Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loạirừng của UBND tỉnh Nghệ An tháng 9 năm 2103 thì diện tích quản lý của KhuBTTN Pù Hoạt là 85.761,43ha, trong đó rừng đặc dụng 34.589,89 ha, rừngphòng
Trang 1MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1Phần thứ nhất TÊN CÔNG TRÌNH, CÁC CĂN CỨ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG3
1 TÊN CÔNG TRÌNH 3
3 CHỦ ĐẦU TƯ 3
4 THỜI GIAN THỰC HIỆN 3
6 NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 3
6.1 Các căn cứ pháp lý 3
6.2 Các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy hoạch 5
Phần thứ hai ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 6
1.1 Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích 6
1.2 Địa hình, địa thế 6
1.3 Địa chất, đất đai 7
1.4 Khí hậu, thuỷ văn 8
2 ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI 9
2.1 Dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư, tỷ lệ tăng dân số 9
2.2 Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá, các phong tục của người dân 13
2.3 Hiện trạng sản xuất nông - lâm nghiệp 13
2.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 19
2.5 Tình hình an ninh quốc phòng 22
2.6 Đánh giá chung về dân sinh, kinh tế - xã hội 22
Phần thứ ba HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG 24
2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP25
Trang 25.1 Tổ chức quản lý và bảo vệ phát triển rừng 42
5.2 Kết quả hoạt động bảo vệ và phát triển rừng 43
5.3 Những tồn tại trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nguyên nhân và bàihọc chủ yếu 44
Phần thứ tư QUY HOẠCH RỪNG ĐẶC DỤNG, PHÒNG HỘ 46
I DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂNRỪNG ĐẶC DỤNG KHU BTTN PÙ HOẠT ĐẾN NĂM 2020 46
1.1 Các yếu tố tác động 46
1.2 Một số dự báo liên quan đến bảo tồn và phát triển Khu BTTN Pù Hoạt 47
1.3 Các định hướng của quốc gia và của tỉnh 49
II QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ 51
2.1 Quan điểm phát triển51
2.2 Mục tiêu của xây dựng quy hoạch51
III QUY HOẠCH 53
3.2 Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng 62
3.4 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị 73
3.5 Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái 79
3.6 Quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng về bảo tồn hệsinh thái, đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng 82
3.7 Quy hoạch phát triển vùng đệm 88
IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 91
4.1 Giải pháp về tổ chức quản lý 91
4.2 Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ 91
4.3 Giải pháp về nguồn nhân lực và đào tạo 92
4.4 Giải pháp về cơ chế chính sách 92
4.5 Giải pháp về vốn đầu tư 92
4.6 Đề xuất các dự án ưu tiên 93
4.7 Giải pháp phối hợp giữa các ngành 96
5.1 Tổ chức thực hiện 96
5.2 Giám sát đánh giá 98
Phần thứ năm KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 100
I TỔNG VỐN NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ 100
1.1 Căn cứ xác định vốn 100
1.2 Tổng nhu vốn đầu tư 100
1.3 Phân theo hạng mục và giai đoạn đầu tư 100
Trang 3II TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ 102
3.1 Hiệu quả về mặt khoa học 103
3.3 Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội 103
3.3 Hiệu quả về An ninh – Quốc phòng 104
Phần thứ sáu KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
PHẦN BIỂU VÀ PHỤ BIỂU 107
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (Sau đây viết tắt là Khu BTTN) PùHoạt được chuyển đổi từ Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong theo Quyếtđịnh số 1109/QĐ-UBND, ngày 02/04/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An.Diện tích được giao quản lý 90.701 ha, trong đó vùng lõi 36.226 ha, vùng đệm18.749 ha, vùng phòng hộ 35.726 ha Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loạirừng của UBND tỉnh Nghệ An tháng 9 năm 2103 thì diện tích quản lý của KhuBTTN Pù Hoạt là 85.761,43ha, trong đó rừng đặc dụng 34.589,89 ha, rừngphòng hộ 51.171,54 ha.Khu BTTN Pù Hoạt còn có vai trò to lớn trong trong việcphòng hộ đầu nguồn; Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môitrường, là đầu nguồn của 2 hệ thống sông lớn là Sông Hiếu ở Nghệ An, Sông Chu ởThanh Hóa, trong đó là nguồn sinh thủy của các thủy điện Hủa Na, Sao Va, BảnMòng, Cửa Đạt…
Là khu rừng đặc dụng nằm trong “Khu dự trữ sinh quyển miền Tây NghệAn” đã được UNESCO công nhận ngày 20-9-2007 Có giá trị đa dạng hệ sinhthái và cảnh quan, đa dạng loài và nguồn gen cao, đặc biệt có cây Sa mu dầu tolớn nhất trong rừng tự nhiên, là biểu tượng không chỉ riêng cho Pù Hoạt mà cho
cả toàn bộ thực vật Việt Nam
Khu BTTN Pù Hoạt vừa mới được thành lập, do đó rất cần thiết và cấpbách phải lập quy hoạch để định hướng hoạt động bảo tồn và phát triển bềnvững cũng như làm cơ sở để xây dựng các dự án đầu tư
Thực hiện Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 của Chínhphủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT, ngày 11/11/2011của Bộ NN&PTNT Quy định chi tiết thi hànhNghị định số 117/2010/NĐ-CP; Quyết định số961/QĐ-SNN-KHTC ngày18/07/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An về việcphê duyệt “Đề cương quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụngKhu BTTN Pù Hoạt, giai đoạn 2013-2020”, nhằm đáp ứng yêu cầu của côngtác bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, phòng hộ, pháttriển kinh tế xã hội vùng đệm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu củachiến lược quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam
Khu BTTN Pù Hoạt đã phối hợp cùng Phân viện Điều tra Quy hoạchrừng Bắc Trung bộ, điều tra, khảo sát lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bềnvững rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hoạt, giai đoạn 2013-2020 từ tháng 6 năm
2013, đến nay công trình đã hoàn thành trình các cấp thẩm định và phê duyệt
Nội dung báo cáo gồm các phần sau:
Trang 5Phần thứ nhất: Tên công trình, căn cứ pháp lý và tài liệu sử dụngPhần thứ hai: Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Phần thứ ba: Hiện trạng tài nguyên rừng
Phần thứ tư: Quy hoạch rừng đặc dụng
Phần thứ năm: Khái toán vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế
Phần thứ sáu: Kết luận và kiến nghị
Trang 6Phần thứ nhất TÊN CÔNG TRÌNH, CÁC CĂN CỨ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
1 TÊN CÔNG TRÌNH
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu BTTN PùHoạt, giai đoạn 2013-2020
2 CHỦ QUẢN ĐẦU TƯ
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
3 CHỦ ĐẦU TƯ
Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
4 THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện 8 năm: Từ năm 2013 đến năm 2020
5 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ
Địa điểm quy hoạch gồm 9 xã của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An: Tri Lễ,Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, CắmMuộn và xã Châu Thôn Tổng diện tích 85.761,43 ha, trong đó vùng lõi 34.589,89
ha, vùng đệm 14.172,25ha, vùng phòng hộ 36.999,29 ha, Phân khu dịch vụ hànhchính 110,30ha (Diện tích này nằm trong vùng phòng hộ)
6 NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
- Nghị quyết Số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 củaChính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61huyện nghèo;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chínhphủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020;
Trang 7- Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chínhphủ về phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học vàNghị định thư Cartagena";
- Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủtướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốnđầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
- Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủtướng Chính phủ về phê duyệt “Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừnggiai đoạn 2011 – 2020”;
- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướngChính phủ “Về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020”;
- Quyết định số 3462/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn về việc Phê duyệt dự toán đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nôngnghiệp và PTNT về việc Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CPngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
- Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT, ngày 19 tháng 10 năm 2012 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
và phát triển rừng theo quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT, ngày 26 tháng
7 năm 2013Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tưphát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020;
- Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 02/02/2007 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng;
- Quyết định số 5988/QĐ-UBND ngày 11/11/2009 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 340/QĐ-UBND, ngày 24/01/2013 Uỷ ban nhân dân tỉnhNghệ An về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ QuếPhong thành Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiênPù Hoạt;
- Quyết định số 1109/QĐ-UBND, ngày 02/04/2013 Uỷ ban nhân dântỉnh Nghệ An về việc chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong thànhBan quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt;
Trang 8- Quyết định số961/QĐ-SNN-KHTC ngày 18/07/2013 của Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôntỉnh Nghệ An về việc phê duyệt “Đề cương quyhoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hoạt, giaiđoạn 2013-2020;
- Công văn số 1493/UBND.NN, ngày 19 tháng 3 năm 2012 của UBNDtỉnh Nghệ An về việc cho chủ trương lập, điều chỉnh quy hoạch các khu rừngđặc dụng trong thời kỳ 2011-2020;
- Các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan
6.2 Các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy hoạch
6.2.1.Các tài liệu sử dụng
Báo cáo kỹ thuật số 15 của chương trình nghiên cứu rừng Frontier Việt Nam, Khảo sát đa dạng sinh học và đánh giá công tác bảo tồn, tháng 12năm 2000;
Đề án chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong thành Banquản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt kèm theo Quyết định số 340/QĐ-UBND, ngày 24/01/2013 Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An;
- Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An giai đoạn2012-2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Kết quả điều tra Ô sơ cấp, Ô định vị nghiên cứu sinh thái có trên địabàn của Viện ĐTQH rừng chu kỳ I,II, III, IV từ năm 1990 - 2010;
- Tài liệu của trang Web Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An
http://www.pumat.vn/tabid/271/language/vi-VN;
- Ảnh Spot 5, chụp năm 2011 ở khu vực điều tra;
- Tài liệu bản đồ rà soát quy hoạch ba loại rừng huyện Quế Phong năm
2013 và các tài liệu, bản đồ liên quan khác
6.2.2 Tài liệu, kết quả điều tra
Kết quả điều tra khảo sát các chuyên đề của Phân viện Điều tra Quyhoạch rừng Bắc Trung bộ năm 2013:
- Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên rừng vàthảm che vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt;
- Khảo sát điều kiện lập địa và thổ nhưỡng, đánh giá năng suất lập địa vàchọn loại cây trồng vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt;
- Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình dân sinh kinh tế - xã hội và thựctrạng sản xuất nông, lâm nghiệp vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt;
Trang 9Phần thứ hai ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1 Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích
Theo kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Nghệ Annăm 2013 thì Khu BTTN Pù Hoạt có tổng diện tích tự nhiên 85.761,43 ha,trong đó rừng đặc dụng34.589,89 ha và rừng phòng hộ 51.171,54 ha Nằm trênđịa bàn 9 xã thuộc huyện Quế Phong: Tri Lễ, Tiền Phong, ThôngThụ,HạnhDịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộnvà xã Châu Thôn
+ Phía Đông giáp xã Châu Bình, Châu Tiến, huyện Quỳ Châu;
+ Phía Nam giáp xã Yên Tĩnh huyện Tương Dương và xã Quang Phonghuyện Quế Phong;
+ Phía Tây giáp nước Công hòa dân chủ nhân dân Lào và xã Nhôn Mai,
xã Hữu Khuông huyện Tương Dương
1.2 Địa hình, địa thế
Khu BTTN Pù Hoạt xứng đáng là “nóc nhà” của vùng Bắc Trung Bộ, nơi
có đỉnh Pù Hoạt cao 2.457 mét Trong vùng có 3 dạng địa hình chính:
1.2.1 Địa hình núi cao
Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao hơn1.700m, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 5 xã Đồng Văn, Thông Thụ,Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao
và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình dãy núi cao Trường Sơn từ 1.600 1.828m và núi Chóp Cháp (1.705m), đỉnh cao nhất là Pù Hoạt (2.457m) Địahình có độ dốc thường trên 30o, dễ gây hiện tượng sạt lở, trượt đất, diện tíchdạng địa hình này gần 52% diện tích tự nhiên, đây cũng là vùng thượng lưu củahai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây
-tự nhiên, dạng địa hình này chỉ có ý nghĩa lâm sinh duy trì độ che phủ đất rừng
tự nhiên phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ điều hòa khí hậu trong vùng
Trang 101.2.2.Địa hình núi trung bình và núi thấp
Bao gồm các dãy đồi núi có độ cao trong bình từ 300 đến 1.700m; làvùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của vùngquy hoạch, tập trung ở các xã Châu Thôn, Cắm Muộn, Nậm Nhoóng, Tri Lễ vàNậm Giải Diện tích chiếm 40% diện tích tự nhiên, thảm thực vật chủ yếu làrừng cây tự nhiên và ngoài ra còn có ít diện tích rừng trồng đặc sản (quế), rừngnguyên liệu gỗ như keo lai v.v Trên địa hình này còn diện tích đất đồi núichưa sử dụng có khả năng khai thác vào trồng rừng
1.3.2.Thổ nhưỡng
Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, khí hậu,thực bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho Khu BTTN Pù Hoạt có
sự phong phú và đa dạng về đất đai với sự xuất hiện các nhóm đất chính sau:
- Nhóm dạng đất mùn Alít trên núi cao (H): Diện tích là 1.783,0 ha, phân
bố ở các xã Tri Lễ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, có đặc điểm như sau: Phân bố ở độ cao
>1.700m Lớp thảm mục dày 20- 30cm, lớp mùn dầy 7-10cm, màu xám đen, càngxuống sâu màu đen nhạt dần Đất có thành phần cơ giới cát pha, cấu trúc khôngbền vững, đất có phản ứng rất chua (PH = 4), hàm lượng mùn cao (>8%);
- Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH): Loại đất này đượchình thành ở độ cao từ 700m-1.700m, có diện tích 54.349,0 ha, chiếm 63,4%,phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực Tính chất đặc biệt của đất có mùn làlớp thảm mục và tầng mùn tương đối dầy, hàm lượng mùn khá cao (7-8%);
Trang 11- Nhóm dạng đất Feralít điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F): Loại đấtnày phân bố ở độ cao dưới 700m có diện tích là 29.398,1 ha Quá trình Feralítxảy ra chưa nhiều, đất có cấu tượng khá bền vững Một số diện tích vùng đồi đã
bị kết von nhưng không có đá ong chặt;
- Nhóm dạng đất đồng bằng (D), thung lũng (T): Nhóm đất này có diệntích 161,0 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên khu vực, được hình thành trên cáckiểu địa hình máng trũng, thung lũng, bồn địa;
- Ngoài ra trên địa bàn còn có 79,3 ha núi đá, chiếm 0,1% diện tích tựnhiên, phân bố ở các xã Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ
“Số liệu chuyên đề:Khảo sát điều kiện lập địa và thổ nhưỡng, đánh giá năng suất lập địa và chọn loại cây trồng vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt”
1.4 Khí hậu, thuỷ văn
1.4.1 Khí hậu
Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Quỳ Châu, Khu BTTN PùHoạt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, khu vựcchịu ảnh hưởng lớn của khí hậu dãy Trường Sơn Bắc
- Nhiệt độ trung bình năm 23,1oC Nhiệt độ cao nhất 41,3oC (tháng 6),thấp nhất 100C (tháng 12);
- Độ ẩm trung bình năm 86%;
- Lượng mưa trung bình năm 1.734,5mm Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng
9 hàng năm, do địa hình cao dốc nên mỗi khi mưa lớn thường gây lũ nhanh, lũlớn trên các con sông Lượng mưa thấp ở các tháng về mùa khô (1-3);
- Gió: Trong khu vực có hai loại gió chính, đó là: Gió mùa Đông Bắcxuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thổi mạnh vào tháng 11, 12 vàtháng 1, mỗi đợt 3-4 ngày, có khi kéo dài cả tuần Gió mùa đông bắc về gây giárét, thường kéo theo mưa phùn Gió Lào thổi từ tháng 5 đến tháng 6, khi có gióLào, nhiệt độ lên cao, có khi lên đến 41,3oC, độ ẩm xuống thấp, gây khô nóng
1.4.2 Thủy văn
Khu BTTN Pù Hoạt thuộc là vùng đầu nguồn của hai hệ sông:
- Sông Chu ở phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào) với tên làNậm Xam chảy qua huyện Hửa Phăn, vào Việt Nam với tên là sông Chu, chảyqua các xã Đồng Văn, Thông Thụ huyện Quế Phong về Thanh Hoávới chiềudài đi qua hơn 64 km Đây là hệ thủy lớn, nổi tiếng phong phú về các loài thủysinh, cá, lưỡng cư cả về thành phần loài và số lượng Dọc hai bên sông, bên các
Trang 12suối lớn là vùng sinh sống và canh tác của cộng đồng các dân tộc thuộc hai xãThông Thụ và Đồng Văn;
- Hệ sông Hiếu bắt nguồn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, có lưuvực lớn thứ hai trong khu vực (Chiếm khoảng 30% diện tích Khu BTNT PùHoạt), với các chi lưu Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quàng:
+Sông Nậm Việc bắt nguồn từ xã Hạnh Dịch, Tiền Phong, lưu lượngnước rất lớn, chảy quanh năm Hệ thủy này được tạo bởi khá nhiều khe suối lớnbắt nguồn từ biên giới Việt Lào, từ các đỉnh núi cao đổ về như: suối Hạt, suốiPhùng,suối Hiên, suối Co, suối Nậm Lan
+ Sông Nậm Quàng bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Tri Lễ, dài71km, diện tích lưu vực 594,8 km2;
+ Sông Nậm Giải bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Nậm Giải dài 43
km chảy qua các xã Châu Kim, Mường Nọc
Nhờ hệ thống sông suối khá dày đặc, cùng với địa hình tương đối cao - là
cơ hội lớn để phát triển các công trình thủy điện phục vụ lợi ích quốc gia, lợiích dân tộc và toàn xã hội; Cho đến nay trên địa bàn huyện có 06 công trìnhthủy điện được đầu tư xây dựng: Thủy điện Hủa Na; Nhãn Hạt, Bản Cốc, Sao
Va, Sông Quàng, Châu Thôn với tổng công suất gần 280 MW, trong đó 02công trình đã đưa vào vận hành và hòa vào mạng lưới điện quốc gia
Ngoài ra, còn có thác Sao Va là điểm đến lý tưởng cho các du kháchthích khám phá các nét đẹp mà tự nhiên ban tặng cho huyện Quế Phong
2 ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 Dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư, tỷ
lệ tăng dân số
2.1.1 Các cộng đồng dân cư
Cộng đồng dân cư thuộc 9 xã Tiền Phong, Châu Thôn, Tri Lễ, NậmNhoóng, Cắm Muộn, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Đồng Văn sinh sống xung quanhKhu BTTN, có ảnh hưởng trực tiếp đến Khu BTTN Pù Hoạt Hiện trạng dân
số, dân tộc và lao động được tổng hợp ở bảng sau:
tính
cấu (%)
Trang 13TT Hạng mục Đơn vị
tính
cấu (%)
(Chi tiết xem Phụ biểu 01/DS)
- Dân tộc Thái 8.148 người, chiếm 83,7%; Dân tộc H’Mông 3.310 người,chiếm 7,3%; Dân tộc Khơ Mú 412 chiếm 4,5%; Dân tộc Kinh 1.832 người,chiếm 4,1%; Dân tộc Thổ 166 người, chiếm 0,4% Đặc điểm 100% dân tộcH’Mông sinh sống ở xã Tri Lễ, được hình thành 10 bản, trong đó 8 bản nằmtrong Khu BTTN (3 bản ở trong vùng lõi, 5 bản ở vùng phòng hộ) Đặc điểmnày nói lên việc định cư lâu đời và khá ổn định của người H’Mông trên địa bànhuyện Quế Phong; Cộng đồng này có tập quán phát nương, làm rẩy, săn bắnthú rừng ảnh hưởng rất lớn đến công tác QLBVR;
- Trên địa bàn có 22.058 lao động, trong đó lao động ở lĩnh vực nônglâm nghiệp 20.956 người, chiếm 95% tổng số lao động trong toàn vùng Đây làlực lượng có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển bền vững của KhuBTTN Pù Hoạt;
- Lao động phi nông nghiệp: 1.542 người, chiếm 5% tổng số lao độngtrong toàn vùng Chủ yếu là các lao động thương mại dịch vụ, kinh doanh buônbán tại các trung tâm xã Một số lao động ngành nghề: Thuộc sản xuất mộc giadụng Là đối tượng đòn bẩy, cầu nối giao thương giữa miền xuôi và miềnngược; là nhân tố tham gia hình thành, tạo dựng các điểm buôn bán, trung tâmkinh tế trong vùng;
