1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

95 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 643,3 KB

Nội dung

Thanh toán quốc tế là nghĩa vụ chi trả về tiền tệ, phát sinh từ các hoạt động kinh tế đến phi kinh tế, bao gồm các khoản thanh toán tiền vay trên thị trường vốn, kinh doanh ngoại hối, các hoạt động tài trợ giữa các tổ chức cá nhân của các quốc gia khác nhau, và chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng.

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUễC TẾ VÀ THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHTM 1.1 Tổng quan về Thanh toán quốc tế 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới đều mang cho mình những nét đặc trưng nhất định, nhưng không hề nằm ngoài xu hướng chung của nhân loại: xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển của mỗi quốc gia gắn liền với sự phát triển kinh tế đối ngoại của quốc gia đó. Trong điều kiện kinh tế mở, hội nhập và cạnh tranh quốc tế, thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng mạnh mẽ mà biểu hiện là sự gia tăng đột biến của con số tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mỗi quốc gia, từ đó dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, là cơ sở hình thành và phát triển hoạt động TTQT: Như vậy, Thanh toán quốc tế là nghĩa vụ chi trả về tiền tệ, phát sinh từ các hoạt động kinh tế đến phi kinh tế, bao gồm các khoản thanh toán tiền vay trên thị trường vốn, kinh doanh ngoại hối, các hoạt động tài trợ giữa các tổ chức cá nhân của các quốc gia khác nhau, và chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có thể thanh toán trực tiếp cho nhà xuất khẩu, nên phải thông qua hệ thống NHTM với mạng lưới chi nhánh và ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán. Hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo an toàn và quyền lợi của cỏc bờn, thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Thanh toán quốc tế là hoạt động phái sinh có cơ sở hình thành từ hoạt động ngoại thương với mục đích chính là để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả. 1.1.2 Đặc điểm thanh toán quốc tế - Liên quan đến các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác nhau Trong hoạt động TTQT, các chủ thể kinh tế tham gia thuộc các quốc gia khác nhau có quan hệ với nhau dựa trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, đó thường là các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu, ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu và các ngân hàng đại lý. - Liên quan đến ngoại tệ và các phương thức chuyển đổi, tỷ giá Loại tiền tệ trong TTQT mang một ý nghĩa quan trọng, đồng tiền được lựa chọn phải được các bên tham gia thừa nhận,nú phải phù hợp với nội dụng cụ thể của hoạt động TTQT, nhằm mang lại hiệu quả (thanh toán nhanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đáp ứng được lợi ích của cỏc bờn…). Do vậy, khi ký kết các hợp động thương mại, tín dụng, hay các dịch vụ, cỏc bờn đàm phán thường thống nhất về ngoại tệ được dùng trong giao dịch là đồng tiền của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hay nước thứ ba có tính chuyển đổi cao. - Tiềm ẩn rủi ro cao và hậu quả rủi ro thường rất lớn Không chỉ mang trong mình những rủi ro của thanh toán nội địa , rủi ro trong thanh toán quốc tế còn phải kể them những rủi ro từ các nguyên nhân mà thành toán toán nội địa không gặp phải như : sự biến động của tiền tệ, sự bất ổn định chính trị của quốc gia đối tác, do sự khác biệt về luật pháp, cơ chế chính sách, do vị trí địa lý của các bên tham gia. Các giao dịch sử dụng phương thức thanh toán quốc tế là các giao dịch xuyên quốc gia, đó thường là các giao dịch mang giá trị rất lớn. Do vậy, khi rủi ro xảy ra thì tổn thất nặng nề là điều khó tránh khỏi - Tuân thủ các điều kiện cụ thể của các chuẩn mực và thông lệ quốc tế : Khi tham gia hoạt động quốc tế, các nước đều bình đẳng với nhau, nên không thể dùng luật pháp của quốc gia này bắt quốc gia khác phải thực hiện theo. Để giải quyết mâu thuẫn luật pháp giữa các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế, một hệ thống pháp luật mang tính thống nhất quốc để đã được xây dựng để điều chỉnh các hoạt động quốc tế trong đó có TTQT, ví dụ như UCP 600, IRC 522, Incoterms 2010 … Đây đều là những quy phạm pháp luật tuỳ chọn, nhưng khi đã chọn thì buộc phải tuân theo. 1.1.3 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với NHTM Ngày nay, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ngày càng phát triển thuận tiện, an toàn và hiệu quả, nên hầu hết các hoạt động TTQT đều diễn ra thông qua hệ thống ngân hàng, đồng thời phát triển theo một tập quán thống nhất trên quy mô toàn thế giới. Do đó, TTQT bây giờ là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình,trở thành một hoạt động cơ bản và là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của NHTM. • TTQT là hoạt động trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ : TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp Ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó trở thành động trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vào lợi nhuận chung của NH. Thông qua cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng, các NHTM thu được phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh toán L/C, phí bảo lónh… để bù đắp cho các chi phí của hoạt động ngân hang và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết. Phí dịch vụ thanh toán quốc tế là nhân tố cấu thành nên doanh thu và lợi nhuận của