Nâng cao việc kiểm soát chất lượng hàng thủy sản

Một phần của tài liệu Lý thuyết về chất lượng sản phẩm – Áp dụng vào mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Trang 25 - 26)

Sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam hiện còn yếu: Xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp. Để nâng cao sức cạnh tranh chất lượng hàng thủy sản cần phải thực hiện tốt những công tác sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối

với sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp như: Xây dựng tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn kết hợp tăng cường kiểm soát các cơ sở chế biến; triển khai đồng bộ các tiêu chuẩn quy định quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định hoá

chất và chế phẩm được phép sử dụng. Có chế tài xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm; xây dựng các quy định về xuất xứ nguyên liệu gắn với vùng nuôi thuỷ sản.

Thứ hai, đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến thủy sản. Theo các doanh nghiệp

nhập khẩu và các tập đoàn phân phối nước ngoài, hàng thủy sản Việt Nam vẫn là một trong những mặt hàng được ưa chuộng trong bữa ăn của người tiêu dùng trên thế giới. Xu hướng nhập khẩu hàng thủy sản ngày càng lớn với yêu cầu cao về kiểm tra chất lượng. Vì vậy, như VASEP kiến nghị, cần phải xử lý an toàn thực phẩm thủy sản từ gốc. Việc quy hoạch thủy sản phải gắn với quy hoạch môi trường trong các hệ canh tác. Tập trung giải quyết vấn đề chất lượng nước, xử lý chất thải và quản lý dịch vụ tổng hợp từ thức ăn, con giống, nhà sản xuất thuốc và mua bán kinh doanh thuốc trị bệnh. Các doanh nghiệp phải ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật nuôi trồng, về giống, hướng dẫn ngư dân về kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch.

Thứ ba, tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến, đồng bộ là

rất cần thiết góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam.

Bảo vệ môi trường trong phát triển nuôi trồng thủy sản là vấn đề cực kỳ quan trọng cần được giải quyết từ vấn đề quy hoạch sản xuất, phương thức canh tác gắn liền với tiêu thụ. Trong đó cần nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, như bảo đảm cung ứng 100% nhu cầu giống chất lượng cao, sạch bệnh, phù hợp với các vùng sinh thái cho các đối tượng nuôi trồng chủ lực... và vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Cần bắt buộc hoặc xử phạt nặng các cơ sở, chủ trang trại, doanh nghiệp vi phạm... buộc họ triệt để tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, bảo đảm sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên nhằm phát triển mạnh và bền vững ngành thủy sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu Lý thuyết về chất lượng sản phẩm – Áp dụng vào mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Trang 25 - 26)