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong toàn vùng là 0,8%, cho thấy mức tăngdân số trong khu vực còn ở mức cao Điển hình ở dân tộc H’Mông, Khơ Mú,bình quân có 6 - 7 người/hộ
Mỗi một dân tộc đều có cách sinh sống, phong tục tập quán, phương thứccanh tác… khác nhau, biểu hiện bản sắc riêng Chính vì thế, Quế Phong làhuyện có nhiều thành phần dân tộc sinh sống nhất tỉnh Nghệ An, bởi vậy, bảnsắc văn hóa cũng đa sắc mầu Các hoạt động mưu sinh hàng ngàn đời nay củacác cộng đồng dân cư bản địa có ảnh hưởng rất lớn tài nguyên thiên nhiên (đất,nước, khoáng sản, tài nguyên rừng…) Sự gia tăng dân số càng cao, áp lực lêntài nguyên rừng ngày càng lớn, sự suy giảm tài nguyên cạn kiệt làm mất cânbằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu
Trang 142.1.2 Phân bố dân cư trong vùng quyhoạch
Trên địa bàn 9 xã có 139 Thôn bản, trong đó có 73 thôn bản sống trongvùng đệm;Đặc biệt có 19 thôn bản với 1.381 hộ, 7.706 người sinh sống trongvùng đặc dụng và phòng hộ do Khu BTTN Pù Hoạt quản lý Các cộng đồngdân cư phần lớn phân bố theo dân tộc, tập quán, phương thức canh tác nônglâm nghiệp
- Dân cư sống trong vùng lõi Khu BTTN Pù Hoạt (vùng bảo vệ nghiêmngặt và vùng phục hồi sinh thái)gồm 9 bản: Nậm Tột, Huồi Xái 1, Huồi Xái 2(xã Tri Lễ); Bản Cáng, bản Pục, bản Méo, Piềng Lâng (xã Nậm Giải); Bản NàSái, Hủa Mương (xã Hạnh Dịch);
- Dân cư sống trong vùng phòng hộgồm 12 bản: Nậm Tột, Huồi Mới 1,Huồi Mới 2, Pà Khốm, Piêng Luông (xã Tri Lễ); Bản Nhọt Nhoóng (xã NậmNhoóng); Bản Mứt, bản Coóng, Chăm Pụt (xã Hạnh Dịch); Bản Mường Phú,Mường Piệt (xã Thông Thụ); Bản Na Câng (xã Tiền Phong); Cụ thể như bảng sau:
Bảng 2: Danh sách các thôn, bản nằm trong vùng Khu BTTN
Trang 15Với đặc điểm của các vùng đặc dụng, phòng hộ là cao, xa và phần lớngiáp biên giới Việt - Lào nên việc quản lý về hành chính đối với các khu dân cư
ở địa bàn nàylà rất khó khăn Qua đó cũng rất khó khăn cho việc theo dõi vềquản lý bảo vệ rừng trong khu vực nói chung, trong rừng đặc dụng nói riêng
2.1.3 Đời sống kinh tế - xã hội
Trong vùng quy hoạch, nhìn chung đời sống người dân đang còn nhiềukhó khăn Đây là những xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyệnQuế Phong (một trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP,ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ)
Do đặc thù là vùng núi cao xa, sản xuất chủ yếu thuần nông, mặt khácviệc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, hoặc hầu như không có, các câytrồng vật nuôi phổ biến là các loại truyền thống năng suất thấp Sản xuất cònmang tính tự cung, tự cấp là chính, sản xuất hàng hóa chưa phát triển
Kết quả điều tra, khảo sát tại các thôn thuộc 9 xã vùng quy hoạch cho thấy:
- Kinh tế hộ gia đình: Số hộ giàu: 457 hộ, chiếm 4,7% tổng số hộ; Số hộtrung bình và khá: 4.815 hộ, chiếm 50% tổng số hộ; Số hộ nghèo: 4.357 hộ,chiếm 45,2% tổng số hộ; Qua số liệu trên cho thấy, số hộ nghèo trong vùng quyhoạch chiếm tỷ lệ rất cao (45,2%), thực trạng nói lên công tác xóa đói giảmnghèo ở địa phương đồi hỏi cần phải nổ lực rất lớn trong thời gian tới
- Về tình trạng nhà ở: Qua thu thập số liệu thống kê trên địa bàn vùngquy hoạch số hộ có nhà xây kiên cố chiếm tỷ lệ 12,7% (1.227 hộ); Số hộ còn ởnhà tạm chiếm 25,4%; Đây là nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tiêu cực đối với tàinguyên rừng mà nói cụ thể hơn là đối với gỗ rừng tự nhiên trong khu vực là rấtlớn Hàng năm, số lượng gỗ rừng tự nhiên bị người dân chặt hạ về làm nhà ởđịa phương các xã là hàng trăm m3 Trong tương lai, dân số ngày một tăng, áplực lên rừng ngày càng cao
2.1.4 Các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn
Khu BTTN Pù Hoạtnằm dọc theo biên giới Việt Lào, trong khu vực có 3đồn biên phòng Ngoài công tác bảo vệ an ninh biên giới, các đồn Biên phòngtích cực tham gia vào các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyênrừng trên địa bàn Các đồn Biên phòng gồm:
- Đồn biên phòng Tri Lễ;
- Đồn biên phòng Hạnh Dịch;
- Đồn biên phòng Thông Thụ
Trang 162.2 Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá, các phong tục của người dân
Với truyền thống lâu đời sản xuất nông nghiệp với hình thức đốt nươnglàm rẫy là chủ yếu, nhưng thời gian gần đây nhờ sự nỗ lực tuyên truyền, vậnđộng của các cấp chính quyền, các ngành liên quan nên bà con đã dần chuyểnsang làm ruộng nước là chính, hiện tượng đốt nương làm rẫy đã giảm hẳn sovới trước đây
Cùng với sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, hiện nay trên địabàn đã có một số mô hình sản xuất kinh tế trên địa bàn:
- Mô hình kinh tế hộ: Trên tổng số 9.629 hộ trên địa bàn, chỉ có 82 hộđược xem là mô hình làm kinh tế gia đình, chỉ chiếm 0,8% Trong số này, chủyếu thuộc các hộ buôn bán kinh doanh trên địa bàn;
- Trang trại: Toàn vùng có 97 trang trại sản xuất nông lâm nghiệp Cáctrang trại sản xuất lúa trên các diện tích khai hoang, chặn các khe suối nhỏ đểnuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm các loại;
Một số mô hình vườn rừng, vườn hộ trồng Chanh leo (Tri Lễ) bước đầucho sản lượng khá cao, chất lượng tốt Hiện dự án cây Chanh leo trên địa bànđang được mở rộng ở Tri Lễ và các xã lân cận với đầu tư giống, phân bón, giànleo vào bao tiêu sản phẩm của Công ty rau quả Nghệ An;
- Hợp tác xã: Theo số liệu thống kê, 100% các xã có tồn tại mô hình hợptác xã Tuy vậyhầu như các hợp tác xã không phát huy tác dụng, làm ăn khôngmấy hiệu quả;
- Số hộ sản xuất giỏi: Trong vùng quy hoạch, các mô hình sản xuất, môhình trang trại, hợp tác xã chưa có nhiều, số hộ sản xuất giỏi còn chiếm tỷ lệthấp (1,1%) Tình hình đó nói lên kinh tế trong vùng còn nhiều khó khăn Hàngnăm, tỉnh Nghệ An còn phải cấp trăm tấn gạo cứu đói cho dân vào dịp giáp hạt
2.3 Hiện trạng sản xuất nông - lâm nghiệp
2.3.1 Sản xuất nông nghiệp
2.3.1.1 Trồng trọt
Phần lớn diện tích canh tác trên địa hình có độ chênh cao khá lớn nênhình thành theo kiểu hình ruộng bậc thang là chủ yếu Nước tưới được lấy từcác khe, suối tưới từ ruộng cao xuống ruộng thấp, từ trên xuống dưới
- Tổng diện tích lúa toàn vùng 2007,1 ha Trong đó:
+ Diện tích lúa nước (2 vụ):2007,1 ha, năng suất đạt 48,3 tạ/ha;
+ Diện tích lúa rẫy: 150 ha, năng suất đạt 13 tạ/ha;
Trang 17+ Diện tích Ngô: 266,0 ha, năng suất đạt 18,8 tạ/ha;
+ Diện tích khoai, sắn: 580,5 ha, năng suất đạt 40,7 tạ/ha;
+ Diện tích lạc, đậu: 141,5 ha, năng suất đạt 13,9 tạ/ha;
+ Diện tích rau các loại: 164,0 ha, năng suất 34,4 tạ/ha
Tổng sản lượng lương thực đạt: Lúa 10.823 tấn/năm; Ngô 783 tấn/năm;Sắn và khoai lang 1.499,5 tấn; Rau các loại 509,3 tấn; Lạc đậu 371,9 tấn
Bình quân lương thực (thóc) 276 kg/người/năm Tương đương 15 kggạo/tháng/người
Trong 9 xã vùng quy hoạch, có 8 xã đạt ở mức >10 kg gạo/tháng/người.Riêng xã Thông Thụ diện tích lúa nước ít (60 ha), nhân khẩu đông (4344 khẩu),bình quân 3,8 kg gạo/tháng/người Đất canh tác lúa nước ít, người đông, sẽ gây
áp lực lớn đến tài nguyên rừng nói chung, rừng phòng hộ, đặc dụng nói riêng
Các xã có diện tích canh tác lúa nước nhiều như: Tiền Phong 564,7 ha,Châu Thôn 381,4 ha, Tri Lễ 360,2 ha
Nhìn chung hiện nay diện tích canh tác lúa nước khá ổn định, phần lớndiện sản xuất đảm bảo đủ nước tưới hai vụ, hệ thống tiêu úng đảm bảo Kỹthuật canh tác được nâng cao, người dân đã áp dụng các khoa học kỹ thuật mớivào sản xuất, gieo trồng đúng thời vụ… Tuy nhiên, việc đầu tư phân bón, thuộcbảo vệ thực vật còn chưa đảm bảo, đầu tư công chăm sóc chưa nhiều Mặc dùsản lượng lương thực ngày được cải thiện, nhưng chưa cao Diện tích nươngrẫy đã được kiểm soát, được quy hoạch luân canh đã hạn chế tối đa việc phárừng làm nương rẫy, đặc biệt đối với đồng bào H’Mông sống trên những vùngnúi cao
2.3.1.2 Chăn nuôi
- Tổng đàn gia súc: Trâu: 17.147 con, Bò: 10.332 con, Lợn 20.023 con,
Dê 2.814 Con Bình quân mỗi hộ có 2,85 con trâu bò, 2 con lợn;
- Gia cầm các loại: gia cầm các loại có 142.375 con, bình quân mỗi hộ có14,8 con gia cầm các loại;
- Nuôi trồng thủy sản: Toàn vùng có hàng ngàn ha mặt nước hồ đập thủylợi, thủy điện Đây là đối tượng cung cấp chủ yếu nguồn lợi thủy sản (cá nướcngọt) trong vùng Ngoài ra, nhiều hộ gia đình tạo ao nuôi ven các khe suối diệntích từ 1000 - 2000 m2 nuôi các loại cá, góp phần tự cung cấp thực phẩm, cảithiện đời sống hộ gia đình
2.3.1.3 Chế biến nông sản
Trang 18Nông sản trong vùng là Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang, Lạc, Đậu, Vừng Cácsản phẩm nông nghiệp được chế biến thông qua hệ thống máy xay xát của một
số hộ gia đình phân bố rải rác ở các thôn Lúa được chế biến ra gạo để cung cấptại chỗ, Ngô, Sắn, Khoai lang được chế biến làm thức ăn chăn nuôi, một số ít
hộ dùng kèm với gạo để ăn khi giáp hạt Trong vùng không có cơ sở chế biếnnông sản nào lớn
2.3.1.4 Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở các địa phương khá phát triển,dịch vụ hàng hóa mua bán trao đổi tận các thôn bản Các cơ sở buôn bán cácdụng cụ sản xuất nông nghiệp (cày, bừa, dao, dụng cụ bảo vệ thực vật…) và các
cơ sở bán giống, phân bón, thuốc trừ sâu đều tập trung chủ yếu ở khu vực trungtâm xã Đối với các địa phương gần trung tâm huyện còn có thêm các cơ sở báncác loại máy trong sản xuất nông nghiệp như máy cày, bừa, máy cắt cỏ…
Bình quân ở mỗi xã có 4 - 5 cơ sở dịch vụ hỗ trợ, cung ứng các dụng cụ,phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,đáp ứng yêucầu của nhân dân trong vùng
2.3.1.4 Khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
- Cây trồng: Trong nông nghiệp cây trồng chủ đạo là lúa, những năm gầnđây người dân đã mạnh dạn đưa các giống lúa mới vào sản xuất, tạo ra bướcchuyển biến mới trong sản xuất lúa tại địa phương Những giống cũ, dài ngày,năng suất thấp, chất lượng kém đã được loại bỏ thay vào đó là những giốngLúa, Ngô… có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.Các cây trồng nông nghiệp khác như Sắn, khoai lang… diện tích có xu hướnggiảm dần và giống không được cải thiện;
Các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao đã và đang được đưa vàosản xuất trên địa bàn là Khải phong, N ưu 96, Dương quang…
- Vật nuôi: Vật nuôi như Trâu, Bò, Lợn, Dê, Gà, Vịt, Ngan… phần lớnvẫn là những giống truyền thống nên năng xuất chưa cao Trong đàn gia súc(Trâu, Bò, Lợn, Dê ở các địa phương, duy nhất chỉ có xã Tiền Phong đưa giống
Bò laisind vào chăn nuôi nhưng số lượng chưa nhiều (340 con) Những giống laithuần chủng có năng suất cao chưa được áp dụng chăn nuôi rộng rãi trên địa bàn;
Nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, mớiđược ghi nhận ở cây lúa nước, ước đạt 70% diện tích gieo trồng Ngoài ra, một
số giống lợn có năng suất cao được đưa từ miền xuôi lên thông qua các thươnglái cũng bắt đầu được người dân đưa vào chăn nuôi Tuy nhiên, việc cung cấpgiống cây, con thông qua các thương lái thường không biết rõ nguồn gốc, xuất
xứ Do đó dễ nẫy sinh những tình trạng kém thích nghi, sức đề kháng kém với
Trang 19môi trường, cùng với việc kiểm soát dịch bệnh chưa chặt chẽ sẽ ảnh hưởngkhông nhỏ đến trồng trọt, chăn nuôi trong vùng
2.3.2 Sản xuất lâm nghiệp
2.3.2.1 Trồng rừng
Toàn vùng quy hoạch 9 xã có 54,3 ha rừng trồng tập trung, loài cây chủyếu là Keo, Quế,… Mới đây Công ty Cao su Nghệ An đã trồng hàng trăm haCao su Các xã có nhiều diện tích rừng trồng như Tiền Phong, Đồng Văn
2.3.2.2 Nông lâm kết hợp
Trong tổng số 97 trang trại trong vùng, phần lớn là trang trại sản xuấtnông lâm kết hợp với hình thức tự phát Các mô hình đó là trồng trọt nôngnghiệp kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, và bảo vệ khoanh nuôi rừng Dohình thức tự phát, chưa được tiếp cận nhiều các dịch vụ khuyến nông, khuyếnlâm nên hiệu quả kinh tế mang lại từ các trang trại chưa cao
Ước tính sản phẩm hàng năm thu được từ các mô hình trang trạng chỉchiếm khoảng 5% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn vùng
Các xã có nhiều mô hình trang trại nông lâm kết hợp như: Tiền Phong,Nậm Giải, Cắm Muộn, Hạnh Dịch
2.3.2.3 Bảo vệ rừng
- Đối với rừng đặc dụng: Sau khi được thành lập, rừng đặc dụng đượcBan quản lý Khu BTTN Pù Hoạttiếp nhận, quản lý, bảo vệ, chưa thực hiện giaokhoán bảo vệ đến hộ dân trên địa bàn Địa bàn rộng, diện tích lớn, trong khi đólực lượng lại quá mỏng, nên công tác quản lý bảo vệ rừng của Khu BTTN PùHoạt thực hiện rất khó khăn;
- Đối với rừng phòng hộ: Hàng năm Ban quản lý rừng phòng hộ QuếPhong (nay là Khu BTTN Pù Hoạt) đã giao khoán cho các hộ dân trên địa bànthông qua hợp đồng nguyên tắc bảo vệ rừng Thực chất hàng năm chỉ tiêu kếhoạch đầu tư chỉ được đầu tư hỗ trợ bảo vệ rừng từ 5.000 ha đến 6.000 ha nênmột số lớn diện tích rừng phòng hộ chưa được giao khoán bảo vệ Đây là mộtkhó khăn lớn, làm ảnh hưởng, suy giảm đến diện tích và chất lượng rừng nóichung, rừng phòng hộ nói riêng;
- Đối với rừng sản xuất: Một số diện tích đã được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất cho hộ gia đình, phần lớn đang tạm thời giao cho UBND các
xã quản lý;
Nhìn chung về bảo vệ rừng trên địa bàn có chiều hướng tích cực, nhiềudiện tích rừng dần được phục hồi tốt Tuy nhiên, một số địa bàn vẫn còn xảy ra
Trang 20nạn phát đốt rừng làm nương rẫy và khai thác rừng trái phép Rừng đặc dụng vàphần lớn rừng phòng hộ chưa được giao khoán bảo vệ đến hộ dân nên quá trìnhgiữ rừng là khó khăn phức tạp, kém hiệu quả.
2.3.2.4.Khoanh nuôi phục hồi rừng
Cũng như bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng chỉ được thực hiện ởmột số diện tích ở rừng phòng hộ, nằm trong kế hoạch đầu tư hàng năm Cònlại nhiều diện tích chưa có đầu tư cho khoanh nuôi phục hồi rừng để giao khoánđến hộ dân trên địa bàn
2.3.2.5.Khai thác và chế biến lâm sản
Khu vực rừng do Khu BTTN Pù Hoạt quản lý thuộc đối tượng đóng cửarừng, không thuộc đối tượng khai thác Tuy nhiên, việc khai thác lâm sản tráiphép vẫn còn xảy ra Gỗ trong rừng có thể bị lâm tặc khai thác trộm, rồi vậnchuyển phân tán, về các thôn bản để sử dụng hoặc chuyển thành hàng hóa Việc
số gỗ người dân bản địa khai thác về xây dựng nhà ở tại các địa phương vẫncòn nhiều Hàng năm, khối lượng gỗ rừng tự nhiên cung cấp cho vấn đề nhà ởtrên địa bàn 9 xã được ước tính hàng nghìn m3
Do đóng cửa rừng nên các cơ sở chế biến lâm sản lớn không tồn tại Trênđịa bàn các xã vùng quy hoạch các cơ sở chế biến không nhiều, tồn tại dướidạng cơ sở sản xuất hàng mộc dân dụng với quy mô nhỏ (1-3 công nhân) Gỗđược mua qua các thương lái, chủ xe vận chuyển (gỗ lậu) Ngoài sản phẩm đượcchế biến gỗ từ rừng tự nhiên để xây dựng nhà ở của người dân bản địa là khá lớnthì sản phẩm chế biến khác (giường, tủ, bàn ghế…) hàng năm là không lớn
2.3.2.6 Giao đất, giao rừng
Cho đến nay trên địa bàn huyện Quế Phong nói chung, khu vực thuộcquản lý của Khu BTTN Pù Hoạt nói riêng, công tác giao khoán rừng, giao đất,giao rừng chưa được đẩy mạnh Một số diện tích lớn đất rừng sản xuất đangtạm giao cho UBND các xã quản lý, chưa triển khai giao đất giao rừng đến hộgia đình, cá nhân Đối với rừng phòng hộ, hàng năm chỉ được đầu tư hỗ trợ bảo
vệ rừng từ 5.000 ha đến 6.000 ha nên Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong(nay là Khu BTTN Pù Hoạt) chỉ giao khoán được theo khối lượng kế hoạch chỉtiêu có hỗ trợ đầu tư như đã nêu trên Đặc biệt là diện tích rừng đặc dụng PùHoạt do mới được thành lập Ban quản lý năm 2013, nên từ trước đến này diệntích rừng đặc dụng này chưa được giao khoán và hỗ trợ đầu tư
2.3.2.7 Kết quả các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn
Tính đến tháng 12 năm 2012, trên địa bàn Khu BTTN Pù Hoạt đã có các
dự án sau đã và đang hoạt động:
Trang 21- Dự án 661, giai đoạn 2009 – 2011 có quy mô 112.684,1 ha, khối lượngthực hiện được 112.684,1 ha;
- Dự án bảo vệ và Phát triển rừng BQL rừng Phòng hộ Quế Phong giaiđoạn 2012-2020 có tiến độ thực hiện năm 2012 theo dự án là 5.000 ha, đã thựchiện 5.000 ha
2.3.3 Đánh giá chung về sản xuất nông, lâm nghiệp
2.3.3.1 Những mặt đạt được
- Cơ bản xóa bỏ được tập quán du canh, du cư của một số cộng đồng dântộc thiểu số, ổn định nơi cư trú (thôn, bản), bước đầu quy hoạch các vùng sảnxuất theo hướng chuyên canh;
- Hạn chế tối đa việc phát, đốt rừng làm nương rẫy, người H’Mông sống
ở các xã vùng cao;
- Người dân đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất (máy cày vào khâu làmđất), tuy chưa mạnh, chưa nhiều nhưng bước đầu đã khích lệ, là mô hình để các
hộ dân khác noi theo;
- Hạn chế diện tích đất ruộng bỏ hoang, khai hoang mở mang diện tíchcanh tác lúa nước;
- Tuân thủ lịch thời vụ, đưa giống cây, con theo chỉ đạo của các banngành cấp xã, huyện;
- Người dân hăng hái tham gia trong công tác quản lý bảo vệ, khoanhnuôi phục hồi rừng thông qua các dự án giao khoán đến hộ gia đình
2.3.3.2 Những mặt chưa được
- Diện tích các thửa ruộng còn quá manh mún, độ chênh cao giữa cácthửa còn lớn; bờ vùng, bờ thửa quá yếu trong việc giữ đất, giữ nước và khókhăn cho việc đi lại để sản xuất;
- Chưa mạnh dạn đầu tư về giống cây - con, phân bón, thuốc bảo vệ thựcvật, chưa áp dụng đầy đủ các kỹ thuật mới… vào sản xuất nên năng suất, chấtlượng chưa cao;
- Hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng chưa đảm bảo,hiện tại chưa đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp;
- Thiếu cán bộ địa bàn, thiếu sự quan tâm thường xuyên và kịp thời củacác ban ngành đến tận người dân địa phương, chưa nắm bắt hết những tiềmnăng đất đai từng vùng, tâm tư, nguyện vọng của mỗi cộng đồng dân cư nênchưa phát huy được các tiềm năng và nội lực trong dân
Trang 222.3.3.3.Định hướng phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp
Để hướng tới một nền sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, đáp ứng cácchức năng, yêu cầu của các cộng đồng dân cư sống trong vùng lõi và vùng đệmKhu BTTN Pù Hoạt, nền sản xuất xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn cần phải:
- Xây dựng một nền sản xuất nông - lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo trongnền kinh tế trên địa Trong đó:
- Đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; mở rộng khai hoangtăng diện tích lúa nước; thực hiện thâm canh tăng năng suất, đưa các giống lúa
có năng suất, chất lượng cao vào thay thế phần lớn các giống lúa hiện đang sửdụng hiện nay trên địa bàn các xã;
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào xây dựng các công trình thủy lợi, kênhmương nội đồng, đảm bảo 100% diện tích gieo cấy được chủ động tưới tiêu;
- Đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, áp dụng công nghệ kỹ thuật caovào sản xuất Xây dựng được nhiều mô hình và áp dụng rộng rãi kỹ thuật canhtác nông - lâm kết hợp, kỹ thuật canh tác trên đất dốc;
- Thu hút đầu tư của các dự án về nông, lâm nghiệp Đẩy mạnh công tácgiao đất khoán rừng đến hộ dân, tham gia tích cực trong công tác quản lý bảo
vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường;
- Trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới, cần được khai thác mọi tiềmnăng, nội lực cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, kỹ thuật cùng hợp lực xâydựng một nền sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn giữ vột vai trò then chốttrong kinh tế địa phương Đẩy đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn lên cao mộtcách ổn định và bền vững
2.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng
2.4.1 Cơ sở hạ tầng các xã vùng quy hoạch
2.4.1.1 Giao thông, thuỷ lợi
- Tổng chiều dài các tuyến đường 476 km, trong đó: Đường quốc lộ 49km; đường huyện lộ 101km; đường liên xã, liên thôn 326 km, đảm bảo đường ôđến được UBND tất cả các xã vùng quy hoạch Do địa hình cao dốc, chia cắtphức tạp, việc đầu tư xây dựng đường ô tô gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn,hiệu quả mang lại thấp;
- Hệ thống các công trình thuỷ lợi trong những năm qua đã được chútrọng đầu tư dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau Với đặc điểm vùng núi
Trang 23cao dốc có nhiều lợi thế trong việc xây hồ đắp đập, nhưng do đất canh tácnôngnghiệp ít, lại phân bố rải rác nên công tác thuỷ lợi trong khu vực đang cònnhiều hạn chế.
2.4.1.2 Điện, nước sinh hoạt, văn hoá và thông tin liên lạc
- Nguồn điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng chủyếu là dùng điện lưới quốc gia Mức độ sử dụng điện ở các xã đang còn thấp,
số hộ, sử dụng điện mới chỉ đạt 86,6% Ngoài ra một số hộ đã lợi dụng khe suối
để chạy máy thuỷ điện nhỏ phục vụ thắp sáng và sinh hoạt trong gia đình;
- Nguồn nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên(sông, suối), nước mưa dự trữ và nguồn nước tự chảy từ các khe suối đặc biệt
về mùa khô hầu hết các xã thường thiếu nước sinh hoạt;
- Hệ thống thông tin liên lạc đã và đang nâng cấp, hiện tại trong khu vực
có 100% số xã có các trạm thu, phát sóng đài truyền hình, truyền thanh Hiệntại có 9 xã có bưu điện văn hoá, hầu hết trung tâm xã đều có điện thoại cố định
2.4.1.3.Giáo dục và đào tạo
Những năm gần đây hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng, nângcấp theo các chương trình dự án Hiện 100% số xã có trường tiểu học với 416giáo viên, 4.379 học sinh và 9 trường trung học cơ sở với 243 giáo viên và2.431 học sinh Tổng số học sinh đến trường trong độ tuổi đi học đạt 85-90%.Một số xã trường lớp còn tạm bợ (tranh tre, nứa lá), tỷ lệ người mù chữ từ 5-10%, nhiều người phụ nữ dân tộc Mông không biết chữ và không nói đượctiếng phổ thông
(Báo cáo chuyên đề “Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình dân sinh kinh
tế - xã hội và thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp vùng quy hoạch Khu BTTN
Pù Hoạt”)
2.4.2 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị Khu BTTN Pù Hoạt
Theo kết quả điều tra, Khu BTTN Pù Hoạt hiện có 04 trạm quản lý bảo
vệ rừng Trong đó chỉ có 01 trạm mới đưa vào sử dụng năm 2012 là đáp ứngđược yêu cầu, 03 trạm còn lại hiện đã xuống cấp cần thay thế
Trang 24Phân khu dịch vụ hành chính hiện có 01 nhà làm việc 2 tầng, diện tích sàn
280 m2mới đưa vào sử dụng năm 2012 Ngoài ra có 02 dãy nhà làm việc cũ (Nayđang bố trí nhà ở cho cán bộ, nhân viên), 02 gian nhà bếp hiện đã xuống cấpnghiêm trọng, cần phải thay thế mới đáp ứng được nhu cầu của cán bộ nhân viên
Trang thiết bị vừa thiếu, vừa đã cũ, xuống cấp, không đáp ứng được nhucầu quản lý, bảo vệ rừng Cụ thể, theo báo cáo kiểm kê tài sản cố định năm
2012, của Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong Tổng số lượng chủng loại tàisản được kiểm kê gồm 18 loại tài sản cố định Trong đó có 12 loại tài sản cốđịnh đã khấu hao hết Còn 06 loại đang sử dụng ở bảng sau:
Bảng 3: Thống kê tài sản cố định đến 31 tháng 12 năm 2012
(Nguồn Khu BTTN Pù Hoạt)
Qua bảng trên cho thấy, sau khi được thành lập, Ban quản lý Khu BTTN
Pù Hoạt kế thừa tài sản của Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong chuyểnsang, phần lớn tài sản đã khấu hao hết, không còn giá trị sử dụng Ngoài nhàTrạm Kìm mới đưa vào sử dụng năm 2013 thì các trạm quản lý bảo vệ còn lạiđều đã hết khấu hao, xuống cấp, quy mô nhỏ, không đáp ứng được nhu cầunhiệm vụ mới Nhà văn phòng làm việc mới đưa vào sử dụng năm 2013 tuychất lượng còn tốt nhưng sắp tới không phù hợp với quy mô của văn phòngKhu BTTN Pù Hoạt
Trang 252.5 Tình hình an ninh quốc phòng
Qua làm việc với các đồn biên phòng Hạnh Dịch, Tri Lễ, Thông Thụthuộc Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An cho biết tình hình an ninh trêntuyến biên giới Việt Nam-Lào tương đối ổn định, đời sống người dân ngàycàng được cải thiện và nâng cao Tuy nhiên tình hình an ninh trên tuyến biêngiới vẫn còn một số vấn đề tồn tại sau:
- Do địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp, hệ thống đường giao thông, đặcbiệt là đường tuần tra biên giới không đầy đủ, nên gặp nhiều khó khăn trongcông tác quản lý đường biên Dân cư phân bố thưa thớt, thông tin tuyên truyềncòn nhiều bất cập nên dễ bị kẻ xấu xuyên tạc, lợi dụng
- Thông thương mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật đểthúc đẩy nền kinh tế phát triển Nhưng mặt trái của việc thông thương mở cửa
là vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới lại hết sức phức tạp
2.6 Đánh giá chung về dân sinh, kinh tế - xã hội
2.6.1 Thuận lợi
- Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn luôn được Đảng, Chínhphủ, các ngành, các cấp quan tâm, chỉ đạo và đầu tư Các cấp chính quyền vànhân dân đã nhận thấy những hiểm hoạ do thiên nhiên gây ra đều bắt nguồn từviệc mất rừng;
- Điều kiện tự nhiên có nhiều yếu tố thuận lợi, chế độ nhiệt, ẩm phù hợpvới nhiều loài cây trồng lâm, công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản ;
- Quỹ đất chưa sử dụng có khả năng lâm nghiệp đang còn nhiều, đất đai
đa dạng thích hợp cho nhiều loài cây trồng sinh trưởng và phát triển;
- Lực lượng lao động dồi dào, đồng bào siêng năng, cần cù chịu khó,suốt đời gắn bó với rừng, nên khi được hướng dẫn sản xuất lâm nghiệp để xoáđói giảm nghèo, tự làm giàu cho mình và cho xã hội thì đồng bào sẽ phấn khởitin tưởng và tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp kỹ thuật;
- Cơ bản đồng bào các dân tộc trong khu vực đã định canh, định cư, cuộcsống ổn định và đang được nâng cao tạo điều kiện tốt để thực thi dự án;
- Đã chấm dứt thời gian dài suy thoái rừng, bước đầu vào giai đoạn phụchồi và phát triển Tỷ lệ che phủ của rừng toàn khu vực đạt 75,9%;
- Về cơ chế quản lý đã chuyển từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp
xã hội, thu hút được nguồn lực của mọi thành phần kinh tế vào phát triển lâmnghiệp Một số chế độ chính sách đã được sửa đổi, ban hành mới đã bước đầuphát huy tác dụng;
- Hệ thống các đơn vị quản lý rừng được sắp xếp, củng cố, đổi mới thực sựtrở thành nòng cốt trong cung cấp dịch vụ cho công tác bảo vệ và khôi phục rừng;
Trang 26- Hoạt động lâm nghiệp làm tăng thu nhập của người dân, góp phần vàoviệc ổn định đời sống, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng.
