1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) tại Sơn La (tóm tắt)

27 3,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 529,3 KB

Nội dung

Cây Mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La, là một loài cây đặc sản, có sản phẩm chính là hạt, hạt cây Mắc khén được ví như hạt Hồ tiêu của vùng Tây Bắ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

CAO ĐÌNH SƠN

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN

CÂY MẮC KHÉN (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC)) TẠI SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH LÂM SINH

MÃ SỐ: 62.62.02.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2014

Trang 2

Luận án được hoàn thành tại:

Trường Đại học Lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học:

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đại học Lâm

nghiệp

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Cây Mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La,

là một loài cây đặc sản, có sản phẩm chính là hạt, hạt cây Mắc khén được ví như hạt Hồ tiêu của vùng Tây Bắc Đây là loại gia vị cay, thơm ngon gần giống như gia vị của hạt Hồ tiêu, nó không thể thiếu được trong các món ăn hàng ngày của người dân thiểu số nơi đây, đặc biệt là dân tộc Thái và H’mông, mang nét đặc thù về giá trị văn hóa, truyền thống bản địa

Hiện nay, quy mô thị trường sản phẩm hạt Mắc khén đang phát triển mạnh ở khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, nhu cầu của người dân vùng Tây Bắc sử dụng sản phẩm hạt Mắc khén rất nhiều chiếm chủ yếu tổng sản lượng Mắc khén, đối với các đồng bào dân tộc (Thái, H’mông, Kháng, Dao) 100% các hộ gia đình đều sử dụng hạt Mắc khén trong các bữa ăn hàng ngày Bên cạnh thị trường vùng Tây Bắc, thì thị trường sản phẩm Mắc khén ngoài vùng Tây Bắc cũng đang có xu hướng phát triển như ở Thanh Hoá, Nghệ An, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang và các tỉnh Bắc Lào giáp biên giới vùng Tây Bắc Tuy nhiên, hiện nay người dân chủ yếu thu hoạch sản phẩm Mắc khén từ rừng tự nhiên mang về nhà sử dụng hoặc đem ra thị trường tiêu thụ Việc gây trồng cây Mắc khén còn rất nhỏ lẻ, chưa phát triển, các nguyên nhân chủ yếu là: Thông tin về loài cây này còn rất hạn chế, thị trường sản phẩm hạt chưa được nghiên cứu và cập nhật; thiếu các thông tin về đặc điểm lâm học của loài Mắc khén; thiếu hướng dẫn kỹ thuật gây trồng Mắc khén; chưa có mô hình trình diễn trồng Mắc khén để làm cơ sở nhân rộng

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây

trồng và phát triển cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC)) tại Sơn La” là rất

cần thiết vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển loài cây Mắc

khén trở thành hàng hóa ở Sơn La

2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Hoàn thiện kỹ thuật gây trồng, phát triển loài cây Mắc khén đem lại hiệu quả kinh

tế cao và bền vững, góp phần vào việc tăng thu nhập và xói đói, giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1 Về lý luận

- Xác định được các đặc điểm lâm học và giá trị sử dụng cây Mắc Khén tại Sơn La;

Trang 4

- Xác định được các biện pháp kỹ thuật tạo cây con, gây trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có Mắc Khén phân bố tại Sơn La

3.2 Về thực tiễn

Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc Khén tại tỉnh Sơn La

4 Những điểm mới của đề tài

- Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về cây Mắc khén từ các đặc điểm lâm học, nhân giống, gây trồng, thị trường và giá trị sử dụng, chế biến

- Xác định được các đặc điểm hình thái, cấu trúc, tái sinh, phân bố cây Mắc khén tại Sơn La

- Xác định được các biện pháp nhân giống, kỹ thuật gây trồng và các biện pháp sơ chế sản phẩm từ hạt cây Mắc khén

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu: Loài cây Mắc khén

5.2 Phạm vi nghiên cứu

* Về địa lý: 8/11 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La có phân bố cây Mắc khén, cụ

thể là: Thành phố Sơn La, các huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mộc Châu, Bắc Yên, Sông Mã và Mai Sơn

