Nguyên nhân của những hiện tượng trên cónhiều, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là sự xuống cấp đạo đứchọc sinh đi cùng với sự xuống cấp đạo đức xã hội; việc giáo dục đạo đứcGDĐĐ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Giáo dục là sự nghiệp trồng người, với mục tiêu đào tạo ra những côngdân tốt cho đất nước Để đào tạo được những công dân tốt trong tương lai thìphải kết hợp chặt chẽ giữa dạy kiến thức với dạy người, giữa truyền thụ tinhhoa tri thức nhân loại với những giá trị truyền thống của dân tộc, giữa giáodục tri thức khoa học với giáo dục đạo đức Chiến lược Giáo dục Việt Nam
giai đoạn 2010-2020 xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Hiện nay, do sự tác động và ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trườnglàm cho đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng Các hiện tượng học sinh vô
lễ với thầy giáo, cô giáo và những người sinh thành, dưỡng dục mình; họcsinh tụ tập thành băng nhóm quậy phá, ăn chơi, hút chích, đánh nhau, sinhhoạt bầy đàn… không còn hiếm Nguyên nhân của những hiện tượng trên cónhiều, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là sự xuống cấp đạo đứchọc sinh đi cùng với sự xuống cấp đạo đức xã hội; việc giáo dục đạo đức(GDĐĐ) cho các em còn nhiều hạn chế, cả về nội dung và phương pháp, sựquan tâm GDĐĐ cho các em của nhà trường, xã hội và gia đình
Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) Tây Nguyên là trường phổthông có nhiều cấp học; học sinh phần nhiều là con em đồng bào các dân tộcthuộc các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên Ngoài việc phải thực hiện đầy đủ cácquy chế chung đối với một trường phổ thông, Nhà trường phải làm tốt việcGDĐĐ cho học sinh để đào tạo ra các thế hệ mới đảm nhiệm sứ mệnh xâydựng và bảo vệ thành quả cách mạng ở một địa bàn đặc biệt quan trọng củađất nước Thời gian qua việc GDĐĐ của Nhà trường tồn tại nhiều bất cập, dođặc điểm phức tạp của đội ngũ học sinh bán công, chất lượng và hiệu quả quản
lý, rèn luyện học sinh, chất lượng giáo dục học sinh, nhất là bộ phận học sinh
Trang 2bán công có những phức tạp về gia đình, về tư tưởng… Trong bối cảnh đó, việc
biên soạn sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên”
là cấp thiết
2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua nội dung đề tài nhằm trao đổi và thống nhất nhận thức về một
số giải pháp cơ bản GDĐĐ cho học sinh Trường PTDTNT để góp phần nângcao chất lượng giáo dục của Nhà trường
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc nâng cao chấtlượng GDĐĐ cho học sinh ở Trường PTDTNT Tây Nguyên
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượngGDĐĐ cho học sinh ở Trường PTDTNT Tây Nguyên
4 Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng GDĐĐ cho học sinh ở Trường PTDTNT
5 Phạm vi nghiên cứu
Giải pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh ở Trường PTDTNTTây Nguyên
6 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN); đề tài vận dụngcác phương pháp lô-gic, phân tích-tổng hợp và phương pháp chuyên gia
7 Đóng góp khoa học:
Kết quả sáng kiến giúp giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dụcTrường PTDTNT Tây Nguyên nghiên cứu vận dụng vào GDĐĐ cho học sinh đểgóp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT của Nhà trường Các trường PTDTNTkhác có thể nghiên cứu và vận dụng phù hợp điều kiện thực tế của mình
8 Kết cấu của đề tài
Gồm mở đầu, hai phần, kết luận, tài liệu tham khảo
Trang 3- Khái niệm đạo đức:
Theo cách hiểu chung nhất, được đăng trên các phương tiện thông tin đại
chúng và được thế giới thừa nhận “Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội”
Khái niệm “Đạo đức” chỉ ra nội hàm, gồm:
Thứ nhất, Đạo đức là thuộc tính của con người và chỉ con người mới cóthuộc tính đạo đức, loài vật không thể được xem là có đạo đức, mặc dù có thể
có những loài vật sống thành bầy đàn và có tính tổ chức rất cao mà trong thực
tế chúng ta vẫn thấy Đạo đức là một hiện tượng lịch sử, là sự phản ánh củacác quan hệ xã hội
Thứ hai, Đạo đức được xem là luân thường đạo lý của con người Nóiđến luân thường đạo lý là đề cập đến sự ứng xử của con người Sự ứng xử đóthuộc về những vấn đề tốt - xấu, hay - dở, phải - trái Đây được xem là là cácchuẩn mực trong quan hệ con người với nhau, là phép ứng xử đúng - sai Đạođức được sử dụng trong các phạm trù: lương tâm con người, hệ thống phéptắc đạo đức con người, giá trị đạo đức con người Đạo đức gắn với nền vănhóa, tôn giáo, triết học, luật lệ… của một xã hội
Thứ ba, Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyêntắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trongquan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại, quá khứ, tương lai,được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư
Trang 4luận xã hội Đạo đức con người phải được xã hội thừa nhận, phù hợp vớitruyền thống văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục địa phương, phải được sốđông người tán thành, ủng hộ…
Không thể tồn tại thứ đạo đức phi văn hóa truyền thống, đi ngược lạithuần phong mỹ tục, vô lương tâm Những thứ được gọi là “đạo đức” đó sớmmuộn cũng bị xã hội phủ định Bởi lẽ, mọi thời đại đều phê phán, lên án cái
ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội và biểu dương, ủng hộ cáithiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn
- Khái niệm về giáo dục đạo đức cho học sinh:
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho thế hệ trẻ những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho họ những quy tắc hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọi người, với công việc, với tổ quốc
Khái niệm chỉ ra các vấn đề sau:
Thứ nhất, GDĐĐ cần phải được coi trọng đặc biệt, nhất là trong sựnghiệp cách mạng hiện nay của dân tộc, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâurộng vào cộng đồng quốc tế, với nhiều nguy cơ và thách thức lớn
Thứ hai, GDĐĐ cho học sinh là làm cho nhân cách của học sinh pháttriển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để học sinh ứng xử đúng đắn trong cácmối quan hệ của cá nhân với bản thân, với người khác (người thân trong giađình, bạn bè, thầy cô giáo…), với xã hội, với tổ quốc, với môi trường
Thứ ba, Các yếu tố ảnh hưởng đến GDĐĐ học sinh, gồm: Gia đình, cóthể nói gia đình là trường học đầu tiên về đạo đức, tính cách người, đặc biệttrong đó phải nhấn mạnh vai trò cha mẹ, đó là người thầy đầu tiên của concái; Nhà trường, với vai trò và chức năng của mình, nhà trường có vai trò hếtsức quan trọng trong GDĐĐ học sinh; Cộng đồng (xã hội) vừa có ảnh hưởngquan trọng, vừa giữ vai trò hỗ trợ tích cực trong GDĐĐ cho các em
Trang 51.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và giáo dục đạo đức
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và GDĐĐ:
Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xãhội chủ nghĩa (XHCN), mỗi một con người, trước hết là đội ngũ cán bộ phảiluôn luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng
Từ quan điểm về vai trò cực kỳ quan trọng của đạo đức, Hồ Chí Minhluôn luôn quan tâm vấn đề giáo dục đạo đức Ngay từ những năm 1920 bàigiảng đầu tiên của Người cho lớp thanh niên trí thức yêu nước Việt Nam là
“tư cách của một người cách mạng” Trước khi về cõi vĩnh hằng, Người để lạicho dân tộc ta một tài sản vô cùng quý giá: “Di chúc Hồ Chí Minh”, trong đóNgười dành một phần để nói về vấn đề đạo đức, Người dặn: “Đảng phải quantâm chăm lo GDĐĐ cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thànhnhững người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giốngnhư gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Người viết: “Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”; “Người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cáchmạng vẻ vang”; “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dùtài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”; và “Có tài mà không cóđức là người vô dụng”
- Quan điểm của ĐCSVN về giáo dục đạo đức:
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng và xây dựng đạo
đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, thôngqua các chủ trương, nghị quyết của Đảng
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) Đảng chủ trương: “Nâng cao đạo
Trang 6đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, xứng đáng là người lãnh đạo, ngườiđầy tớ thật trung thành của nhân dân” Mỗi người, trước hết là cán bộ, đảng
viên phải “vì lợi ích cách mạng, chứ không vì địa vị, tư lợi”; cán bộ, đảng viên phải là người trung thực, không giả dối, nói ít làm nhiều, lời nói đi đôi
với việc làm, nhìn thẳng vào sự thật, không giấu giếm khuyết điểm và phẩmchất ấy phải được thường xuyên rèn luyện
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, dưới sự tác động của quy luật kinh tế thị trường và hội nhậpsâu rộng vào đời sống quốc tế, Đảng chủ trương: Quan tâm đào tạo, bồidưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, coi trọng cả đức và tài, đức là gốc”
Các kỳ Đại hội IX và X Đảng đều khẳng định việc không ngừng học tập, rèn
luyện nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạođức và lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
Đại hội Đảng lần thứ XI xác định: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải khôngngừng tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống;kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình củacác thế lực thù địch; phê phán, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”
Điểm qua một vài dẫn chứng để khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng ta luôn luôn quan tâm và thường xuyên coi trọng việc GDĐĐ cho cán bộ,đảng viên và nhân dân Giáo dục đạo đức phải được tiến hành ở tổ chức, đơn
vị, đặc biệt đối với nhà trường, nơi đào tạo ra những người chủ tương lai củađất nước Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và thực hiện tư tưởng HồChí Minh về đạo đức, đòi hỏi GD-ĐT phải toàn diện, trong đó đặc biệt coitrọng giáo dục đạo đức cho học sinh Để xây dựng đạo đức cách mạng thì côngtác giáo dục phải đi tiên phong, vì “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạocon người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiêntiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng vàđộng lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [Chiến lược Giáo dục ViệtNam giai đoạn 2010-2020]
Trang 71.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Đặc điểm Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên; thuận lợi và khó khăn của giáo dục đạo đức cho học sinh
- Đặc điểm Trường PTDTNT Tây Nguyên
Trường PTDTNT Tây Nguyên là một trường chuyên biệt, có cả học sinhcấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông Vì có nhiều cấp học, do đó vềquản lý nhà nước cũng như quản lý chuyên môn, Trường chịu sự quản lý và chỉđạo đồng thời của hai cơ quan quản lý giáo dục, gồm Phòng Giáo dục & Đào tạo(GD & ĐT) thành phố Buôn Ma Thuột, và Sở GD & ĐT tỉnh Đắk Lắk
Học sinh Trường PTDTNT Tây Nguyên từ khắp các vùng, miền của 5tỉnh Tây Nguyên, là con em của đồng bào 18 dân tộc ở Tây Nguyên Đặcđiểm tâm sinh lý lứa tuổi vùng miền của học sinh khác nhau, cho nên việcGDĐĐ cho học sinh luôn được nhà trường xác định là một trong nhữngnhiệm vụ đặc biệt quan tâm
Hiện nay Nhà trường kết hợp đào tạo học sinh cử tuyển do cơ quan bảotrợ cấp trên phân bổ chỉ tiêu, với học sinh bán công nhà trường tuyển chọnhàng năm Đây là đặc điểm chi phối thường xuyên nhất tới công tác đào tạo
và quản lý, rèn luyện học sinh của Nhà trường, trong đó có việc GDĐĐ chohọc sinh, đặc biệt là học sinh diện bán công
Từ các đặc điểm trên đòi hỏi công tác giáo dục nói chung, GDĐĐ nóiriêng phải nắm chắc đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh THCS và học sinhTHPT; đồng thời phải nắm chắc đối tượng GDĐĐ là học sinh bán công cónhững mối quan hệ và nguồn gốc xuất thân nhiều em hết sức phức tạp Vìvậy, việc GDĐĐ phải có các nội dung, biện pháp phù hợp tâm lý lứa tuổi họcsinh, tâm lý người dân tộc thiểu số, tâm lý học sinh bán công; phải nghiêncứu, vận dụng linh hoạt nội dung, biện pháp giáo dục, truyền đạt phù hợptừng loại đối tượng; phải biết kết hợp các biện pháp giáo dục - động viên -thuyết phục, khen thưởng và nêu gương tốt… uyển chuyển, linh hoạt
Trang 8- Thuận lợi và khó khăn trong GDĐĐ cho học sinh Trường PTDTNT Tây Nguyên
+ Thuận lợi:
Trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt của đơn vị bảotrợ, của Sở GD & ĐT tỉnh Đắc Lắc, của Phòng GD & ĐT thành phố Buôn MaThuột, của cấp ủy và chính quyền cùng các ban, ngành liên quan của tỉnh,thành phố và địa phương nơi Trường đứng chân
Phần đông cán bộ, giáo viên, công nhân viên có lập trường chính trị kiênđịnh vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; mong muốnđóng góp xây dựng Tây Nguyên, xây dựng Đắk Lắk; có trách nhiệm cao vàtình thương yêu học sinh… Đây là thuận lợi rất cơ bản và là nền tảng vữngchắc để Trường hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nói chung, GDĐĐ cho học sinhnói riêng
Đội ngũ giáo viên của Trường đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn;nhiều thầy cô là giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiêncứu, ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm dạy học, là cơ sở để Trường có thểnâng cao chất lượng đào tạo nói chung, GDĐĐ cho học sinh nói riêng
+ Khó khăn:
Lãnh đạo Nhà trường và đội ngũ giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệmGDĐĐ cho học sinh của một trường nội trú, với những đặc điểm riêng biệt vềđối tượng học sinh, về tâm sinh lý dân tộc, nhất là đặc điểm của học sinh diệnbán công quá phức tạp về tư tưởng, quan hệ…
Việc GDĐĐ cho học sinh bán công khó và rất phức tạp, do hoàn cảnhnhiều em mồ côi, gia đình không hạnh phúc, cha mẹ bất hòa, ly hôn… ít cóđiều kiện chăm sóc con cái và bản thân; có em đã va vấp ngoài xã hội, tâm lýbất cần, chai sạn Mặt khác, mặt bằng kiến thức một số học sinh bán côngnhìn chung thấp, tiếp thu chậm, hổng kiến thức các lớp dưới nên khó nângcao chất lượng giáo dục, đặc biệt là GDĐĐ cho các em
Không ít học sinh ham chơi, lười học, thiếu chịu khó rèn luyện, tu dưỡng
Trang 9không chỉ làm cản trở kết quả học tập mà còn ảnh hưởng đến chất lượng, kếtquả GDĐĐ học sinh của Nhà trường.
1.2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên
- Điểm mạnh:
Công tác giáo dục của nhà trường, trong đó có GDĐĐ đối với học sinhnội trú được cấp ủy-Ban Giám hiệu hết sức quan tâm Nhà trường đã thựchiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ để góp phần nâng caochất lượng GD-ĐT của Nhà trường
Nhà trường tiến hành nhiều biện pháp: tổ chức cho học sinh học tập quichế, quy định, nội quy; duy trì nề nếp nội vụ sạch đẹp, xây dựng nếp sống kỷluật, kỷ cương; tổ chức cho các em đi thăm các di tích lịch sử, di tích cáchmạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; tích cực tổ chức các hoạt độngtập thể như mừng sinh nhật, hoạt động văn hóa, phát động phong trào tănggia, chăm sóc vườn hoa cây cảnh… Qua đó góp phần quan trọng vào việcđịnh hướng tư tưởng cho các em để củng cố và nâng cao chất lượng GDĐĐ Thường xuyên tổ chức các hoạt động bề nổi như: thi đấu bóng đá, bóngchuyền, thi văn nghệ vào tối thứ tư hàng tuần, đã thu hút học sinh tham giatích cực, có hiệu quả, tạo tinh thần đoàn kết trong nội bộ học sinh, vừa gópphần hạn chế học sinh vi phạm kỷ luật, vừa củng cố nội dung GDĐĐ chocác em
Nhờ vậy, đa số học sinh nội trú an tâm tư tưởng, tích cực học tập và rènluyện, biết khắc phục khó khăn để vươn lên Các hiện tượng học sinh trốn rangoài chơi trò điện tử, trốn về nhà, uống rượu, gây gổ… đã giảm nhiều
- Hạn chế:
Nội dung, hình thức, phương pháp GDĐĐ cho học sinh của một số giáoviên chưa khéo léo và phù hợp đặc điểm tâm sinh lý các em Hình thức tổ chứcdạy học đơn điệu, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, độcthoại làm cho hiệu quả GDĐĐ bị hạn chế
Trang 10Có giáo viên còn coi nhẹ công tác GDĐĐ cho học sinh Một số thầy côgiáo chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức văn hoá, chưa thực sự chútrọng đến việc giảng dạy tốt môn học đạo đức cho các em Nếu có dạy chỉcung cấp cho các em về mặt lý thuyết mà coi nhẹ thực hành
Một số giáo viên chưa nhận thức rõ vấn đề này, chưa quán triệt một cáchđúng đắn, sâu sắc nội dung cũng như tầm quan trọng của GDĐĐ cho các emthông qua bài giảng của môn Giáo dục công dân, thông qua việc phối kết hợpgiữa nhà trường - gia đình - xã hội
Các hoạt động và phong trào chưa thường xuyên và có chiều sâu; hoạtđộng của Ban chấp hành Đoàn, Đội Thiếu niên tính hiệu quả chưa cao nên sứclan tỏa, sự thu hút học sinh vào các hoạt động này để góp phần nâng cao chấtlượng GDĐĐ cho các em
Kết luận phần 1
Trường PTDTNT Tây Nguyên là trường trung học có nhiều cấp học vàmang tính chuyên biệt Nhà trường có những đặc điểm riêng tác động, chi phốithường xuyên đến công tác giáo dục nói chung, GDĐĐ cho học sinh nói riêng
mà lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên cần nhận thức đầy đủ để có nhữngnội dung, biện pháp GDĐĐ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Thực trạng công tác GDĐĐ của Nhà trường trong thời gian qua, bêncạnh những điểm mạnh cũng còn nhiều hạn chế Việc xác định rõ điểm mạnh,điểm yếu là cơ sở để đề ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường GDĐĐcho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường
Trang 11Phần 2 YÊU CẦU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TÂY NGUYÊN
2.1 YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠOĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚTÂY NGUYÊN
2.1.1 Giáo dục đạo đức cho học sinh phải kết hợp nhiều nội dung biện pháp, huy động nhiều tổ chức, lực lượng tham gia để tạo ra sức mạnh tổng hợp
Muốn nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh thì Nhà trường phải tạo
ra và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng cùng tham gia,với nhiều nội dung, biện pháp, hình thức, cách làm phong phú Phát huy sứcmạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng toàn Trường nhằm làm chuyểnbiến chất lượng GDĐĐ, góp phần quan trọng và hiệu quả tích cực vào việcnâng cao chất lượng GD-ĐT của Nhà trường
Nếu GDĐĐ cho học sinh tiến hành tách rời, sử dụng các biện pháp riêng
rẽ, đơn lẻ sẽ không thể mang lại hiệu quả tích cực Bởi vì, với một trường nộitrú, việc quản lý học sinh đòi hỏi phải được tiến hành mọi lúc, mọi nơi, cả quátrình học sinh học tập và tự học, trong thời gian học sinh ngủ, nghỉ cũng nhưtrong các hoạt động giải trí, vui chơi hay các hoạt động ngoại khóa… để thựchiện tốt điều đó đòi hỏi trước hết học sinh phải tự giác trong học tập, rènluyện Mà muốn học sinh tự giác học tập, rèn luyện thì phải có ý thức, nghĩa
là vấn đề đạo đức học sinh đã được nâng lên Việc nâng cao đạo đức học sinhphải trên cơ sở nâng cao chất lượng GDĐĐ của Nhà trường
Hiện nay, tình hình học sinh vi phạm kỷ luật, vi phạm nội quy ngày càngnhiều và diễn biến phức tạp Muốn làm giảm việc vi phạm của học sinh thìvấn đề nâng cao hạnh kiểm là hết sức quan trọng Nâng cao hạnh kiểm củahọc sinh phải bắt đầu từ nâng cao đạo đức học sinh, nâng cao chất lượng và
Trang 12hiệu quả GDĐĐ Để nâng cao chất lượng GDĐĐ học sinh phải huy độngđược sự tham gia của các tổ chức, của toàn trường Đó là, sự lãnh đạo, chỉ đạocủa cấp ủy, Ban Giám hiệu; sự đồng thuận của Nhà trường với Hội cha mẹhọc sinh Nhà trường và Hội cha mẹ học sinh từng lớp; sự vào cuộc của côngđoàn nhà trường, các thầy giáo, cô giáo, của Đoàn Thanh niên cộng sản HồChí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong…
Mỗi nội dung biện pháp có vai trò, ý nghĩa khác nhau Vì vậy, phảitiến hành đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp làm chuyển biến chấtlượng GDĐĐ học sinh, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng GD-ĐTcủa Nhà trường
2.1.2 Giáo dục đạo đức cho học sinh phải góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường
Đối với một nhà trường phổ thông thì vấn đề dạy người phải đi đôi vàgắn liền truyền đạt kiến thức, để các em lĩnh hội tri thức nhân loại đồng thờiphải có lòng yêu tổ quốc Việt Nam, yêu con người Việt Nam, yêu vùng đấtTây Nguyên hùng vĩ, yêu quý và trân trọng các giá trị văn hóa và truyềnthống cách mạng của các dân tộc Tây Nguyên… Vì vậy, việc GDĐĐ cho họcsinh phải nhằm làm cho công tác giáo dục của Nhà trường ngày càng đượcnâng lên Chỉ khi nào học sinh được giáo dục về ý thức trách nhiệm công dân,
về lòng tự hào của quê hương, dân tộc, thì khi đó học sinh mới tự giác, chịukhó học tập, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, hạnh kiểm, nghĩa là vấn đề đạođức đã được nâng lên
Do đó, các nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục và quản lý, rèn luyệnhọc sinh phải nhằm vào và hướng tới nâng cao đạo đức học sinh, làm cho tỉ lệhạnh kiểm học sinh được nâng lên, góp phần làm cho chất lượng giáo dụcngày càng tiến bộ Nếu việc rèn luyện hạnh kiểm và GDĐĐ không nhằm vàhướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường thì khôngmang lại ý nghĩa và hiệu quả thiết thực, không giúp gì cho việc nâng cao chấtlượng giáo dục của Trường
Trang 13Muốn vậy, phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, BanGiám hiệu Nhà trường; phải huy động và kết hợp nhiều tổ chức, lực lượng; sửdụng đồng bộ nhiều nội dung biện pháp GDĐĐ cho học sinh
2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤCĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘCNỘI TRÚ TÂY NGUYÊN
Để GDĐĐ cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT đối vớimột trường nội trú, có các đặc điểm riêng biệt như Trường PTDTNT TâyNguyên, đòi hỏi phải tiến hành bằng nhiều nội dung biện pháp, từ nhận thức,lãnh đạo, chỉ đạo, thay đổi tư duy, phương pháp giáo dục Trong phạm vi đềtài, tác giả xin trình bày một số giải pháp cơ bản trong số nhiều giải pháp màNhà trường đã thực hiện
2.2.1 Tăng cường công tác lãnh đạo của Chi ủy, Chi bộ và chỉ đạo của Ban Giám hiệu đối với chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
Chi bộ nhà trường có 26 đảng viên, chi ủy được kiện toàn, là hạt nhânlãnh đạo và quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của Nhà trường, bảođảm cho mọi hoạt động của Nhà trường đi đúng đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, nhà nước và các nghị quyết, chỉ thị của tổ chức Đảng cấp trên,của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục…
- Vai trò và ý nghĩa:
Nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh là nội dung quan trọng và cótính cấp thiết trong tình hình hiện nay của Nhà trường Vì vậy, để tăngcường GDĐĐ cho học sinh và thường xuyên nâng cao chất lượng GDĐĐđòi hỏi phải tăng cường công tác lãnh đạo của chi ủy, chi bộ; Ban Giám hiệuphải thường xuyên quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát, cả nội dung, hìnhthức, phương pháp giáo dục học sinh Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu
để nâng cao phẩm chất, đạo đức của học sinh, nâng cao chất lượng GDĐĐcho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT của Trường PTDTNTTây Nguyên
Trang 14- Nội dung biện pháp thực hiện:
Một trong những nội dung quan trọng đầu tiên là nghị quyết lãnh đạocủa chi bộ Nhà trường phải thường xuyên giành các nội dung và biện pháplãnh đạo, khi cần thiết có thể ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tácGDĐĐ cho học sinh Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ thường xuyên hoặc nghịquyết chuyên đề phải sát với thực tế và đưa ra được các biện pháp phù hợp đểgóp phần làm chuyển biến về đạo đức và chất lượng GDĐĐ cho học sinh Thông qua nghị quyết để góp phần thống nhất nhận thức của đội ngũ cán
bộ, đảng viên, giáo viên, công nhân viên toàn trường đối với việc GDĐĐ,nhất là đối với đội ngũ giáo viên nói chung và những giáo viên được phâncông giảng dạy các nội dung có liên quan đến đạo đức học sinh
Trên cơ sở nghị quyết chi bộ, Ban Giám hiệu tổ chức triển khai thực hiệncác nội dung của nghị quyết về GDĐĐ cho học sinh, thường xuyên kiểm tra,đôn đốc các giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân và các nội dung cóliên quan đến đạo đức, ý thức của học sinh Khi kiểm điểm việc hoàn thànhnhiệm vụ của giáo viên trong từng năm học, phải gắn với nội dung GDĐĐđánh giá trình độ, năng lực của giáo viên
Chi ủy, chi bộ và BGH phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giáoviên GDĐĐ và đội ngũ cán bộ duy trì chế độ, quy định chặt chẽ, nghiêm túc.Thông qua kiểm tra để phát hiện những vấn đề bất cập, thiếu sót, khuyếtnhược điểm trong giáo dục học sinh về phẩm chất, đạo đức, tư cách, kết hợpvới quản lý, rèn luyện học sinh, nắm chắc diễn biến tư tưởng của các học sinhyếu kém…, kịp thời đề ra các nội dung, biện pháp nhằm hạn chế những thiếusót và sửa chữa, khắc phục các khuyết nhược điểm của học sinh trong học tập,rèn luyện
2.2.2 Nghiên cứu chọn đúng, trúng nội dung giáo dục, có nhiều hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
- Vai trò và ý nghĩa:
Đây là giải pháp quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học