Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt – tỉnh nghệ an (Trang 30)

2 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi

trung bình 46.273,8 54,0

3 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp 20.600,8 24,04 Kiểu rừng kín thường xanh lá rộng mưa mùa trên núi đá vôi 192,7 0,2 4 Kiểu rừng kín thường xanh lá rộng mưa mùa trên núi đá vôi 192,7 0,2 5 Kiểu rừng thứ sinh nhân tác tre, nứa 1.372,57 1,7 6 Kiểu rừng hỗn giao gỗ-tre, nứa 6.922,57 8,3

7 Kiểu rừng trồng 13,76 0,02

8 Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi, có cây gỗ rải rác trên núi đất 8.826,95 8,8

a. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim với cây lá kim

Kiểu rừng này có diện tích là 1.256,9 ha, phân bố ở độ cao >1.700mcủa các khối núi chính là: Pù Hoạt, Pù Pha Lông, Pù Pha Nhà, Pù Cao Mạ và một phần nhỏ ở biên giới phía Bắc giáp huyện Thường Xuân - Thanh Hóa.

Kiểu rừng này ít bị tác động, tính nguyên sinh còn cao. Thực vật chiếm ưu thế là cây lá rộng, cây lá kim có một số loài tầm vóc to lớn nhưng mật độ và sinh khối không vượt quá 30%. Tầng cây gỗ nhỏ và cây tái sinh với các loài của họ Ngũ gia bì (Araliaceae) như các loài Chân chim (Schefflera), Đu đủ rừng (Trevesia), Thụ sâm (Dendropanax), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) với các chi Euonymus; họ Cà phê (Rubiaceae) với các chi Randia, Canthium và các

Tầng vượt tán với 2 loài lá kim có giá trị là Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Sa mu dầu(Cunninghamia konishii), những cây này có đường kính trung bình 50 – 80 cm, chiều cao 45 – 50 m vươn lên khỏi tán rừng một cách rõ rệt. Sa mu dầu(Cunninghamia konishii) với tầm vóc to lớn nhưng không có bạnh vè, nhiều cây có đường kính ngay từ gốc đã đạt trên 2m. Đặc biệt đã phát hiện 01 cây có đường kính 3,6m, tạo nên một cảnh quan hấp dẫn ngoạn mục của kiểu rừng mang tính chất á nhiệt đới vùng núi cao. Về mặt sinh khối, kiểu rừng này trữ lượng trung bình đạt 160 – 200 m3/ha, chiều cao trung bình 16 – 20 m, đường kính 22 – 28 cm.

Ở độ cao trên 2.300 m của đỉnh Pù Hoạt với diện tích 200 ha xuất hiện kiểu phụ rừng lùn (Elfin forest), luôn luôn có mây mù bao phủ, độ ẩm cao, gió thổi mạnh, cây thấp lùn, có rêu bám dày, tầng mùn chưa phân hủy dày 25 –30 cm, tầm vóc cây biến động tùy độ dốc và mặt bằng, thành phần loài gỗ có Đỗ Quyên (Rhododendron bracteatum), Nam chúc (Lyonia ovalifolia), Châu thụ (Gaultheria), Mạy châu (Carya tonkinensis), Dẻ (Quercus), Chè béo (Anneslea), Côm (Elaeocarpus), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia). Về ngoại mạo, cây không thẳng, tầm vóc cây rất biến động, đường kính trung bình 6 – 14cm, chiều cao trung bình 6 – 10 cm, thân cây có rêu bao bọc dày và các loài bì sinh thuộc họ Phong lan (Dendrobium, Eria, Coelogyne, Thecopus, Oberonia) với khoảng hơn 40 loài; Họ Cà phê (Rubiaceae) với 2 loài vừa bì sinh vừa cộng sinh là Tổ kiến (Myrmecodia tuberosa) sống bám trên cành cây, thân do cộng sinh với Nấm đã mọng nước và phình ra cỡ lớn như các củ khoai to.

Trước khi tới rừng lùn, xuất hiện một vành đai rừng Sặt (Arundinaria baviensis) ở độ cao 2.300 m và rộng khoảng 200 m, với các cây sặt có đường kính 1,3 – 1,7 cm; cao 2,5 – 3,5 m; Mọc tản, mật độ khoảng 20.000 cây/ha, mọc trên tầng mùn cũng chưa phân hóa, cũng có cảm giác rùng rình như ở trên đỉnh. Rừng Sặt tạo nên một cảnh quan đẹp của đỉnh núi khá hấp dẫn trước khi đưa ta tiếp cận với rừng Lùn trên đỉnh.

Trong kiểu rừng này, có nhiều loài quí hiếm và đặc hữu, rừng gần như còn nguyên vẹn, ít sự tác động của con người. Về mặt khoa học, là một trong rất ít khu vực của nước ta còn giữ được một mẫu rừng vùng đỉnh núi với nhiều loài đặc hữu và đặc biệt là sự tồn tại của các loài cây lá kim (hạt trần) cổ như: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepsis),Sa mu dầu(Cunninghamia konishii), các loài này tuy số lượng và sinh khối trên toàn rừng không lớn nhưng là những cây có tầm vóc lớn cả về chiều cao và đường kính mà không có loài nào cây nào ở trong nước có thể sánh nổi.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt – tỉnh nghệ an (Trang 30)