0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Chính sách về tài sản bảo đảm:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI.DOC (Trang 47 -101 )

Khách hàng được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 20%, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định riêng.

2. Chính sách đối với khách hàng xếp hạng AA:

a) Chính sách về cấp tín dụng:

- BIDV đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu về tín dụng đối với khách hàng trên cơ sở phải đảm bảo giới hạn cho vay, bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng, nhóm khách hàng theo quy định hiện hành.

+ Đối với cho vay đầu tư dự án: BIDV đáp ứng tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án và khách hàng phải có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia vào dự án tối thiểu 15% tổng mức đầu tư của dự án.

+ Đối với cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh: Khách hàng được áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức.

- Nhóm khách hàng này được xem xét không bị áp dụng các chính sách hạn chế trong việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực, ngành kinh tế mà BIDV không ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ.

b) Chính sách về tài sản bảo đảm:

Khách hàng được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 30%, trừ một số trường hợp quy định riêng.

3. Chính sách đối với khách hàng xếp hạng A:

a) Chính sách về cấp tín dụng:

BIDV đáp ứng kịp thời nhu cầu về tín dụng đối với khách hàng trên cơ sở phải đảm bảo giới hạn cho vay, bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng, nhóm khách hàng theo quy định hiện hành.

dự án và khách hàng phải có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia vào dự án tối thiểu 17% tổng mức đầu tư của dự án.

- Đối với cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh: Khách hàng được áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức.

b) Chính sách về tài sản bảo đảm:

Khách hàng được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 50%.

4. Chính sách đối với khách hàng xếp hạng BBB:

a) Chính sách về cấp tín dụng:

BIDV đáp ứng hợp lý nhu cầu về tín dụng đối với khách hàng trên cơ sở phải đảm bảo giới hạn cho vay, bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng, nhóm khách hàng theo quy định hiện hành.

- Đối với cho vay đầu tư dự án: BIDV đáp ứng tối đa 80% tổng mức đầu tư của dự án và khách hàng phải có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia vào dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án.

- Đối với cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh: Khách hàng được xem xét áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức, nhưng khuyến khích áp dụng phương thức cấp tín dụng theo món căn cứ trên từng phương án kinh doanh hiệu quả.

b) Chính sách về tài sản bảo đảm:

Khách hàng được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 70%.

5. Chính sách cụ thể đối với khách hàng xếp hạng BB:

a) Chính sách về cấp tín dụng:

- BIDV duy trì quan hệ tín dụng ở mức cần thiết để hỗ trợ khách hàng đang quan hệ tín dụng tại BIDV tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ đối với dư nợ hiện tại, thực hiện từng bước giảm dần dư nợ.

+ Đối với cho vay đầu tư dự án: BIDV không khuyến khích cho vay đầu tư dự án với đối tượng khách hàng này, trường hợp cần thiết khách hàng phải có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu 25% tổng mức đầu tư của dự án.

+ Đối với cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh: hạn chế áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức, chủ yếu áp dụng phương thức cấp tín dụng theo món căn cứ trên từng phương án kinh doanh hiệu quả.

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo khả năng trả nợ vay ngân hàng.

- Khách hàng mới có mức xếp hạng BB được BIDV xem xét cấp tín dụng khi khách hàng có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia tối thiểu 30% phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. Vốn chủ sở hữu tham gia của khách hàng phải được giải ngân trước và/hoặc đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn của phương án, dự án.

b) Chính sách về tài sản bảo đảm:

Khách hàng được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 100%.

6. Chính sách cụ thể đối với khách hàng xếp hạng B, CCC, CC:

a) Chính sách về cấp tín dụng:

- BIDV xem xét cấp tín dụng ở mức tối thiểu đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng để hỗ trợ khách hàng hoạt động tạo nguồn thu trả nợ đối với dư nợ hiện tại, thực hiện rút dần dư nợ. BIDV không cấp tín dụng đối với khách hàng mới có mức xếp hạng này.

- BIDV chỉ xem xét cho vay vốn lưu động, bảo lãnh theo phương thức cấp tín dụng theo món căn cứ trên phương án kinh doanh hiệu quả, dư nợ cho vay không vượt quá 80% số thu nợ trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng trước đó.

b) Chính sách về tài sản bảo đảm:

- Khách hàng được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 100% và BIDV chỉ chấp nhận các tài sản bảo đảm có hệ số giá trị tài sản bảo đảm tại Quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay ở mức từ 0,6 trở lên.

- Thường xuyên tiến hành rà soát, định giá lại tài sản bảo đảm, tích cực hoàn thành thủ tục pháp lý của tài sản bảo đảm, yêu cầu khách hàng tăng cường tối đa tài sản bảo đảm.

7. Chính sách đối với khách hàng xếp hạng C, D:

a) BIDV không cấp tín dụng mới với đối tượng khách hàng này.

b) Áp dụng triệt để các biện pháp nhằm thu hồi nợ vay, tích cực đôn đốc, kiểm soát luồng tiền, yêu cầu khách hàng tận dụng mọi nguồn thu trả nợ ngân hàng.

c) Thường xuyên tiến hành rà soát, định giá lại tài sản bảo đảm, yêu cầu khách hàng tăng cường tối đa tài sản bảo đảm, tích cực hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết.

Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp này không được ngân hàng sử dụng thường xuyên trong việc đánh giá rủi ro với các dự án xin vay vốn. Vì thực tế phương pháp đánh giá còn mang tính chủ quan khá cao, thông tin mà ngân hàng có được thường không đầy đủ khiến cho việc phân tích gặp nhiều khó khăn.

Phân tích SWOT là phương pháp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của khách hàng và về dự án xin vay vốn. Phương pháp thường tập trung vào việc đánh giá các mặt như thị trường, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối, lợi thế so sánh trong ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và của dự án đầu tư. Phương pháp có sự phối kết hợp của phương pháp thống kê, xin ý kiến chuyên gia, đối chiếu các chỉ tiêu theo từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Từ những phân tích trên ngân hàng sẽ phát hiện ra nguy cơ rủi ro có thể xẩy ra với dự án và từ đó đưa ra giải pháp ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tối ưu nhất.

1.2.2.3.2. Phương pháp định lượng

Hiện tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp định lượng để quản lý rủi ro trong thẩm định dự án đó là phương pháp phân tích độ nhạy.

Theo phương pháp này thì mọi thay đổi của các chỉ tiêu được xem xét như: NPV, IRR, DSCR, TR, chi phí, đều được đánh giá thông qua các yếu tố có liên quan. Từ đó tìm ra yếu tố có tác động mạnh nhất, để đưa ra giải pháp quản lý rủi ro hợp lý.

Ý nghĩa kinh tế của phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy cho biết về sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả đặc biệt là hiệu quả tài chính của dự án trước những sự biến động của các yếu tố có liên quan và các yếu tố này không thể tách rời khỏi dự án. Ngân hàng cũng như chủ đầu tư dự án luôn muốn dự án sẽ đem lại hiệu quả chắc chắn trong mọi điều kiện, vì vậy mà phân tích độ nhạy cho phép nhận định được những lợi ích mất đi và còn lại khi có rủi ro xảy ra, giúp chủ đầu tư đưa ra quyết định đầu tư và ngân hàng đưa ra quyết định cho vay với mức chi phí tối thiểu nhất.

Các bước thực hiện

- Bước 1: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng trọng yếu tới các chỉ tiêu cần phân tích

- Bước 2: Lập bảng khảo sát độ nhạy của dự án theo các chỉ tiêu đã chọn với các yếu tố trọng yếu đã xác định. kết quả khảo sát độ nhạy có thể ở dạng bảng hoặc kèm theo đồ thị để hỗ trợ cho việc phân tích đánh giá

- Bước 3: Phân tích , đánh giá và đưa ra nhận xét cuối cùng về hiệu quả của dự án trên cơ sở kết quả khảo sát độ nhạy

ứng dụng EXCEL trong việc xác định hiệu quả tài chính và phân tích độ nhạy của dự án

Hàm RATE dùng để tính tỷ suất chiết khấu của các khoản tiền phát sinh đều đặn Cú pháp:

= RATE ( nper,pmt,pv,fv,type,guess )

Trong đó:

Nper: tổng các giai đoạn mà khoản tiền đều đặn phát sinh

Pmt: là khoản tiền đều phát sinh mỗi giai đoạn, nếu không điền pmt phải điền fv theo cú pháp trên

Pv: giá trị hiện tại

Fv: giá trị tương lai, nếu không điền fv chương trình ngầm định là không và phải điền pmt

Type: 0 khoản tiền phát sinh cuối giai đoạn, 1 đầu giai đoạn. Nếu không điền ngầm định là 0.

Guess: là tỷ suất chiết khấu mà bạn dự đoán, nếu không điền ngầm định là 10%

• Xác định NPV của dự án

Hàm NPV tính giá trị hiện tại thuần của công cuộc đầu tư Cú pháp:

= NPV ( rate,value1,value2,…) Rate: tỷ suất chiết khấu

Value1, Value2… là các giá trị của các khoản thu, chi. Tối đa có 29 giá trị. Value1, Value2 … phải xuất hiện với khoảng thời gian đều nhau vào cuối các giai đoạn

Lưu ý: hàm NPV chỉ xác định dòng tiền phát sinh vào cuối các giai đoạn. Vì vậy với các dự án dòng tiền phát sinh vào đầu các giai đoạn cần thận trọng điều chỉnh để đảm bảo chính xác. Cụ thể là nếu dòng tiền phát sinh đầu mỗi giai đoạn thì giá trị đầu tiên của dòng tiền sẽ được cộng trực tiếp vào NPV và giá trị thứ 2 được tính là Value1.

Xác định IRR của dự án

Hàm IRR được dùng để tính hệ số hoàn vốn nội bộ. Cú pháp:

= IRR ( Values,guess )

Values là các giá trị của các khoản thu và chi. Value phải có ít nhất một giá trị dương và một giá trị âm. Hàm IRR hiểu thứ tự của các Value1, Value2,… là thứ tự của dòng tiền, do đó cần nhập đúng dòng tiền theo thứ tự thời gian

Guess là hệ số hoàn vốn nội bộ mà bạn dự đoán, nếu không điền chương trình ngầm định là 10%

Sử dụng hàm Table khảo sát độ nhạy

Hàm Table giúp khảo sát sự thay đổi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án với tối đa hai biến đầu vào cùng thay đổi một lúc. Trường hợp có nhiều hơn hai biến cùng thay đổi ngân hàng sẽ sử dụng hàm Scenarios để khảo sát độ nhạy. Trong nội dung chuyên đề xin được giới thiệu hàm Table để khảo sát độ nhạy như sau:

Cú pháp:

Table ( row input cell, column input cell )

Trong đó:

Row input cell: là ô tham chiếu các biến theo dòng, theo đó các yếu tố tác động được đưa vào phân tích theo dòng

Column input cell: ô tham chiếu các biến theo cột. Tức là các yếu tố tác động được đưa vào phân tích theo cột. Tùy theo một yếu tố đầu vào được phân tích hay đồng thời cả hai yếu tố cùng được phân tích mà ta có bảng khảo sát tương ứng một chiều và hai chiều.

1.2.2.4. Dự án minh họa: “XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ MỞ RỘNG 2 ”

1.2.2.4.1. Giới thiệu về dự án

Tên dự án: Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Mở Rộng 2.

Chủ đầu tư: Công ty Nhiệt điện Uông Bí.

Khách hàng vay vốn: Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN ( công ty mẹ của công

ty nhiệt điện uông bí ), ngày 26.3.2008 EVN đã có CV số 1332/CV-EVN giao

dự án UBMR2 cho Công ty Nhiệt điện Uông bí làm Chủ đầu tư và đề nghị BQL DA điện 1 giao toàn bộ Nhà máy Nhiệt điện UBMR1 về cho Công ty nhiệt điện Uông bí quản lý

Địa điểm xây dựng: Khu vực xây dựng dự án UBMR2 nằm ở phía Tây Nam khu vực nhà máy nhiệt điện Uông Bí hiện tại, thuộc thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 150 km về phía Đông Bắc.

Mục tiêu đầu tư xây dựng: Đáp ứng các nhu cầu điện năng giai đoạn sau 2010 của hệ thống điện miền Bắc cũng như hệ thống điện Việt Nam. Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho hệ thống điện. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh và các khu lân cận.

Nội dung và quy mô đầu tư:

+ Quy mô công suất: Nhà máy nhiệt điện ngưng hơi truyền thống với quy mô công suất 300 MW. Số giờ vân hành trung bình năm: 6.000 giờ.

+ Nhiên liệu: Nhiên liệu chính là than ở khu vực Vàng Danh – Uông Bí, nhiên liệu phụ là dầu FO.

+ Phương án đấu nối: Đấu nối qua sân phân phối của Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí với cấp đấu nối 220 kV.

+ Tuổi thọ kinh tế của dự án: 25 năm.

Tổng mức đầu tư: 5.472.292 triệu đồng (tương đương 344,17 triệu USD, tỷ giá 1USD= 15.900 VND tại thời điểm duyệt).

Tổng dự toán tạm duyệt: 5.322.173 triệu đồng. Giá trị tổng dự toán đang trình duyệt: 5.251.682 triệu đồng ~ 309,29 triệu USD (chưa bao gồm chi phí đền bù tái định cư).

Nguồn vốn thực hiện dự án: 5.321.682 triệu đồng (bao gồm cả chi phí đền bù, tái định cư) theo Chủ đầu tư dự kiến như sau:

* Vốn tự có : 1.037.392 trđ ~ 19,5%TVĐT

* Vốn vay : 4.284.289 trđ ~ 80,5% TVĐT

Vay tín dụng đầu tư : 309.289 trđ ~ 6 % TVĐT

Vay Cty TC điện lực VN Vay BIDV : : 375.000 trđ 3.600.000 trđ ~ 7% TVĐT ~ 67,5% TVĐT

Tiến độ thực hiện: thời gian thực hiện hợp đồng EPC (đã ký ngày 11/04/2008) của dự án là 36 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

1.2.2.4.2. Quản lý rủi ro

1.2.2.4.2.1. Quản lý rủi ro từ khách hàng vay vốn

Tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành và năng lực sản xuất kinh doanh của EVN

Lịch sử hoạt động của tập đoàn EVN.

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là một tập đoàn nhà nước độc quyền trong lĩnh vực năng lượng điện, EVN có tiền thân là tổng công ty điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học, công

nghệ, nhiên cứu triển khai, đào tạo

Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI.DOC (Trang 47 -101 )

×