0
Tải bản đầy đủ (.doc) (191 trang)

Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu MOST-INTA - WKTM PROJECT - FINAL REPORT UPDATED 03112017 (CLEAN) - V02 (Trang 130 -133 )

5888 CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆUNỔI TIẾNG Ở PHẠM

5.1.1. Những kết quả đạt được

Về công tác lập pháp và hoạch định chính sách

Nói chung, hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu nổi tiếng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống pháp luật này được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất, hài hòa với các chuẩn mực pháp lý quốc tế cũng như pháp luật của các nước. Hệ thống này không chỉ đóng vai trò quyết định trong việc bảo hộ một cách có hiệu quả các quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế của Việt Nam. Điều này có được là do những nỗ lực đáng ghi nhận của bộ máy các cơ quan lập pháp và hoạch định chính sách của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, chính sách “ĐỔI MỚI” từ năm 1986 đã mở ra một tiến trình phát triển mới cho nền kinh tế bằng cách hội nhập nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu cũng như tạo vị thế mới cho nền kinh tế Việt Nam trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi rất nhiều và tốt hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO trong năm 2007. Sự thay mới và đổi mới này đã đem lại bước tiến đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là cho lĩnh vực thương mại.328 Từ lúc đầu của quá trình này, thị trường Việt Nam đã tích cực tham gia vào thị trường các nước trên thế giới. Từ đó, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước, tạo ra những khoản đầu tư vốn lớn. Nguồn vốn này bao gồm cả giá trị quyền sở hữu trí tuệ nói chung và những nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng.

Cụ thể hơn, đã có những thay đổi quan trọng về nhận thức của Nhà nước về tầm quan trọng của nhãn hiệu và việc bảo hộ chúng, đặc biệt là trong lĩnh vực nhãn hiệu nổi tiếng chủ yếu bắt nguồn từ các nước đã phát triển và đang

góp phần vào việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Sự thay đổi này bắt đầu từ năm 1989 khi Việt Nam trở thành thành viên của Công Ước Paris. Tuy nhiên, cho đến năm 1996 mới chỉ có một số lượng hạn chế các quy định pháp luật cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng được ban hành trong Nghị Định 63/CP.329 Vào thời điểm đó, các quy định trong Nghị Định 63/CP hầu như không phù hợp với Điều 6bis của Công Ước Paris vốn được coi là nguồn pháp lý duy nhất về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở phạm vi toàn cầu.

Các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tiếp tục được sửa đổi và hoàn thiện thông qua việc ban hành Bộ Luật Dân Sự năm 2005, Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009) và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc kết hợp các quy định cụ thể quy định trong các nguồn pháp lý này đã tạo ra một chế độ pháp lý vững chắc điều chỉnh sự bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng. Những thành tựu về lập pháp của Việt Nam đều quan trọng khi so sánh với các hệ thống pháp luật khác, đặc biệt là với những thành tựu về lập pháp của Liên Minh Châu Âu. Những khoảng cách pháp lý giữa Việt Nam và các nước khác đã được thu hẹp dần. Điều này xuất phát từ sự nỗ lực to lớn của Chính Phủ Việt Nam để hội nhập Việt Nam với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Dù khung pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng bắt đầu từ năm 1995 với sự ban hành Bộ Luật Dân Sự Việt Nam năm 1995 và Nghị định số 63/ND-CP, nhưng các vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đã xuất hiện trong một vài năm trước khi ban hành các luật. Ví dụ, vụ kiện “McDonald” được giải quyết năm 1992 và vụ kiện “Pizza Hut” được giải quyết năm 1993.

Sau khi ban hành Bộ Luật Dân Sự Việt Nam trong năm 1995, và đặc biệt là Nghị định số 63/CP, việc thực thi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đã liên tục được đẩy mạnh. Điều này có thể được chứng minh bằng các vụ kiện được các cơ quan giải quyết, như vụ kiện SHANGRI-LA trong năm 1995, vụ kiện TEMPO trong năm 1996, vụ kiện CAMEL trong năm 1997, vụ kiện DUXIL, và vụ kiện SUPER MAXILITE trong năm 2001.

Từ năm 2005, Luật Sở Hữu Trí Tuệ và các văn bản hướng dẫn của luật này đã thúc đẩy đáng kể hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Việc áp dụng các luật mới đã cho những kết quả quan trọng trong việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Ở giai đoạn này, dường như hệ thống nhãn hiệu Việt Nam quen thuộc với các nhãn hiệu nổi tiếng cũng như các vấn đề pháp lý có

Chẳng hạn, xem Điều 6 (1) và Điều 10 Nghị định 63/CP được bổ sung sửa đổi bởi Nghị định 06/2001/NĐ - CP ngày 01/01/2001.

liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng hơn trong quá khứ dù đã có một số yếu kém trong hệ thống. Sự thành công hiện nay của hệ thống bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng có thể được nhận thấy qua việc ghi nhận những vụ kiện quan trọng, tại đó các vấn đề pháp lý có liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng đã được xem xét kỹ lưỡng như vụ kiện X-MEN trong năm 2008 và vụ kiện CAMEL trong năm 2009. Đặc biệt là, đối với vụ kiện X-MEN, các cơ quan gồm Cục SHTT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ và tòa án đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu bị tranh chấp. Đây là dấu hiệu mới và đáng khích lệ cho hệ thống nhãn hiệu tại Việt Nam trong trường hợp các tòa án ngày càng tham gia nhiều hơn vào các vụ kiện giải quyết vấn đề chính.

Do vậy cùng với sự thành công của những chính sách và pháp luật của Việt Nam nêu trên, hệ thống hành pháp của Việt Nam đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng đã đạt được những kết quả quan trọng qua các vụ kiện, tại đó các vấn đề lý thuyết và vấn đề pháp lý về nhãn hiệu nổi tiếng đã được giải quyết.

Những kết quả khác

Những cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ những kết quả rút ra từ phát triển kỹ thuật, kinh tế xã hội ngoài những thành công về lập pháp và hành pháp, những thành công này gồm: Thứ nhất, việc phát triển và mở rộng các kênh truyền thông tạo những kết nối hiệu quả giữa người tiêu dùng và những nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi. Sự phát triển của công nghệ thông tin với đỉnh cao nhất là mạng internet giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ và nhãn hiệu của sản phẩm và dịch vụ vào mọi lúc, ở mọi nơi và không có giới hạn. Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay có thể kiểm tra và tìm kiếm thông tin về mọi sản phẩm họ muốn mua chỉ bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm trên mạng internet như Google Search hay Yahoo Search.

Thứ hai, các điều kiện kinh tế kỹ thuật tại Việt Nam không ngừng nâng cao. Điều này bao gồm việc các cải thiện về cấp giáo dục phổ cập cũng như sự nhận thức về luật sở hữu trí tuệ của công chúng. Mức độ nhận thức của cộng đồng, các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến nhãn hiệu nổi tiếng và tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong tình hình kinh tế quốc gia hiện nay đã thay đổi đáng kể trong nhiều năm qua. Hiện nay, cá nhân biết nhiều hơn về nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này hỗ trợ các cá nhân trong việc đưa ra các quyết định mua hàng đối với sản phẩm gắn liền với những nhãn hiệu này. Hiện nay, các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn vai trò và giá trị của nhãn hiệu nổi tiếng làm cho các doanh nghiệp đánh giá nhu cầu tôn trọng những nhãn hiệu nổi tiếng của các doanh nghiệp khác và hoạch định những chiến lược cụ thể để xây dựng những nhãn hiệu nổi tiếng của riêng họ.

Thứ ba, hệ thống hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã được xây dựng và phát triển với việc thành lập ngày càng nhiều đại diện sở hữu công nghiệp và các công ty luật giải quyết các vấn đề sở hữu trí tuệ. Các vụ kiện nêu trên đây được coi là bằng chứng về việc hầu hết các bên nước ngoài đã tham gia bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thông qua sự hỗ trợ của đại diện Việt Nam của các bên nước ngoài này. Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng bao gồm sự tham gia của các cơ quan đánh giá chuyên môn, cơ quan báo chí, cơ quan thông tấn xã, tổ chức xã hội và nghiệp đoàn thương mại. Việc các bên này tham gia các thủ tục tư pháp và hành chính liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng giúp các cơ quan đưa ra những quyết định đúng và hợp lý trong các tình tiết của mỗi vụ kiện cụ thể.

Tóm lại, theo thời gian và đặc biệt với sự ra đời của Luật SHTT năm 2005, hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã có sự thành công quan trọng. Thứ nhất, pháp luật đã quy định rõ những trường hợp các cơ quan phải từ chối đơn xin bảo hộ dấu hiệu với danh nghĩa là nhãn hiệu. Theo đó, bất kỳ nhãn hiệu nào không được sử dụng cho bất kỳ hàng hóa/dịch vụ nào khi được coi là trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nổi tiếng và việc sử dụng nhãn hiệu đó làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng đó, hoặc việc sử dụng nhãn hiệu đó nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng và lợi thế thương mại của nhãn hiệu nổi tiếng sẽ bị loại trừ khỏi việc đăng ký. Thứ hai, pháp luật cũng quy định một cách ngầm định là việc sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nổi tiếng cấu thành hành vi xâm phạm nếu việc sử dụng này có thể dẫn đến nguy cơ gây nhầm lẫn đối với nguồn gốc hàng hóa hoặc cho thấy sự nhận thức sai về quan hệ kinh doanh giữa người sử dụng dấu hiệu đó và chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Cuối cùng, pháp luật về cơ bản đã xác định được thẩm quyền xét xử và những biện pháp cụ thể áp dụng đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Do đó, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng hiện nay về cơ bản đã tuân thủ và đáp ứng được các tiêu chí chung của pháp luật quốc tế.

Một phần của tài liệu MOST-INTA - WKTM PROJECT - FINAL REPORT UPDATED 03112017 (CLEAN) - V02 (Trang 130 -133 )

×