1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non hoằng xuyên

24 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở T

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MÀM NON HOẰNG XUYÊN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường MN Hoằng Xuyên

SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2019

Trang 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm

Thực hiện tổ chức tốt biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung

tâm thông qua các hoạt động giáo dục

Trang 3

1.MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Trẻ em là nhân tố quyết định tương lai của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ cầnphải được quan tâm, chăm sóc giáo dục tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, nên vịtrí của giáo dục mầm non trong chiến lược “Phát triển nguồn nhân lực” là vôcùng quan trọng, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Vì vậy đòi hỏinhững nhà giáo dục phải giáo dục trẻ những gì? Giáo dục trẻ như thế nào? Vàchất lượng giáo dục mầm non ra sao? Đó là điều mà nghành giáo dục và toàn thể

xã hội quan tâm

Những năm học gần đây, nghành giáo dục nói chung và giáo dục mầmnon nói riêng, không ngừng đổi mới về hình thức tổ chức và phương pháp dạyhọc để đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay Việc xây dựng trường mầm non

“Lấy trẻ làm trung tâm” là giúp giáo viên tự thiết kế, kế hoạch giãng dạy để dạytrẻ đạt kết quả tốt nhất Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sốngcủa trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảotốt mục tiêu giáo dục đề ra Giáo viên có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới nộidung, phương pháp, hình thức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường Cónhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tínhgiáo dục và thẩm mỹ cao Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làmviệc theo nhóm để được trải nghiệm, chao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến củamình Biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giảiquyết các tình huống mà trẻ gặp phải Từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủđộng tư duy, sáng tạo, thích thú, tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia hoạtđộng giáo dục ở trường, lớp

Trong thực tế vì sao chất lượng giáo dục mà trẻ lĩnh hội chưa cao? Tại saochưa phát huy hết khả năng, tiềm thức của mỗi đứa trẻ Trong thực tế trẻ cònhọc dưới hình thức cũ, trẻ học còn bị chi phối nhiều của giáo viên, trẻ chưa đượcphát huy, chưa thể hiện được hết khả năng, nhu cầu và hứng thú trong các hoạtđộng học Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm làmột nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dụcmầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phùhợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra, đồng thời đã gópphần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nângcao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầuphát triển của ngành học mầm non

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tựnhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục,hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụchăm sóc giáo dục trẻ

Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trungtâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy vàphương pháp giải quyết vấn đề Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải

Trang 4

nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo,giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm

mỹ, thể chất, phát triển nhận thức Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp vớiphương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động chotrẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

Bản thân là một giáo viên đứng lớp 5-6 tuổi, tôi hiểu rất rõ về trách nhiệmcủa mình, tôi luôn muốn học sinh của tôi được trải nghiệm, tư duy, được tìm tòinhững gì mà trẻ còn chưa biết trong cuộc sống một cách thoải mái, không gò bó.Vậy làm thế nào để có thể thưc hiện điều đó? Tôi đã suy nghĩ và trăn trở rấtnhiều Tôi phải làm thế nào để học sinh của tôi cảm thấy thoải mái trong cáchoạt động mà vẫn đạt được kết quả như mục tiêu đề ra Và tôi đã mạnh dạn chọn

đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho

trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoằng Xuyên” để làm đề tài nghiên cứu

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoằng xuyên

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát

Phương pháp điều tra

Phương pháp thống kê toán học

nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm

Dạy học là quá trình tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh, khi đóhọc sinh dưới sự hướng dẫn của thầy, cô có thể tìm ra, khám phá ra những trithức mới mà bản thân còn chưa biết hoặc chưa rõ, hình thành những thói quen tưduy độc lập, sáng tạo Phát triển toàn diện các kỹ năng sống và những phẩm chấtđạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội

Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại ViệtNam cho biết “Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy họctích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện

Trang 5

và giải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện tính tích hợpcao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ”.

Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều

có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, nên từng trẻ sẽ có hứng thú,cách học và tốc độ học tập riêng Cần biết những gì xảy ra trong thời thơ ấu sẽ

có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cuộc đời sau này của trẻ và đứa trẻ nàocũng có thể thành công Các trải nghiệm trong những năm đầu đời nên phù hợpvới mức độ phát triển của trẻ và phải được xây dựng dựa trên cơ sở những gì trẻ

đã biết và có thể làm Điều này có nghĩa là chúng ta phải cẩn trọng, không cốgắng dạy cho trẻ những gì quá khó để trẻ có thể hiểu hoặc làm được Vì vậy dạycho trẻ mầm non cần được tiếp cận với phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” Đó

là phương pháp mà giáo viên cần chú ý đến hứng thú, nhu cầu, khả năng, thếmạnh của mỗi trẻ để hiểu, đánh giá đúng và tôn trọng

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trungtâm” là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầmnon.Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là mộtnhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầmnon một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợpvới từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra

Bản thân là một giáo viên tôi hiểu rất rõ về trách nghiệm của mình, tôi đãtìm tòi nghiên cứu các tài liệu, học hỏi qua các lớp chuyên đề do phòng tổ chức,học qua các modun bồi dưỡng thường xuyên, tôi dựa trên nhu cầu, hứng thú, khảnăng và thế mạnh của từng trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với từngđối tượng Bên cạnh đó, tôi tăng cường các hoạt động cá nhân trẻ thông qua hoạtđộng trong ngày Để làm được điều đó mỗi người giáo viên phải thật sự amhiểu chương trình, phương pháp giáo dục mầm non Cơ sở vật chất, trang thiết

bị và sự linh động trong việc tổ chức các sinh hoạt cho trẻ, bố trí thời gian hợp

lý, sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổicủa mỗi giáo viên là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của việc nâng caochất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi đặc biệt là độ tuổi 5-6 tuổi

Từ nhận định trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra các phương pháp, biện pháptốt nhất vận dụng vào thực tế của lớp tôi phụ trách bằng tình thương, tráchnhiệm và tâm huyết của những “mẹ hiền thứ hai” dành cho trẻ

2.2 Thực trạng.

Trường mầm non Hoằng Xuyên đã được sự quan tâm của cấp trên, cáccấp lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh cộng với sự nhiệt tình của tập thểcán bộ giáo viên trong toàn trường đã đầu tư xây dựng ngôi trường khang trangsạch đẹp Năm học 2017-2018 trường được công nhận trường chuẩn quốc giamức độ I Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho công tác dạy vàhọc, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ

Năm học 2018-2019 nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên là 17 đồngchí, trong đó ban giám hiệu 2 đồng chí, giáo viên là 12 đông chí, 3 nhân viên

Trẻ huy động ra lớp đúng độ tuổi là 190 trẻ, được chia làm 7 nhóm, lớp 1nhóm trẻ, 6 lớp mẫu giáo

Trang 6

Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường, Ban giám hiệu phân công chủnhiệm lớp 5-6 tuổi kiểm tổ trưởng tổ chuyên môn Trong thực tế những ngàyđầu đứng lớp tôi nhận thấy tình hình ở lớp có những thuận lợi và khó khăn sau:

2.1 Thuận lợi:

Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi, lớp tôi được sự quan tâmcủa ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, cũng như chỉ đạo chuyên mônnên hoạt động và sinh hoạt của trẻ tương đối thuận lợi

Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêngcho từng nhóm, từng độ tuổi Đồ dùng, đồ chơi mua sắm đầy đủ

Các cháu ăn bán trú 100%

Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên để thống nhất sự chămsóc giáo dục trẻ được tốt

Bản thân tôi tâm huyết yêu nghề mến trẻ

Tôi là người địa phương nên có nhiều thuận lợi trong công tác chăm sócgiáo dục trẻ

2.2 Khó khăn:

Qua thời gian công tác, làm nhiệm vụ giảng dạy lớp 5 -6 tuổi tôi đã cóđiều kiện để quan sát, theo dõi và nắm bắt được nhu cầu khả năng của trẻ đốivới các hoạt còn nhiều hạn chế như:

Giáo viên tổ chức các giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa sáng tạo, chưagây được hứng thú cho trẻ, chưa biết cách lấy trẻ làm trung tâm trong các giờhọc

Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương thức dạy học

Đa số giáo viên có thể trình bày những định nghĩa hay khái niệm về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách chuẩn xác, chi tiết Nhưng thực tế việc thực hiện các hoạt động cho trẻ vẫn rơi vào tình trạng giáo viên làm trung tâm, mặc

dù chúng ta cũng đã đổi mới chương trình

Công tác phối kết hợp của giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc chotrẻ tự học, tìm tòi trải nghiệm, trao đổi còn chưa cao

Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều

Kinh nghiệm nhận thức của trẻ còn nghèo, khả năng chú ý, ghi nhớ và khảnăng diễn đạt của trẻ còn hạn chế

Trẻ chưa biết cách giải quyết tình huống có vấn đề, còn lóng ngóng, chưatích cực sáng tạo, còn dựa vào sự can thiệp của giáo viên

Ví dụ: Khi trẻ chơi cùng bạn, trẻ gặp tình huống khó, trẻ không tự tìm

cách giải quyết hay trao đổi với bạn mà dễ dàng bỏ cuộc, nhờ đến sự giải quyếtcủa cô

Các học liệu cho trẻ trong mọi hoạt động còn ít, chưa phong phú, đa dạng.Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy hếtnăng lực của trẻ

Cha mẹ trẻ đa phần ở nông thôn, cuộc sống khó khăn ngày nay cũngkhiến cha mẹ quá bận rộn, không có thời gian quan tâm đến trẻ

Trang 7

Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn

tại, tôi đi sâu vào tìm tòi “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoằng Xuyên”

2.3 Khảo sát:

Từ những thực trạng trên tôi đã khảo sát chất lượng đầu năm học 2018

-2019 tại lớp tôi phục trách Với tổng số trẻ là 32 cháu

2.4.1 Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm:

Việc xây dựng kế hoạc là việc làm quan trọng của giáo viên.Vì vậy ngay

từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu kế hoạch của nhà trường, dựa vào tình hìnhthực tế của lớp và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch giảngdạy chăm sóc và nuôi dưỡng, nêu rõ mục đích yêu cầu và các biện pháp thựchiện Tôi dựa vào kế hoạch năm học, mục tiêu của chương trình, nội dung chủ

đề điều kiện trang thiết bị đồ dùng của lớp để xây dựng kế hoạch cụ thể của lớptừng tháng, từng chủ đề, từng học kỳ và thực hiện theo đúng kế hoạch đã xâydựng

2.4.1.1 Xây dựng mục tiêu giáo dục:

Trước hết giáo dục hướng trẻ chuẩn bị sớm thích nghi với sự thay đổi của môi trường, nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống Tôi căn cứ vào đặc điểm củatrẻ như: Khả năng, nhu cầu học tập, sở thích của trẻ mà tôi đã quan sát đượctrong thời gian hai tuần đầu trẻ đến trường và căn cứ vào nội dung giáo dục theotừng độ tuổi trong chương trình giáo dục mầm non để xác định mục tiêu cho phùhợp

Ví dụ: Chủ đề: Trường mầm non, tôi xác định mục tiêu cụ thể như sau: Phát triển

thể chất

* Dinh dưỡng và sức khỏe:

- Biết tên và cách chế biến một số món ăn thông thường ở trường

mầm non

- Sử dụng thành thạo một số đồ dung trong sinh hoạt ở trường

Trang 8

mầm non.

- Có một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh và sinh hoạt:Mời trước khi ăn; Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

* Phát triển vận động:

- Thực hiện được các vận động cơ bản theo nhu cầu của bản thân

- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt độngkhác nhau

- Phát triển các cơ lớn thông qua các bài tập đi ,chạy,bật tại chỗ…

- Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục giúp cho cơ thể phát triển

hài hòa và cân đối.

Phát triển

nhận thức

- Trẻ biết được một số đặc điểm về trường mầm non, tên dịa chỉcủa trường ,tên lớp tên cô giáo, và tên các bạn trong lớp

- Trẻ phân biệt được các khu vực trong lớp, trong trường và công

việc của cô giáo,và các cô ở trong trường

- Trẻ biết tên các đồ dùng đồ chơi trong và ngoài sân trường ,cácgóc của lớp học

- Trẻ biết được tên và một số đặc điểm nổi bật của bạn trong lớp

- Phân loại đồ dung, đồ chơi theo 2, 3 dấu hiệu

- Nhận biết, phân biệt số lượng và mối quan hệ trong phạm vinăm

- Nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác

- Nhận biết một số đồ sử dụng điện ỏa trường mầm non và cáchgiữ gìn đồ dung ấy

Phát triển

ngôn ngữ

- Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, tình cảm của bản thân bằnglời nói Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt câu hỏi và trảlời câu hỏi

- Kể về các hoạt động trong lớp, trong trường Đọc thơ, kểchuyện diễn cảm về trường, lớp mầm non

- Nhận biết kí hiệu, chữ viết qua các từ

- Trẻ phát âm chuẩn không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằnglời nói rõ ràng, mạch lạc lễ phép với cô và người lớn

Phát triển

thẩm mỹ

- Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

- hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong lớp, trường

- Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình

- thể hiện bài hát về trường mầm non một cách tự nhiên, đúngnhịp, có cảm xúc

- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp và trong trường

- Biết bảo vệ môi trường: Cất đồ dùng đồ chơi khi chơi song;Không bứt lá, bẻ cành

- Biết thực hiện một số qui định của lớp

Trang 9

2.4.1.2 Lựa chọn nội dung giáo dục:

Nói đến việc giáo dục ở trường mầm non thì không thể không nói đếnviệc thực hiện chương trình Chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dụctoàn diện Muốn thực hiện tốt chương trình thì đòi hỏi phải nắm được nội dungchương trình giáo dục mầm non

Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn tôi đãxây dựng chương trình, kế hoạch năm, tháng, tuần theo từng chủ đề Sau khi lên

kế hoạch song tôi đã nhờ chuyên môn xét duyệt, góp ý kiến, thống nhất chươngtrình giảng dạy, phù hợp với kế hoạch đã lên của chuyên môn

Tôi đã xây dựng mục tiêu chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động, lựachọn các chỉ số, lên kế hoạch hoạt động góc, hoạt động chung và hướng dẫn chotrẻ khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó áp đặt trẻ Lựachọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ theo độ tuổi mình phụ trách, nộidung phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tất cả những nội dung đóphải toát lên được trọng tâm của chủ đề Lên kế hoạch dạy phải đảm bảo phùhợp với thực tiễn của lớp, của trường, địa phương mình

Tôi căn cứ vào nhu cầu học tập của trẻ, những điều kiện sẵn có ở địa phương để tôi lựa chọn nội dung cho phù hợp

Ví dụ: Trong chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ, tôi có thể chọn những

nội dung đơn giản gần gũi với trẻ như: “Cánh đồng quê em” phát triển nhậnthức cho trẻ thông qua hoạt động khám phá nhằm giáo dục trẻ biết cánh đồngquê mình cho ra những sản phẩm gì? Và nó gắn bó với người nông dân như thếnào? Từ đó trẻ biết yêu lao động sản xuất, yêu sản phẩm của quê hương Trẻ lớptôi rất thích thú tham gia hoạt động và tích cực trao đổi ý kiến, tiết học nhẹnhàng mà đạt hiệu quả đáng kể Tôi cũng cảm thấy vui khi trẻ của tôi ngày càngtiến bộ