* Về chuyên môn: Một số nội dung không thuộc phạm vi của luận án là: Nghiên

cứu đa dạng về mặt di truyền; các xuất xứ nguyên liệu phục vụ cho công tác nhân giống; hiệu quả kinh tế của người trồng Mắc khén

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới

Tên gọi, phân loại, mô tả hình thái, giải phẫu và vật hậu: Hệ thống phân loại Takhtajan đã phân chi Zanthoxylum thuộc phân họ Rutoideae, bộ Zanthoxyleae; Mạng lưới thông tin về tế bào thực vật đặt chi này trong họ Toddalioideae; một số nghiên cứu trên thế giới cho biết, Mắc khén là loài cây đơn tính khác gốc, rụng lá, gỗ trung bình hoặc lớn, cây có thể cao đến 35m, trên thân và cành có phủ nhiều gai ngắn, đáy rộng, cong, nhọn, thẳng, lá mọc cách, kép lông chim một lần chẵn hoặc lẻ cây Mắc khén ra hoa vào tháng 10, quả chín vào tháng 12 đến tháng giêng năm sau

Giá trị sử dụng: Theo Singh (2004), Chadha (2008), tại Ấn Độ lá, rễ, vỏ cây Mắc khén được sử dụng chống lại bệnh sốt thông thường, sốt rét, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, bệnh hói đầu Theo dân gian Trung Quốc vỏ cây và hạt cây Mắc khén được sử

Trang 5

dụng trong chống các bệnh sốt, khó tiêu, và dịch tả Tại Nêpan chiết suất vỏ, hạt cây Mắc khén tạo ra một số loại thuốc chống nhiễm trùng, thuốc an thần, viêm khớp Den Hertog, W.H and K.F Wiersum (2000), người dân của bộ lạc Bhotiya khi lấy hạt cây Mắc khén làm gia vị cho các món ăn truyền thống Tại Lào, quả Mắc khén được sử dụng như một dạng hạt tiêu, dầu từ hạt được chiết suất làm loại thuốc chống viêm răng, lá có thể được

sử dụng làm hoạt chất lên men của bia rượu Tại Philippin, vỏ cây giã nát, trộn với dầu để xoa bóp ngoài chữa các vết bầm dập, các chỗ đau Người dân Ấn Độ sử dụng quả Mắc khén làm thuốc chữa bệnh ăn khó tiêu, đau dạ dày, kích thích, chữa hen suyễn, viêm phế quản, đau nhức răng, rối loạn nhịp tim và viêm khớp Một số nơi ở đảo Java, người ta lấy quả Mắc khén non để làm gia vị thay ớt và hạt tiêu Người Mianma lại lấy lá non phơi khô làm gia vị trong chế biến thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày Theo Suresh Lalitharani và cộng sự (2010), khi phân tích vỏ cây Mắc khén đã tìm được 15 hợp chất, trong đó có một số chống ô xy hóa và kháng khuẩn tốt

Đặc điểm phân bố, sinh thái: Tại Ấn Độ, cây Mắc khén phân bố ở độ cao từ 1.000

- 2.000m so với mực nước biển Nêpan, Mắc khén phân bố khá rộng ở độ cao từ 1.100 - 2.500m Trung Quốc, cây Mắc khén phân bố ở những vùng cận nhiệt đới Ở Lào, Mắc khén mọc tự nhiên ở độ cao từ 1.000 đến 2.000m Ở miền Bắc của Thái Lan, cây Mắc khén có phạm vi phân bố từ độ cao 800m trở lên

Chọn và nhân giống: Tại Nêpan và Thái Lan, phương pháp nhân giống cây Mắc khén phổ biến là từ hạt

Trồng vả chăm sóc rừng: Peter Hoare (1997), cho biết ở Thái Lan cây Mắc khén được gây trồng tại một số tỉnh của miền Bắc trên đất canh tác nương rẫy Tại Lào, cây Mắc khén được trồng tại vườn nhà hoặc trồng ở các mô hình trang trại cùng với cây Cà phê

Về thị trường: Tại tỉnh Chiang Mai của Thái Lan những người nông dân và người trung gian đưa hoặc thu mua sản phẩm quả Mắc khén từ những huyện ở xa trung tâm để bán cho các nhà cung cấp gia vị

1.2 Trong nước

Tên gọi, phân loại, mô tả hình thái, vật hậu: Có nhiều tác giả cho biết, cây Mắc khén hay còn có tên gọi khác là cây Sẻn hôi, Cóc hôi, Hoàng mộc hôi, Vàng me thuộc chi Hoàng mộc (Zanthoxylum), họ Cam (Rutaceae), bộ Bò hòn (Sapindales) Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Mắc khén có lá mọc cách, lá kép lông chim một lần lẻ hoặc chẵn, cây có gai, hoa thường là đơn tính, khác gốc, lá noãn rời, quả đại kép Theo Đinh Công Hoàng (2011), cây Mắc khén khi nhỏ thì ngọn và cành non có mầu tìm nhạt, mép lá

Trang 6

có răng cưa, thân màu xanh nhạt mang nhiều gai nhỏ, cây non thường có gai nhọn từ gốc tới ngọn

Giá trị sử dụng: Cây Mắc khén chủ yếu mới được một số đồng bào dân tộc thiểu

số sử dụng theo kiểu truyền thống Về mặt y học, theo Phạm Trần Cẩn (2002), hạt Mắc khén tạo ra thuốc để chữa bệnh dạ dày Đỗ Tất Lợi (1991) vỏ, hạt để phòng trừ phong thấp, hoạt huyết và giảm đau Lã Đình Mỡi, Trần Huy Thái (2002), cho biết tinh dầu từ hạt cây Mắc khén được coi là có đặc tính chống viêm gan, giải cảm, sát trùng tốt, có tác dụng diệt ký sinh trùng đường ruột mạnh hơn so với thuốc piperazine

Về phân bố: Theo Phạm Hoàng Hộ, Mắc khén phân bố ở Biên Hòa (2002) và Mai Châu - Hòa Bình Theo Nguyễn Văn Huy (2002, 2003, 2004), Mắc khén thường phân bố

ở kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình và núi cao, kiểu Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi trung bình và núi cao Theo Nguyễn Đăng Hội (2011), khác với các loài cây gỗ rừng, ở Việt Nam cây Mắc khén thuộc loài tiên phong phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ, mức độ chiếu sáng gần với điều kiện khu vực trống trải

Về chọn và nhân giống: Nguyễn Cảnh Sáng (2011), việc chọn cây mẹ lấy giống căn cứ vào 2 chỉ tiêu cơ bản là hình thái bên ngoài và phẩm chất cây Kinh nghiệm từ người dân tộc Thái và H’Mông vùng Tây Bắc nếu hạt được xử lý bằng phương pháp đốt, sau đó ngâm nước nóng và ủ thì tỷ lệ nảy mầm sẽ đạt được khoảng 20 - 25%; theo Lò Văn En (2011), Khi sử dụng phương pháp nhân giống từ hom cành tỷ lệ ra rễ cũng khá thấp

Trồng và chăm sóc rừng: Các tài liệu nghiên cứu về gây trồng và chăm sóc rừng cây Mắc khén ở Việt Nam còn rất hạn chế Theo Nguyễn Thị Thu Hường (2005), người dân tộc Thái ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đưa cây Mắc khén tái sinh dưới rừng

tự nhiên đem về trồng xung quanh đất nương rẫy Cao Đình Sơn và các cộng sự (2010),

đã xây dựng một số mô hình gây trồng cây Mắc khén dưới tán rừng tự nhiên nghèo, nông lâm kết hợp và vườn nhà tại Sơn La

Sơ chế sản phẩm và thị trường: Nguyễn Cảnh Sáng (2011), Quả sau khi thu hái loại bỏ hết tạp chất, ủ thành đống từ 2 - 3 ngày rồi đem ra phơi dưới nắng nhẹ Theo Đinh Công Hoàng (2011), chùm quả Mắc khén sau khi bẻ cành hoặc cắt từ trên cây xuống thì tiến hành cắt cuống quả, phân loại và đựng vào trong bao tải hoặc xọt đựng theo Cao Đình Sơn, Vũ Văn Thuận (2010), quả Mắc khén tươi sau khi thu hoạch sẽ được các hộ gia đình bán cho những người thu mua, thường là những người lái buôn nhỏ tại nhà, bán cho cơ sở thu mua sản phẩm và đối tượng tiêu thụ trực tiếp Tiêu thụ sản phẩm quả Mắc

Trang 7

khén tại vùng Tây Bắc thông qua một số kênh sau: Người dân sử dụng Mắc khén, các quán ăn dân tộc, các cửa hàng làm thịt sấy, các khách du lịch

1.3 Nhận xét và đánh giá chung

- Trên thế giới các công trình nghiên cứu về cây Mắc khén tuy không nhiều nhưng cũng khá đa dạng và toàn diện về các mặt tên gọi, phân loại, giá trị sử dụng, đặc điểm phân bố, sinh thái, chọn và nhân giống cho đến trồng và chăm sóc rừng, sơ chế sản phẩm

và thị trường Những nghiên cứu liên quan đến đặc điểm lâm học của Mắc khén còn khá

ít và tản mạn, chưa có hệ thống, chỉ có một số công trình nghiên cứu ở Lào và Nêpan, nhưng cũng còn rất sơ sài Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên thế giới đã tạo cơ

sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển loài cây này ở các nước trên thế giới trong những năm qua

- Ở nước ta, có thể nói thông tin về loài cây Mắc khén chưa nhiều, chủ yếu về tên gọi, phân loại, mô tả hình thái, giá trị sử dụng, trong đó, các thông tin chủ yếu được trích dẫn từ các tài liệu nước ngoài Các kết quả nghiên cứu rất ít, việc gây trồng chủ yếu

ở quy mô nhỏ mang tính chất thử nghiệm, chưa có quy trình kỹ thuật gây trồng, kể cả từ khâu tạo giống Mặc dù là loài cây đa tác dụng và có giá trị nhưng hiện nay Mắc khén vẫn chưa được phát triển sâu rộng ở Việt Nam do còn thiếu các thông tin, cơ sở khoa học

về chọn và nhân giống, lập địa gây trồng phù hợp, các yêu cầu sinh lý - sinh thái, sinh trưởng, kỹ thuật gây trồng theo các phương thức khác nhau,… Xuất phát từ yêu cầu đó đề

tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén

(Zanthoxylum shetsa (Roxb.) DC)) tại Sơn La” là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học và

thực tiễn

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, cấu trúc, tái sinh cây Mắc

khén tại tỉnh Sơn La

- Nghiên cứu đặc điểm vật hậu cây Mắc khén

- Nghiên cứu giá trị sử dụng của cây Mắc khén

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Mắc khén

- Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén

- Nghiên cứu thị trường và các biện pháp sơ chế các sản phẩm từ hạt cây Mắc khén

- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén bền vững tại Sơn La

Trang 8

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài

- Kế thừa các thông tin và tài liệu đã có: Các tài liệu, số liệu nghiên cứu liên quan

- Cách tiếp cận: Hệ thống, có sự tham gia, theo khu vực và các dân tộc

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1 Phương pháp kế thừa: Các báo cáo, các tài liệu khoa học đã công bố về

cây Mắc khén; số liệu đã có về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình gây trồng, phát triển loài cây Mắc khén, thị trường và những khó khăn, tồn tại cần giải quyết

2.2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, cấu trúc và tái sinh

* Đặc điểm hình thái: Quan sát tại hiện trường, so sánh trên cơ sở các dữ liệu

ngoài thực địa, sau đó giải phẫu trong phòng thí nghiệm, so sánh các mẫu vật thu được lưu giữ qua bộ tiêu bản và hình ảnh, phân tích, tổng hợp

* Đặc điểm phân bố và sinh thái: Tiến hành khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu, từ

đó lập 9 tuyến điều tra xuyên qua các dạng địa hình, các đai cao, các trạng thái rừng, tập trung chủ yếu các khu vực có cây Mắc khén phân bố

* Cấu trúc rừng tự nhiên có cây Mắc khén phân bố:

Điều tra cây gỗ lớn trên các đai cao < 700m, 700 - 1.000m và > 1000m, nơi có Mắc khén phân bố, mỗi đai cao điều tra 3 ÔTC điển hình tạm thời, vị trí các ÔTC được định vị bằng máy GPS, diện tích ÔTC là 2500m2 (50m x 50m), trong ÔTC chia thành mạng lưới 25 ô thứ cấp diện tích 100m2 (10m x10m) Trong các ô thứ cấp xác định tên cây và đo đếm toàn bộ theo các chỉ tiêu: D1,3; Hvn; Hdc; Dt; Lt Vẽ trắc đồ đứng và ngang theo băng 50m x 10m (theo Rollet, 1964)

- Xác định tổ thành loài cây gỗ ưu thế:

Trị số IV được tính theo công thức:

N (cây/ha) = n1 + n2 + … + nn (mật độ lâm phần) G (m2/ha) = Σg1 + Σg2 + … +

Σgn (G là tổng tiết diện d1,3 của các loài trong lâm phần); gi là tiết diện của loài i

- Xác định mối quan hệ của Mắc khén với các loài cây ưu thế trong lâm phần:

( ) ( ) ( ) ( )A ( P( )A )P B ( P( )B )

P

B P A P AB P

1 ).

-( - 1

-

=

Trong đó ρ là hệ số tương quan giữa 2 loài A và B

Gi: + nA là số ÔTC chỉ xuất hiện loài A

+ nB là số ÔTC chỉ xuất hiện loài B + nAB là số ÔTC đồng thời xuất hiện cả loài A và B

Trang 9

+ n là tổng số ÔTC quan sát ngẫu nhiên

Ta có: ( )

n

n B A

P = AB ; ( )

n

nAB n

A

n

nAB n

B

P = B +

* Đặc điểm tái sinh tự nhiên:

Trong mỗi ÔTC thiết lập 30 ô dạng bản (ÔDB) diện tích 4m2 (2m x 2m) Các chỉ tiêu xác định: Loài cây, Hvn, phẩm chất cây, nguồn gốc cây tái sinh Phẩm chất cây tái sinh phân làm 3 cấp: Cây tốt (A), cây trung bình (B), cây xấu (C)

- Mật độ tái sinh được tính theo công thức:

4

30

120 ) /

n ha

cây N

i

Trong đó: ni: là số cây trong ÔDB

- Xác định hệ số tổ thành loài cây tái sinh

Trong đó: A: Hệ số tổ thành cây tái sinh ; m: Số cá thể mỗi loài trong ô tiêu chuẩn ; n: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn

- Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao

Đề tài chia chiều cao theo 4 cấp: Cấp I (H < 1m); Cấp II (1,0 - 2,0m); Cấp III (2,0

- 3,0m); Cấp IV (> 3m) Số cây từng cấp chiều cao được tính như sau:

4

30

120 ) /

n ha

cây N

i

Trong đó: ni là số cây từng cấp trong ÔDB

- Chất lượng cây tái sinh và nguồn gốc tái sinh

4

30

120 ) /

n ha

cây N

2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm vật hậu cây Mắc khén

Chia đai cao khu vực nghiên cứu thành 3 đai: i) < 700m; ii) từ 700 - 1000m và iii)

> 1000m Trên mỗi đai độ cao quan sát 5 cây mẹ Mắc khén trung bình (cây tiêu chuẩn) đại diện cho các cây ở khu vực nghiên cứu, trên mỗi cây mẹ đánh dấu 3 cành tiêu chuẩn trung bình ở 3 vị trí tán: Ngọn, giữa và dưới tán Theo dõi, quan sát trong 3 năm

2.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu giá trị sử dụng của cây Mắc khén

Trang 10

* Nghiên cứu kiến thức bản địa của một số cộng đồng dân tộc thiểu số trong sử dụng các sản phẩm từ cây Mắc khén:

Phương pháp sử dụng là Đánh giá nông thôn có sự tham gia, sử dụng bộ công cụ PRA để phỏng vấn (hộ gia đình, các quán ăn dân tộc, các cửa hàng của người dân tộc thiểu số chế biến có sử dụng gia vị quả Mắc khén)

* Phân tích hoạt tính có trong một số bộ phận cây Mắc khén:

- Tách tinh dầu và phân tích tinh dầu:

+ Phương pháp chưng cất tinh dầu: Bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước

+ Chiết, tách phân tích thành phần hóa học: Bằng máy sắc ký khí - khối phổ liên hợp (GC/MS)

- Phương pháp chiết, tách các chất từ quả:

140 g mẫu quả Mắc khén (ZRS) đã phơi khô và xay nhỏ được ngâm chiết bằng MeOH-H2O (95 :5) ở nhiệt độ phòng, dung môi được cất loại dưới áp suất giảm (45-

500C) thu được cao tổng metanol (ZRSM, 12,8g)

- Thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết :

Hoạt tính kháng sinh với các chủng vi sinh; hoạt tính chống oxy hóa; hoạt tính gây

độc đối với các dòng tế bào ung thư người: KB (ung thư mô biểu bì), HepG2 (ung thư gan), MCF7 (ung thư vú) và Lu (ung thư phổi)

- Xác định cấu trúc : Các cấu tử được tách ra từ các phân đoạn được xác định cấu trúc

hóa học bằng việc kết hợp các phương pháp phổ

2.2.2.5 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Mắc khén

* Một số phẩm chất hạt giống Mắc khén

- Độ thuần của hạt: Độ thuần (độ sạch) của hạt được thí nghiệm ở 3 trạng thái vỏ

quả khác nhau và độ thuần xác định theo công thức:

100 x

=

tra kiÓm mÉu l−îng Khèi

khiÕt tinh h¹t l−îng Khèi (%)

- Khối lượng 1000 hạt: Thí nghiệm được rút ngẫu nhiên với 3 công thức ở 3 đai

độ cao (< 700m, 700 - 1000m, > 1000m), mỗi công thức 1000 hạt:

+ CT1: Khối lượng hạt ở lô vỏ quả còn xanh

+ CT2: Khối lượng hạt ở lô vỏ quả chín

+ CT3: Khối lượng hạt ở lô vỏ quả bắt đầu nứt

- Kiểm nghiệm độ tốt, xấu của hạt:

Hóa chất: Dùng Xanhmetylen 1% Dung lượng mẫu: 100 hạt thuần khiết

- Kiểm nghiệm tỉ lệ nảy mầm: Tỷ lệ nảy mầm là tỉ số % số hạt đã nảy mầm so với

số hạt đem kiểm nghiệm Công thức tính tỉ lệ nảy mầm:

Trang 11

= × 100

N

n

E (2.8)

E -Tỉ lệ nảy mầm (%); n- Số hạt đã nảy mầm; N- Số hạt đem kiểm nghiệm

- Thế nảy mầm của hạt giống: Là tỷ lệ % số hạt nảy mầm trong thời gian đầu

(thường bằng 1/3 thời gian của quá trình nảy mầm) so với tổng số hạt đem kiểm nghiệm Công thức tính thế nảy mầm:

100

m t

N

t : là thế nảy mầm (%)

m : là số hạt nảy mầm trong 1/3 thời gian đầu của quá trình nảy mầm

N: là số hạt đem kiểm nghiệm

* Phương pháp nhân giống từ hạt:

- Phương pháp thu hái quả Mắc khén:

+ Đứng dưới đất, sử dụng sào dài trên đầu có gắn liềm hái để cắt cuống chùm quả Mắc khén

+ Sử dụng thang trèo lên cây, bẻ từng chùm quả hoặc dùng sào trên đầu có gắn liềm hái để cắt cuống chùm quả Mắc khén

- Phương pháp bảo quản quả Mắc khén:

+ Bảo quản lạnh: Hạt Mắc khén sau phơi khô được bảo quản trong điều kiện nhiệt

độ 5 - 100C Đánh giá tỷ lệ nảy mầm:

+) Sau khi chín thu hoạch

+) Sau thời gian bảo quản 6 - 12 tháng

+) Sau thời gian bảo quản 12 - 15 tháng

+ Bảo quản khô: Hạt Mắc khén sau phơi khô được bảo quản trong chum, vại, lọ bịt kín

+) Sau khi chín thu hoạch

+) Sau thời gian bảo quản 3 - 6 tháng

+) Sau thời gian bảo quản 6 - 12 tháng

- Xử lý hạt giống: Áp dụng 5 công thức xử lý hạt giống sau đây:

+ Thí nghiệm 1: Ngâm hạt trong nước lạnh

+ Thí nghiệm 2: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh = 450C-500C )

+ Thí nghiệm 3: Ngâm hạt trong nước nóng (2 sôi, 1 lạnh = 700C- 750C)

+ Thí nghiệm 4: Đốt hạt trực tiếp

+ Thí nghiệm 5: Đốt ủ hạt

Trang 12

* Phương pháp nhân giống từ hom cành:

- Cách bố trí thí nghiệm: Bố trí 4 công thức, mỗi công thức thực hiện với dung lượng mẫu là 30 hom, với 3 lần lặp

+ Công thức 1: Hom giâm sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA nồng độ 0,5% + Công thức 2: Hom giâm sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA nồng độ 1%

+ Công thức 3: Hom giâm sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA nồng độ 1,5% + Công thức 4: Hom giâm không sử dụng thuốc kích ra rễ

* Phương pháp nhân giống cây Mắc khén bằng nuôi cấy mô tế bào:

- Thí nghiệm 1: Tạo mẫu sạch cây Mắc khén in vitro từ chồi thực địa

Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mẫu sống sót/tổng số mẫu cấy; tỷ lệ mẫu nhiễm khuẩn, nấm/ tổng số mẫu cấy Công thức khử trùng tốt nhất sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tổ hợp IBA và BAP đến sự phát triển chồi bên cây Mắc khén Thời gian theo dõi: 2-3 tuần; Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mẫu tạo chồi/tổng số mẫu cấy; tốc độ phát triển chồi; chất lượng chồi

- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi của cây Mắc khén: Thời gian theo dõi: 3-5 tuần; các chỉ tiêu theo dõi: Số chồi được kéo dài/ tổng

số cụm mẫu cấy; kích thước của chồi, chất lượng chồi

- Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Mắc khén

2.2.2.6 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và phát triển Mắc khén

- Nghiên cứu chế độ bón phân (Bón lót) cho cây Mắc khén:

Công thức 1: Bón lót NPK 50 gam/hố

Công thức 2: Bón lót NPK 100 gam/hố

Công thức 3: Bón lót NPK 150 gam/hố

Công thức 4: Đối chứng, không bón phân

- Các phương thức trồng cây Mắc khén: Bố trí 3 phương thức trồng:

Công thức 1: Trồng thuần loài

Công thức 2: Trồng xen cây Cà phê

Công thức 3: Trồng phân tán trong vườn rừng

- Nghiên cứu phương thức làm giàu rừng bằng cây Mắc khén:

+ Làm giàu rừng theo rạch

+ Làm giàu rừng theo đám

Trang 13

- Phương pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có phân bố cây Mắc khén: Không tác động; phát luỗng dây leo, cây bụi; vừa phát luỗng, vừa trồng bổ sung 2.2.2.7 Nghiên cứu về thị trường và sơ chế các sản phẩm từ hạt cây Mắc khén

- Thị trường: Phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm Mắc khén thông qua điều tra

khảo sát các đối tượng có liên quan

Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần được tính theo các công thức sau:

Trong đó: VA: Giá trị gia tăng; NVA: Giá trị gia tăng thuần; GO: Giá sản xuất; IC: Chi phí trung gian; C1: Khấu hao tài sản cố định

- Về tổ chức sản xuất: Từ thu hoạch, thu mua, sơ chế

- Tiêu thụ sản phẩm: Marketing, hệ thống bán buôn, bán lẻ,

2.2.2.8 Phương pháp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng, phát triển cây Mắc khén bền vững tại tỉnh Sơn La

- Phân tích SWOT: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

- Dựa trên các kết quả nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiệm đã có

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, cấu trúc và tái sinh cây Mắc khén tại tỉnh Sơn La

4.1.1 Đặc điểm hình thái

Thân cây Mắc khén phía trên gốc hình trụ tròn, phía gốc thân có múi tạo thành đế,

lá kép lông chim một lần lẻ, mỗi cành lá mang từ 5 - 9 đôi lá chét, phiến lá chét hình trái xoan dày, hoa đơn tính khác gốc, quả nang hình cầu, đường kính trung bình từ 0,3 - 0,4cm, hạt Mắc khén hình bầu dục

4.1.2 Phân bố tự nhiên của cây Mắc khén

Cây Mắc khén phân bố khá rộng nhưng không liên tục về vĩ độ, kinh độ và độ cao Theo vĩ độ, phân bố từ vĩ độ 20051’45’’N (Mộc Châu) đến vĩ độ 21055’N (Thuận Châu); theo kinh độ, Mắc khén phân bố từ 103007’E (Bắc Yên) đến 104020' E (Mường La) Độ cao Mắc khén phân bố từ 500m (Quỳnh Nhai) đến 1.500m (Mộc Châu); địa hình có phân

bố Mắc khén dốc, độ dốc từ 150- 380 Mắc khén phân bố ở các kiểu thảm thực vật thường xanh, trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng phục hồi sau nương rẫy

4.1.3 Đặc điểm sinh thái

4.1.3.1 Chế độ khí hậu

Ngày đăng: 15/07/2014, 15:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1: Tóm tắt đặc điểm khí hậu khu vực Mắc khén phân bố - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) tại Sơn La (tóm tắt)
Bảng 4.1 Tóm tắt đặc điểm khí hậu khu vực Mắc khén phân bố (Trang 14)
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại Sơn La - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) tại Sơn La (tóm tắt)
Hình 4.1 Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại Sơn La (Trang 15)
Bảng 4.2: Quan hệ giữa các pha vật hậu loài Mắc khén với các yếu tố môi trường sống - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) tại Sơn La (tóm tắt)
Bảng 4.2 Quan hệ giữa các pha vật hậu loài Mắc khén với các yếu tố môi trường sống (Trang 16)
Bảng 4.4: Sinh trưởng của cây Mắc khén trong các phương thức làm giàu rừng - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) tại Sơn La (tóm tắt)
Bảng 4.4 Sinh trưởng của cây Mắc khén trong các phương thức làm giàu rừng (Trang 20)
Hình 4.2: Sơ đồ các kênh lưu thông trực tuyến sản phẩm hạt Mắc khén - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) tại Sơn La (tóm tắt)
Hình 4.2 Sơ đồ các kênh lưu thông trực tuyến sản phẩm hạt Mắc khén (Trang 21)
Hình 4.4: Quy trình chế biến hạt Mắc khén - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) tại Sơn La (tóm tắt)
Hình 4.4 Quy trình chế biến hạt Mắc khén (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w