skkn biện pháp nâng cao hiệu quả việc quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông mỹ hào

39 533 0
skkn biện pháp nâng cao hiệu quả việc quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông mỹ hào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO Lĩnh vực: Quản lí giáo dục Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thúy Chức vụ: Hiệu trưởng trường THPT Mỹ Hào Mỹ Hào, tháng 2 năm 2014 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Giáo dục - đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng mà trong đó phải nói đến vai trò của công tác quản lí giáo dục. Quản lí giáo dục là khâu then chốt đảm bảo sự thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chỉ rõ " Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội." Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành tố như: mục đích và nhiệm vụ dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, kết quả dạy học… Quá trình này diễn ra và tác động qua lại với môi trường kinh tế - xã hội, môi trường khoa học – công nghệ, môi trường quốc tế hoá…. Quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông giữ một vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Chính vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của trường phổ thông là phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lí quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp yêu cầu ngày càng cao của xã hội. 2 Trên thực tế việc quản lí quá trình dạy học của trường THPT Mỹ Hào những năm gần đây đã có những bước chuyển biến đáng kể song hiệu quả chưa cao, còn có những tồn tại hạn chế nhất định trong công tác quản lí quá trình dạy học và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Là một cán bộ quản lí, với mong muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lí quá trình dạy học của nhà trường, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả việc quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu luận cứ khoa học và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả việc quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào. 3. Đối tượng nghiên cứu - Các biện pháp quản lí quá trình dạy học tại trường THPT Mỹ Hào. - Công tác quản lí dạy học ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào. 4. Phạm vi nghiên cứu Quản lí quá trình dạy học học của trường THPT Mỹ Hào 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận về quản lí dạy học ở trường THPT. - Tìm hiểu thực trạng quản lí quá trình dạy học của trường THPT Mỹ Hào. - Đề xuất biện pháp quản lí quá trình dạy học góp phần nâng cao hiệu quả quản lí và chất lượng dạy học của trường THPT Mỹ Hào . 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận (tham khảo các tài liệu, sách báo có liên quan ) - Phương pháp điều tra, khảo sát ( thông qua phiếu trưng cầu ý kiến ) - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 3 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 . Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm quản lí Theo từ điển Tiếng Việt thì: quản lí là trong nom coi giữ. Quản lí là một hoạt động có từ rất lâu, nó gắn liền với sự xuất hiện loài người. Khi bàn đến khái niệm quản lí có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Sau đây là một số quan điểm: F.W. Taylor ( 856 – 1915), nhà khoa học quản lí người Mỹ đã định nghĩa: “Quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” . Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lí ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến" . Theo GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo ( lãnh đạo ) và kiểm tra” . Như vậy, quản lí là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra. 1.1.2. Khái niệm quản lí giáo dục Theo văn kiện hội nghị lần thứ II ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX viết “Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” 1.1.3. Quản lí nhà trường 4 Theo Phạm Minh Hạc “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục - đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”. 1.1.4. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. 1.1.5. Quản lí quá trình dạy học Quản lí quá trình dạy học tức là quản lí quá trình thực hiện các nhiệm vụ, nội dung dạy học thông qua các hoạt động dạy - học của thầy và trò trong môi trường và với các điều kiện bảo đảm nhất định. Sự vận động và tác động qua lại của các thành tố của quá trình dạy học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá, hoạt động dạy-học của thầy và trò ) là đối tượng của quản lý quá trình dạy học. 1.2. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.2.1. Vị trí và nhiệm vụ của trường trung học phổ thông Việt Nam Trường THPT là cơ sở giáo dục nối tiếp cấp trung học cơ sở thuộc bậc trung học của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy giáo dục THPT có nhiệm vụ: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống”. 1.2.2. Mục tiêu giáo dục của trường trung học phổ thông Việt Nam 5 Điều 27 Luật giáo dục có nêu: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” 1.2.3. Yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông Điều 28 Luật Giáo dục nêu rõ: Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 1.3. Các nội dung chủ yếu trong quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Quản lí quá trình dạy học là quản lí một quá trình sư phạm đặc thù. Quản lí quá trình dạy học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây: 1.3.1. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch dạy học Mục tiêu dạy học là dự kiến về kết quả đạt được của quá trình dạy học. Xây dựng kế hoạch dạy học chính là việc thiết kế kế hoạch dạy học. 1.3.2. Quản lí thực hiện chương trình, nội dung dạy học Khi quản lí giáo viên thực hiện chương trình dạy học phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây: 6 - Đảm bảo đúng nội dung kiến thức qui định của chương trình từng môn học. - Coi trọng tất cả các môn học, bảo đảm phân phối chương trình… 1.3.3. Quản lí đội ngũ giáo viên và hoạt động dạy học của giáo viên Dạy học trên lớp thực sự là một quá trình. Nhìn một cách biện chứng, quá trình này, một mặt, xét dưới dạng tĩnh, được tạo nên bởi các thành tố cấu trúc như mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học…và bao trùm là yếu tố tổ chức quản lí chất lượng cả quá trình… các thành tố đó kết hợp chặt chẽ và quan hệ hữu cơ với nhau, thẩm thấu nhau trong mọi hoạt động của người dạy và người học; mặt khác, nhìn theo chiều vận động tuyến tính, quá trình đó được phân giải thành các khâu, các”công đoạn” theo thời gian như soạn bài - lên lớp - chấm bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh - rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp dạy học… 1.3.4. Quản lí học sinh và hoạt động học tập của học sinh Quản lí hoạt động học của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường được thể hiện qua một số công việc sau đây : - Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh; - Phát động phong trào thi đua học tập; - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; - Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lí hoạt động học của học sinh; - Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác; - Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh. 1.3.5. Quản lí cơ sở vật chất và các nguồn lực phục vụ dạy học 7 Tổ chức công tác quản lí cơ sở vật chất và thiết bị cần chú ý các vấn đề sau: - Có cán bộ chuyên trách về quản lí thiết bị, phương tiện dạy học. - Có đủ hồ sơ và sổ sách quản lí. - Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê định kỳ và đột xuất. - Hàng năm có kế hoạch xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm. Việc tăng cường, mua sắm trang thiết bị dạy học phải đi đôi với việc tăng cường tổ chức khai thác, sử dụng các phương tiện phục vụ giảng dạy 1.3.6. Quản lí chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học Quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đòi hỏi Hiệu trưởng phải: - Nắm bắt và phổ biến kịp thời đến giáo viên những thông tư, chỉ thị của các cấp quản lí nhà nước về việc đổi mới PPDH. - Tổ chức những chuyên đề đổi mới PPDH. - Coi việc đổi mới PPDH là một trong những tiêu chí đánh giá tiết dạy. - Đổi mới các phương tiện, thiết bị, kĩ thụât hỗ trợ dạy học. - Quản lí việc sinh hoạt tổ, nhóm và thực hiện các qui chế chuyên môn của giáo viên. 1.3.7. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Việc kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, là việc làm hết sức cần thiết của Hiệu trưởng nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên từ đó rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung, giúp cho người quản lí chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn. * Kết luận chương 1 Công tác quản lí nhà trường THPT thực chất là công tác quản lí quá trình dạy học. Quá trình dạy học ở trường THPT là một hoạt động đặc thù. Công tác quản lí quá trình dạy học ở các trường THPT là rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người cán bộ quản lí phải có sự hiểu biết sâu 8 sắc về các nội dung quản lí quá trình dạy học ở trường THPT, về đặc điểm lao động của người giáo viên THPT, biết dự kiến và hoạch định công việc, có trình độ kĩ năng và nghiệp vụ quản lí, tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường theo qui trình khoa học, làm cho nhà trường vận hành theo đúng qui luật khách quan, thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đề ra. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO 2.1. Khái quát về nhà trường Trường THPT Mỹ Hào được thành lập tháng 9 năm 1961, là ngôi trường có bề dầy truyền thống nằm ở khu vực trung tâm của phía Bắc Hưng Yên. Trải qua trên 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Hưng Yên nói riêng, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương, ngành giáo dục và đào tạo, cùng với sự phấn đầu nỗ lực của thầy và trò, nhà trường đã không ngừng lớn mạnh khẳng định vị thế của mình trong ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh. Đội ngũ của nhà trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, yêu nghề, say mê học tập nghiên cứu. Học sinh có truyền thống hiếu học, chăm ngoan. Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ, khang trang, khuôn viên nhà trường sạch, đẹp, có đầy đủ thiết bị phục vụ dạy và học. Năm học 2013-2014, nhà trường có 35 lớp, 1471 học sinh. Đội ngũ giáo viên nhà trường có 93 người, trong đó có 4 cán bộ quản lí, 82 giáo viên, 7 nhân viên. Về trình độ, có 100% đạt chuẩn, trong đó có 12% trên chuẩn, 7 giáo viên đang đi học nâng chuẩn. Về cơ sở vật chất, nhà trường có 36 phòng học lí thuyết, đủ cho học 1 ca; 9 phòng bộ môn gồm 3 phòng Tin, 2 phòng ngoại ngữ, 4 phòng học các môn Lí, Hóa, Sinh, Công nghệ; 9 có đủ các phòng chức năng, phòng thiết bị, thư viện, phòng truyền thống, Y tế học đường; khuôn viên nhà trường rộng, thoáng mát, hệ thống sân chơi, bãi tập được quy hoạch thuận tiện cho việc học tập, vui chơi của học sinh. Nhà trường có hệ thống nước sạch, công trình vệ sinh, khu để xe cho giáo viên, học sinh. Kết quá giáo dục của nhà trường trong 3 năm gần đây: Xếp loại Năm 2010 - 2011 Năm 2011 - 2012 Năm 2012 - 2013 SL % SL % SL % Hạnh kiểm Tốt 1062 65.7 1125 71.4 1108 72.4 Khá 425 26.3 352 22.3 328 21.2 TB 103 6.4 81 5.1 83 5.6 Yếu 27 1.6 19 1.2 12 0.8 Tổng 1617 100 1577 100 1531 100 Học lực Giỏi 139 8.6 161 10.2 141 9.2 Khá 763 45.5 858 54.4 905 59.1 TB 626 38.7 451 28.6 412 26.9 Yếu 115 7.1 106 6.7 73 4.8 Kém 1 0.1 1 0.1 0 0 Tổng 1617 100 1577 100 1531 100 (Nguồn: Trường THPT Mỹ Hào ) Tình hình cán bộ, giáo viên của trường năm học 2013 – 2014: Nhân sự Tổng số Trong đó nữ Chia theo chế độ lao động Biên chế HĐ ngắn hạn Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số CB, giáo viên, nhân viên 97 82 94 80 3 2 Số GV chia theo chuẩn đào tạo 97 82 94 80 3 2 Chia ra: - Trên chuẩn 12 10 12 10 - Đạt chuẩn 85 72 82 70 3 2 10 [...]... quả dạy học 8 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO 9 2.1 Khái quát về nhà trường 9 2.2 Thực trạng quản lí quá trình dạy học của nhà trường 12 2.3 Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lí quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Mỹ Hào 21 2.3.1 Thuận lợi 21 2.3.2 Khó khăn 21 2.3.3 Cơ hội 22 2.3.4 Thách thức 22 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU... sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu về quá trình dạy học, quản lí quá trình dạy học của trường THPT Mỹ Hào, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lí quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường trong giai đoạn hiện nay gồm các biện pháp sau: Biện pháp 1: Nâng cao nhân thức cho giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học ở trường. .. 28 Biện pháp 2: Hoàn thiện các quy chế quản lí quá trình dạy học Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Biện pháp 4: Quản lí và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Biện pháp 5: Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Biện pháp 6 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lí trong quản lí quá trình. .. cơ sở phân tích thực trạng quá trình dạy học, quản lí quá trình dạy học, tác giả đã đưa ra 7 biện pháp để quản lí quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Mỹ Hào Các biện pháp trên vừa có các nội dung mang tính tình thế, đột phá, nhằm cải tiến ngay chất lượng giáo dục của nhà trường, vừa có các nội dung mang tính lâu dài, vừa có các biện pháp quản lý truyền thống, các biện pháp. .. học phổ thông 6 1.3.1 Xác định mục tiêu và lập kế hoạch dạy học 6 1.3.2 Quản lí thực hiện chương trình, nội dung dạy học 6 1.3.3 Quản lí đội ngũ GV và hoạt động dạy học của giáo viên 7 1.3.4 Quản lí học sinh và hoạt động học tập của học sinh 7 1.3.5 Quản lí cơ sở vật chất và các nguồn lực phục vụ dạy học 7 1.3.6 Quản lí chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 8 1.3.7 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả. .. Chưa sử dụng kết quả kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học để đánh giá giáo viên 2.3 Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lí quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Mỹ Hào Qua phân tích thực trạng, có thể thấy rằng quá trình dạy học và quản lí quá trình dạy học ở trường THPT Mỹ Hào có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và những thách thức như sau: 2.3.1 Thuận lợi - Việc xây dựng... trường - Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh đáp ứng yêu cầu đổi mới CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT MỸ HÀO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lí quá trình dạy học 3.1.1 Nguyên tắc kế thừa, phát triển các kinh nghiệm quản lí quá trình dạy học Nguyên tắc kế thừa, phát triển thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ... tác quản lí dạy học ở trường THPT Mỹ Hào cần tập trung thực hiện các vấn đề chủ yếu sau đây: - Nâng cao nhận thức cho các đối tượng trong và ngoài nhà trường về việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay - Quản lí thực hiên quy chế chuyên môn, kế hoạch dạy học và xây dựng nề nếp dạy học trong nhà trường - Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lí quá trình dạy học trong nhà trường. .. niệm quản lí giáo dục 4 1.1.3 Quản lí nhà trường 4 1.1.4 Hoạt động dạy học 5 1.1.5 Quản lí quá trình dạy học 5 1.2 Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 5 1.2.1 Vị trí và nhiệm vụ của trường THPT Việt Nam 5 1.2.2 Mục tiêu giáo dục của trường THPT Việt Nam 5 1.2.3 Yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học ở trường THPT 6 1.3 Các nội dung chủ yếu trong quản lí quá trình dạy học ở trường trung học. .. biện pháp nêu ra phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương cũng như xu thế phát triển giáo dục 3.2 Các biện pháp quản lí nhằm hoàn thiện quá trình dạy học Từ cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng trong chương 2, trên cơ sở nguyên tắc lựa chọn các biện pháp đề xuất, tôi đề xuất các biện pháp quản lí quá trình dạy học ở trường THPT Mỹ Hào trong giai đoạn hiện nay như sau: 3.2.1 Biện pháp 1: Nâng . hiệu quả việc quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào. 3. Đối tượng nghiên cứu - Các biện pháp quản lí quá trình dạy học tại trường THPT Mỹ Hào. - Công tác quản lí dạy học ở trường. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO Lĩnh. trạng quản lí quá trình dạy học của trường THPT Mỹ Hào. - Đề xuất biện pháp quản lí quá trình dạy học góp phần nâng cao hiệu quả quản lí và chất lượng dạy học của trường THPT Mỹ Hào . 6. Phương pháp

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan