Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
520,5 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH LỚP 10 Người thực hiện: Trương Thị Thanh Hà Chức vụ : Giáo viên SKKN thuộc môn: Tiếng Anh THANH HÓA NĂM 2013 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Sự phát triển chung của toàn xã hội là công cụ tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng khu vực và quốc tế, tiếp cận những thông tin quốc tế về khoa học kỹ thuật, tiếp cận với các nền văn hóa khác cũng như các sự kiện quốc tế quan trọng. Như chúng ta đã biết, ngày nay tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng trong giao tiếp. Vì vậy, hiểu và biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp là một kỹ nămg rất quan trọng đối với người học tiếng Anh. Trong thời đại đất nước ngày càng phát triển, hơn nữa chúng ta đã gia nhập WTO, thì tiếng Anh lại càng quan trọng hơn đối với mỗi chúng ta. Chính vì vậy chúng ta cần đạt được các yêu cầu về kiến thức cơ bản, thiết thực, cập nhật làm nền tảng để từ đó có thể nắm được những kiến thức có ý nghĩa đối với cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Để làm được việc này chúng ta không ngừng đổi mới phương pháp dạy học để đạt kết quả cao cho môn Tiếng Anh nói riêng và các môn học khác nói chung. Việc làm này đóng góp không nhỏ vào sự thành công trong nghề “trồng người” của đất nước. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực đối với giáo viên Anh Văn THPT còn gặp không ít khó khăn như: việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp, khả năng tự tìm tòi, tự tích lũy, sáng tạo trong giảng dạy…. Mặc dù, mỗi giáo viên đều nắm vững vai trò của vấn đề đổi mới phương pháp nhưng chưa thực hiện được một cách uyển chuyển, nhịp nhàng dẫn đến các tiết học ngoại ngữ còn nặng nề và hiệu quả chưa cao. Dạy học theo hướng tích cực được cụ thể hóa bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó việc sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp là một phương pháp mang lại hiệu quả cao. Đồ dùng dạy học ngoài bảng đen, phấn trắng, còn có nhiều loại đồ dùng khác như: Tranh ảnh, bảng phụ, …… và nhiều trường đã sử dụng trang thiết bị điện tử hiện đại như máy chiếu, máy nghe nhìn… Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn . Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên Ngoại ngữ thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Ngoại ngữ ở trường Trung học . Đó là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng môn học. Là một giáo viên hẳn bạn rất khó chịu khi mỗi lần nhìn xuống lớp thấy học sinh của mình uể oải không tập trung vào bài giảng của mình. Có thể từ nguyên nhân khách quan như khí hậu, thời tiết theo mùa cũng có thể do chủ quan như do bài giảng không sinh động, giáo viên giảng không hay, học sinh chán học thích nói chuyện… hay đơn giản chỉ là cơn đói đang đến. Vì vậy một số trò chơi Tiếng Anh sẽ bổ trợ cho công việc giảng dạy ngoại ngữ của bạn đồng thời sẽ dễ dàng gây hứng thú học tập trở lại hơn ở lớp học. Người giáo viên sẽ khéo léo thực hiện chúng vào đầu buổi học hoặc vào thời gian cuối buổi học để tạo sự hứng khởi cho việc học tập. Với bản thân mình tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ này. Chúng giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Vì vậy, trong bài viết này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm về việc “ sử dụng trò chơi trong giảng dạy tiếng anh lớp 10” Tôi nghĩ rằng đây là những trò chơi rất dễ áp dụng vì tính đơn giản nhưng lại rất hiệu quả và thực tế đã là như vậy. II - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau. 1- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn trò chơi tiếng Anh 2- Thao giảng, dạy thử nghiệm 3- Dự giờ đồng nghiệp , trao đổi, rút kinh nghiệm. 4- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý. III- Phạm vi nghiên cứu: Môn tiếng Anh lớp 10 THPT IV- Mục đích nghiên cứu : Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau: 1. Cách thức tổ chức một tiết dạy phong phú, có hiệu quả 2. Các bước tiến hành một trũ chơi hợp lý, ứng dụng được bài học 3. Hướng dẫn học sinh rèn luyện để có kỹ năng ,kỹ xảo trong văn phong nói đặc biệt là việc phát huy tính năng động nhanh nhẹn trong giao tiếp. V- Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. 2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. 3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy có sử dụng trò chơi. 4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong quá trình học tập của các em, khó khăn nhất là khi các em phải học cùng một lúc rất nhiều môn học, nhiều nội dung . Do đó buộc các em cần phải nhớ nhiều thứ trong một khoảng thời gian nhất định, nhất là đối với các em yếu kém thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn. Do vậy cách học như thế nào để dễ nhớ là vấn đề hết sức cần thiết đối với các em nhất là việc các em phải đối diện với quá trình đổi mới thi cử, đổi mới ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng trắc nghiệm tổng hợp như hiện nay. Thế nên, khi giảng dạy hoặc ôn kiến thức, ngoài việc truyền thụ cho các em những kiến thức cơ bản của bài học bao giờ tôi cũng rất chú trọng đến việc hướng dẫn cách tiếp cận môn học cho các em một cách thoải mái, tích cực, dễ ghi nhớ bằng các hoạt động vừa chơi, vừa học. Mỗi một nội dung bài học, đơn vị bài học… cần phải có cách học, cách nhớ khác nhau mà người giáo viên phải phân loại để giúp các em có phương pháp học để dễ nhớ cho phù hợp. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi - Phụ huynh và học sinh đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học Ngoại ngữ (nhất là học Tiếng Anh). - Một số em tỏ ra đặc biệt thích thú với môn học và có ý thức học tập tốt. - Được Ban Giám Hiệu quan tâm, các thầy cô và bạn đồng nghiệp giúp đỡ tận tình về mọi mặt. - Bản thân giáo viên luôn phấn đấu, học hỏi trau dồi chuyên môn và đã có được một khoảng thời gian tham gia giảng dạy ở trường cũng như ở trung tâm. - Bản thân giáo viên có được kinh nghiệm thông qua tài liệu tham khảo về các workshop. - Sự phát triển của ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt trong việc giảng dạy Tiếng Anh. 2. Khó khăn: - Một số em chưa thật sự yêu thích môn học, cũng như chưa nắm được mục đích đúng đắn của việc học Tiếng Anh và học với hình thức đối phó. - Phân phối chương trình với quỹ thời gian có hạn nên giáo viên ít có điều kiện mở rộng bài học cũng như tiến hành các trò chơi để tạo không khí sinh động. - Học sinh chưa mạnh dạn ứng dụng những kiến thức đã học và thực tế giao tiếp hàng ngày. - Chưa có phòng học tiếng riêng. III. NỘI DUNG Mặc dù tiếng Anh so với các môn học khác vẫn còn khá mới mẻ đối với hầu hết các trường THPT ở Việt Nam, nhưng trên thế giới nó lại phát triển từ rất lâu. Do đó, có vô số kinh nghiệm mà chúng ta có thể học tập từ các nước bạn. Nhiều tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học tiếng Anh cũng đã giới thiệu một số trò chơi phổ biến áp dụng được trong tất cả các phần của một giờ học, ví dụ như Chair game, Guessing Game, Hangman, Lucky Numbers, Noughts and Crosses, Rub out and Remember, Slap the Board … Những trò chơi này có thể được coi là những trợ giảng đắc lực cho rất nhiều giáo viên tiếng Anh ở mọi cấp học. Qua quá trình thực hiện, có thể thấy rõ ràng là không khí lớp học sôi nổi hơn nhiều. Trong quá trình dạy học, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, và nghiên cứu tài liệu sách vở, tôi đã để ý được rất nhiều dạng Game có thể phù hợp vời từng bài cụ thể trong sách giáo khoa Tiếng Anh 10. Từ đó, tôi đã mạnh dạn soạn một số tiết có các trò chơi thông dụng như Slap the Board, Hangman, Word Square, Networks, Kim’s Game… Để soạn những bài phần có Game, ngoài việc vận dụng những kinh nghiệm đã có trong quá trình học ở trường đại học, đọc sách tham khảo liên quan, và học hỏi đồng nghiệp, tôi còn tích cực khai thác thông tin trên mạng. VÍ DỤ MINH HỌA Dưới đây, tôi xin trình bày một số Game tôi thường dùng ở một số bài trong sách giáo khoa Tiếng Anh 10. Mỗi phần sẽ có các bước thực hiện thông thường nói chung và các bước cụ thể khi thực hiện trong một bài dạy cụ thể. Phần trình bày chung về đặc điểm của Game xin được trình bày bằng tiếng Việt, còn phần cụ thể cho từng bài dạy tôi xin trình bày bằng tiếng Anh. Mỗi một trò chơi thường điều khiển trong thời gian từ 5 phút – 7 phút và giáo viên có thể áp dụng để khởi động bài học, kiểm tra từ vựng của học sinh hoặc củng cố bài. 1. Who am I? a) Các bước thực hiện chung: Ở trò chơi này, giáo viên sẽ chuẩn bị một cơ số thẻ tương ứng với số học sinh trong lớp. Trên mỗi thẻ sẽ ghi tên một nhận vật nổi tiếng trên thế giới. Giáo viên sẽ dán lần lượt từng thẻ này vào lưng của mỗi học sinh. Các học sinh sẽ được đặt trong tình huống là đang tham dự vào một bữa tiệc và phải đi xung quanh hỏi các vị khách trong bữa tiệc các thông tin liên quan đến mình, dựa vào đó để đoán xem mình là nhân vật nổi tiếng nào? Khi đã biết mình là ai, học sinh được phép bóc thẻ ghi tên mình ở lưng và dán lại vào ngực mình. Sau đó các học sinh tiếp tục cuộc nói chuyện trong bữa tiệc cho đến khi tất cả dán được thẻ ghi tên vào trước ngực. b) Cụ thể cho bài dạy Unit 3: PEOPLE’S BACKGROUND –Speaking Teacher’s activities & content Students’ activities • Have Ss play a game called Who am I, • Stick name cards on the backs of students • Announce the winner • Students go around and ask their friends questions such as + where was I born? + where am I from? + what is my job? From their friends’answers , students guess who they are. 2. “If I…” a) Các bước thực hiện chung: Chia lớp ra thành 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội sẽ lấy ra một tờ giấy nhỏ để viết lên ước mơ của mình. Đội A sẽ là đội của những người viết toàn những câu Tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ “If I …” có ý nghĩa đồng thời đội B sẽ là đội của những người viết toàn những câu Tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ “I would…”. Ở dưới mỗi câu phải ghi tên để bình chọn ra cặp nào viết hay, có nghĩa nhất hoặc vui, hóm hỉnh nhất cũng như là câu dở nhất. Sau khi viết xong, các tờ giấy sẽ được bỏ vào 2 chiếc mũ, một chiếc đựng phần “If I…” và một đựng phần “I would…”. Giáo viên sẽ lần lượt bốc 2 tờ ở 2 phần rồi đọc to cho mọi người nghe. Nếu hay thì để lại cho thi vòng trong còn không có ý nghĩa thì loại. Cuối cùng cả lớp sẽ chọn ra câu “If I…, I will…” nào hay nhất để trao giải. Nếu có nhiều câu hay thì sẽ quyết định bằng cách giơ tay đánh giá của các bạn chơi. Chú ý: Có thể thay đổi để áp dụng cho các câu điều kiện khác ( tùy thuộc sự điều khiển của giáo viên). Ví dụ: Giáo viên chọn 2 tờ ở 2 phần mũ rồi Đọc tờ 1 “If I were a bird” Đọc tờ 2 “I would be a monkey!” Câu này dù có ý nghĩa “Nếu tôi là chim thì tôi sẽ là một con khỉ” có thể bị loại nhưng có thể cho vào vòng chung kết thì nó cũng có một chút trái khoáy, hóm hỉnh thú vị. b) Cụ thể cho từng bài dạy Trò chơi này được sử dụng khi dạy Language Focus phần câu điều kiện ( Conditional sentences) ở các unit 8 , unit 9, unit 11(English 10) 3. Slap the Board a) Các bước thực hiện chung: - Giáo viên viết một số từ tiếng Anh lên bảng (có thể là từ mới hoặc từ cần luyện âm) - Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm từ bốn đến năm học sinh, yêu cầu hai nhóm đứng cách bảng một khoảng bằng nhau - Giáo viên đọc to từ tiếng Anh bất kỳ trên bảng (hoặc từ tiếng Việt tương ứng) - Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, tìm và vỗ vào từ được đọc Đội nào có nhiều người vỗ được vào từ được gọi nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc. Đây là ví dụ kiểm tra từ vựng bài Reading 10 - Conservation b) Cụ thể cho từng bài dạy Unit 1: A DAY IN THE LIFE OF – Language Focus Teacher’s activities & content Students’ activities • Have Ss play a game called Slap the board, • Write down some number on the board: 13, 30, 14, 40, 15, 50, 16, 60, 80, 18, 90, 19 • Read aloud the numbers • Introduce the way to distinguish the pairs -teen /i:/ and –ty /i/ • 2 teams of Ss from 2 sides go to the board • Play the game • Listen Unit 13: FILMS AND CINEMA – Language Focus (English 10) Teacher’s activities & contents Students’ activities • Write on the board some words containing the 2 sound / f / and / v / Fan, van, finish, fine, vine, enough, Stephen, village, vain, faint, feel, veal • Ask Ss to play the game Slap the Board: • Control the game: read aloud the words • Look at the board • Play the game Run-off law constan t supplydefence Unit 14: THE WORLD CUP – Speaking (English 10) Teacher’s activities & contents Students’ activities • Have Ss play the game Slap the Board: Germany, German, England, Italy, Mexico, Mexican, Chile, Argentina, Spain, France, French, Netherlands, Sweden, Swedish, Uruguay, Brazil, Czechoslovakia, Japan, Korea, Hungary. • Have Ss listen and repeat after T reading the names of these countries • Listen to T’s instruction and play the game • Listen and repeat 4. Kim’s game a) Các bước thực hiện chung - Chia lớp ra thành các nhóm - Cho HS xem xét đồ vật, tranh vẽ, hoặc các từ trong một khoảng thời gian ngắn. Yêu cầu học sinh không được viết mà chỉ ghi nhớ trong đầu . - Cất các đồ vật, tranh vẽ, hoặc xóa từ đi. - Gọi đại diện các nhóm lên bảng viết lại tên các đồ vật, tranh vẽ hoặc các từ vừa xem. Nhóm nào nhớ được nhiều nhất thì thắng. b) Cụ thể cho từng bài dạy Unit 12: MUSIC– Listening (English 10) Teacher’s activities & contents Students’ activities • Have Ss play the game called Kim’s Game. Explain the rule of the game • Post the poster on the board containing some songs written by Van Cao: Ngay Mua, Suoi Mo, Buon Tan Thu, Tien Ve Ha Noi, Thu Co Lieu, Ca Ngoi Ho Chu Tich, Ben Xuan, Lang Toi, Truong Ca Song Lo, Song Lo, Truong Chi, Thien Thai, Cung Dan Xua. • Listen to T’s instruction • Look at the poster and try to remember • Put the poster down the table and give Ss 1’ to discuss the answers • Call on 4 members from 4 groups to go to the board and write their answers • Repost the poster to check the answers • Announce the winners. • Discuss to write down as many songs as possible • 4 representatives go to the board and write in limited time • Look a the poster and check Unit 5: TECHNOLOGY AND YOU – Speaking (English 10) Teacher’s activities & contents Students’ activities • Have Ss play a game called Kim’s Game. Explain the rule: T shows on the screen the pictures of some modern inventions with the name under each. The class will be divided into 4 groups; Ss will have to look at the screen and try to remember all the names of these inventions (they are not allowed to write anything down when the pictures are shown). After 1’ that the pictures are not shown, 4 members from 4 groups will go to the board and write all the names they can remember under time pressure. The group having more correct names will be the winners. • Show the pictures again to check the answers • Comment and introduce the new lesson • 3 Ss go to the board and do their tasks as required • Others complete their answers in the previous lesson • Some take turns to stand up and give remarks • Listen to T’s comments Set of pictures: 5. Tongue Twisters a) Các bước thực hiện chung - Trò chơi này thường được áp dụng vào bài luyện âm, gọi là câu “trẹo lưỡi” - GV chuẩn bị một cụm từ, hoặc một đến hai câu tiếng Anh trong đó có hầu hết các từ chứa âm cần luyện trong bài học - Nên viết lại cụm hoặc câu đó lên bảng cho học sinh thấy - GV đọc mẫu câu đó hoặc mở băng (nếu có thể) cho học sinh nghe mẫu - Đại diện các nhóm sẽ đứng lên đọc lại câu “trẹo lưỡi” đó. Nhóm nào nhắc lại chính xác nhất sẽ thắng. b) Cụ thể cho từng bài dạy Các bước trên có thể áp dụng cho mọi hoạt động Tongue Twisters nên dưới đây xin chỉ đưa ra ngữ liệu cho hoạt động trong từng bài chứ không viết các bước thực hiện của mỗi bài nữa: Unit 3: PEOPLE’S BACKGROUND – Language Focus (English 10) / e / and / æ / Home phone Computer Air conditioner Radiset Cellphone Fax machine Rice cooker [...]... điểm của những trò chơi này, tôi có một số kiến nghị như sau: 1 Trong các buổi sinh hoạt nhóm, GV bộ môn tiếng Anh trao đổi kinh nghiệm sử dụng trò chơi vào phần khởi động hoặc các buổi ngoại khóa hoặc câu lạc bộ tiếng Anh 2 Với bộ môn Tiếng Anh đôi phút ồn ào trong lớp là không tránh khỏi song đó là phút ồn ào có ích Nhưng ở đơn vị công tác của mình sự ồn ào này sẽ làm ảnh hưởng tới các lớp học khác... Sau khi áp dụng các phương pháp trên Lớp Sĩ số Yêu thích Không yêu thích vì thấy khó, khô khan 10A2 52 36 (69,2%) 16 (30,8%) 10A5 50 34 (68 %) 16 (32%) 10A9 51 32 (62,7%) 19 (37,3%) 10A8 48 30(62,5%) 18(37,5%) PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học mới vào giảng dạy bộ môn, cụ thể là áp dụng những trò chơi ngôn ngữ đã được các bậc tiền bối trong cùng lĩnh... và trau dồi kinh nghiệm sử dụng trò chơi làm công cụ giáo dục trong sự nghiệp “Trăm năm trồng người” cho đất nước Rõ ràng không thể phủ nhận những ưu việt của việc sử dụng những trò chơi ngôn ngữ quen thuộc để khởi động cho HS vào bài mới, vì vậy mong rằng các thầy cô bộ môn ngày càng chú trọng hơn đến phần này để làm tăng tính tích cực chủ động cho HS trong việc học tiếng Anh Để làm tăng hiệu quả... cho lớp học thêm sinh động và khuyến khích các em học tập, giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm và có thể khen thưởng cho nhóm tìm được nhiều từ nhất trong khoảng thời gian nhanh nhất PHẦN III KẾT QUẢ KHẢO SÁT Khi chưa áp dụng các phương pháp trên Lớp Sĩ số Yêu thích Không yêu thích vì thấy khó, khô khan 10A2 52 15 (23%) 37 (77%) 10A5 50 15 (30%) 35(70%) 10A9 51 12 (23,5%) (76,5%) 10A8 48 10 (20,8%)... 1 Trong quá trình áp dụng các trò chơi quen thuộc, cần có những biện pháp thay đổi hoặc cải biến phù hợp với từng bài học và với từng đối tượng HS để tránh nhàm chán 2 Cần chuẩn bị kĩ những phương án giải quyết tiếng cho những loại trò chơi có thể gây nhiều tiếng ồn Nếu không, dù có thể cho HS trở thành trung tâm và chủ thể quá trình học nhưng GV lại mất quyền kiểm soát giờ học Sau mỗi tiết dạy áp dụng. .. Jungle : Bài tập tìm từ trong ô vuông a) Cách thức thực hiện Yêu cầu các em tìm những từ đã học (theo hàng ngang, hàng dọc hoặc hàng chéo) Bằng cách này các em có thể ôn lại các từ đã học hoặc làm quen với một số từ mới thông qua trò chơi Có thể áp dụng trò chơi này trong phần Warm-up b) Cụ thể cho từng bài dạy Unit 7: Mass Media - Reading (English 10) , tôi cho các em chơi bài tập tìm từ sau... miên khiến cả giáo viên và học sinh đều có cảm giác chán nản và mệt mỏi Trong những tình huống như thế trò chơi được sử dụng như một cách nhằm thay đổi không khí trong lớp học Trò chơi vòng tròn có tác dụng rất lớn khi khích lệ cả lớp cùng tham gia vào bài học Hiện nay, trong việc học tiếng Anh, các hoạt động theo cặp và hoạt động theo nhóm đang rất thịnh hành Những... bằng cách chơi trò chơi ô chữ Để cho các tiết dạy Reading và từ vựng bớt khô khan, nhàm chán đôi khi giáo viên tạo ra các bài tập với ô chữ như một hình thức “vừa học vừa chơi a) Cách thức tiến hành Giáo viên có thể cho học sinh chơi theo nhóm, các nhóm lần lượt chọn từ hàng ngang và đưa ra đáp án đúng b) Cụ thể cho từng bài dạy Unit 5: TECHNOLOGY AND YOU- Reading (English 10) , tôi... cần xây dựng được phòng lab (phòng học tiếng ) riêng cho phù hợp với đặc thù phát triển môn học Theo ý kiến chủ quan của mình tôi nghĩ những trò chơi ngôn ngữ nên được áp dụng và sáng tạo nhiều hơn nữa sao cho phù hợp với đối tượng HS mà mình giảng dạy Những trò chơi ngôn ngữ mà tôi trình bày chắc chắn sẽ không tránh khỏi những điều chưa hợp lý Rất mong sự tìm hiểu, đánh giá và góp ý của đồng nghiệp... soát giờ học Sau mỗi tiết dạy áp dụng các trò chơi ngôn ngữ trên lại có thêm một số kinh nghiệm mới được rút ra, nhưng trên đây là bài học kinh nghiệm chủ yếu xin được chia sẻ II Kiến nghị Việc đạt hiệu quả giáo dục “Học mà chơi – Chơi mà học” bảo đảm an toàn, đoàn kết, vui vẻ thật sự cho người tham gia nhiều khi còn khó hơn kể một câu chuyện hấp dẫn hoặc lên lớp giảng bài Vì thế người giáo viên muốn đạt . TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH LỚP 10 Người thực hiện: Trương Thị Thanh Hà Chức vụ : Giáo viên SKKN thuộc môn: Tiếng Anh . tôi xin trình bày một số kinh nghiệm về việc “ sử dụng trò chơi trong giảng dạy tiếng anh lớp 10 Tôi nghĩ rằng đây là những trò chơi rất dễ áp dụng vì tính đơn giản nhưng lại rất hiệu quả và. việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