Pha Nhà giáp Lào. Sói đỏ (Cuon alpinus) xuất hiện nhiều, khoảng 3 đàn, mỗi đàn 7 – 10 con, trong số 27 loài quí hiếm; Trên các tuyến điều tra động thực vật đã phát hiện 3 đàn sóc bay, 02 cát thể Vượn đen má trắng nuôi nhốt ở xã Thông Thụ;
- Về chim: Thống kê 131 loài, trong đó có các loài quí hiếm như: Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Công (Pavo muticus), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Niệc hung (Aceros nipalensis), Cắt nhỏ bụng trắng (Microhierax melanoleucos),...
- Bò sát, lưỡng cư: Đã phát hiện được 11 loài trong đó có các loài quí hiếm như: Rùa núi viền (Manouria impressa); Rùa hộp trán vàng (Cistoclemmys galbinifrons), Rùa đầu to (Platysternum megacephanlum), Rùa đất (Geomyda spengli), Hổ mang (Naja jaja), Trăn đất (Python molurus), Trăn gấm (Python reticulatus), loài mới cho khoa học như Ếch cây Gracixalus quangi có tiếng kêu như chim...
Do diện tích rừng ngày càng thu hẹp cùng các tệ nạn săn bắn và buôn bán trái phép ngày một gia tăng đã làm cho hệ động vật rừng của khu vực ngày càng giảm cả về thành phần loài và số lượng cá thể. Vì vậy cần quan tâm bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.