1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp lá 1, trường mầm non ea na

28 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Chương trìnhnày sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khảnăng giao tiếp xã hội

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KRÔNG ANA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

MỤC LỤC

* Phần thứ nhất: Mở đầu 3

I Đặt vấn đề: 3

II Mục đích nghiên cứu: 5

* Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề 6

I Cơ sở lí luận của vấn đề 6

II Thực trạng vấn đề 8

III Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 11

- Giải pháp 1 11

- Giải pháp 2 12

- Giải pháp 3 15

- Giải pháp 4 17

- Giải pháp 5 19

- Giải pháp 6 20

IV Tính mới của giải pháp 21

V Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 21

* Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị 22

I Kết luận 22

II Kiến nghị 24

* Danh mục tài liệu tham khảo 25

*Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp trường 26

Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp huyện 27

Trang 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Ea Na

có thể thành công Trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” sẽ mang lại hiệu quả caokhi có sự hỗ trợ trẻ theo hướng mở, dưạ trên sự hứng thú và những gì trẻ thíchtrải nghiệm [Tại Điều 22, Luật Giáo dục 2005 của nước ta xác định; Mụctiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ

vào học lớp 1] Trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai chính vì vậy mà tại

[Đại hội Đảng khóa IX đã chỉ rõ: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàngđầu, phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọngthúc đẩy sự nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồnnhân lực con người] [Tại nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW khóa VIII đãchỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo là: Đổi mới mạnh

mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng cácphương pháp giáo dục tiến tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạyhọc]

Theo ý kiến các chuyên gia tại [Module mầm non 1d thì các nhà giáo dụcđều phải thừa nhận một điều rằng; Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ đó làlấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúcđẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đềcủa trẻ] Thế hệ trẻ sẽ trưởng thành và khẳng định được bản thân là nhữngchủ nhân tương lai của đất nước nếu ngay bây giờ, những người giáo dụcbiết tiếp cận và áp dụng được phương pháp dạy học tích cực, khơi dậy vàphát triển những tiềm năng ngay từ những thời kỳ đầu của trẻ bằng cáchgiáo dục trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”

- Lý do thực tiễn:

Để đạt được hiệu quả cao trong [Kế hoạch giáo dục số 15/KH-SGDĐTngày 23 tháng 02 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc kế hoạch triển

khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn

2016 – 2020] Không ai khác là đội ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyếtđịnh chất lượng giáo dục [Nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của ngành học mầmnon là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chất lượng trong chương trình giáo dục

Trang 4

mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trungtâm]

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chấtđạo đức tốt, có tác phong, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm chuyên sâu, không nhữngthế cần nhiệt tình yêu nghề mến trẻ gần gũi trẻ mới có thể hiểu được đặc điểmtâm sinh lý của từng độ tuổi, tính cách, nhu cầu hứng thú cách thực hiện của mỗi

cá thể trẻ Bởi “Mỗi đứa trẻ là một con người riêng biệt”, chúng khác nhau vềthể chất, tình cảm trí tuệ và tâm lý, văn hóa, tôn giáo, hoàn cảnh gia đình Chính

vì vậy mà mỗi trẻ em có nhu cầu hứng thú, cách học và cách tiếp thu kiến thứcriêng, nhưng mỗi đứa trẻ đều có thể thành công trong mọi lĩnh vực

Tại trường Mầm non Ea Na Đội ngũ giáo viên đã thực hiện được chươngtrình giáo dục mầm non mới theo kế hoạch giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”.Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng nhằm

áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dụccao Biết phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ trẻ nhằm nuôi dưỡng chăm sóc giáo dụctrẻ Song trong cách lựa chọn biện pháp, giải pháp, hình thức tổ chức các hoạtđộng cho trẻ phát huy được tích cực, hứng thú trong mọi hoạt động còn lúngtúng chưa thiết thực, thực tiễn chưa đạt được hiệu quả cao so với việc tổ chứccác hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Đa số giáo viên còn dạy trẻtheo hướng một chiều, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được trao đổi, chưamạnh dạn thể hiện nhu cầu của bản thân, vì một số giáo viên sợ trẻ không thựchiện được các nhiệm vụ hoặc chỉ số mà giáo viên đã lựa chọn

Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: [Chương trình giáo dục mầm non tốt

là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm Có nghĩa là nó được xây dựngdựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ Chương trìnhnày sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới

sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khảnăng giao tiếp xã hội của trẻ.]

