Đánh giá tổng quát

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt – tỉnh nghệ an (Trang 36)

f. Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi, có cây gỗ rải rác trên núi đất

2.3.3.Đánh giá tổng quát

- Khu BTTN Pù Hoạt mới được thành lập, các cuộc điều tra khảo sát hiện trạng tài nguyên rừng chưa nhiều, nhưng bước đầu đã phát hiện được 763 loài thực vật, trong đó có 30 loài quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 193 loài động vật có xương sống, trong đó có 41 loài quý hiếm, có loài mới cho khoa học như Mang Pù Hoạt, Ếch cây… chứng tỏ tài nguyên rừng Khu BTTN có tiềm năng đa dạng sinh học rất lớn, đang đón chờ các nhà khoa học khám phá;

- Diện tích quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt chiếm 53,1% diện tích tự nhiên các xã trong vùng, trong đó:

+ Đất có rừng chiếm tới 89,7% diện tích đất lâm nghiệp.

+ Đất chưa có rừng là 8.826,95 ha, chiếm 9,3% diện tích đất lâm nghiệp vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt.

- Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng đặc dụng và phòng hộ. Chức năng phòng hộ quản lý tới 59,7% (51.171,5 ha);

- Trữ lượng rừng Khu BTTN Pù Hoạt là rất lớn với 10.147.118m3 gỗ và58.207,3ngàn cây tre, nứa, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như Pơ mu, Sa mu dầu, Đinh…;

- Đã xác định được vùng quy hoạch có 8 kiểu thảm thực vật, bao gồm: + Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim, chiếm 1,5% diện tích (1.256,9 ha);

+ Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh (LRTX) mưa mùa nhiệt đới núi trung bình chiếm tới 54,0% diện tích (46.273,8 ha);

+ Kiểu rừng kín LRTX mưa mùa nhiệt đới núi thấp, diện tích chiếm 24,0% (20.600,8 ha);

+ Kiểu rừng kín LRTX mưa mùa trên núi đá vôi, chiếm 0,2% (192,7 ha); + Kiểu rừng thứ sinh nhân tác tre, nứa có 1.372,57 ha, chiếm 1,7%; + Kiểu rừng hỗn giao gỗ-tre, nứa có diện tích chiếm 8,3% (6.922,57 ha); + Kiểu rừng trồng chỉ chiếm 0,02% (13,76ha) diện tích vùng quy hoạch; + Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi, có cây gỗ rải rác trên núi đất chiếm 8,8%. - So sánh xếp hạng ưu tiên theo hệ thống tiêu chí trong bảo tồn với hình thức cho điểm giữa 3 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An như sau:

Bảng 6: Xếp hạng ưu tiên theo hệ thống tiêu chí trong hệ thống bảo tồn

(1: thấp nhất; 2: thấp; 3: trung bình; 4: cao; 5: cao nhất)

Tiêu chí VQG Pù Mát Khu BTTN Pù Huống Khu BTTN Pù Hoạt Địa chất 3 1 3 Cảnh quan 4 3 3 Đa dạng sinh học 5 4 5 Độ che phủ rừng 5 4 5 Giá trị sinh cảnh rừng 5 3 5

Nguồn gen loài 5 3 4

Qui mô diện tích tự nhiên 5 5 4

Mức độ khả thi tích cực 5 5 4

Tổng điểm 39/40 28/40 33/40

Như vậy Khu BTTN Pù Hoạt đạt số điểm khá cao (33/40 điểm), chỉ xếp sau VQG Pù Mát. Điều này nói lên sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hoạt.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt – tỉnh nghệ an (Trang 36)