Đẩy mạnh các hoạt động liên kết kinh tế giữa Khu BTTN Pù Hoạt với các địa phương lân cận

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt – tỉnh nghệ an (Trang 52)

b. Đối với phân khu Hành chính và dịch vụ du lịch

4.4.7. Đẩy mạnh các hoạt động liên kết kinh tế giữa Khu BTTN Pù Hoạt với các địa phương lân cận

với các địa phương lân cận

Trong quá trình thực hiện phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội khu vực Khu BTTN Pù Hoạt, vai trò địa- chính trị và kinh tế của Khu BTTN Pù Hoạt sẽ ngày càng được nâng cao. Khu BTTN Pù Hoạt cần chủ động tăng cường và củng cố các mối quan hệ với các địa bàn trong tỉnh, huyện, hình thành một không gian phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và nhân văn.

Khu BTTN Pù Hoạt kết hợp chặt chẽ với Chính quyền và nhân dân trong các xã vùng đệm, cùng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển KT- XH, bao gồm các chương trình mục tiêu Quốc gia, của địa phương và của Khu BTTN Pù Hoạt, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân sinh sống giáp ranh Khu BTTN Pù Hoạt. Nội dung bao gồm:

- Xây dựng Dự án phát triển KT- XH vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt, với các hoạt động:

+ Hỗ trợ các hoạt động phát triển trồng, khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất. + Hỗ trợ thiết lập các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc.

+ Cải tạo đàn gia súc, trồng cỏ chăn nuôi.

+ Tập huấn hướng dẫn kĩ thuật cho người dân về sản xuất cây giống lâm nghiệp, cây ăn quả, cây thuốc Nam, trồng rừng, khoanh nuôi, làm giàu rừng.

+ Đào tạo cán bộ khuyến nông khuyến lâm hỗ trợ thôn bản

- Công tác Tư vấn: Vườn phối hợp với địa phương tư vấn cho dân về xây dựng các mô hình VACR (vườn, rừng, ao, chuồng) để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu tại chỗ và dịch vụ cho khác du lịch, nhà hàng.

- Dịch vụ: tổ chức các dịch vụ như phân bón, vật tư, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, bảo vệ thực vật, khuyến nông khuyến lâm khi người dân có nhu cầu.

- Dịch vụ du lịch: Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch và dịch vụ du lịch, thu hút lao động vào làm dịch vụ du lịch tại Khu BTTN và tại các doanh nghiệp làm du lịch.

- Giao thông: Xây dựng các tuyến giao thông vừa phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng, vừa phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và giao lưu hàng hoá.

- Giao khoán bảo vệ rừng: Tiếp tục thực hiện Chính sách của Nhà nước về khoán bảo vệ rừng đặc dụng cho các hộ gia dình theo chính sách chia sẻ lợi

- Các hoạt động khác: Hỗ trợ công tác giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội ở các xã còn nhiều khó khăn như Tri Lế, Hạnh Dịch, Đồng Văn...tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc đến trường đầy đủ, người dân ốm đau có thuốc và được khám chữa bệnh kịp thời

- Tiếp cận, hội nhập và tham gia các chương trình lâm nghiệp bao gồm cả ở phạm vi Quốc tế, phạm vi khu vực và hợp tác song phương.

- Phối hợp với Chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về lâm nghiệp cho cán bộ làm công tác lâm nghiệp xã, bà con nông dân làm nghề rừng tại các xã vùng đệm.

- Đầu tư trang bị các tiện nghi làm việc hiện đại, phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn ngành và Quốc gia.

- Phối hợp với Trung tâm giáo dục môi trường xây dựng nội dung và kế hoạch cho công tác giáo dục môi trường cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, cộng đồng dân cư, kể cả khách đến thăm quan, học tập, cắm trại và vui chơi giải trí. Nội dung giáo dục môi trường đi sâu giới thiệu các chủ đề sau:

+ Giá trị của thiên nhiên, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, + Tính đa dạng sinh học và giá trị của việc bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm tại Khu BTTN Pù Hoạt. Giá trị về môi trường không khí trong lành, sự hấp phụ các bon trong không khi của rừng.

+ Giá trị về kinh tế to lớn của nguồn tài nguyên rừng.

+ Giá trị về phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, hạn chế thoái hoá đất, hạn chế bào mòn rửa trôi đất của rừng.

+ Giá trị về cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt đối với con người và sinh vật khác.

+ Các biện pháp bảo vệ rừng, bảo vệ các di tích văn hoá lịch sử, giữ gìn môi trường khi vào thăm Khu BTTN hoặc vui chơi tại các điểm du lịch sinh thái.

+ Những hành vi hạn chế hoặc không nên có của du khách khi họ vào thăm Khu BTTN. Hành động thiết thực của mỗi cá nhân để làm cho nguồn tài nguyên rừng thêm phong phú.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt – tỉnh nghệ an (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w