2.4.1.3 Lựa chọn câu hỏi phù hợp:

Việc đặt câu hỏi là một trong mười chiến lược dạy học giúp trẻ em có trítuệ phát triển bình thường đạt được thành công trong học tập Với ý tưởng họctập kiến tạo, thay vì dạy bằng cách kể, giáo viên cần dạy bằng cách hỏi

Câu hỏi đặt ra phù hợp sẽ kích thích sự tư duy, hứng thú học tập của trẻ,kích thích trẻ khám phá tìm tòi đồng thời cũng “Mở đường” cho trẻ học cáchhọc - hỏi, tập đọc câu hỏi

Khi đặt câu tôi chú ý sử dụng câu hỏi mở nhiều hơn là câu hỏi đóng, tôichú ý đến mục đích của câu hơi, hỏi để làm gì, hỏi cái gì Câu hỏi phải phù hợpvới trình độ khả năng của trẻ, câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phứctạp Phân bố câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: Trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực

Tôi đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi tôi đưa ra phải khiến trẻ suy nghĩ,không hỏi tràn lan Với lượng câu hỏi ít, trẻ sẽ có thời gian để suy nghĩ trả lời

Ví dụ: Con nghĩ thế nào?

Làm sao con biết?

Theo con thì điều gì sẽ sảy ra?

Trang 10

Khi trẻ tả lời tôi không vội đánh giá trẻ, mà tôi động viên, khuyến khíchtrẻ để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ Bên cạnh đó tôi còn khuyến khích trẻđặt câu hỏi để làm động lực để thúc đẩy trẻ học tập có hiệu quả.

2.4.1.4 Lựa chọn trò chơi phù hợp để rèn luyện tính tích cực hoạt động của trẻ.

Với đặc điểm chương trình mầm non mới hiện nay, các môn học luônđược đan xen, lồng ghép nhằm nâng cao tính hiệu quả Với đặc điểm của giáodục mầm non, cho trẻ học mà chơi, thông qua chơi mà học Qua trò chơi giáoviên có thể đánh giá được kiến thức mà trẻ thu lượm được ở mức độ nào, caohay thấp Đưa trò chơi vào lớp học là một sự lồng ghép khéo léo, làm sao chogiờ học thêm sinh động

Trò chơi dù tổ chức dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo tính vừa sức

và hứng thú đối với trẻ, không lạm dụng, ôm đồm thái quá làm nhạt đi nội dungchính của đề tài đặt ra

Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời Chủ đề “Thế giới động vật”

Chủ đề nhánh “Những con vật sống dưới nước"

Nội dung khám phá: “Quan sát một số loại cá trẻ biết”

Tôi lựa chọn trò chơi:

Trò chơi vận động “Vây lưới bắt cá”

Trò chơi dân gian “Xĩa cá mè”

(Trò chơi vận động ngoài trời)

2.4.2 Tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn:

Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên do

đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định Do vậy việc bồi dưỡng về nhậnthức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên là một việc làm vô cùng cầnthiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trang bị cho mình những hiểu biết,các kiến thức về chuyên môn giúp giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình tổchức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ

Từ nhận thức về ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôiluôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng tổ chức, cácbuổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chép một cáchnghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp, cán bộ quản lý nhữngvấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm về đổi mớiphương pháp giảng dạy

Trang 11

Xác định tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thểthiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tôi đã tìm kiếmnhững tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trungtâm, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra đượcnhững vấn đề cần thiết đối với giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

Ví dụ: Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, thiết kế các hoạt

động học cho trẻ 5-6 tuổi, modun bồi dưỡng thường xuyên

Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tựbồi dưỡng của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy và người dựđều rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình Để giúp bản thânhiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vởvới thực tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động và đăng ký dạy thaogiảng để cán bộ quản lý nhà trường và đồng nghiệp dự giờ, thông qua các tiếtmẫu, tôi được nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm Từ đó rút rađược những kinh nghiệm cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảngdạy và việc vận dụng lấy trẻ làm trung tâm vào quá trình giảng dạy

Tham gia các buổi chuyên đề cấp huyện, tìm hiểu và học bồi dưởngthường xuyên, tham gia thi giáo viên giỏi trường, huyện nhằm nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ

(Tiết dạy thao giãng)

2.4.3 Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì môi trường học tập có ý nghĩa

vô cùng quan trọng đối với việc học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ Trẻ emvốn rất hiếu kỳ, chúng tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi vật xungquanh chúng Những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trongnhững năm tháng tuổi thơ sẽ hằn sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đời của trẻ.Chính vì vậy tôi luôn tâm niệm: Sẽ trang bị cho trẻ một thế giới tự nhiên, mộtmôi trường học tập tốt nhất ở ngay tại khu vực lớp và trường của trẻ

* Môi trường trong lớp:

Trong lớp học không thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để làm tăng

sự hứng thú của trẻ, cuốn hút trẻ tham gia hoạt động tôi luôn tạo nên môitrường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh

Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học từ cách bố trí, sắp xếp nội vụtrong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt mà vẫn gọn gàngngăn nắp

Trang 12

Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp gần gũi, quen thuộc vớicuộc sống thực hàng ngày của trẻ Phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địaphương Thường xuyên thay đổi theo chủ đề, theo đề tài của mỗi hoạt động, tạo

ra sự hấp dẫn mới lạ với trẻ Các góc hoạt động chính được duy trì thườngxuyên, chúng không cần phải chuyển đi hoặc đóng lại vì vậy tôi luôn chú trọngtrong việc bố trí, sắp xếp các góc linh hoạt, phù hợp để phát huy tính tích cựccủa trẻ

Ví dụ: Để thay đổi sự tập trung của góc phân vai từ trò chơi gia đình sang

trò chơi bệnh viện, hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng cách duychuyển một số giá để đồ

Hoạt động ở các góc là một hình thức hoạt động đặc biệt trong đờisống của trẻ mầm non, đó là nơi thỏa mãn sở thích, nhu cầu vui chơi, nhậnthức và cảm nhận thế giới xung quanh Hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện,cũng cố kiến thức đã học, là nơi trải nghiệm, kham phá cái mới và phát huykhả năng sáng tạo của trẻ Để trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực, cóthời gian chơi sau một nội dung mà trẻ đã lựa chọn mà không bị chi phối bởicác yếu tố xung quanh tôi luôn quan tâm đến việc tạo khoảng cách riêng,đảm bảo yên tĩnh và ánh sang trong quá trình hoạt động của trẻ, để trẻ tậptrung suy nghĩ và thực hiện kỹ năng chơi của mình một cách hiệu quả Dovậy tôi bố trí các góc giữa góc chơi trong lớp phù hợp với diện tích phònghọc và đảm bảo yêu cầu xen kẻ giữa góc động và góc tĩnh Vì vậy tôi đã bốtrí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào

Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây

dựng, tránh lối đi lại Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoàihiên

Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp, tôi còn tạo ranh giới giữa các góc hoạtđộng như: Tận dụng các giá đồ chơi để tạo ranh giới giữa các góc, khoảng rộng

ở các góc cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ hoạt động.Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sátcủa tôi

(Sơ đồ các góc trong lớp) (Bố trí các giá góc)

Tôi bố trí một số góc cố định, một số góc có thể thay đổi được cho phùhợp với chủ đề thực hiện, tạo sự mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ Đặt têngóc thật đơn giản, dễ hiểu, gần gũi phù hợp với nội dung chủ đề đang thực hiện

Ngày đăng: 18/11/2019, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w