NHTM.Thực tế cho thấy, đối với các NHTM hiện đại, thu nhập từ phí dịch vụ có xu hướng ngày một tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng thu nhập của ngân hàng. • TTQT là mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng, đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ do ngân hàng tạm thời quản lí được nguồn vốn ngoại tệ nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán qua ngân hàng. , từ đó đáp ứng được nhu cầu vay và thanh toán bằng ngoại tệ của khách hàng. • Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng phân tán được rủi ro Một trong những hoạt động được đánh giá là rủi ro nhất trong lĩnh vực kinh doanh, không phải hoạt động nào khác mà chính là kinh doanh Ngân hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến đầy phức tạp, khủng hoảng tài chính, giá trị các đồng tiền không ổn định, ngành ngân hàng luôn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro xung quanh mặt hàng của mình – tiền tệ. Do đó, để hạn chế rủi ro, thì một trong những giải pháp hữu hiệu chính là đa dạng hóa phương thức kinh doanh, TTQT cũng đóng góp vào sự đa dạng đó. Ngoài ra, hoạt động TTQT còn đem lại nhiều loại ngoại tệ cho ngân hàng, giúp ngân hàng đa dạng hóa loại ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu thanh toán phong phú hơn, từ đó hạn chế rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Các đồng tiền được đa dạng hóa cũng giúp ngân hàng tránh được phần nào rủi ro hối đoái trong hệ thống. • TTQT tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại trên thế giới trong hoạt động ngân hàng. Thông qua việc tham gia nối mạng thông tin và ứng dụng công nghệ cao trong xử lý thụng tớn giúp ngân hàng có thể theo kịp với sự phát triển của thế giới, không bị lạc hậu và thua kém các ngân hàng nước ngoài. • Mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý Phát triển TTQT tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quan hệ với các NH nước ngoài, nâng cao uy tín trên trường quốc tế cũng như uy tín đối với khách hàng trong nước và ngoài nước, từ đó khai thác được các nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như các NH nước ngoài, đáp ứng nhu cầu về vốn trong kinh doanh. • TTQT phát triển góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời giúp cho hoạt động NH vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với cộng đồng NH thế giới 1.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế 1 1.1.4.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) Hiện nay trên thế giới chưa có luật quốc tế cũng như các tập quán quốc tế của ICC điều chỉnh phương thức này. Việc chuyển tiền được điều chỉnh bằng luật quốc gia của nước chuyển tiền và các thỏa thuận được kí kết giữa cỏc bờn. • Định nghĩa Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu NH của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau: - Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer M/T) - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer T/T) • Các bên tham gia thanh toán Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter): Là người yêu cầu NH thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Họ thường là người nhập khẩu, mắc nợ hoặc có nhu cầu chuyển vốn. 1 Nguồn : PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, Nxb Tài Chính. Người thụ hưởng (Beneficicary): Là người nhận được số tiền chuyển tới thông qua NH. Họ thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc là người nào đó do người chuyển tiền chỉ định. Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền (Remitting bank): là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền. Ngân hàng trả tiền (Paying bank): là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng. Thường là NH đại lý hay chi nhánh NH chuyển tiền và ở nước người thụ hưởng. • Quy trình thực hiện Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) Người hưởng lợi (Beneficiary) Người chuyển tiền (Remitter) Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Banks) (1) (5) (4) (3) (2) Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền Chú thích: (1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng hoá gửi cho người nhập khẩu để đi nhận hàng. (2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ hàng hoá, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến NH phục vụ mình. (3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, NH thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu. (4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua NH đại lý hoặc chi nhánh của mình để NH trả tiền. (5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi đồng thời gửi bỏo cú cho người hưởng lợi 1.1.4.2 Phương thức nhờ thu (Collection) • Định nghĩa Nhờ thu là phương thức thanh toán có nghĩa là các Ngân hàng tiếp nhận chứng từ thương mại gồm có cỏc hoỏ đơn, chứng từ vận tải, chứng từ về quyền sở hữu hoặc bất kì một loại chứng từ tương tự nào khác miễn không là chứng từ tài chính theo đúng chỉ thị đã nhận được để thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán, hoặc giao chứng từ để được thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán hoặc giao chứng từ theo các điều kiện khác đặt ra. 2 • Các bên tham gia - Người nhờ thu (Principal) là bên giao chỉ thị nhờ thu cho một NH, thông thường là người xuất khẩu, cung ứng dịch vụ hàng hoá. - Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao chỉ thị nhờ thu. - Ngân hàng nhờ thu (Collecting Bank) là bất kỳ một ngân hàng nào ngoài ngân hàng chuyển tiền thực hiện quá trình nhờ thu. - Người trả tiền (Drawee) là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền họ, là người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng (người mua). • Các hình thức nhờ thu và qui trình nghiệp vụ Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến NH nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này thành hai loại:  Nhờ thu trơn (Clean collection): Là phương thức thanh nhờ thu các chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại. 3 2 Điều 2, URC 522 - 1995 ICC 3 Điều 2 (c), URC 522 – 1995 ICC Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán nhờ thu trơn Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank) Người ủy thác (Pricipal) Người trả tiền (Drawee) Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank) (1) (7) (3) (5) (2) (4) (0) Chú thích (0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu trơn” (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng (2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng chứng từ tài chính tới ngân hàng phục vụ mình. (3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu tới người nhập khẩu. (4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu tới người nhập khẩu. (5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến NH thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến NH thu hộ. (6) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho NH nhận nhờ thu. (7) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.  Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính hoặc chỉ chứng từ thương mại mà không kèm theo chứng từ tài chính gửi cùng. 4 Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người này đáp ứng được yêu cầu của lệnh nhờ thu. - Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ được chia làm 2 loại: + Nhờ thu thanh toán đổi chứng từ (D/P Document against payment) + Nhờ thu chấp nhận thanh toán đổi chứng từ (D/A Document against acceptance) Sơ đồ 3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank) Người ủy thác (Pricipal) Người trả tiền (Drawee) Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank) (1) (8) (3) (5) (2) (6) (4) (7) (0) 4 Điều 2 (d), URC 522 .1995. ICC Chú thích (0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ” (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng (2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính nếu có tới ngân hàng phục vụ mình. (3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ thanh toán đến NH thu hộ. (4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho người nhập khẩu. (5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến NH thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến NH thu hộ. (6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá để người nhập khẩu đi nhận hàng. (7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho NH nhận nhờ thu. Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu. 1.1.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit, L/C) • Ðịnh nghĩa Theo điều 2 UCP 600:“Tớn dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.” Các loại thư tín dụng: Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (Transferable L/C) Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C) Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) • Các bên tham gia Các bên tham gia vào quá trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ gồm 4 bên: 1) Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C): Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là người mua, người nhập khẩu hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C và chịu trách nhiệm pháp lý về việc Ngân hàng phát hành trả tiền cho người thụ hưởng L/C. 2) Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C): là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C. Người thụ hưởng L/C thường là người bán ( seller), người xuất khẩu ( exporter), người ký phát hối phiếu ( drawer 3) Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là Ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu mở L/C, là ngân hàng phục vụ người mua. 4) Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là Ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của Ngân hàng phát hành tại nước nhà xuất khẩu Ngoài ra, trong thực tế vận dụng phương thức tín dụng chứng từ, tuỳ theo điều kiện cụ thể cũn cú sự tham gia của một số ngân hàng khác như: Ngân hàng xác [...]... THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK 2.1 Tổng quan chung về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam với tên giao dịch quốc tế bằng tiếng là “Anh là Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry and Trade” (viết tắt là Vietinbank) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại nước Cộng... chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngoài ra, Vietinbank còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina, góp vốn vào 08 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công. .. của một quốc gia thì tỷ lệ thanh toán XNK qua ngân hàng đó sẽ là bao nhiêu Qua đó thấy được mức độ chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng đó về các dịch vụ TTQT • Thị phần thanh toán hàng xuất khẩu Doanh số TT hàng XK của NHTM Thị phần TT hàng XK = Doanh số TT hàng XK của hệ thống ngân hàng Cũng với lý luận như trên, chỉ tiêu trên có thể viết thành Doanh số thanh toán hàng XK của NHTM Thị phần TT hàng XK... Kim ngạch XK của quốc gia • Thị phần thanh toán hàng nhập khẩu Doanh số TTNK của NHTM Thị phần TT hàng NK = Doanh số TTNK của hệ thống ngân hàng Hay Doanh số TTNK của NHTM Thị phần TT hàng NK = Kim ngạch nhập khẩu của quốc gia • Ta cũng cần xét đến chỉ tiêu về thị phần tương đối tức thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh Doanh số TT XNK của NHTM Thị phần tương đối... trường, mở rộng thị phần hoạt động của các ngân hàng là rất cấp thiết, đặc biệt là hoạt động TTQT Chương 1 với hệ thống lý luận về TTQT và thị phần TTQT, các chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng thị phần TTQT, các phân tích về điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị phần TTQT của NHTM là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng cũng như khả năng mở rộng thị phần TTQT của NHTM CHƯƠNG II: MỞ RỘNG THỊ PHẦN THANH. .. ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v 9 Không chỉ dừng lại ở đú,cựng hòa chung với xu thế hội nhập,với mong muốn : “Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và Quốc tế”, từ năm 1992, bên cạnh dịch vụ ngân hàng nội địa, Vietinbank đã thực hiện và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc. .. phương thức thanh toán theo tín dụng chứng từ hiện là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi và ưu việt hơn cả, chiếm 70% giá trị thanh toán 1.2 1.2.1 • - Mở rộng thị phần TTQT của NHTM Khái niệm thị phần TTQT Thị phần : Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh Hay Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường... qua đó mở rộng thị phần, thu hút được khách hàng đến giao dịch Như vậy, Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, chính xác, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT Hơn nữa, Một ngân hàng. .. lưới khách hàng rộng lớn Về các tổ chức tài chính ngân hàng: Vietinbank có mối quan hệ chặt chẽ với hầu hết các tổ chức tài chính ngân hàng tại Việt Nam bao gồm các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, Công ty tài chính, các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư Về các tổ chức kinh tế: Với vai trò là 1 trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất, Vietinbank cung cấp dịch vụ cho phần lớn các... tiến hành giao hàng (6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) để yêu cầu thanh toán (7) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được phù hợp theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán (8) Ngân hàng phát hành kiểm . TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUễC TẾ VÀ THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHTM 1.1 Tổng quan về Thanh toán quốc tế 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên. thanh toán hàng XK của NHTM Kim ngạch XK của quốc gia • Thị phần thanh toán hàng nhập khẩu Thị phần TT hàng NK = Doanh số TTNK của NHTM Doanh số TTNK của hệ thống ngân hàng Hay Thị phần TT hàng NK. quốc gia thì tỷ lệ thanh toán XNK qua ngân hàng đó sẽ là bao nhiêu. Qua đó thấy được mức độ chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng đó về các dịch vụ TTQT • Thị phần thanh toán hàng xuất khẩu Thị

Ngày đăng: 16/07/2014, 11:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán nhờ thu trơn - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Sơ đồ 2 Quy trình thanh toán nhờ thu trơn (Trang 7)
Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Sơ đồ 4 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 11)
Sơ đồ 5: Hệ thống tổ chức của VietinBank - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Sơ đồ 5 Hệ thống tổ chức của VietinBank (Trang 29)
Bảng 1 : Kết quả hoạt động huy động vốn Vietinbank 2007 - 2010 - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Bảng 1 Kết quả hoạt động huy động vốn Vietinbank 2007 - 2010 (Trang 31)
Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2008-2010 - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Bảng 2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 41)
Bảng 3: Doanh số thực hiện TTQT tại Vietinbank - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Bảng 3 Doanh số thực hiện TTQT tại Vietinbank (Trang 43)
Bảng 4 : Tỷ trọng các phương thức TTQT Vietinbank năm 2007 – 2010 - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Bảng 4 Tỷ trọng các phương thức TTQT Vietinbank năm 2007 – 2010 (Trang 44)
Bảng 5: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Bảng 5 Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu (Trang 46)
Bảng 6 :  Doanh số thanh toán hàng XK của Vietinbank và cả nước - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Bảng 6 Doanh số thanh toán hàng XK của Vietinbank và cả nước (Trang 47)
Bảng 7 :  Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu của Vietinbank 2007 - 2010 - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Bảng 7 Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu của Vietinbank 2007 - 2010 (Trang 48)
Bảng 8: Thị phần thanh toán hàng nhập khẩu của Vietinbank 2007 - 2010 - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Bảng 8 Thị phần thanh toán hàng nhập khẩu của Vietinbank 2007 - 2010 (Trang 49)
Bảng 9 : Thị phần TTQT của các NHTM Việt Nam - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Bảng 9 Thị phần TTQT của các NHTM Việt Nam (Trang 53)
Bảng 10: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Bảng 10 Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 (Trang 55)
Bảng 13 : Dự báo kinh tế Việt Nam 2011 – 2012 - Mở rộng thị phần thanh toán quốc tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
Bảng 13 Dự báo kinh tế Việt Nam 2011 – 2012 (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w