1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi

19 808 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 270,5 KB

Nội dung

Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường là giúp cho con người có hiểu biết và nhạy cảm với các vấn đề môi trường, hình thành thái độ đúng và kỹ năng giải quyết các vấn đề về môi trường,

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - hạnh phúc

BẢN CAM KẾT

I TÁC GIẢ

- Họ và tên: Nguyễn Thị Trang

- Ngày sinh: 31/01/1988

- Đơn vị công tác: Trường mầm non Đằng Lâm

- Điện thoại: 01225334854

II SẢN PHẨM

- Tên sản phẩm:

“N©ng cao hiÖu qu¶ gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng cho trÎ 5-6 tuæi”

III CAM KẾT

Tôi xin cam kết sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng này là sản phẩm của cá nhân tôi Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến này, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, phòng giáo dục và đào tạo quận Hải An về tính trung thực của bản cam kết này

Hải An, ngày 15 tháng 02 năm 2014

Người cam kết

Nguyễn Thị Trang

DANH SÁCH CÁC NCKHSPƯD ĐÃ VIẾT TRONG 3 NĂM

Trang 2

SST NĂM HỌC TÊN SÁNG KIẾN XẾP LOẠI

1 2011 - 2012 HỨNG THÚ TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH

MỤC LỤC

I TÓM TẮT ĐỀ TÀI 4

II GIỚI THIỆU 5

1 Giải pháp thay thế 5

Trang 3

2 Vấn đề nghiên cứu 5

3 Giả thiết nghiên cứu 5

III PHƯƠNG PHÁP 6

1 Khách thể nghiên cứu 6

2 Thiết kế nghiên cứu 6

3 Quy trình nghiên cứu 7

4 Đo lường: 9

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 9

V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 10

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

VII PHỤ LỤC 12

1 Phụ lục 1 Phiếu đánh giá trẻ 12

2 Phụ lục 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi 12

3 Phụ lục 3 Bảng điểm đánh giá trẻ 15

4 Phụ lục: Danh muc chữ cái viết tắt: 19

ĐỀ TÀI:

Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi

I TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trang 4

Môi trường là quần thể các yếu tố xung quanh con người Môi trường tốt hay không tốt ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của con người Muốn có một sức khỏe tốt để sống và làm việc, con người cần một môi trường trong lành

Trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hiện nay Đảng và nhà nước rất quan tâm và coi trọng công tác bảo vệ môi trường Ngày 17/01/2001 Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 1363/QĐ- TTg về việc “ Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, ngày 21/4/2006 Vụ giáo dục mầm non có công văn hướng dẫn chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo về việc “ Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường mầm non giai đoạn 2002 – 2010”, Công văn đã xác định rõ mục tiêu, nội dung và cách thực hiện công tác Giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường mầm non

Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường là giúp cho con người có hiểu biết

và nhạy cảm với các vấn đề môi trường, hình thành thái độ đúng và kỹ năng giải quyết các vấn đề về môi trường, vì sự sống hiện tại và tương lai của nhân loại Đối với trẻ mầm non, giáo dục bảo vệ môi trường nhằm khích lệ, tạo điều kiện để trẻ quan sát, khám phá thế giới xung quanh, đó là con đường tích cực và vui thú nhất đưa trẻ đến với những tri thức về thế giới xung quanh trẻ, cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, mối quan hệ giữa con người

và môi trường

Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục và nhà trường về nhiệm vụ giáo dục BVMT, đồng thời nhận thức rõ được ý nghĩa của việc GDBVMT đưa vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, năm học này tôi đã quyết tâm tìm ra “ Một

số giải pháp thực hiện nội dung GDBVMT cho trẻ 5 tuổi”

Để nội dung của chuyên đề thực sự có hiệu quả tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi”

+ Nhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu, những kiến thức cơ bản về môi trường sống gần gũi xung quanh trẻ

+ Giúp trẻ nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

+ Từ đó hình thành ở trẻ tình cảm hành vi, thái độ ứng xử phù hợp để giữ gìn

và bảo vệ môi trường, ngôi nhà chung của chúng ta

Nghiên cứu trên được tiến hành thực nghiệm trẻ ở 2 lớp 5A1 và 5A2 trường mầm non Đằng Lâm

- Nhóm đối chứng lớp 5A2 tôi đưa giáo dục BVMT vào dạy bình thường

- Nhóm thực nghiệm lớp 5A1 tôi đã nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT vào dạy trẻ

Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến ý thức bảo vệ môi trường của trẻ Lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tổng điểm kiểm tra đầu ra các hoạt động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 9,17; kiểm tra đầu ra của nhóm đối chứng là 7,94 (chênh lệch 1,23) Mặt khác kết quả kiểm chứng T – test độc lập sau tác động p = 0,00006 cho thấy p < 0,05 và mức độ ảnh hưởng là SMD

= 0,89 như vậy mức độ ảnh hưởng của đề tài là rất lớn Điều đó chứng minh rằng

Trang 5

việc nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT cho trẻ 5 tuổi đã tác động đến trẻ ở trường mầm non Đằng Lâm

II GIỚI THIỆU

Môi trường sống của chúng ta đang bị huỷ hoại nghiêm trọng và vẫn tiếp tục

bị đe doạ đến mức báo động và nguy cơ mất cân bằng Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí … làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của xã hội Chính vì vậy BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại, đây là vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc

Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người, vì vậy vấn đề cần thiết đặt ra là phải tăng cường giáo dục BVMT cho mọi người và đặc biệt là lứa tuổi mầm non, đây là giai đoạn tốt nhất hình thành ý thức, rèn luyện thói quen tích cực cho trẻ, tạo nên những giá trị con người tốt đẹp, hình thành nhân cách trẻ

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT đối với trẻ mầm non, nội dung giáo dục BVMT cho trẻ 5 tuổi đã được đưa vào lồng ghép tích hợp vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, xong hiệu quả chưa cao Là một giáo viên 5 tuổi trực tiếp giảng dạy tôi nhận thức được điều đó, tôi càng trăn trở làm như thế nào để những kiến thức về bảo vệ môi trường đưa vào dạy trẻ thực sự có hiệu quả Hơn nữa Trường mầm non Đằng Lâm là một trường có cơ sở vật chật còn khó khăn, diện tích chật hẹp Chính vì vậy, càng cần tạo ra và giữ gìn một khuôn viên, môi trường sạch sẽ, khoáng đạt

1 Giải pháp thay thế

- Xác định rõ yêu cầu đặt ra đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những khái niệm đơn giản, gần gũi với trẻ

- Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các chủ đề, thông qua các hoạt động

- Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh trong công tác giáo dục BVMT cho trẻ

2 Vấn đề nghiên cứu

- Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ có giúp trẻ nhận thức được vấn đề về môi trường hay không?

3 Giả thiết nghiên cứu

- Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi giúp trẻ nhận biết được môi trường sạch môi trường bẩn xung quanh trẻ, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường ở trẻ

III PHƯƠNG PHÁP

1 Khách thể nghiên cứu

Trang 6

Tôi chọn trường mầm non Đằng Lâm là nơi tôi đang công tác để thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Giáo viên: với đề tài nghiên cứu này tôi trực tiếp thực hiện áp dụng nghiên cứu nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT cho trẻ 5 tuổi ở lớp tôi -5A1

Lớp đối chứng lớp 5A2

Trẻ: Hai lớp được chọn nghiên cứu đều có điểm tương đồng nhau về đặc điểm tâm sinh lý, mức độ nhận thức, sức khoẻ, giới tính…

2 Thiết kế nghiên cứu

Tôi lựa chọn thiết kế 2: thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với với các nhóm tương đương

Nhóm thực nghiệm gồm 35 trẻ lớp 5A1, nhóm đối chứng gồm 35 trẻ lớp 5A2 Tôi lựa chọn một số hoạt động để thực hiện đánh giá trước tác động :

- Nhận biết môi trường sạch, môi trường bẩn

- Nhận biết những hành vi bảo vệ môi trường

- Nhận biết, tìm những hành vi có ý thức bảo vệ môi trường

Kết quả là:

Bảng 1: Kiểm tra trước tác động

LỚP TRẺ SỐ GIỚI TÍNH MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC

NAM NỮ Tốt Khá Đạt

Thực

6 cháu 17,1%

19 cháu 54,3%

10 cháu 28,6%

14,3%

20 cháu 57,1%

10 cháu 28,6%

Ghi chú : Kết quả kiểm tra trước tác động được đánh giá bằng điểm số cho

từng trẻ theo thang điểm 10 ( phụ lục)

Kết quả kiểm tra trước tác động có sự khác nhau do đó tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm khi tác động Kết quả như sau

Bảng 2: Bảng kết quả giá trị trung bình của nhóm đối chứng – nhóm

thực nghiệm trước tác động

GIÁ TRỊ ĐỐI CHỨNG THỰC NGHIỆM

Trang 7

T- Test độc lập trước tác động

Nhìn vào bảng ta thấy giá trị trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng được coi là tương đương nhau p = 0,42 < 0,05 là có ý nghĩa, chênh lệch này không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên

Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu

NHÓM TRƯỚC TÁC KIỂM TRA

ĐỘNG

TÁC ĐỘNG KIỂM TRA SAU

TÁC ĐỘNG

THỰC NGHIỆM O1 Dạy biện pháp thực

nghiệm

O3

ĐỐI CHỨNG O2 Dạy biện pháp hiện hành O4

3 Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi đã thực hiện những bước sau:

Chuẩn bị:

Lớp 5A2 ( lớp đối chứng) thiết kế các hoạt động thực hiện theo chương trình hiện hành,

Lớp 5A1 là (lớp thực nghiệm) tôi thiết kế bài dạy có sử dụng các biện pháp thực nghiệm

* Tiến hành dạy thực nghiệm

Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn theo kế hoạch hoạt động của nhà trường

và theo các chủ đề trong năm học Tôi đã lên kế hoạch lồng ghép vào các chủ đề trong năm học

Bảng 4: Thời gian thực hiện

THỜI

GIAN CHỦ ĐỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Tháng 9/

2012

TRƯỜNG MẦM NON - Nhận biết môi trường sạch, môi trường bẩn

ở trường lớp

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

- Cách giữ gìn vệ sinh trường lớp Tháng

10/2012

BẢN THÂN - Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học

- Thực hành vệ sinh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng

- Tìm hành vi đúng, hành vi sai

Trang 8

112012

GIA ĐÌNH - Tận dụng các phế liệu trong gia đình để

làm đồ dùng đồ chơi

- Vệ sinh đồ dùng trong gia đình bé

Tháng

12/2012

NGHỀ NGHIỆP - Tìm hiểu nghề làm sạch môi trường

- Giúp bác lao công vệ sinh trường lớp

Tháng

1/2013

PHƯƠNG TIỆN GIAO

THÔNG

- Các phương tiện gây ô nhiễm môi trường

- Các hành vi gây ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông

Tháng

2/2013

TẾT VÀ MÙA XUÂN THẾ GIỚI THỰC VẬT

- Tham gia ngày hội tết trồng cây

- Tìm hiểu về lợi ích của cây xanh đối với môi trường

- Làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu lá khô, hoa khô, cành cây khô…

Sau thời gian thực hiện các biện pháp thực nghiệm với lớp mình, tôi tiếp tục

đo đầu ra của 2 nhóm Tôi thấy sự chuyển biến rõ rệt, trẻ có hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, về thế giới thực vật, về các ngành nghề, nhận thức

rõ được môi trường sạch, môi trường bẩn, trẻ có kiến thức về cách giữ gìn vệ sinh, chăm sóc bản thân, có thói quen hành vi bảo vệ môi trường, có phản ứng với hành

vi gây ô nhiễm môi trường

Bảng 5: Kiểm tra sau tác động

77,1%

8 cháu 22,9%

0 cháu

34,3%

18cháu 51,4%

5cháu 14,3%

Bảng 6: Kết quả nghiên cứu trước và sau tác động

NHÓM TRƯỚC TÁC KIỂM TRA

ĐỘNG

TÁC ĐỘNG KIỂM TRA SAU

TÁC ĐỘNG

Trang 9

lượng giáo dục bảo

vệ môi trường vào dạy trẻ

Không nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường

7,94

4 Đo lường:

Bài kiểm tra trước tác động là kết quả khảo sát trên trẻ vào tháng 9 năm 2013 trong chủ điểm trường mầm non

Điểm kiểm tra sau tác động là kết quả khảo sát trên trẻ vào tháng 2 năm 2014 trong chủ điểm tết và mùa xuân

Việc khảo sát trên trẻ do tôi và đồng chí giáo viên đứng lớp 5A2 thực hiện để đảm bảo tính khách quan

Sau khi khảo sát chúng tôi đã lập bảng điểm trước và sau tác động với các nhóm nghiên cứu (Thực nghiệm – Đối chứng)

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

Bảng 7: So sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu sau khi tác động:

GIÁ TRỊ LỚP ĐỐI CHỨNG LỚP THỰC NGHIỆM

T- Test độc lập

0,00006

Trang 10

7.11 7.17

7.94

9.17

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

7.00

8.00

9.00

10.00

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

trước tác động và sau tác động.

Như bảng so sánh giá trị trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm thực nghiệm sau tác động có độ chênh lệch rõ rệt Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là: 9,17, điểm trung bình của nhóm đối chứng là 7,94 Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là 1,23 kết quả này cho thấy nhận thức của trẻ về ý thức bảo vệ môi trường phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch hoạt động, biện pháp của giáo viên Mặt khác giá trị của phép kiểm chứng T- Test độc lập sau tác động của 2 nhóm là p = 0,00006 < 0,05 chứng tỏ rằng sự chênh lệch giá trị trung bình giữa hai nhóm là có nghĩa, tức là không phải

do ngẫu nhiên mà do tác động của nghiên cứu Mức độ ảnh hưởng của đề tài là SMD = 0,89 theo bảng tiêu chí Cohen được kết luận là lớn Điều đó có nghĩa là sử dụng biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường được đề xuất trong

đề tài này đã ảnh hưởng lớn đến trẻ, giúp trẻ nhận thức được môi trường xung quanh mình và hình thành ý thức bảo vệ môi trường Do vậy giả thiết khoa học tôi đưa ra ban đầu là đúng và được chứng minh

V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Với những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ 5 tuổi bảo vệ môi trường

mà tôi đã thực nghiệm thì đã đạt được kết quả sau:

Đối với trẻ:

- Trẻ nhận thức được môi trường sạch môi trường bẩn xung quanh trẻ

- Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường: Không vứt rác bừa bãi ở sân trường, nơi công cộng mà vứt rác đúng nơi quy định ( thùng rác)

- Trẻ hứng thú tích cực, chủ động tham gia vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học…

Trang 11

- Trẻ có ý thức hơn, khi nhìn thấy rác thì nhặt bỏ vào nơi quy định, nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi thì biết nhắc nhở

Đối với phụ huynh:

Phụ huynh quan tâm ủng hộ, phối hợp với giáo viên nhắc nhở trẻ mọi lúc mọi nơi giữ gìn vệ sinh môi trường, hỗ trợ nhiệt tình các nguyên vật liệu phế thải cho giáo viên để tạo ra các đồ chơi mới lạ hấp dẫn trẻ

Đó là những gì tôi , các bậc phụ huynh cùng các bé ở lớp tôi gặt hái được, từ những việc làm cụ thể và những kết quả trên tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

Để giáo dục trẻ luôn có ý thức bảo vệ môi trường, cô giáo phải biết xây dựng nội dung giáo dục BVMT cho trẻ thông qua các chủ đề, thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ gần gũi, sáng tạo kích thích trẻ vận dụng thực hành

Trên đây là những giải pháp của tôi trong việc thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi Vì điều kiện thời gian có hạn không tránh khỏi nhứng thiếu sót nhất định Tôi chân thành mong muốn sự giúp đỡ đóng góp của các cấp, ban giám hiệu và các đồng nghiệp bổ xung thêm đầy đủ và phong phú hơn

T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n !

Đằng Lâm, ngày 15 tháng 02 năm 2014

NHẬN XÉT CỦA HĐKHSP NHÀ TRƯỜNG Người viết

Nguyễn Thị Trang

Trang 12

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tài liệu kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ

2 Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ giáo dục và đào tạo - dự án Việt - Bỉ

3 Tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non

4 Tài liệu con người và môi trường ( Nhà xuất bản đại học sư phạm)

VII PHỤ LỤC

1 Phụ lục 1 Phiếu đánh giá trẻ

Họ và tên trẻ:

Lớp:

Giáo viên khảo sát:

Nhận thức về môi

trường

Thái độ ứng xử với

môi trường

Kỹ năng

Tổng điểm

Đánh giá theo thang điểm 10: ( Tốt: 9-10đ; Khá: 7- 8đ; Đạt: 5- 6đ)

2 Phụ lục 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường

cho trẻ 5 tuổi

Xây dựng kế hoạch nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các khái niệm đơn giản gần gũi trẻ

Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường gắn liền với các hoạt động trong ngày của trẻ, điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy mọi việc gần gũi và trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn Đó chính là các hoạt động như rửa tay, rửa mặt, đánh răng,xếp đồ dùng

đồ chơi… lồng ghép thông qua các trò chơi nhẹ nhàng như: Tay ai sạch, răng bé nào trắng, chiếc tủ gọn gàng, bé trực nhật giúp cô, … đó cũng có thể là một giờ hoạt động mang tính trải nghiệm, khám phá những vấn đề về môi trường, tìm hiểu môi trường sạch, môi trường bẩn, tìm hiểu về những phương tiện, hành vi gây ô nhiễm môi trường…hay chỉ là một buổi chơi lao động nhẹ nhàng như: nhặt lá rụng

bỏ vào thùng rác, hoặc làm đồ chơi…

Ngày đăng: 29/12/2015, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w