2.6.2 Khó khăn
- Theo số liệu từ Sở Công thương tỉnh Nghệ An thì hiện vùng quy hoạchKhu BTTN Pù Hoạt có 3 nhà máy thủy điện đã hòa lưới điện Quốc gia, đó làthuỷ điện Hủa Na (180MW), Bản Cốc, Sao Va và 5 dự án khác đang tạmngừng thi công hoặc đang khảo sát Việc xây dựng các nhà máy đã và đang ảnhhưởng đến sự đa dạng của khu bảo tồn thiên nhiên, cụ thể là nhiều diện tíchrừng bị chặt phá để làm đường, xây dựng nhà máy, đặc biệt là việc chặn dòngtích nước của các nhà máy thuỷ điện đã biến nhiều dòng sông suối trong vùngnhư: Nậm Giải, sông Hiếu… bị “chết mòn”;
- Do địa hình cao dốc, chia cắt hiểm trở, điều kiện khí hậu thuỷ văn cómột số yếu tố bất lợi gây tác hại cho sản xuất, đời sống của đồng bào trên khuvực và công tác trồng rừng, bảo vệ rừng;
- Trên địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, nguồn laođộng chủ yếu thuần nông, nên thiếu lao động kỹ thuật và quản lý, phương thứccanh tác lạc hậu, năng suất cây trồng không cao, thu nhập bình quân đầu ngườithấp Việc đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất sẽ gặp khó khăn.Mặt khác do chính sách đãi ngộ chưa phù hợp, nên không hấp dẫn được laođộng kỹ thuật từ miền xuôi lên sống và làm việc;
- Phân bố dân cư không đều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là giaothông đường bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH trong đó có phát triểnlâm nghiệp;
- Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng, sự đa dạng sinh học vẫntiếp tục bị suy giảm Đã rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo tiêu chí chungnhưng mới chỉ thể hiện trên bản đồ, chưa thực hiện đóng mốc trên thực địa nêncông tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn;
- Tình trạng khai thác trái phép vẫn đang còn xẩy ra ngay cả với các khurừng đặc dụng, công tác phòng chống cháy, sâu bệnh hại chưa được quan tâmđúng mức, cùng với nhận thức chưa đầy đủ về rừng, vì vậy đã làm hạn chếcông tác quản lý bảo vệ rừng;
- Suất đầu tư cho khoanh nuôi, bảo vệ trồng rừng đang còn thấp chưađảm bảo đời sống cho người làm nghề rừng;
- Trên địa bàn có 19 thôn bản với1.381hộ, 7.706 nhân khẩu sống tronghoặc cận kề với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của Khu BTTN Pù Hoạt nên rấtkhó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng;
Trang 27Phần thứ ba HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
1 HIỆN TRẠNG THEO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHUNG
Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai đến ngày 01/01/2013 của phòngTài nguyên và Môi trường huyện Quế Phong Kết quả theo dõi diễn biến tàinguyên rừng của Hạt Kiểm lâm Quế Phong và kết quả điều tra bổ sung củaPhân viện ĐTQH rừng Bắc Trung bộ tháng 9 năm 2013 Hiện trạng sử dụng đấtđai được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất đai chung
Đất CSD Cộng SXNNĐất lâm nghiệpĐất
Đất NTT S
(Nguồn Phòng Tài nguyên và Môi trường)
Tổng diện tích tự nhiên của các xã nằm trong vùng quy hoạch KhuBTTN Pù Hoạt là 161.658,8 ha, trong đó xã Thông Thụ chiếm diện tích lớnnhất với 41.618,0 ha, chiếm 25,7%; Xã có diện tích nhỏ nhất là xã NậmNhoóng chiếm 2,5% (4.109,5 ha) diện tích tự nhiên các xã nằm trong vùng quyhoạch Khu BTTN Pù Hoạt
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 2% đất nông nghiệp, trongkhi đó đất lâm nghiệp chiếm 98% đất nông nghiệp, qua đó ta thấy quỹ đất sản xuấtcủa người dân gặp nhiều khó khăn, gây áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng
Diện tích Khu BTTN Pù Hoạt quản lý 85.761,43 ha đất lâm nghiệp,chiếm 53% diện tích tự nhiên các xã vùng quy hoạch
Trang 282 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
2.1.Diện tíchcác loại rừng
2.1.1 Diện tích đất lâm nghiệp theo đơn vị hành chính
Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Hạt Kiểm lâm huyện QuếPhong; Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005 CT-TTg vàKết quả điều tra bổ sung của Phân viện ĐTQH rừng Bắc Trung bộ được thểhiện ở bảng sau:
Bảng 5: Diện tích đất lâm nghiệp theo đơn vị hành chính
Đơn vị tính: ha
TT
Hạng mục Đơn vị xã
Tổng cộng
có rừng Cộng tự nhiên Rừng Rừng trồng
(Chi tiết xem biểu 01/HT)
- Từ kết quả trên cho thấy vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt có độche phủ bình quân 89,6%, trong đó các xã có độ che phủ cao như: Đồng Văn99,2%; Tiền Phong 96,6%
- Diện tích rừng trồngchỉ chiếm13,76 ha, Phân bố ở 4 xã Tri Lễ, HạnhDịch, Nậm Giải, Tiền Phong;
- Đất chưa có rừng chiếm 10,4% diện tích đất lâm nghiệp, tập trung ở các
xã Tri Lễ chiếm tới 51,4%; Thông Thụ chiếm 18,1%; Nậm Giải chiếm 10,3%;Cắm Muộn, chiếm 10,2%;… diện tích chưa có rừng
2.1.2 Diện tích đất lâm nghiệp theo chủ quản lý
Theo Quyết định số 1109/QĐ-UBND, ngày 02/04/2013 Uỷ ban nhân dântỉnh Nghệ An về việc chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong thànhBan quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thì diện tích được giao quản lý90.701 ha (Vùng lõi 36.226 ha, vùng đệm 18.749 ha, vùng phòng hộ 35.726ha).Trong đó diện tích rừng phòng hộ phải thu hồi từ UBND xã Nậm Nhóng:860,4 ha, từ Công ty cổ phần cao su Nghệ An (Tổng đội TNXP7 trước đây):
Trang 293.805,6 ha Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có quyết định thu hồi đất, giao đấtcủa cấp có thẩm quyền.
2.1.3 Hiện trạng theo quy hoạch ba loại rừng
Kết quả tổng hợp được diện tích đất lâm nghiệp theo chức năng vùngquy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 6: Diện tích đất lâm nghiệp theo chức năng
2.1.3.2 Rừng phòng hộ
Trang 30Đất lâm nghiệp có chức năng phòng hộ phân bố ở 9 xã Trong đó chủyếu ở các xã Thông Thụ chiếm 38,4%; Đồng Văn chiếm 28,1%; Tri Lễ chiếm13,1% ít nhất là xã Châu Thôn, chỉ chiếm 0,2%; Trong đó:Đất có rừng chiếmtới 88,0%; Đất chưa có rừng chỉ chiếm 12,0% diện tích phòng hộ.
2.1.4 So sánh kết quả điều tra
So sánh hiện trạng rừng theo kết quả điều tra với Quyết định số UBND ngày 02/02/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả ràsoát, quy hoạch 3 loại rừngnhư bảng sau:
482/QĐ-Bảng 7: So sánh kết quả điều tra
Loại đất, loại rừng Theo điều tra Theo QĐ 482 Chênh lệch Diện tích tự nhiên 85.761,43 85.761,43
A Đất nông nghiệp 85.761,43 85.761,43
I Đất sản xuất nông nghiệp
II Đất lâm nghiệp 85.761,43 85.761,43
(Chi tiết xem Phụ biểu 01/HT)
Nhìn vào bảng trên ta thấy diện tích đất có rừng giảm 339,15 ha, trongkhi đó diện tích đất chưa có rừng tăng với diện tích tương đương Sở dĩ cóchênh lệch diện tích là do các lý do sau:Việc rà soát quy hoạch 3 loại rừngkhông điều tra hiện trạng mà chỉ kế thừa số liệu cũ Kết quả điều tra sử dụngảnh vệ tinh mới năm 2011 nên kết quả cập nhật hơn
Diện tích có rừng giảm chủ yếu ở các xã Tri Lễ, Cắm Muộn, Nậm Giải
do ở các xã này hiện tường phát nương làm rẩy vẫn còn xẩy ra
Trang 31+ Đai cao <300m, chiếm 1,4% (49,64ha); Đai cao từ 300-700m, chiếm23,5% (833,18ha); Đai cao > 700m, chiếm 75,1% (2.662,62ha);
+ Độ dốc cấp I, có diện tích 1.506,81 ha (chiếm 42,5%); Độ dốc cấp II,với 1.166,45 ha (chiếm 32,9%); Độ dốc cấp III, có 475,09 ha (chiếm 13,4%)
và Độ dốc cấp IV diện tích 397,09 ha (chiếm 11,2%), diện tích ĐT1
2.2.2 Đất trống cây bụi (ĐT2)
Vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt có diện tích là 3.539,08 ha, chiếm40,09% diện tích đất chưa có rừng Tổ thành cây bụi bao gồm các loài chủ yếunhư Sim, Mua, Trọng đũa, Cọc rào thành phần cây tái sinh thường là nhữngloài cây như: Trâm, Săng lẻ, Lá nến, Thẩu tấu, Bời lời, Thừng mực Diện tíchđất trống, cây bụi theo đai cao và cấp độ dốc như sau:
- Đai cao <300m, chiếm 2,6% (92,02 ha); Đai cao từ 300-700m, chiếm19,5% (690,12 ha); Đai cao > 700m, chiếm 77,9% (2.756,94 ha);
- Độ dốc cấp I, có diện tích 1.486,41 ha (chiếm 42,0%); Độ dốc cấp II,với 920,16 ha (chiếm 26,0%); Độ dốc cấp III, có 782,14 ha (chiếm 22,1%) và
Độ dốc cấp IV diện tích 350,37 ha (chiếm 9,9%)
Với trạng thái nàytrong phân khu PHST, rừng phòng hộ hoặc những nơi
có độ dốc cấp I và II, ở đai cao <1.200m gần khu dân cư, thuận tiện giao thông
Trang 32đưa vào trồng rừng, còn lại những nơi cao, xa đi lại khó khăn có độ dốc từ cấpIII đến cấp IV và đai cao >1.200m thì đưa vào khoanh nuôi bảo vệ hoặc khoanhnuôi tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung.
