skkn một số biện pháp chỉ đạo thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học

36 2.9K 17
skkn một số biện pháp chỉ đạo thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC I. TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC II. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta biết rằng kĩ năng sống là nhân tố quan trọng để con người vươn lên gặt hái thành công. Tuy nhiên kĩ năng sống không phải tự nhiên mà có. Kĩ năng sống là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện bản thân mỗi con người. Ở tất cả các bậc học, giáo dục kĩ năng sống đều cần phải được quan tâm giáo dục, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là giúp trẻ rèn luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; giúp trẻ có khả năng bảo vệ, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Kĩ năng sống còn giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với các tình huống. Nó giúp trẻ có cách thức tích cực để đối phó với những thách thức trong cuộc sống. Từ năm học 2007-2008, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ đã phát động toàn ngành hưởng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Trong đó giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được ngành đặc biệt quan tâm. Là Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi luôn mong muốn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục thiết thực đối với các em học sinh. Kĩ năng sống là một trong những nội dung tôi đã trăn trở rất nhiều và càng quan tâm hơn khi được dự lớp tập huấn "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tại Phòng Giáo dục và Đào tạo vào ngày 29 tháng 3 năm 2011. Từ những nội dung tập huấn rất cụ thể về công tác "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và nhất là những nội dung về rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh do thầy giáo Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo; tôi rất tâm đắc và từ chỗ hưởng ứng phong trào một cách thụ động, từ năm học 2010 - 2011, tôi đã hưởng ứng một cách chủ động và có nhiều biện pháp tích cực xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng và đạt kết quả khá cao. Chính vì thế nên tôi chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học". Đề tài này được áp dụng trong phạm vi Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ và được thực hiện từ năm học 2010 - 2011 đến nay III. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chúng ta đã biết: Bốn trụ cột giáo dục của UNESCO thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sống. Theo UNESCO, kĩ năng sống gắn với 4 tru cột của giáo dục đó là: - Học để biết: gồm các kĩ năng tư duy như là phê phán, sáng tạo, quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả, - Họcđể làm: gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đạt mục tiêu, - Học để cùng chung sống: gồm kĩ năng giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, - Học để làm người: gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, kiên đinh, Từ quan điểm này, Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 đã xác định nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, bao gồm ba nội dung sau: - Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quan và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. - Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011, 2011- 2012, 2012 - 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng GD&ĐT Tam Kỳ nêu rõ: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chú trọng các hoạt động: - Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. - Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên. - Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn để học sinh chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Từ năm học 2007-2008, hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” do các cấp phát động, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung mà trường tôi đặc biệt quan tâm. Tôi đã đã xây dựng kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo giáo viên toàn trường thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học học sinh làm trung tâm phát huy tối đa trí lực và khả năng chiếm lĩnh kiến thức của các em. Đặc biệt, tôi luôn lưu ý giáo viên quan tâm đến việc tích hợp giáo dục một số kĩ năng cần thiết cho các em trong các tiết học: kỹ năng giao tiếp, phối hợp làm việc với nhau theo nhóm, Đối với Ban Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi cũng đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động để tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho các em như: Sinh hoạt ngoại khóa chào mừng các ngày lễ lớn trong năm; Tổ chức truyền thông về giữ gìn sức khỏe và vệ sinh môi trường; Múa hát tập thể; Thi kể chuyện theo sách; Giao lưu Olympic tiếng Anh, Theo dõi các em thông qua các hoạt động tại trường, tôi nhận thấy rằng một số em cũng đã dần hình thành cho mình một số kĩ năng cơ bản như biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, làm việc theo nhóm, tham gia các hoạt động tập thể tại trường Tuy nhiên khi đưa các em đi tham gia các hoạt động giao lưu với học sinh các trường trên địa bàn thành phố và tham quan, học tập ở những khu Di tích Lịch sử, Văn hóa địa phương tôi lại nhận ra rằng học sinh mình chưa thành thạo lắm một số kĩ năng cần thiết như: tự tin tham gia giao lưu trước tập thể, giữ vệ sinh nơi công cộng, lên xuống xe an toàn, xử lí các tình huống bất ngờ, Các em chưa mạnh dạn, tự tin nơi đông người. Khi tham gia các hoạt động cấp thành phố, được người dẫn chương trình mời hát hoặc giao lưu với khán giả, các em chưa dám xung phong. Nếu được mời tham gia thì các em nói chưa trôi chảy, Đến các nơi công cộng một số em chưa thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh chung. Ăn bánh hoặc uống nước xong các em vứt ngay vỏ dưới chân mình. Đến tham quan tại khu các Di tích Lịch sử Văn hóa địa phương, các em còn hay sờ tay vào hiện vật được trưng bày Là trường có gần 90% học sinh bán trú. Các em đến và ở lại trường từ 7 giờ đến 17giờ. Việc học tập, sinh hoạt, ăn nghỉ buổi trưa tại trường của các em đã được thầy cô giáo và nhân viên nhà trường hướng dẫn, giúp đỡ tận tình. Qua theo dõi, tôi nhận thấy đa số các em đã biết tự phục vụ, chăm sóc bản thân mình (vệ sinh cá nhân, ăn uống ). Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa thực hiện tốt được việc này. Với thực tiễn như trên, là người người cán bộ quản lý nhà trường, tôi đã có nhiều trăn trở, suy nghĩ tìm các biện pháp khắc phục bằng cách nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp để giúp các em có được một số kĩ năng sống cần thiết nhằm phát triển toàn diện bản thân đồng thời góp phần hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Từ thực tiễn nêu trên, tôi đã cùng bàn bạc, tham mưu với Hiệu trưởng và tiến hành một số biện pháp như sau : 1. Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Xác định việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, thầy cô chính là cầu nối trung gian giữa nhà trường và gia đình học sinh. Vì vậy, tôi đã triển khai, quán triệt lại trong hội đồng sư phạm các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam Kỳ về những nội dung và hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Qua việc giới thiệu 5 nội dung của phong trào này, chúng tôi đã cung cấp, phân tích cho cán bộ giáo viên một số khái niệm về kĩ năng sống, các loại kĩ năng sống và sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đó là : - Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kĩ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu và thác thức của cuộc sống. - Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì trạng thái khỏe mạnh về tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. - Kĩ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi tâm lý xã hội này. - Cũng theo WHO, kĩ năng sống được chia thành 2 loại là kĩ năng tâm lý xã hội và kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết. Tôi đã nhấn mạnh với các thầy cô giáo sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giúp trẻ có cơ hội rèn luyện thói quen, biết cách đối diện và đương đầu, vượt qua những khó khăn, thử thách trong học tập cũng như trong mọi hoạt động khác. Giúp trẻ rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tin vào bản thân, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng diễn đạt, thuyết phục, hình thành lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, tương thân tương ái, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp mỗi người đạt được thành công trong đời. Và vì sao cần phải giáo dục ki năng sống cho học sinh tiểu học? Đó là : - Giáo dục kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân. - Giáo dục kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội - Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước. Tôi cũng đã lưu ý với các thầy cô giáo việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của thầy giáo, cô giáo. Vì vậy chúng tôi cũng đã xác định với các thầy cô giáo : Muốn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy giáo, cô giáo phải giáo dục cho học sinh bằng sự nêu gương. Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu trong ứng xử, trong công việc …. Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng về học tập và rèn luyện cho học sinh noi theo. Để thực hiện được việc này, tôi đã xây dựng kế hoạch tham mưu cho Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của nhà trường phát động toàn thể nhà giáo, người lao động của trưởng hưởng ứng tích cực cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" do ngành phát động bằng việc đăng ký những nội dung học tập cụ thể. Chúng tôi cũng đã tổ chức cho các tổ chuyên môn theo dõi , đánh giá, góp ý cụ thể từng thành viên của tổ mình để kịp thời giúp nhau khắc phục kịp thời những tồn tại của bản thân. 2. Lựa chọn những kĩ năng thiết yếu, phù hợp với lứa tuổi để tổ chức rèn luyện cho học sinh Như tôi đã nêu trong biện pháp 1, kĩ năng sống của con người thì rất đa dạng. Vì vậy, để tập trung thực hiện có hiệu quả việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, việc làm đầu tiên là tôi lựa chọn một số kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với thực tế của học sinh mình để tổ chức rèn luyện chứ không thực hiện dàn trải. Qua theo dõi và lập phiếu khảo sát, tôi đã chọn ra một số kĩ năng cần tập trung đó là: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm; kĩ năng chia sẻ, cảm thông; kĩ năng làm các công việc lao động đơn giản; kĩ năng thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng; kĩ năng tham gia giao thông an toàn; kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích. Và tôi tiến hành lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với từng kĩ năng. 3. Tổ chức thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học Xác định “ Đổi mới phương pháp dạy học – Rèn kĩ năng sống cho học sinh ” là một trong những mục tiêu lớn mà việc đổi mới phương pháp dạy học hướng tới, tôi đã có nhiều biện pháp để chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng khả năng làm việc theo nhóm, tạo được hứng thú trong việc học của các em. Như chúng ta đã biết những yêu cầu cơ bản để thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học ( ĐMPPDH) là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất 3.1 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học : Muốn đổi mới phương pháp dạy học thì phải có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị . Xác định được vị trí của điều kiện cơ sở vật chất, trang [...]