Quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Nam Hà Nội.DOC (Trang 37 - 42)

Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại, bao gồm hai mặt sinh lời vầ rủi ro. Phần lớn các thua lỗ của các ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Song ở đây không có cách gì loại trừ rủi ro tín dụng một cách hoàn toàn mà phải quản lý cẩn thận. Đứng trước quyết định cho vay, cán bộ ngân hàng phải cân

nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro. Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng được coi là nội dung quản lý quan trọng của ngân hàng thương mại. Quản lý rủi ro tín dụng bao gồm:

Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi

Nội dung này đòi hỏi ngân hàng phải cẩn trọng khi cho vay và đặt giá, thực hiện đa dạng hóa.

+ Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của ngân hàng nhà nước.

Các quy định nêu rõ các trường hợp cấm ngân hàng không được tài trợ, điều kiện các ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ. Ví như cho vay khách hàng không được vượt quá tỷ lệ phần trăm trên vốn của chủ sở hữu, không được cho vay với chính các thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng, tỷ lệ vốn đối ứng trong tín dụng cho vay theo dự án phải chiếm ít nhất 30% tổng vốn đầu tư vv…

+ Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau

Đối với các khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau, các dự án khác nhau sẽ có các rủi ro khác nhau. Chính vì vậy mà ngân hàng cần thận trọng trong việc đánh giá các khoản cho vay, cũng như các đối tượng cho vay. Cần phân loại và sắp xếp theo các tiêu chí cụ thể để đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng tới mức thấp nhất.

+ Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng

Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và sự kiểm soát chung.

Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng, đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro như: chính sách tài sản bảo đảm, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ…

Quy trình phân tích tín dụng do ban giám đốc ngân hàng quyết định được xây dựng một cách chi tiết và quán triệt tới từng bộ phận, từng cán bộ ngân hàng. Quy trình phân tích tín dụng thể hiện những nội dung mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro như phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, thẩm

định dự án vay, lịch sử khách hàng vay, mục đích vay, kiểm soát trong khi cho vay… Bên cạnh chính sách và quy trình nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng còn xây dựng quy chế kiểm tra, phân định trách nhiệm và quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với các nhân viên tín dụng.

+ Xác định dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hóa

- Xác định các khoản cho vay có vấn đề - Xác định tỷ trọng các khoản cho vay khác - Xây dựng chiến lược đa dạng hóa

Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề

Rủi ro là tất yếu của mỗi quá trình kinh doanh, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Do vậy, ngân hàng luôn xây dựng chính sách trung sống với rủi ro: hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề.

- Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề: phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết

- Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và thiện chí trả nợ, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi…

- Trong trường hợp người vay lừa đảo, chây ì, không có khả năng trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong tỏa tiền gửi trên tài khoản

- Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng. Quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đỡ cho vốn của chủ khi tổn thất xẩy ra

Điểm tín dụng của khách hàng

Từ những tài liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng cộng với những nguồn thu thập thông tin khác ngân hàng sẽ tổ chức phân tích, đánh giá lịch sử hình thành, uy tín của khách hàng, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả của dự án xin vay, mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, sự sòng phẳng trong việc trả nợ… đây là cơ sở để ngân hàng lập hồ sơ khách hàng và chấm điểm tín dụng

cho khách hàng. Điểm của khách hàng cho thấy được mức độ rủi ro tiềm ẩn của mỗi khách hàng, và từ đó ngân hàng sẽ có những chính sách cụ thể áp dụng cho mỗi đối tượng khách hàng thông qua các chỉ số sau:

- Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn được hiểu là khoản nợ gốc hoặc lãi đã tới kỳ thanh toán nhưng khách hàng chưa thanh toán vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh trong thể chế. Nó có tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ qua hạn = --- Tổng dư nợ

Theo quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 3%, nghĩa là trong 100 đồng cho vay chỉ cho phép tối đa 3 đồng nợ quá hạn.

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian như sau:

• Nợ quá hạn dưới 90 ngày -> Nợ cần chú ý

• Nợ quá hạn từ 90 ngày tới 180 ngày -> Nợ dưới chuẩn

• Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày -> Nợ nghi ngờ

• Nợ quá hạn trên 361 ngày -> Nợ có khả năng mất vốn

- Tình hình nợ xấu

Theo quy định nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu. Hiện nay tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi, những khoản nợ quá hạn không được Chính Phủ sử lý rủi ro hay nợ liên quan tới các dự án chờ sử lý. Việc phân định giữa nợ xấu và nợ khó đòi không rõ ràng dẫn tới việc các NHTM rất khó khăn trong việc sử lý. Ngân hàng chủ yếu thông qua thanh lý tài sản bảo đảm để sử lý nợ xấu mà chưa có biện pháp gì khắc phục nợ xấu hữu hiệu.

- Tình hình rủi ro mất vốn

Rủi ro mất vốn là việc ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn do nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng vay hoặc chính nội tại ngân hàng. Việc khách hàng làm ăn thua lỗ, phá sản, giải thể, không còn khả năng thanh toán. Hợp đồng tín dụng có sai sót nên ngân hàng không thể thu hồi vốn hay thanh lý tài sản bảo đảm.

Tất cả các điều trên đều dẫn tới khả năng mất vốn của ngân hàng. Mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo

Tỷ lệ mất vốn = --- Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo

Để đảm bảo rủi ro tín dụng khi xẩy ra không ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu của ngân hàng, đảm bảo kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu do hội sở chính và ngân hàng trung ương giao. Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro.

Dự phòng RRTD được trích lập Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = --- Dư nợ cho kỳ báo cáo

- Khả năng bù đắp rủi ro

Khả năng bù đắp rủi ro được thể hiện thông qua việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong ngân hàng. Điều này giúp cho ngân hàng bù đắp được những thiệt hại khi có rủi ro xẩy ra.

Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập Hệ số khả năng bù đắp rủi ro = --- Nợ quá hạn khó đòi

- Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng cho thấy được về tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có của ngân hàng, ngân hàng sẽ có được lợi nhuận lớn khi có hệ số này cao đồng thời với đó là khả năng gặp phải rủi ro cũng cao hơn. Để giảm thiểu rủi ro ngân hàng sẽ phân chia các khoản mục tín dụng theo 3 nhóm sau:

• Nhóm khoản mục tín dụng có chất lượng xấu: đây là những khoản dư nợ có mức

độ rủi ro cao thường thuộc về nhóm khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. nhóm khoản mục này thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của ngân hàng

• Nhóm khoản mục có chất lượng tốt: những khoản mục tín dụng có mức sinh lời

thấp nhưng mức độ an toàn cao, khả năng gặp phải rủi ro cũng rất thấp được xếp vào nhóm tín dụng có chất lượng tốt. Nhóm này cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng

• Nhóm tín dụng có chất lượng trng bình: đây là nhóm các khoản vay có khả năng

thanh toán cao, rủi ro có thể kiểm soát được và lợi nhuận đem lại ổn định. Ngân hàng rất ưu tiên cho các khoản tín dụng thuộc nhóm này. Nó đảm bảo mức lợi

SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C

Trình PGĐ QHKH

nhuận ổn định cho ngân hàng trong mọi thời kỳ và nhóm này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Nam Hà Nội.DOC (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w