2.2.3 Đất trống cây tái sinh có cây gỗ rải rác (ĐT3)
Với diện tích là 1.663,12 ha, chiếm 18,84% diện tích chưa có rừng, tậptrung chủ yếu ở xã Tri Lễ (616,13ha); Cắm Muộn (464,10ha) Trạng thái này
có mật độ cây tái sinh cao, thường từ 1.000-2.860 cây/ha, cây có triển vọng(H>1,5m), chiếm 62,3% cây tái sinh, thành phần cây tái sinh thường là nhữngloài cây ưa sáng mọc nhanh, chịu được khô hạn như: Trâm, Thôi ba, Dẻ, Trẩu,
Hu đay, Ba bét Diện tích đất trống cây tái sinh có cây gỗ rải rác theo đai cao
và cấp độ dốc được thể hiện như sau:
- Đai cao <300m với 38,25 ha (chiếm 2,3%); Đai cao từ 300-700m là515,57 ha (chiếm 31,0%); Đai cao >700m là 1.109,30 ha (chiếm 66,70% diệntích đất trống cây tái sinh có cây gỗ rải rác);
- Độ dốc cấp I, có diện tích 794,97 ha (chiếm 47,8%); Độ dốc cấp II, với292,71 ha (chiếm 17,6%); Độ dốc cấp III, có 435,74 ha (chiếm 26,2%) và Độdốc cấp IV diện tích 139,70 ha (chiếm 8,4% diện tích đất trống cây tái sinh cócây gỗ rải rác)
Với trạng thái này thì đưa vào khoanh nuôi bảo vệ hoặc khoanh nuôi táisinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung
2.2.4 Các loại đất trống khác
Loại đất này chủ yếu là núi đá không có rừng cây với diện tích là 79,32
ha, chiếm 0,9% đất chưa có rừng vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt, các xã
có đất trống khác lớn gồm Tri Lễ; Nậm Giải; Hạnh Dịch
2.3 Tình hình tái sinh phục hồi rừng
Khu vực dự án có lượng mưa tương đối cao 1.734,5 mm, tầng đất tươngđối dày, nên khả năng tái sinh phục hồi rừng rất tốt.Qua kết quả lập 60 ô điềutra, đo đếm cây tái sinh cho thấy:
- Tổ thành loài cây tái sinh:
+ Trạng thái ĐT2: Săng lẻ 16,1%; Thẩu tấu 11,9%; Bời lời 10,8%; Trâm8,7%; Giẻ 3,8%; Ba bét 3,1%; Đỏ ngọn 2,8%; Chân chim 2,4%; Sòi tía 2,4%;Gội 2,1% và các loài khác 34,6%;
+ Trạng thái ĐT3: Ràng ràng 10,8%; Trẩu 9,2%; Đẻn ba lá 8,4%; Sơnta7,4%; Thôi ba 6,3%; Trâm 4,5%; Ba soi 3,6%; Ba bét 2,8%; Hu đay 2,6%;Lòng đỏ 2,2%; Choại 2,0%; Mần tang 2,0%; Lòng trứng 2,0%; Đái bò 1,9%;Dung 1,6% và các loài khác 32,6%
Trang 33- Mật độ cây tái sinh cao, thường từ 1.000-2.860 cây/ha; Trong đó cây cótriển vọng (H>1,5m, tái sinh hạt), chiếm 62,3% cây tái sinh;
- Cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm từ 39,0-51,4%; Cây có phẩm chấttrung bình chiềm từ 43,7 - 48,5 %, cây có phẩm chất xấu chiếm từ 4,9 - 12,5%
Với những đặc điểm này, ta có thể áp dụng giải pháp khoanh nuôi bảo vệ
để phục hồi rừng,đặc biệt ở Phân khu BVNN
2.4 Khai thác gỗ
Theo kết quả điều tra, vùng quy hoạch có 13 khu tái định cư hồ thủy điệnHủa Na, nên nhu cầu gỗ để xây dựng là rất lớn Ngoài ra sau khi các tuyếnđường Tây Nghệ An, Quốc lộ 48 được xây dựng, nâng cấp, hồ thủy điện Hủa
Na tích nước thì tình hình khai thác gỗ càng trở nên nóng hơn;
2.5 Lâm sản ngoài gỗ
Theo kết quả điều tra, các loại lâm sản ngoài gỗ được khai thác, sử dụngvới mục đích thương mại gồm: Măng, Khai thác nứa, Lùng, Mật ong, Quảriềng gió, Nấm, mộc nhĩ với lượng hàng năm tương đối lớn Phần lớn khai thác
3.1.1.2 Trữ lượng các loại rừng theo đơn vị hành chính
Kết quả thống kê, tính toán về trữ lượng các loại rừng trong KhuBTTN Pù Hoạt là rất lớn, tổng trữ lượng gỗ là 10.147.118m3 (rừng tự nhiênchiếm tới 99,9%; Rừng trồng chỉ chiếm có 0,1% trữ lượng gỗ Khu BTTN
Pù Hoạt), trữ lượng rừng tre, nứa là 58.207,27 ngàn cây Kết quả được thểhiện ở bảng sau:
Trang 34Bảng 9 : Trữ lượng các loại rừng theo đơn vị hành chính
Nậm Nhoóng
Thông Thụ
Tiền Phong TriLễ
Trang 35- Rừng đặc dụng có trữ lượng gỗ chiếm 46,7% (4.832.045m3), và chiếm21,4% trữ lượng tre, nứa (13.150,39 ngàn cây)so vớivùng quy hoạch, các xã cótrữ lượng rừng gỗ cao như Hạnh Dịch chiếm tới 35,8%; Thông Thụ chiếm31,9%; Nậm Giải chiếm 23,0%; Tri Lễ chiếm 5,3% và Tiền Phong chiếm 4,0%lượng gỗ rừng đặc dụng Rừng tre, nứa: Hạnh Dịch chiếm tới 62,5%; TiềnPhong chiếm 16,6%; Nậm Giải chiếm 10,4%; Thông Thụ chiếm 10,3% và Tri
Lễ chiếm 0,2% lượng tre, nứa rừng đặc dụng;
- Trữ lượng rừng phòng hộ chiếm 53,3% (5.315.073m3), và chiếm 78,6%trữ lượng tre, nứa (45.056,88ngàn cây) so vớivùng quy hoạch Các xã có trữlượng rừng gỗ cao như Thông Thụ chiếm 45,5%; Đồng Văn chiếm 34,0%; trữ lượng gỗ Rừng tre, nứa: Đồng Văn chiếm 54,1%; Thông Thụ chiếm25,1%; Tiền Phong chiếm 9,6%; Hạnh Dịch chiếm 9,0%; trữ lượng tre, nứa;
- Trữ lượng rừng cao, trong đó có nhiều loài gỗ quý hiếm, có giá trị kinh
tế cao, đang gây áp lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng
3.1.2 Đa dạng loài và nguồn gen
Thực vật rừng khu BTTN Pù Hoạt khá đa dạng và phong phú với cácluồng thực vật như:
- Luồng thực vật nhiệt đới Bắc Việt Nam- Nam Trung Hoa tiêu biểu là
các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), Dâu tằm (Moraceae), Ba mảnh vỏ
(Euphorbiaceae)…
- Luồng thực vật á nhiệt đới Hymalaya- Quý Châu-Vân Nam với các loài
đặc trưng thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae)
- Luồng thực vật Ấn Độ-Myanma, với các loài tiêu biểu thuộc họ Bàng
(Connaraceae); Tử vi (Lythraceae);…
- Luồng thực vật Mã Lai-Inđônêxia, đặc trưng bởi các loài họ Dầu
(Dipterocarpaceae).
- Hệ thực vật phân bố ở cả vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như các họ Cúc
(Asteraceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Tre (Bambusoideae);…
- Thực vật nhập nội dẫn giống trong rừng trồng chủ yếu là các loài: Keo
(Acacia auriculacefomis, Acacia mangium); Mỡ (Magnolia conifera);…
Số lượng loài thực vật bậc cao hiện thống kê được khoảng 763 loài trong đó
có 31 loài quí hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam Cụ thể như bảng sau:
Trang 36Bảng 11: Thống kê số lượng loài thực vật
8718
246397
33067
597697
585112
(Nguồn: Theo trang Web
http://www.pumat.vn/tabid/271/language/vi-VN Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An)
Thực vật hạt trần: Bước đầu khảo sát có 7 loài, trong đó có 4 loài quí
hiếm là: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Kim giao (Nageia fleuryi) và Sa mu dầu(Cunninghamia konishii) là một loài quí
hiếm phân bố cực hẹp, từ trước đến nay chưa thấy phân bố trong rừng tự nhiên
ở Việt Nam Cây có đường kính cực lớn, trung bình 1,5m, chiều cao khoảng45m, trong đó có một cây Sa mu có D = 3,6m và H = 50m Sa mu Pù Hoạt làcây to lớn nhất trong rừng tự nhiên, là biểu tượng không chỉ riêng cho Pù Hoạt
mà cho cả toàn bộ thực vật Việt Nam
Thực vật hạt kín: Có 26 loài được ghi vào sách đỏ, trong đó có những
loài có giá trị đáng chú ý như: Sến mật (Madhuca pasquieri), Trai (Garcinia
fagraeoides), Sao hải nam (Hopea hainanensis), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Tô hạp (Altingia excelsa), Trám trẩu(Mytilaria laosensis), Mạy
châu (Carya tonkinensis).
3.1.3 Đa dạng các kiểu thảm che
Theo phương pháp phân loại của Fao Rome 1989, kết hợp với hệ thốngphân loại của Thái Văn Trừng, và kết quả điều tra, thảm thực bì vùng quyhoạch Khu BTTN Pù Hoạt được phân thành các kiểu chính sau:
Bảng 12: Các kiểu thảm thực vật vùng quy hoạch Khu BTTN
Pù Hoạt
1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi caohỗn giao cây lá rộng với cây lá kim 1.256,9 1,5
2 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núitrung bình 46.273,8 54,0
3 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp 20.600,8 24,0
4 Kiểu rừng kín thường xanh lá rộng mưa mùa trên núi đá vôi 192,7 0,2
Trang 37TT Hiện trạng thảm thực bì Diện tích(ha) Tỷ lệ(%)
8 Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi, có cây gỗ rải rác trên núi đất 8.826,95 8,8
3.1.3.1 Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim
Kiểu rừng này có diện tích là 1.256,9 ha, phân bố ở độ cao >1.700mcủacác khối núi chính là: Pù Hoạt, Pù Pha Lông, Pù Pha Nhà, Pù Cao Mạ và mộtphần nhỏ ở biên giới phía Bắc giáp huyện Thường Xuân - Thanh Hóa
Kiểu rừng này ít bị tác động, tính nguyên sinh còn cao Thực vật chiếm
ưu thế là cây lá rộng, cây lá kim có một số loài tầm vóc to lớn nhưng mật độ vàsinh khối không vượt quá 30% Tầng cây gỗ nhỏ và cây tái sinh với các loài
của họ Ngũ gia bì (Araliaceae) như các loài Chân chim (Schefflera), Đu đủ rừng (Trevesia), Thụ sâm (Dendropanax), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) với các chi Euonymus; họ Cà phê (Rubiaceae) với các chi Randia, Canthium và các
cây tái sinh của tầng ưu thế với mật độ khoảng 6.000 cây/ha
Tầng vượt tán với 2 loài lá kim có giá trị là Pơ mu (Fokienia hodginsii)
và Sa mu dầu(Cunninghamia konishii), những cây này có đường kính trung
bình 50 – 80 cm, chiều cao 45 – 50 m vươn lên khỏi tán rừng một cách rõ rệt
Sa mu dầu(Cunninghamia konishii) với tầm vóc to lớn nhưng không có bạnh
vè, nhiều cây có đường kính ngay từ gốc đã đạt trên 2m Đặc biệt đã phát hiện
01 cây có đường kính 3,6m, tạo nên một cảnh quan hấp dẫn ngoạn mục củakiểu rừng mang tính chất á nhiệt đới vùng núi cao Về mặt sinh khối, kiểu rừngnày trữ lượng trung bình đạt 160 – 200 m3/ha, chiều cao trung bình 16 – 20 m,đường kính 22 – 28 cm
Ở độ cao trên 2.300 m của đỉnh Pù Hoạt với diện tích 200 ha xuất hiện
kiểu phụ rừng lùn (Elfin forest), luôn luôn có mây mù bao phủ, độ ẩm cao, gió
thổi mạnh, cây thấp lùn, có rêu bám dày, tầng mùn chưa phân hủy dày 25 –30
cm, tầm vóc cây biến động tùy độ dốc và mặt bằng, thành phần loài gỗ có Đỗ
Quyên (Rhododendron bracteatum), Nam chúc (Lyonia ovalifolia), Châu thụ
(Gaultheria), Mạy châu (Carya tonkinensis), Dẻ (Quercus), Chè béo (Anneslea),
Côm (Elaeocarpus), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia) Về ngoại mạo, cây
không thẳng, tầm vóc cây rất biến động, đường kính trung bình 6 – 14cm, chiềucao trung bình 6 – 10 cm, thân cây có rêu bao bọc dày và các loài bì sinh thuộc
họ Phong lan (Dendrobium, Eria, Coelogyne, Thecopus, Oberonia) với khoảng hơn 40 loài; Họ Cà phê (Rubiaceae) với 2 loài vừa bì sinh vừa cộng sinh là Tổ kiến (Myrmecodia tuberosa) sống bám trên cành cây, thân do cộng sinh với Nấm
đã mọng nước và phình ra cỡ lớn như các củ khoai to
Trang 38Trước khi tới rừng lùn, xuất hiện một vành đai rừng Sặt (Arundinaria
baviensis) ở độ cao 2.300 m và rộng khoảng 200 m, với các cây sặt có đường
kính 1,3 – 1,7 cm; cao 2,5 – 3,5 m; Mọc tản, mật độ khoảng 20.000 cây/ha,mọc trên tầng mùn cũng chưa phân hóa, cũng có cảm giác rùng rình như ở trênđỉnh Rừng Sặt tạo nên một cảnh quan đẹp của đỉnh núi khá hấp dẫn trước khiđưa ta tiếp cận với rừng Lùn trên đỉnh
Trong kiểu rừng này, có nhiều loài quí hiếm và đặc hữu, rừng gần nhưcòn nguyên vẹn, ít sự tác động của con người Về mặt khoa học, là một trongrất ít khu vực của nước ta còn giữ được một mẫu rừng vùng đỉnh núi với nhiềuloài đặc hữu và đặc biệt là sự tồn tại của các loài cây lá kim (hạt trần) cổ như:
Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepsis),Sa mu dầu(Cunninghamia konishii), các loài này tuy số lượng và sinh khối trên toàn
rừng không lớn nhưng là những cây có tầm vóc lớn cả về chiều cao và đườngkính mà không có loài nào cây nào ở trong nước có thể sánh nổi
3.1.3.2.Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình
Diện tích 46.273,8 ha, ở độ cao 700 -1.700m, phân bố rộng khắp vùngsườn núi từ các tiểu khu giáp Thanh Hóa, đầu nguồn sông Chu cho tới sườn PùPha Nhà, Pù Cao Mạ, Pù Pha Lâng và phía Đông núi Pù Hoạt
Kiểu rừng này còn giữ được tính nguyên sinh cơ bản, xen lẫn vớinhữngdiện tích đất chưa có rừng với từng đám nhỏ Thực vật chiếm ưu thế là
cây lá rộng, sinh trưởng tốt, cây lá kim có Kim giao (Nageia fleuryi) rải rác đôi
chỗ trên các sườn dông và rất dốc Cây lá rộng với các loài tiêu biểu của các Họ
sau: Họ Dẻ (Fagaceae) có khá nhiều loài và cũng chiếm ưu thế trong một số tổ thành đại diện như: Cà ổi (Castanopsis ceratacantha, C ferox, C indica), Dẻ
đá (Lithocarpus dussaudi), Sồi (L trachycarpus), Dẻ cau (Quercus fleuryi); Họ
Re (Lauraceae) có 30 loài của các chi; Họ Dầu (Dipterocarpaceae) tuy ít loài
nhưng ở nhiều lâm phần ở Thông thụvà Phu Pha Nhà đã chiếm ưu thế tuyệt đối
tới trên 50% trong tổ thành Họ Mộc lan (Magnoliaceae) với nhiều cây gỗ lớn của các chi Giổi (Michelia, Manglietia, Tsoongiodendron); Họ Hồng xiêm
(Sapotaceae) với nhiều loài cây gỗ nổi tiếng Sến mật (Madhuca pasquieri) với
đường kính trên 60 – 80 cm cũng đôi khi chiếm 3 – 5% trong tổ thành
Ở kiểu rừng này các họ sau xuất hiện và đóng vai trò quan trọng là Họ
Xoan (Meliaceae) với các loài Gội (Aglaia); Họ Bồ hòn (Sapindaceae) với các loài Sâng (Pometia), Trường (Mischocarpus); Họ Thị (Ebenaceae) có 6 – 7 loài của chi Diospyros Đường kính trung bình 24 – 28cm, ở những lâm phần
chưa bị tác động, dễ dàng gặp các cây có đường kính trên 45cm, những cây có
đường kính lớn hơn thường gặp ở các loài Chò chỉ (Parashorea chinensis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Sâng (Pometia), Thung (Commersonia bartramia),
Trang 39Giổi (Manglietia fordiana), Gội (Aglaia gigantea), Lát (Chukrasia tabularis),
chiều cao bình quân 20 cm.Trữ lượng bình quân 150 – 200 m3/ha, ở các trạngthái giàu trên Pù Pha Nhà, giáp Lào và Pù Nhích, Thông Thụ có cá lâm phầnrừng giàu đạt tới 550 m3/ha Kiểu rừng này phần lớn cũng là rừng ít bị tácđộng, tính nguyên sinh cao và là nơi rước đây đã phát hiện nhiều động vật quí
hiếm sinh sống như: Voi (Elephas maximus), Bò tót (Bos gaurus), Hươu nai
(Cervidae), Gấu (Urcidae), Hoẵng (Muntiacus muntjak) Rừng chia làm 4 tầng:
-Tầng vượt tán ở đây không phải là các cây lá kim như kiểu trên, mà là
các loài Chò chỉ (Parashorea chinensis), Thung (Commersonia bartramia), Sến mật (Madhuca pasquieri) Tầng vượt tán cũng không vượt trội tầng tán
rừng như ở kiểu rừng nhiệt đới núi cao kể trên;
-Tầng ưu thế sinh thái tạo nên tán rừng tương đối đồng đều cao 18 – 20 m
với đa số cây lá rộng kể trên: Táu muối (Vatica diospyroides), Sến mật (Madhuca
pasquieri), Lát (Chukrasia tabularis), Nhọc (Polyalthia lauii), Gội (Aglaia gigantea), Thị rừng (Diospyros), Đinh (Markhamia sp.), Trâm (Syzygium sp.),
Giổi (Manglietia fordiana), Re (Cinnamomum sp.), Dẻ (Castanopsis sp), Sồi (L.
trachycarpus), khoảng 1/4 số cây ở tầng này có bạnh vè.
-Tầng dưới tán bao gồm nhiều loài của họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) như Nen, Chẩn (Microdesmis), Nàng hai (Sumbaviopsis albicans); họ Cà Phê
(Rubiaceae) như Mãi táp (Randia) và các loài phổ biến như Máu chó (Knema conferta), Bời lời (Litsea baviensis), Chân chim (Schefflera), Bưởi bung (Acronychia), Sảng đất (Sterculia lanceolata)
-Tầng cỏ quyết: Ngoài các Dương xỉ còn có Ráy (Alocasia
macrorrhiza), Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Hương bài (Dianella ensifolia), Mây (Calamus tonkinensis), Song (Calamus platyacanthus), Lá
dong (Phrynium), Lụi (Licuala fatua), Lá nón (Licuala hexasepala)
3.1.3.3.Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp
Phân bố ở độ cao dưới 700m, trên đất feralit đỏ vàng phát triển trên granit, saphiến thạch, tầng đất mỏng đã bị rửa trôi mạnh ở một số lớn diện tích, do có nhữnggiai đoạn mà thảm che bị phá vỡ do đốt nương rẫy Thảm thực vật không đồng đều
với nhiều Họ và nhiều đại diện ưa sáng của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Sim
(Myrtaceae), Xoan (Meliaceae), Dâu tằm (Moraceae), Cánh bướm (Papilionaceae), Vang (Caesalpiniaceae), Thị (Ebenaceae), Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Côm (Elaeocarpaceae) Rừng chia thành 3 tầng:
- Tầng ưu thế sinh thái tạo thành tán rừng với các loài điển hình: Chẹo
(Engelhardtia), Bứa (Garcinia), Vạng trứng (Endospermum), Lim xẹt (Peltophorum), Mọ (Deutzianthus), Muồng (Adenanthera), Đa (Ficus), Mãi táp (Randia), Ngát (Gironniera), Côm (Elaeocarpus), Bời lời (Litsea), Chắp
Trang 40(Beilschmiedia) Về mặt tài nguyên, đa số các lâm phần nghèo nằm ở kiểu rừng
này với trữ lượng dưới 10 m3/ha;
- Tầng dưới tán có nhiều loài và thay đổi theo địa hình chủ yếu có các họ
Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Đay (Tiliaceae), họ Vang
(Caesalpiniaceae), họ Cà phê (Rubiaceae),
- Tầng cỏ quyết: nhiều loài Dương xỉ, cọ, lụi và xuất hiện của nhiều
Giang (Dendrocalamus patellaris), Nứa (Neohouzeaua), Ráy (Alocasia
macrorrhiza), Lá nón (Licuala hexasepala), Lá khôi (Ardisia silvestris), Trọng
đũa (Ardisia), Lấu (Psychotria),
Kiểu rừng này đất chưa bị rửa trôi trầm trọng, tình hình tái sinh tốt vớinhiều loài cây giá trị Số lượng cây tái sinh đạt 10.000 cây/ha, số cây có cấp Htrên 3 m khoảng 2.200 cây/ha Kiểu rừng này tuy bị tác động bởi các hoạt độngnương rẫy và khai thác trộm, nhưng đôi chỗ vẫn còn giữ tính nguyên sinh và cónhiều loài thú lớn sinh sống
3.1.3.4 Rừng kín thường xanh lá rộng mưa mùa trên núi đá
Kiểu phụ này nằm trong vành đai rừng lá rộng thường xanh núi thấpdưới 800m, phát triển trên núi đá, có diện tích 192,65 ha, phân bố ở xã ThôngThụ phía Bắc sông Chu và một diện tích nhỏ rải rác ở Pù Pha Nhà và Pù CaTũn Rừng chia ra làm 3 tầng chính, tầng ưu thế tạo thành tán rừng không đồng
đều hình thành các ưu hợp với các loài điển hình: Lòng mang (Pterospermum), Ruối ô rô (Taxotrophis), Na hồng (Miliusa),Dền (Xylopia), Bưởi bung
(Acronychia), Thâu lĩnh (Alphonsea), Bứa (Garcinia), Chẩn (Microdesmis),
Thị rừng (Diospyros), Đại phong tử (Hydnocarpus), Gội núi (Aglaia
perviridis), Trâm (Eugenia resinosa).
Trên các lập địa hơi bằng hoặc tích tụ mùn có một số cây tầm vóc lớn
vượt khỏi tầng ưu thế: Sâng (Pometia), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Thung (Commersonia bartramia), Gội núi (Aglaia silvestris), Đa (Ficus), Trường (Amesiodendron chinense), Huỳnh đường (Dysoxylum sp), Nghiến
(Excentrodendron tonkinense), Lát (Chukrasia tabularis) với đường kính đôi
khi vượt 70 – 100 cm, chiều cao 22 – 25 m Tầng cây bụi với các loài Trọng
đũa (Ardisia), Lấu (Psychotria), Vệ mao (Euonymus), Ba gạc (Rauvolfia
verticillata), Lụi (Licuala fatua), Cau rừng (Pinanga duperreana) Kiểu phụ
này ở vùng Pù Hoạt còn nguyên vẹn, chưa bị tác động, hiểm trở, là sinh cảnh
tốt cho cá loài thú thuộc nhóm Cầy (Chrotogale awstoni),Sóc (Callosciurus
inornatus), Nhím (Hystricidae) sinh sống và trú ẩn.
3.1.3.5 Kiểu rừng nhân tác tre, nứa