[Nguyên tắc hoạt động lấy trẻ làm trung tâm là quá trình; Chăm sócgiáo dục xuất phát từ nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ Trong quá trìnhgiáo dục trẻ, nhà giáo dục luôn phát huy tính tích cực, tự lập của trẻ, giữ vaitrò là người hỗ trợ “thang đỡ”, “điểm tựa” cho trẻ trong mọi quá trình hoạtđộng.]

Là giáo viên đứng lớp giảng dạy trẻ 5 – 6 tuổi, tôi nhận thấy đầu nămhọc đa số trẻ còn nhút nhát, một số trẻ chưa mạnh dạn thể hiện khả năngthao tác của mình trong các quá trình chơi và học, trẻ thường chơi theo bắtchước giáo viên hoặc bạn, chưa thực sự trải nghiệm, thể hiện nhu cầu hứngthú của bản thân, một phần do các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt độngchưa mang tính mở, mặt khác giáo viên chưa thực sự là “Thang đỡ” hay

“Điểm tựa” cho trẻ để có thể khơi dậy nhu cầu thể hiện hứng thú của trẻ, dẫnđến kết quả giờ học chưa cao Từ đó trong suy nghĩ của tôi luôn đặt ranhững câu hỏi: “Tại sao mỗi cá thể trẻ là một cá thể riêng nhưng lại cùng

Trang 5

thao tác chơi, lý do chính khiến trẻ chưa thể hiện được hứng thú, nhu cầunguyên nhân là do đâu?”, “Làm thế nào giúp trẻ khơi dậy và phát huy tiềmnăng còn ẩn trong mỗi trẻ?” Chính vì vậy tôi tiếp tucj mọi giair pháp, biệnpháp cải tiến đề tài nhaừm nâng cao hiệu quả của sáng kiến.

Đối tượng nghiên cứu đề tài:

Một số giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm

Phạm vi nghiên cứu:

Trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Ea Na

Thời gian thực hiện:

Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 năm học 2018 –2019

II Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp và biện pháp “Lấy trẻ làm trungtâm” giúp giáo viên tìm ra nguyên nhân trẻ còn nhút nhát, trẻ không tự tintham gia các hoạt động đặc biệt là hoạt động trải nghiệm

Áp dụng một số giải pháp biện pháp giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạotrong việc thiết kế và thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầmnon, hiểu và tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá thể trẻ từ đó có giải pháp tácđộng vào mỗi trẻ nhằm đạt hiệu quả cho sự phát triển toàn diện phù hợptừng cá nhân trẻ theo mục tiêu giáo dục “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúptrẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tốđầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1”.Tạo niềm tin và cầunối giữa cha mẹ trẻ và nhà trường mầm non

Việc lấy trẻ là trung tâm, nghĩa là luôn coi trẻ là chủ thể tích cực trongmọi hoạt động, giáo viên luôn sẵn sàng tạo điều kiện, tạo cơ hội thuận lợicho trẻ bộc lộ tính tự lập, tự quyết định làm những điều chúng muốn, chúngthích và chúng nghĩ là một mục tiêu cơ bản mang tính định hướng quantrọng của giáo dục mầm non

Tính tích cực của trẻ trong hoạt động là điều kiện cho trẻ chiếm lĩnh trithức, kĩ năng, phát triển năng lực cho mỗi cá thể trẻ, từ đó trẻ sẽ có thái độđúng đắn trước mọi sự vật , hiện tượng của thế giới xung quanh trẻ

Khi xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng độ tuổi, từng vùng miền, cầnlựa chọn những nội dung phù hợp với đối tượng trẻ cụ thể Như vậy mới cóthể giúp trẻ có cách thức, thái độ đúng đắn trước các sự vật hiện tượng, trẻ sẽthể hiện được nhu cầu hứng thú của bản thân như mạnh dạn, tự tin, thích trảinghiệm, khám phá, thao tác với đồ vật, đồ chơi về các sự vật hiện tượng

Tìm hiểu về đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non Trong thực tế vì sao chấtlượng giáo dục mà trẻ lĩnh hội chưa cao? Tại sao chưa phát huy hết khả năng,tiềm thức của mỗi đứa trẻ? Trong thực tế trẻ còn học dưới hình thức cũ, trẻ họccòn bị chi phối nhiều của giáo viên, trẻ chưa được phát huy đúng hướng lấy trẻ

Trang 6

làm trung tâm, nghĩa là trẻ chưa thể hiện được hết khả năng, nhu cầu và hứngthú trong các hoạt động học Phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn hìnhthức tổ chức hoạt động nhằm lấy trẻ làm trung tâm thì mới mang lại hiệu quả,sát với thực tế, phù hợp với tình hình nhận thức của trẻ trong lớp.

Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một vấn

đề hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mộtcách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng

cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra Thực hiện điều trên đã gópphần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nângcao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầuphát triển của ngành học Mầm non

Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trungtâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy vàphương pháp giải quyết vấn đề Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trảinghiệm khám phá, giải quyết được một số tình huống có vấn đề thì như vậy trẻ

đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triểnngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức.Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đóchính là các biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làmtrung tâm

Chính vì thế mỗi giáo viên mầm non là phải lựa chọn nội dung, xác địnhmục tiêu và đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động, nhằm lôi cuốn sự thamgia tích cực của trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu nghiên cứu trong đề tài tôi chọn cácphương pháp sư phạm sau:

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi đã nghiên cứu về các biện pháp lấytrẻ làm trung tâm, bằng cách dựa vào lí luận thực tiễn, qua các tài liệu trongchương trình mầm non mới, qua các module mầm non, trang web nhằm phântích tổng hợp tài liệu

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Qua quan sát - đàm thoại, trực quansinh động, thực hành – luyện tập, điều tra

Phương pháp thống kê toán học: Điều tra - kiểm tra, xử lí số liệu đã thu

thập được

Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề

I Cơ sở lý luận của vấn đề.

Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của nhàgiáo dục và vai trò của trẻ, nhưng quy tụ lại có hai hướng: Hoạt động lấy giáoviên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, những năm gần đâycác tài liệu giáo dục và dạy học ở ngoài nước và trong nước thường nói đến việccần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy

Trang 7

trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta cần

áp dụng và đổi mới

Vậy thế nào là nền giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? Là nhà giáo dục lập kếhoạch giáo dục luôn căn cứ vào trẻ, nghĩa là căn cứ vào khả năng, nhu cầu họctập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu và cụ thể hóa nội dung Tổchức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạomọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như:

Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi.Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người

Suy ngẫm: Suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội áp dụng vào việcgiải quyết vấn đề

Trao đổi: Diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và nhu cầu khám phá của bản thân.Giải quyết vấn đề: Tìm ra hướng giải quyết để đạt được kết quả trong quátrình chơi và học

Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếmlĩnh tri thức

Vì sao phải xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm Vì con người chỉmuốn nghe và làm những gì mà bản thân chưa biết, muốn làm những điều màkhả năng của chính bản thân mình làm được, trẻ em cũng vậy, chúng chỉ tíchcực hoạt động khám phá, tìm tòi, thích học cái chưa được học và chưa biết và cóthể mang lại kết qủa mà khả năng bản thân có thể làm được

Vậy muốn trẻ học tập tích cực thì giáo viên không nên dạy trẻ những gì trẻ

đã biết mà cần dạy cái mà trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe, hoặc giáo viên cần hỗtrợ cho trẻ thực hiện được ý tưởng mà trẻ phát minh được Thế nên mọi hoạtđộng phải hướng vào trẻ, nghĩa là lấy trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục Việc xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là cần thiết, giúpgiáo viên dự kiến được kế hoạch, chủ động tổ chức các hoạt động một cách cóhiệu quả vì vậy khi xây dựng kế hoạch giáo dục giáo viên cần căn cứ vào tìnhhình nhận thức của trẻ ở lớp mình phụ trách để xây dựng kế hoạch giáo dục phùhợp với nhu cầu nhận thức của trẻ

Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại ViệtNam cho biết [Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy học tíchcực nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện vàgiải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện tính tích hợp cao

và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ]

Nhà giáo dục học mầm non Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòa đã viết [Muốn tácđộng sư phạm có hiệu quả thì những tác động phải phù hợp với điều kiện bêntrong của mỗi đứa trẻ Bởi lẽ mỗi trẻ đều trải qua những giai đoạn phát triển theotrình tự như nhau nhưng với tốc độ, nhịp độ và khuynh hướng riêng, những trảinghiệm cuộc sống của mỗi trẻ không giống nhau và mỗi trẻ là một cá thể riêng

Trang 8

biệt, độc đáo Vậy nên giao nhiệm vụ cho trẻ phải khó hơn một chút so với khảnăng thực của trẻ, động viên, hỗ trợ để trẻ tự mình hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao Không làm thay trẻ, dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, dẫn dắt trẻ nhận biết,phân tích, phán đoán, suy luận], mới mang lại hiệu quả cao trong học tập.

Trong lí luận dạy học mầm non, nhà khoa học J.A Cômenxki đã chỉ ra: [ Dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là giúp trẻ tích lũy kiến thức,phát triển năng lực của trẻ và đặc biệt chuẩn bị cho trẻ đến hoạt động tự lập saunày]

Tại trường Mầm non Ea Na, căn cứ vào [kế hoạch nhiệm vụ năm học

2018-2019 của trường: Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư BGDĐT sửa đổi bổ sung theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]

28/2016/TT-Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là “Chơi bằng học, học mà chơi”thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộcsống xung quanh trẻ

Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiệncho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thântrẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục Nghĩa

là nhà giáo dục luôn coi trọng suy nghĩ, ý tưởng của trẻ, không nhồi nhét, áp đặtmọi trẻ đều như nhau Tuy nhiên không buông lỏng và thả nổi trẻ, mà luôn tạo

cơ hội cho trẻ phát triển tính tự lập và óc sáng tạo của trẻ Giáo viên luôn tạo sựđồng cảm, tôn trọng cá nhân trẻ, luôn là điểm dựa vững chắc mỗi khi trẻ cần.Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trungtâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy vàphương pháp giải quyết vấn đề Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trảinghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúptrẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thểchất, phát triển nhận thức Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương phápdạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theohướng lấy trẻ làm trung tâm

II Thực trạng vấn đề

Trong thực tiễn nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Ea Natrong những năm gần đây có nhiều thuận lợi Ban giám hiệu nhà trường luôn tạomọi điều kiện, cũng như trang thiết bị dạy học phong phú và đa dạng, giúp giáoviên tiếp cận phương pháp lấy trẻ làm trung tâm Bản thân tôi đã thực hiệnnguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm” trong quá trình giáo dục trẻ Chẳng hạn, khi

tổ chức hoạt động, bản thân tôi đã cho trẻ chơi theo ý muốn, trẻ được lựa chọnbạn chơi và góc chơi hay trò chơi mà trẻ thích, đó là những bước đầu cho trẻ thểhiện nhu cầu, hứng thú khi chơi, tôi không áp đặt trẻ vào khuôn khổ, không ápđặt trẻ vào ý muốn chủ quan của mình Song điều đó chưa thật sự mang lại hiệuquả cao, trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa thật sự mạnh dạn thể hiện hết nhu cầu hứng

Trang 9

thú của bản thân trẻ khi được trải nghiệm, đa số trẻ còn chơi theo bắt chước thaotác của cô hoặc bạn chứ chưa có sự sáng tạo trong các hoạt động

Điều đó dễ mang lại cho trẻ sự nhàm chán và ít tập trung, trước vấn đề đặt

ra trong tâm trí tôi luôn suy nghĩ; vì sao trẻ không mạnh dạn trải nghiệm? Vì saomỗi trẻ là một cá thể riêng biệt mà lại có chung thao tác chơi giống nhau? Mặc

dù trong năm học 2016- 2017 tôi đã áp dụng đổi mới phương pháp “Lấy trẻ làmtrung tâm” nhưng kết quả chưa thật sự thuyết phục tôi, dù kết quả có tính khảthi, có sự chuyển biến rõ rệt so với kết quả đối chiếu trong những năm quanhưng bản thân tôi vẫn chưa hài lòng, khi thực tế kết quả chưa đạt được nhưmục tiêu mà bản thân tôi đã đặt ra

Trước kết quả đạt được bản thân tôi nhìn nhận lại và thấy còn nhiều vấn đềcần khắc phục như: Cách xây dựng kế hoạch, tạo môi trường giáo dục, học liệu

và phương tiện, kỹ năng sư phạm chưa đủ sức thuyết phục trẻ, chưa thực sự làđòn bẩy cho mỗi cá thể trẻ khơi dậy và phát triển được tiềm năng trong conngười trẻ, đa số giáo viên còn hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành,trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng được nhu cầu hứngthú của trẻ, chưa mang tính mở nên hoạt động của trẻ chưa đạt kết quả cao

Để tháo gỡ khó khăn này, tôi tiếp tục tìm mọi giaỉ pháp, biện pháp tiếp tụccải tiến đề tài “Lấy trẻ làm trung tâm” Tôi đã chọn phương pháp lập kế hoạchgiáo dục trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế đồ dùng học liệumang tính mở, tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Vì tôi tin chắcrằng trẻ sẽ phát triển mọi nhu cầu hứng thú của bản thân tối đa khi có sự hỗ trợkịp thời và có một môi trường vật chất và xã hội đa dạng, phong phú theo hướng

mở trên con đường “Lấy trẻ làm chủ thể của mọi quá trình hoạt động”

Bởi một kế hoạch rõ ràng, có một môi trường xã hội thân thiện cùng vớimôi trường vật chất phong phú đa dạng sẽ là tiền đề tốt cho phép trẻ tham giacác hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo và càng độc lập hơn trong quá trìnhbộc lộ hết khả năng hứng thú của bản thân trong khi hoạt động vậy đòi hỏi giáoviên phải linh hoạt, có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động tronggiảng dạy để giúp trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự trải nghiệm, tìm tòicái mới trong mọi hoạt động

Kết quả khảo sát chất lượng của trẻ đạt được cuối năm học 2016 – 2017khi đa áp dụng đề tài như sau:

Trang 10

- Các nhiệm vụ cần giải quyết và sẽ được thực hiện:

Việc xây dựng thiết kế các giải pháp, biện pháp thủ thuật theo mục đích lấytrẻ làm trung tâm là rất cần thiết, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch phù hợp với

độ tuổi và đối tượng lĩnh hội kiến thức

Trong mọi hoạt động nhà giáo dục đều lấy trẻ làm trung tâm thì sẽ giúp trẻ

hiểu và ghi nhớ rất nhanh những việc tốt, việc gì không tốt, việc nên làm, việckhông nên làm một cách dễ dàng Chính vì vậy việc giúp trẻ học tốt, thể hiệnđược nhu cầu hứng thú của chính bản thân điều này giữ một vai trò hết sức quantrọng trong quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyềnđạt kiến thức cho trẻ một cách chủ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điềukiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tựchiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm Để đạt được điều này, giáo viên cần nắmđược hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đólựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thếmạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng Mỗi trẻ đều

có cơ hội tốt nhất để thành công, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện

Trang 11

một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất cần xây dựng môi trường giáo dục trongtrường Mầm non là không thể thiếu được Người giáo viên khi thiết kế các hoạtđộng qua từng chủ đề là phải lựa chọn xây dựng kế hoạch, bám sát kế hoạch củachuyên môn, tổ khối của trường, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểmnhận thức của trẻ lớp mình trực tiếp giảng dạy.

Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm làm nòng cốt là đãhình thành ở trẻ tính tự lập, giúp trẻ phát huy tính tích cực là tiền đề tốt cho trẻbước vào các cấp học tiếp theo

Khi tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm sẽ được thỏa mản nhu cầukhám phá, thể hiện được kỹ năng tiềm ẩn của bản thân, mặt khác giáo viên dễdàng lồng ghép tích hợp trong các hoạt động

Không những nhà giáo dục mà hơn ai hết chính cha mẹ học sinh đều mongmuốn trẻ hình thành và phát triển nhân cách sớm, đặc biệt là có thói quen tốt vàhành vi có đạo đức tốt để hình thành nhân cách cho trẻ sau này Với vai trò quantrọng như vậy, thử hỏi nếu chúng ta không làm tốt hoạt động lấy trẻ làm trungtâm, giúp cho trẻ thể hiện nhận thức của trẻ thì có mang lại được kết quả nhưmong đợi không? Hay chúng ta cứ tiếp tục dạy trẻ theo kiểu cô nói trẻ lắng nghenếu việc dạy học của giáo viên không đổi mới kịp thời thì vô tình chúng ta đangkìm hãm sự phát triển về mọi mặt của trẻ Vì trẻ đến trường chỉ ngồi lắng nghethì làm sao tiềm năng trong mỗi trẻ được khơi nguồn và phát triển

Muốn vậy, giáo viên phải lựa chọn những đề tài và hình thức tổ chức nhưthế nào nhằm thu hút lôi cuốn trẻ? Thay đổi hình thức tổ chức như thế nào chotrẻ không nhàm chán? Để trẻ có hứng thú không bị nhàm chán trong các tiếthọc, muốn vậy trước hết ta phải giải quyết các vấn đề trên và thay đổi cách tổchức giờ học, cách truyền đạt, cách đầu tư chuẩn bị đồ dùng, nghiên cứu các đềtài tạo trẻ hứng thú hơn với tất cả hoạt động trong một ngày ở trường mầm non

bé học Trước đây trẻ chưa làm được thì cô làm thay nhưng khi đã lấy trẻ làmtrung tâm thì cô giáo chỉ giữ vai trò gợi mở, cô sẽ cho trẻ hoạt động, thảo luậntheo nhóm, lắng nghe quá trình thuyết trình của các nhóm để hỗ trợ cho sự thiếuhụt mà đội mình chưa tìm ra

Lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi giáo viên cần phải giàu tri thức, sáng kiến,linh hoạt trong cách tổ chức và áp dụng được những thủ thuật tạo ra nguồn cảmhứng cho trẻ, kích thích tư duy trẻ hoạt động, có thể trong một tiết học nhưngquá trình hoạt động của trẻ lại mang lại những nhận thức khác nhau cách lĩnhhội kiến thức khác nhau về chiều sâu của nhận thức

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.

Để nâng cao chất lượng trong giáo dục theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”tôi đã chọn những giải pháp và biện pháp mới như sau:

Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực và biện pháp lấy trẻlàm trung tâm, thực hiện giải pháp này tôi đã chọn những biện pháp sau:

Trang 12

+ Ngoài năng lực kỹ năng sư phạm cần thiết, người giáo viên luôn có lòngyêu thương trẻ, đối xử công bằng với mọi trẻ.

Lòng yêu nghề mến trẻ chính là cách tiếp cận, là cầu nối vững chắc giữa cô

và trẻ, ngôi trường và cô giáo chính là mái nhà và người mẹ thứ hai đối với trẻ.Thời gian của trẻ tiếp xúc với cô giáo và trẻ là rất cao, nếu như cô giáo khôngyêu thương trẻ, thì sẽ không gần gũi để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt được, theo

hình thức lấy trẻ làm trung tâm giáo viên cần bên cạnh trẻ, luôn là thang đỡ, là điểm tựa cho trẻ Trong một lớp có nhiều nhóm trẻ và mỗi cá thể trẻ là một cá

thể riêng biệt về hoàn cảnh sống cũng như nhận thức và ngôn ngữ khác nhau,chính vì vậy mà chỉ có lòng yêu thương, sự đối xử công bằng, tôn trọng cá nhântrẻ mới mang lại cho trẻ thông điệp an tâm, thân thiện Như vậy trẻ sẽ khôngngại ngùng chia sẻ cùng giáo viên những nỗi niềm tiềm ẩn trong tâm trí trẻ, chỉ

có thể yêu thương gần gũi trẻ mới hiểu được đặc điểm tâm lý của từng cá thể trẻ,

từ đó giáo viên mới hiểu trẻ đang nghĩ và muốn gì, từ đó có phương pháp sưphạm tác động vào trẻ, nói cách khác là giáo viên làm đòn bẩy cho trẻ thỏa sứcthể hiện nhu cầu, hứng thú của bản thân, qua đó giáo viên sẽ thấy được tiềmnăng hay hạn chế của trẻ mà linh hoạt tác động, điều chỉnh, giúp trẻ phát triểncân bằng trong các lĩnh vực phát triễn

Ví dụ: Có một trẻ thường ngồi riêng biệt, ít phối hợp chơi cùng bạn Làgiáo viên nên tôi thường gần gũi trẻ, ân cần trò chuyện, dẫn trẻ cùng chơi, có thểbằng cử chỉ xoa nhẹ lên đầu trẻ, như vậy trẻ sẽ có sự an tâm, rồi tôi sẽ khơi hỏitrẻ chuyện gì đang xảy ra, từ đó rẽ nắm được nhu cầu hay tính cách của trẻ màsớm đưa trẻ hòa nhập cùng bạn

+ Người giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm cao

Trên thực tế, ngành nào cũng đòi hỏi mọi chủ thể đều có tinh thần tráchnhiệm cao; Song đối với ngành sư phạm mầm non thì yếu tố này đặt biệt quantrọng Giáo viên cần làm thế nào cho trẻ cảm thấy bản thân mình đang được côyêu quý, cảm nhận giáo viên như một người mẹ, ân cần, đối xử công bằng vớitrẻ, để trẻ thể hiện được mọi nhu cầu hứng thú của bản thân thì người giáo viêncần tỉ mỉ và thật tinh tế mới nhìn thấy được nhu cầu của trẻ Muốn được vậykhông có cách nào khác ngoài giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao, luônbên cạnh trẻ giúp đỡ trẻ khi cần thiết, không thả nổi trẻ, đến trường bằng cả tâmhuyết, ngoài những giờ tổ chức hoạt động thì giáo viên luôn ân cần và luôn đểmắt bao quát mọi trẻ chứ không vì chống đối cho qua ngày

Khi trẻ thơ đã có sự an tâm, tin tưởng từ cô giáo, trẻ sẽ tự tin, thực hiệnđược mọi mục tiêu của giáo viên xây dựng bằng nhiều cách khác nhau mà cũng

có thể tất cả trẻ sẽ thành công Trẻ được thỏa mãn nhu cầu hứng thú của bảnthân như vậy tiềm năng của trẻ sẽ được phát triển, trẻ sẽ linh hoạt hơn trong mọihoạt động và từ đó vốn kinh nghiệm sống của trẻ sẽ được tích lũy, đó là tiền đềcần thiết cho trẻ hình thành và phát triễn nhân cách một cách toàn diện

Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch dạy học lấy trẻ làm trung tâm, để thực

hiện giải pháp này tôi thực hiện các biện pháp sau:

Trang 13

+ Xác định mục tiêu giáo dục: Để các hoạt động đạt hiệu quả cao, cần xácđịnh mục tiêu rõ ràng có hệ thống và đầy đủ, cần nêu rõ kiến thức, kỹ năng, thái

độ giáo dục trẻ sát với chủ đề đã chọn Và khi thực hiện các hoạt động cần bámsát mục tiêu chương trình giáo dục mầm non và mục tiêu của từng lĩnh vực, cácmục tiêu sẽ được cụ thể, nên mục tiêu đó cần có tính vừa sức, phù hợp với độtuổi, nhằm từng bước giúp trẻ đạt được mục tiêu giáo dục theo nhiều cách lĩnhhội khác nhau căn cứ vào khả năng, nhu cầu, sự hứng thú nhận thức của mỗi trẻ

để xác định mục tiêu và cụ thể nội dung

Tổ chức mọi hoạt động giáo dục cần đặt trẻ vào vị trí trung tâm trong mọiquá trình giáo dục, cần xác định mục tiêu hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ làmđược gì? Sẽ làm như thế nào? Và kết quả của mỗi trẻ sẽ ra sao? Muốn giải mãcho những suy nghĩ ấy tôi đã tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào hoạtđộng, luôn là điểm tựa là sự gợi mở khi trẻ cần, tạo cơ hội, đặt trẻ vào tìnhhuống có vấn đề cho trẻ trải nghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, phán đoán giải quyếtvấn đề của mỗi nhóm hay của mỗi cá thể trẻ

Ví dụ Xác định mục tiêu chủ đề: Thế giới động vật

Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể:

Về lĩnh vực thể chất: Trẻ có khả năng thực hiện thành thạo một số vậnđộng cơ bản (bò, chui, chạy nhảy, bắt chước dáng đi của một số con vật ) Cókhả năng phối hợp nhịp nhàng giữa các giác quan

Về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Trẻ biết gọi đúng tên, nhận biết các bộphận của động vật Trẻ có khả năng nhận xét, nói và kể lại những điều mà trẻquan sát được

Về lĩnh vực nhận thức: Trẻ yêu thích khám phá, óc quan sát, phán đoán,khả năng so sánh, phân loại về các con vật Có một số kiến thức hiểu biết sơđẳng về một số con vật gần gũi

Về lĩnh vực tình cảm, kĩ năng xã hội: Trẻ yêu thích các động vật, biết bảo

vệ môi trường sống của động vật quý hiếm; Biết quý trọng người chăn nuôi

Về lĩnh vực thẩm mỹ: Trẻ biết yêu thích cái đẹp và sự đa dạng phong phúcủa thế giới động vật

ở địa phương mà giáo viên lựa chọn chủ đề sao cho phù hợp với chương trình

giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Trong một năm học, đối với độ

tuổi 5- 6 tuổi có 10 chủ đề Và giáo viên là người được xác định Muốn đáp ứngnhu cầu của trẻ, tránh sự áp đặt, trước khi chuyển sang chủ đề mới tôi sẽ giới

Trang 14

thiệu trước ý tưởng của chủ đề ở lớp và lắng nghe ý tưởng hứng thú của trẻ vềchủ đề Khi lựa chọn và xây dựng chủ đề tôi luôn đề cao một số đặc điểm sau:

Chủ đề cần đặt tên đơn giản, gần gũi với kinh nghiệm sống của trẻ, kiếnthức được cung cấp theo nguyên tắc phát triển đồng tâm, nghĩa là từ gần đến xa,

từ đơn giản đến phức tạp và mở rộng dàn về cuối chủ đề Cho phép tích hợp cáctri thức khác nhau trong các hoạt động của trẻ, mỗi chủ đề chứa đựng một số nộidung cần thiết, phong phú cho trẻ ít nhất 1- 2 tuần và không quá 5 tuần tránh sựnhàm chán của trẻ và tất cả nội dung đều đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cả thểchất lẫn tinh thần đối với trẻ

Ví dụ: Chủ đề hiện tượng tự nhiên

Tôi sẽ chọn hai chủ đề nhánh là; Tuần 1 “Một số hiện tượng tự nhiên” vàTuần 2 “Các mùa ở Đăk Lăk”

+ Xây dựng mạng nội dung và mạng hoạt động và kế hoạch tuần căn cứvào đặc điểm nhận thức, thể hiện được nhu cầu hứng thú của trẻ

Khi mục tiêu và chủ đề đã được xác định tôi tiến hành cụ thể hóa nội dungcho từng lĩnh vực, và nội dung được chọn là những gì trẻ chưa biết nhưng gầngũi phù hợp vùng miền nơi bé sinh hoạt Để phát huy hết khả năng thực hiện củatrẻ nghĩa là khơi dậy và phát triển tính tự lập của trẻ, khi thiết kế mạng nội dunggiáo viên cần chú ý dựa trên đặc điểm nhu cầu của lứa tuổi và hứng thú của trẻtrong nhóm lớp, dựa trên nhu cầu, mong muốn của cha mẹ trẻ về sự phát triểncủa trẻ về các lĩnh vực Mạng nội dung là thước đo cho giáo viên biết trình tựthực hiện trước sau một cách chủ động từ những nội dung, kiến thức, kĩ năngđơn giản, gần gũi đến mở rộng và mở rộng một cách đầy đủ trọn vẹn hơn nhưngvẫn không vượt qua “Vùng phát triển gần” mạng nội dung cần có sự kế thừa vàphát triển

Ví dụ: Khám phá về côn trùng, hay khám phá hiện tượng tự nhiên

Đối với trẻ 4- 5 tuổi:

Giáo viên chọn đề tài “Khám phá một số loại côn trùng ”; “Khám phá một

số hiện tượng tự nhiên ”

Đối với trẻ 5- 6 tuổi:

Giáo viên nâng dần độ khó Giáo viên cho trẻ phát triển nhận thức bằngcách chọn đề tài: “Tìm hiểu vòng đời của con bướm ”; ‘‘Phân loại côn trùng ”

“Thí nghiệm sự bốc hơi của nước ”

Song song với mạng nội dung là mạng hoạt động chiếm vị thế quan trọng.Giáo viên sẽ cho trẻ trải nghiệm hằng tuần, hằng tháng Hơn nữa, tổ chức dướihình thức “Học bằng chơi, chơi mà học” Qua cách thức thao tác chơi, trẻ sẽ đúckết kinh nghiệm, tích lũy kĩ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện

Giáo viên luôn là người hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ, tạo cơhội cho trẻ hoạt động Cho nên giáo viên cần hiểu và tạo được sự liên kết xuyênsuốt giữa mạng nội dung mạng hoạt động kết hợp kế hoạt tuần một cách linh

Ngày đăng: 31/03/2020, 10:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác
3.Thực trạng của trường MN Ea Na và kinh nghịêm bản thân Khác
4.Cơ sở lý luận và khoa học của module MN-1D Khác
5. Phương pháp tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm Khác
6. Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 7. Kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác
12. Giáo trình “ Giáo dục học mầm non- Nhà xuất bản đại học sư phạm 13. Tài liệu giáo dục học mầm non- Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w