... hiện tốt nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh góp phần Xây dựng thành công trường học thân thiện, học sinh tích cực, người cán bộ quản lý cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau đây : 1 Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh 2 Lựa chọn những kĩ năng thiết yếu, phù hợp với lứa tuổi để tổ chức rèn luyện cho học sinh 2 Tập trung đầu tư xây... lớp triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục gắn với nội dung rèn kĩ năng sống cho học sinh 6 Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường VIII ĐỀ NGHỊ Hội đồng Đội thành phố cần đầu tư tổ chức các sân chơi nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Đồng thời theo dõi, động viên, nhân điển hình một số mô hình tổ chức của các trường trên địa... đồng toàn liên đội học tập và làm theo tâm gương đạo đức của Người Và thực hiện tốt 5 điều Bác dạy là việc làm thiết thực nhất, phù hợp nhất đối với các em Các em thực hiện tốt được 5 điều Bác dạy thì kĩ năng sống của các em cũng tốt hơn rất nhiều Để giúp các em rèn kĩ năng Học tập tốt, lao động tốt", bên cạnh việc rèn kĩ năng tự học cho các em (chúng tôi đã mở chuyên đề này) thì rèn cho các em tham... tích cực của một số phụ huynh để kịp thời điều chỉnh kế hoạch tổ chức phù hợp với điều kiện của nhà trường và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đa số phụ huynh để rồi cùng đi đến một mục đích chung là giáo dục kĩ năng sống tốt nhất cho học sinh VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Với các biện pháp đã thực hiện, chúng tôi thu được những kết quả hết sức khả quan: Học sinh nhà trường từ chỗ đa số các em chỉ biết đã... huynh học sinh Để đạt được mục tiêu tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", tôi đã tích cực tranh thủ sự phối hợp của phụ huynh học sinh Tất cả các văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động trong nhà trường của các cấp, tôi đều tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh học sinh Mỗi tháng một lần, Ban lãnh đạo chúng... giáo tham gia công tác này một số kinh nghiệm cần thiết Đặc biệt là kinh nghiệm giáo dục cho học sinh kĩ năng tham gia các công việc đơn giản và kĩ năng tự phục vụ bản thân Vì vậy, đa số học sinh lớp 4, 5 của nhà trường đã biết chia sẻ công việc này với thầy cô và nhân viên phục vụ Đối với việc rèn kĩ năng tham gia giao thông an toàn, ngoài việc chỉ đạo thực hiện tốt các tiết học an toàn giao thông, tôi... dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013 4 Công văn số 455/HD-PGD&ĐT ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 cấp tiểu học 5 Kế hoạch số 50/KH-TQT, ngày 06 tháng 9 năm 2008 về việc tổ chức thực hiện cuộc vân động Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013 6 Sổ tay Trường học thân... địa phương… chúng tôi đều nhắc nhở các em thực hiện tốt một số qui định như: không vứt rác bừa bài, đi tiêu đi tiểu đúng nơi qui định, không sờ vào hiện vật, … Mưa lâu thấm dần, sau 03 năm thực hiện việc tổ chức cho các em tham quan , học tập ngoài trời, kĩ năng thực hiện nếp sống văn hóa nơi công cộng của học sinh chúng tôi chuyển biến rõ rệt Sân trường, lớp học luôn được các em giữ gìn sạch sẽ Đến... chủ nhiệm thường giao cho một em làm suốt 5 năm của cấp học 5 Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Song song với việc “ Đổi mới phương pháp dạy học - Rèn kĩ năng sống cho học sinh , tôi cũng đã nghiên cứu tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp các em có môi trường rèn luyện kĩ năng cho mình 5.1 Tổ chức chương trình Tiếng hát đầu tuần Để tạo điều kiện cho nhiều em được ca... vật chất, để thực hiện tốt mục tiêu “ Đổi mới phương pháp dạy học - Rèn kĩ năng sống cho học sinh , tôi đã tập trung nâng cao trách nhiệm, và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ Để làm được việc này, hằng năm tôi cùng các đồng chí lãnh đạo nhà trường đã tập trung chỉ đạo các tổ chuyên môn làm tốt việc đánh giá giáo viên theo Quyết định 14 về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học để từ đó . NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC I. TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC II " ;Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học& quot;. Đề tài này được áp dụng trong phạm vi Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ và được thực hiện. viên một số khái niệm về kĩ năng sống, các loại kĩ năng sống và sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đó là : - Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kĩ năng sống là năng lực tâm

Ngày đăng: 14/07/2014, 07:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan