Lý thuyết về chất lượng sản phẩm – Áp dụng vào mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

30 603 0
Lý thuyết về chất lượng sản phẩm – Áp dụng vào mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ, và là thị trường có dân số đông, sức mua lớn. Đây là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn đối với Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản liên tục tăng qua các năm. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu là hàng may mặc, thủy hải sản, đồ gỗ,… Số lượng xuất khẩu hàng hóa nhiều nhưng thị phần Việt Nam mới chỉ chiếm 1,19% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thị trường Nhật, (Nguồn: Tổng cục thủy sản năm 2011). Đây được xem là thị trường có nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt từ khi Hiệp định thương mại Việt – Nhật (VietnamJapan Economic Partnership Agreement VJEPA) có hiệu lực vào ngày 01102009 tạo động lực mạnh mẽ , khoảng 86% sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi, trong đó tôm được giảm thuế nhập khẩu xuống còn 1 – 2% ngay thời điểm VJEPA có hiệu lực. Có thể xem Nhật là thị trường truyền thống của các mặt hàng thủy sản Việt Nam, vì vậy bên cạnh việc tìm cách nâng cao sản lượng xuất khẩu thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng rất khắt khe của Nhật là điều bắt buộc đối với các sản phẩm thủy sản. Năm 2010, Bộ Y tế , Lao động và An sinh Xã hội nước này cảnh báo dư lượng kháng sinh trong mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã vượt mức cho phép. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tìm ra phương hướng giải quyết cho vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này. Chính vì lý do trên, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Lý thuyết về chất lượng sản phẩm – Áp dụng vào mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản” để nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời tìm ra hướng đi để nâng cao chất lượng của mặt hàng này. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nhằm mục đích phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, chỉ ra các rào cản kỹ thuật yêu cầu của Nhật Bản đối với thủy sản Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những rủi ro trong việc nuôi trồng và chế biến xuất khẩu nhằm mục tiêu đẩy mạnh việc xuất khẩu sang thị trường Nhật. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Để tiến hành viết nghiên cứu, nhóm nghiên cứ u đã dựa vào kết quả báo cáo của Tổng cục Thủy sản Việt Nam để điều tra trên diện rộng các doanh nghiệp xuất khẩu thủyhải sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp là số liệu thu thập từ báo cáo kết quả của Tổng cục thủy sản điều tra trên diện rộng cả nước Việt Nam ở các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Vũng Tàu, TP. HCM, và 13 tỉnh miền Nam. Số liệu được thống kê từ các lô hàng xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang thị trường Nhật từ năm 2008 đến 2010. Phương pháp phân tích: Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh số bình quân để thấy sự thay đổi số liệu tăng giảm qua các năm. Căn cứ trên số liệu này, nghiên cứu dựa vào tình hình thực tế của các doanh nghiệp xuất khẩu để tìm ra những rào cản kỹ thuật mà hàng hóa Việt Nam đang gặp phải. Đồng thời nghiên cứu dựa trên các chính sách, hiệp định Việt Nam – Nhật Bản đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam vào thị trường nước Nhật. 5. Bố cục của đề tài Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, đề tài được chia làm 3 chương với nội dung như sau: Chương I: Lý thuyết về chất lượng sản phẩm Chương II: Chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những năm qua Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ, và là thị trường có dân số đông, sức mua lớn. Đây là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn đối với Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản liên tục tăng qua các năm. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu là hàng may mặc, thủy - hải sản, đồ gỗ,… Số lượng xuất khẩu hàng hóa nhiều nhưng thị phần Việt Nam mới chỉ chiếm 1,19% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thị trường Nhật, (Nguồn: Tổng cục thủy sản năm 2011). Đây được xem là thị trường có nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt từ khi Hiệp định thương mại Việt – Nhật (Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement - VJEPA) có hiệu lực vào ngày 01/10/2009 tạo động lực mạnh mẽ , khoảng 86% sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi, trong đó tôm được giảm thuế nhập khẩu xuống còn 1 – 2% ngay thời điểm VJEPA có hiệu lực. Có thể xem Nhật là thị trường truyền thống của các mặt hàng thủy sản Việt Nam, vì vậy bên cạnh việc tìm cách nâng cao sản lượng xuất khẩu thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng rất khắt khe của Nhật là điều bắt buộc đối với các sản phẩm thủy sản. Năm 2010, Bộ Y tế , Lao động và An sinh Xã hội nước này cảnh báo dư lượng kháng sinh trong mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã vượt mức cho phép. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tìm ra phương hướng giải quyết cho vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này. Chính vì lý do trên, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Lý thuyết về chất lượng sản phẩm – Áp dụng vào mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản” để nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời tìm ra hướng đi để nâng cao chất lượng của mặt hàng này. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nhằm mục đích phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, chỉ ra các rào cản kỹ thuật yêu cầu của Nhật Bản đối với thủy sản Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những rủi ro trong việc nuôi trồng và chế biến 1 xuất khẩu nhằm mục tiêu đẩy mạnh việc xuất khẩu sang thị trường Nhật. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Để tiến hành viết nghiên cứu, nhóm nghiên cứ u đã dựa vào kết quả báo cáo của Tổng cục Thủy sản Việt Nam để điều tra trên diện rộng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy- hải sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: - Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp là số liệu thu thập từ báo cáo kết quả của Tổng cục thủy sản điều tra trên diện rộng cả nước Việt Nam ở các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Vũng Tàu, TP. HCM, và 13 tỉnh miền Nam. Số liệu được thống kê từ các lô hàng xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang thị trường Nhật từ năm 2008 đến 2010. - Phương pháp phân tích: Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh số bình quân để thấy sự thay đổi số liệu tăng giảm qua các năm. Căn cứ trên số liệu này, nghiên cứu dựa vào tình hình thực tế của các doanh nghiệp xuất khẩu để tìm ra những rào cản kỹ thuật mà hàng hóa Việt Nam đang gặp phải. Đồng thời nghiên cứu dựa trên các chính sách, hiệp định Việt Nam – Nhật Bản đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam vào thị trường nước Nhật. 5. Bố cục của đề tài Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, đề tài được chia làm 3 chương với nội dung như sau: Chương I: Lý thuyết về chất lượng sản phẩm Chương II: Chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những năm qua Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 2 CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1.1. Khái niệm cơ bản về chất lượng sản phẩm 1.1.1. Định nghĩa Chất lượng là một khái niệm quen thuộc với loài người ngay từ thời cổ đại, tuy nhiên đây cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy theo từng đối tượng sử dụng, từ “Chất lượng” có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các quy định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Dưới quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm phải thể hiện các khía cạnh sau: - Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó. - Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí. Người tiêu dùng không chấp nhận mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào. - Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng người, từng địa phương. Do con người và các nền văn hóa trên thế giới khác nhau nên cách hiểu của họ về chất lượng và đảm bảo chất lượng của họ cũng khác nhau, và sẽ luôn luôn thay đổi. Tổ chức Quốc tế và Tiêu chuẩn hóa ISO trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Sự phù hợp này phải được thể hiện trên cả 3 phương diện, mà ta có thể gọi tóm tắt là 3P, đó là: Performance/Perfectibility: hiệu năng, khả năng hoàn thiện; Price: giá thỏa mãn nhu cầu; Punctuallity: đúng thời điểm. Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh 3 giá chất lượng cao hay thấp phải dựa trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 1.1.2.1. Các yếu tố bên ngoài * Thị trường Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: Cung, cầu, giá cả, quy mô thị trường, cạnh tranh Chất lượng sản phẩm luôn gắn liền với sự vận động và biến đổi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác định được khách hàng của mình là đối tượng nào? Quy mô ra sao? và tiêu thụ ở mức như thế nào? Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược sản phẩm, kế hoạch sản xuất để có thể đưa ra những sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý với nhu cầu và khả năng tiêu dùng ở những thời điểm nhất định. Bởi vì sản phẩm có chất lượng cao không phải lúc nào cũng tiêu thụ nhanh và ngược lại chất lượng có thể không cao nhưng người tiêu dùng lịa mua chúng nhiều. Điều này có thể do giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau là khác nhau, hoặc sự tiêu dùng mang tính thời điểm. Điều này được phản ánh rõ nét nhất với các sản phẩm mốt hoặc những sản phẩm sản xuât theo mùa vụ. Thông thường, khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao, người ta chưa quan tâm nhiều tới mặt xã hội của sản phẩm. Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng cũng tăng theo. Đôi khi họ chấp nhận mua sản phẩm với giá cao tới rất cao để có thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình. 4 Chính vì vậy, các doanh nghiệp không chỉ phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn phải quan tâm tới khía cạnh tẩm mỹ, an toàn và kinh tế của người tiêu dùng khi tiêu thụ sản phẩm. * Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Ngày nay, không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào không gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Trong vài thập kỷ trở lại đây, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước đột phá quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực mới: Tự động hoá, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, robot đã tại ra những thay đổi to lớn trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc quản lý, khai thác và vận hành công nghệ có hiệu quả cao. Bởi vì, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì thời gian để chếtạo công nghệ mới thay thế công nghệ cũ dần dần được rút ngắn lại. Sự ra đời của một công nghệ mới thường đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm cao hơn, hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, đào tạo nhân lực để thích ứng với sự thay đổi liên tục của khoa học công nghệ không thể ngày một ngày hai mà phải có thời gian. Đây cũng là những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng không nhiều. * Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước Cơ chế chính sách của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Việc ban hành các hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các quy định về sản phẩm đạt chất lượng, xử lý nghiêm việc sản xuất hàng giả, hành kém chất lượng, không bảo đảm an toàn vệ sinh, thuế quan, các chính sách ưu đãi cho đầu tư đổi mới công nghệ là những nhân tố hết sức 5 quan trọng, tạo động lực phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Rõ ràng, các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt phải kể đến là cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước. Cơ chế quản lý vừa là môi trường, vừa là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. * Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt dới, nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam. Nó tác động tới các đặc tính cơ lý hoá của sản phẩm, làm giảm đi chất lượng của sản phẩm, của hàng hoá trong quá trình sản xuất cũng như trong trao đổi, lưu thông và tiêu dùng. Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão, sét ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các, nguyên vật liệu dự trữ tại các kho tàng, bến bãi. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành các thiết bị, máy móc, đặc biệt đối với các thiết bị, máy móc hoạt động ngoài trời. Khí hậu, nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho côn trùng, vi sinh vật hoạt động làm cho sản phẩm bị phân huỷ, nấm mốc, thối rữa ảnh hưởng tới hình thức và chất lượng của sản phẩm. Điều này dễ dàng gặp ở các sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp,ngư nghiệp. * Văn minh và thói quen tiêu dùng Trình độ văn hoá, thói quen và sở thích tiêu dùng của mỗi người là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố tác động như: Thu nhập, trình độ học vấn, môi trường sống, phong tục, tập quán tiêu dùng của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, phân đoạn thị trường theo các tiêu thức lựa 6 chọn khác nhau trên cơ sở các nhân tố ảnh hưỏng để xác định các đối tượng mà sản phẩm mình phục vụ với chất lượng đáp ứng phù hợp với từng nhóm khách hàng riêng biệt. Tuy nhiên, khi kinh tế càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao thì văn minh và thói quen tiêu dùng cùng đòi hỏi ở mức cao hơn. Vì thế, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được xu hướng đó, hoàn thiện và nâng cảo sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng. 1.1.2.2. Các yếu tố bên trong Đây là nhân tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, do vậy để đảm bảo việc nâng cao chất lượng sản phẩm có hiệu quả thì doanh nghiệp phải quản lý các nhân tố này. * Các yếu tố nguyên vật liệu Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm vì nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào cấu thành sản phẩm. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng (theo yêu cầu của thị trường, thiết kế…) thì nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng. Mỗi sản phẩm được tạo ra từ những nguyên vật liệu khác nhau, vì vậy chủng loại, cơ cấu tính đồng bộ của chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó doanh nghiệp còn kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu khi mua nhập kho trước khi sử dụng, đảm bảo đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng kỳ hạn, có như vậy sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch chất lượng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm đặc biệt đến khâu dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu, tránh không để cho nguyên vật liệu xuống cấp. Ngoài ra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập được hệ thống cung ứng nguyên vật liệu trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài hiểu biết tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng. * Nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ, thiết bị 7 Nếu yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất và chất lượng sản phẩm thì nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ thiết bị lại có tầm quan trọng đặc biệt quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất hàng hoá, người ta sử dụng và phối trộn nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau về thành phẩm, tính chất, công dụng. Nắm vững được đặc tính của nguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết song trong quá trình chế tạo, việc theo dõi, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn là điều quan trọng để mở rộng mặt hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định đúng đắn các chế độ gia công để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Quá trình công nghệ là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều hoặc bổ xung, cải thiện nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng sao cho phù hợp với công dụng của sản phẩm. Vì vậy, nó có ảnh hưởng lớn quyết định đến chất lượng sản phẩm. Ngoài yếu tố kỹ thuật công nghệ cần phải chú ý đến việc lựa chọn thiết bị, khi kỹ thuật và công nghệ được đổi mới nhưng thiết bị cũ kỹ thì không thể nào nâng cao được chất lượng sản phẩm. Hay nói cách khác, nhóm yếu tố kỹ thuật – công nghệ – thiết bị có mối quan hệ khá chặt chẽ, không chỉ góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, đa dạng hoá chủng loại nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. * Nhóm yếu tố phương pháp tổ chức quản lý Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Các chuyên gia quản lý chất lượng đồng tình cho rằng trong thực tế có 80% những vấn đề chất lượng là do quản trị gây ra. Vì vậy nói đến quản trị chất lượng ngày nay trước hết người ta cho rằng đó là chất lượng của quản trị. 8 Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, kỹ thuật – công nghệ thiết bị và người lao động dù có ở trình độ cao nhưng không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, giữa các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao được. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độ của cán bộ quản lý, khả năng xây dựng chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng, Ngày nay, các Công ty phải nhận thấy được chất lượng sản phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng thuộc trách nhiệm của toàn bộ Công ty chứ không thể phó mặc cho các nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc một cá nhân nào được. * Nhóm yếu tố con người Dù cho sản xuất có được tự động hoá thì con người vẫn là yếu tố quyết định đến chất lượng hàng hoá dịch vụ. Trong chế tạo có thể tự động nhưng còn bao nhiêu công việc máy móc chưa thay thế được con người. Nghiên cứu nhu cầu, ý đồ thiết kế sản phẩm (sáng tạo trong thiết kế), tổ chức sản xuất, tổ chức bán hàng. Doanh nghiệp phải biết tạo nên một tập thể lao động có trình độ chuyên môn giỏi, có tay nghề thành thạo, khéo léo, nắm vững quy trình sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị, có kiến thức quản lý, có khă năng sáng tạo cao. Cần có những chương trình đào tạo huấn luyện người lao động thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm một cách tự nguyện chứ không phải bắt buộc, để từ đó mới phát huy được chất lượng công việc và tính chất quyết định đối với chất lượng hàng hoá dịch vụ. Tóm lại, sự phân chia các yếu tố trên chỉ là tương đối nhưng tất cả lại nằm trong một thể thống nhất và trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. 1.1.2. Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm 9 Chất lượng của một sản phẩm bất kỳ nào cũng được hình thành qua nhiều quá trình theo một trật tự nhất định. Tuy nhiên quá trình hình thành chất lượng sản phẩm xuất phát từ thị trường, trong một chu trình khép kín, vòng sau của chất lượng sẽ hoàn chỉnh hơn. Vòng tròn chất lượng (chu trình hình thành chất lượng sản phẩm) của ISO 9004 – 1987 và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5204 – 90 được chia thành 2 phân hệ : sản xuất và tiêu dùng, chu trình này được thể hiện trong sơ đồ sau: Quá trình 1: Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng, mục tiêu kinh tế cần đạt được. Quá trình 2: Nghiên cứu thiết kế, triển khai thiết kế, xây dựng quy định chất lượng sản phẩm, xác định nguồn nguyên vật liệu, nơi tiêu thụ sản phẩm. 10 [...]... giá trị thị trường nhập khẩu thủy sản Nhật Bản năm 2010 (Nguồn: Vasep, 2010) 2.1.1 Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Từ những ngày đầu tiên phát triển của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Nhật Bản là thị trường truyền thống và bền vững Sáu tháng cuối năm 2010, Việt Nam xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ với số lượng lớn, vì thế Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3 sau Mỹ và EU về giá... thực hiện 16 CHƯƠNG II: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Từ năm 1970 đến này, Nhật Bản luôn là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, kế đế n là Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Trung Quốc Trong những năm gần đây, giá trị nhập khẩu thủy sản khoảng 14 đến 15 tỷ USD/năm... giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa có thỏa thuận về kiểm dịch hàng thủy sản, vấn đề dư lượng kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn chưa được khắc phục triệt để nên vẫn có nguy cơ Nhật Bản dựng lên các hàng rào kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam Để khắc phục tình trạng này nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam cần... khẩu ở các thị trường khác, từ các sản phẩm sơ chế có giá trị thấp, sang các sản phẩm chế biến có giá trị cao hơn 2.1.2 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Tôm luôn là mặt hàng quan trọng, có giá trị lớn trong các sản phẩn thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Năm 2010, Việt Nam xuất sang Nhật 62.614 tấn tôm, trị giá trên 581 triệu USD tăng 16% về giá trị Nhật chiếm 27,6%... động được nguồn nguyên liệu đầu vào, nên các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro liên quan đến đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu 23 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MẶT HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 3.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Trên phương diện lý luận, chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố quan... ứng Việt Nam với những khách hàng Nhật bắt buộc phải thông qua các nhà thầu nhập khẩu 2.2 Vấn đề chất lượng của mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Nhật Bản có những quy định rấ t khắt khe không chỉ về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, đây là một trong những rào cản kỹ thuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thủy sản của. .. 191,8 ( Nguồn: JFTA/INFOFISH, 2011 ) Mặt hàng nhuyễn thể chủ yếu là mực và bạch tuộc, nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam vào thị trường Nhật Năm 2010, Việt Nam xuất 18.751 tấn, trị giá 113,7 triệu USD, chiếm 23% tổng giá trị nhuyễn thể xuất khẩu của Việt Nam Nhóm mặt hàng này xuất khẩu rất được ưa chuộng nhưng khối lượng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào sản lượng khai thác theo mùa vụ trong năm... chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sản nhập khẩu Giai đoạn này khá nhiều lô hàng thủy sản, nhất là tôm đông lạnh và các loại hải sản Việt Nam bị nhiễm dư lượng Chloramphenicol, Nitrofuran… Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật, với kim ngạch đạt 800 triệu USD năm 2009 Sản phẩm Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là tôm và các... 2010, Việt Nam xuất khẩu 898 triệu USD các sản phẩm, tăng 18,7% so với năm 2009 Việt Nam cũng là nhà cung cấp tôm đông lạnh lớn với 21% thị phần, cá phile đông lạnh lớn thứ 8 chiếm 2,77% thị phần của thị trường Nhật Bản (Nguồn: VASEP, 2010) Có thể thấy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật có sự chuyển biến khá tốt qua các năm, tương đồng với sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ở các thị. .. lượng thực tế: Chất lượng thực tế của sản phẩm là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố chi phối, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương pháp quản lý - Chất lượng cho phép: Chất lượng cho phép là mức độ cho phép về độ lệch các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm giữa chất lượng thực với chất lượng chuẩn Chất lượng cho phép của sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện kinh . tích để phục vụ cho việc ra quyết định và cải tiến-nâng cao chất lượng. 1.2.3. Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 Bộ tiêu chuẩn ISO-9000, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành năm 1987, nhằm. ISO-9000 là tập hợp những kinh nghiệm quản lý chất lượng đã được thực thi tại nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển. Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 bao gồm các hệ thống tiêu chuẩn sau đây: * ISO-9001 Đây. với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt từ khi Hiệp định thương mại Việt – Nhật (Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement - VJEPA) có hiệu lực vào ngày 01/10/2009 tạo động lực mạnh mẽ

Ngày đăng: 14/07/2014, 16:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan