Xây dựng hệ thống thông tin Quản lí tài sản cố định trong NHNo&PTNT Nam Hà Nội (2)
Trang 1MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 8
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 10
I NHIỆM VỤ CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA NHNo&PTNT NAM HÀ NỘI 11 1.Các nhiệm vụ chính 11
2.Các chức năng chính 14
II NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ ĐIỀU HÀNH CỦA NHNo&PTNT NAM HÀ NỘI 14
1.Nguyên tắc tổ chức hoạt động 14
2 Nguyên tắc điều hành 15
3 Cơ cấu tổ chức 15
III CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN VÀ CÁC CHI NHÁNH CẤP 2 18 1.Phòng Nguồn Vốn và Kế hoạch tổng hợp 18
2.Phòng Tín dụng 19
3.Phòng Thẩm định 20
4.Phòng Kinh doanh và Thanh toán quốc tế 20
5.Phòng Kế toán Ngân quỹ 21
6.Phòng Tổ chức Hành chính 21
7.Phòng Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ 22
8.Chi nhánh cấp 2 23
IV GIỚI THIỆU PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUĨ 24
1.Cơ cấu tổ chức của phòng 24
2.Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn 24
3.Lý do lựa chọn đề tài 25
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 27
I TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 27
1.Khái niệm về hệ thống 27
2.Khái niệm về hệ thống thông tin 28
3.Khái niệm hệ thống thông tin quản lý (MIS) 28
II PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN 29
1.Phương pháp 1: Đi từ chi tiết đến tổng hợp 30
2.Phương pháp 2: Đi từ tổng hợp đến cụ thể 31
3.Phương pháp 3: Tổng hợp hai phương pháp 31
III CÁC CÔNG ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG 32
1.Giai đoạn đánh giá yêu cầu 32
2.Giai đoạn phân tích chi tiết 35
3.Giai đoạn thiết kế logic 37
Trang 24 Giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp 38
5.Giai đoạn thiết kế vật lý ngoài 41
6 Giai đoạn Triển khai kỹ thuật hệ thống 42
7.Giai đoạn cài đặt bảo trì và khai thác 45
IV YÊU CẦU ĐỔI MỚI CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN 47
1.Những yêu cầu về quản lý 48
2.Những yêu cầu mới của nhà quản lý 48
3.Sự thay đổi của công nghệ 49
4.Thay đổi sách lược chính trị 49
V GIỚI THIỆU CÔNG CỤ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 50
1.Các khái niệm về cơ sở dữ liệu 50
2.Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình FoxPro 51
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÍ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 53
I NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 53
1.Qui trình quản lý Tài sản cố định 53
2.Phương pháp quản lí Tài sản cố định hiệu quả 58
II QUI ĐỊNH VỀ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 64
1.Nhiệm vụ của hạch toán TSCĐ 64
2.Nguyên tắc hạch toán TSCĐ 64
3.Phương pháp hạch toán 65
III PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 67
1.Đặc tả phần mềm 67
2.Sơ đồ chức năng 70
3 Sơ đồ luồng thông tin 71
3.3 Sơ đồ luồng thông tin với tiến trình Thanh lý, nhượng bán TS 74
3.Sơ đồ luồng dữ liệu 75
4 Thiết kế cơ sở dữ liệu 82
5 Thiết kế giải thuật 98
6 Triển khai hệ thống 103
CHƯƠNG IV CÀI ĐẶT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH 114
I CÀI ĐẶT……….114
II.CÁC KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC 114
1 Hệ thống 114
2 Cập nhật dữ liệu 114
3 Theo dõi thay đổi 114
4 Tìm kiến 115
5 Lập và In các báo cáo 115
III ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH 117
1 Ưu điểm 117
2 Nhược điểm 117
3 Hướng phát triển đề tài 118
KẾT LUẬN 119
MỘT SỐ ĐOẠN CODE NGUỒN TIÊU BIỂU 123
Trang 3NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TSCĐVH : Tài sản cố định vô hình
TSCĐ HH : Tài sản cố định hữu hình
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
NGTSCĐ : Nguyên giá tài sản cố định
NHNo&PTNTNam Hà Nội: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông Nam Hà Nội
NHNo&PTNT Hà Nội : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
NHNo&PTNT Việt Nam : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế toàn cầu đặt ra những cơ hội và thách thức cho đất nước ta, nhất làtrong lĩnh vực kinh tế Làm sao đưa Việt Nam thành một nước có nền côngnghiệp phát triển đó là một câu hỏi lớn trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ Xvừa qua
Chúng ta đang sống trong kinh tế tri thức hay kinh tế thông tin Thông tinđóng một vai trò vô cùng quan trọng Nó làm xuất hiện những yêu cầu mới, nhữngđòi hỏi mới, những thách thức mới đặc biệt là vấn đề nắm bắt thông tin chính vì lẽ
đó công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới Quốc gia nào,người nào nắm bắt được thông tin nhanh, đúng, chính xác và kịp thời nhưng phảiđảm bảo an toàn và bảo mật thông tin dữ liệu quốc gia đó, người đó sẽ là ngườichiến thắng Những ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi mặt của đời sống
xã hội đã và đang đem lại những kết quả khả quan không thể phủ nhận Từ chínhphủ đến các doanh nghiệp, từ các công ty lớn đến các công ty nhỏ đang dần ápdụng những thành tựu của công nghệ thông tin Thuật ngữ tin học hóa không còn
xa lạ nữa Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ như Ngân hàng, công nghệthông tin được áp dụng từ rất sớm và hiện nay hầu hết các Ngân hàng đã có nhữngphầm mềm chuyên dụng, trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam đang sử dụng đồng bộ các phần mềm thống nhất từ tổng đến các chinhánh Song vẫn còn một số bộ phận, một số mảng vẫn chưa được áp dụng côngnghệ thông tin, muốn thành công hơn nữa thì Ngân hàng này cần tin học hóa triệt
để nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn Do vậy qua thời gian thực tập tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà nội và được sự gợi ý của
Ngân hàng em đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống thông tin Quản lí tài sản cố
định trong NHNo&PTNT Nam Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích của việc thực hiện đề tài này đầu tiên giúp em có điều hiện thựchành những kiến thức đã được đào tạo trong trường và tìm hiểu thực tế môitrường công việc sau này
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Kinh tếQuốc dân, được sự dìu dắt của các thầy các cô giáo Đặc biệt các thầy cô trongkhoa Tin học kinh tế và thầy trưởng khoa P.GS-TS Hàn Viết Thuận là ngườitrực tiếp hướng dẫn tận tình cho em từ những bước đi ban đầu, trong suốt thờigian thực tập thầy là người luôn động viên, chỉ bảo cho em về chuyên môn cũngnhư kinh nghiệm sống được làm việc với thầy em không chỉ học được ở thầynhững kiến thức chuyên môn mà còn học được một tinh thần trách nhiện vớicông việc và với những sinh viên của mình Em đã và đang hoàn thiện bản thâncũng như trình độ chuyên môn Cho em gửi lời cảm ơn trân thành đến các thầy
cô giáo và người thầy P.GS-TS Hàn Viết Thuận
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của các anh các chị trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn chi nhánh Nam Hà Nội, đặc biệt là cán bộ hướng dẫn trưởng phòng NguyễnDanh Vận, em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ em trongthời gian qua
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên Đào Thị Lan Hương
Trang 6CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM
HÀ NỘI
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam(NHNo&PTNTVN) là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có mạng lướichi nhánh trên toàn quốc và cơ sở nghiệp vụ hiện đại và có hệ thống dịch vụ tựđộng ATM hoạt động 24/24h Ngân hàng Nông Nghiệp cam kết luôn mang đếncho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, hiện đại nhất mọi lúc mọi nơi Vớiphương châm AGIBANK phát triển bền vững hoà nhập quốc tế
Lãnh đạo GĐ-BTĐU: TSKT Lê Văn Sở
Căn cứ vào “Quyết định của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam”Số: 454/QĐ/HĐQT-TCCB V/v Ban hành Qui chế về Tổ chức và Hoạt động củachi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT Nam Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của NHNo&PTNT ViệtNam là đơn vị hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng và bảng cân đối tài khoản,
có trụ sở giao dịch riêng nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanhtiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng khác là đại diện theo uỷ quyền củaNHNo&PTNT Việt Nam có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sựràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT Nam Hà Nội nằm trong mối liên hệ mật thiết với:NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Hà Nội, Kháchhàng và các chi nhánh khác trên cả nước
Trang 7Mối quan hệ chủ yếu của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội với môitrường trực tiếp xung quanh.
Tổng quan chi nhánh Nam Hà NộiNơi thực tập NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Địa chỉ C3-Phương Liệt-Thanh Xuân-Hà Nội
Điện thoại 04 8687661 (Phòng Kế Toán Ngân Quĩ)
Giám đốc điều hành Nguyễn Văn Dương
1.1 Huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụngkhác dưới các hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiềngửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá trị khác để huyđộng vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định củaNHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT Nam Hà Nội
NHNo&PTNT
Hà Nội NHNo&PTNT
Việt Nam
Trang 8- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, chính quyềnđịa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quiđịnh của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt độngtại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốcNHNo&PTNT Việt Nam cho phép bằng văn bản
- Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của NHNo&PTNT ViệtNam
- Việc huy động có thể bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụkhác theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam
1.2 Cho vay
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đời sống cho các tổ chức cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
- Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triểnsản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức cá nhân hoạt động trênlãnh thổ Việt Nam
1.3 Kinh doanh ngoại hối
Huy động vốn là cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh,tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoạihối theo chính sách quản lí ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng nhà nước và củaNHNo&PTNT Việt Nam
1.4 Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quĩ gồm:
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo qui định của ngân hàng nhànước và của NHNo&PTNT Việt Nam
1.5 Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
Trang 9Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: thu, phát tiền mặt, thu bánvàng bạc, máy rút tiền tự động dịch vụ thẻ: két sắt, nhận bảo quản, cất ghi, chiếtkhấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán: Nhận uỷ tháccho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước; đại lí cho thuê tài chính, các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước vàNHNo&PTNT Việt Nam cho phép
1.6 Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tưvấn cho khách hàng
1.7 Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh cấp 2 phụthuộc trên địa bàn
1.8 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo qui địnhcuả NHNo&PTNT Việt Nam
1.9 Đầu tư dưới các hình thức như: góp vốn, mua cổ phần của danhnghiệp và các tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép
1.10 Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảolãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán,bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cánhân trong nước theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam
1.11 Quản lí nhà khách, nhà nghỉ và các cơ sở đào tạo trên địa bàn doNHNo&PTNT Việt Nam giao
1.12 Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương thiđua, khen thưởng theo phân cấp, uỷ quền của NHNo&PTNT Việt Nam
1.13 Thực hiện kiểm tra, thanh toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độnghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam
1.14 Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quichế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng nhà nước vàNHNo&PTNT Việt Nam liên quan đến hoạt động của chi nhánh
1.15 Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tíndụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh củaNHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch triển khai kinh tế xã hội địa phương
Trang 101.16 Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng các, tiếp thị lưu trữcác hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánhcũng như việc quảng bá thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam
1.17 Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ qui định và theoyêu cầu đột xuất của tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
1.18 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốcNHNo&PTNT Việt Nam giao
1.1 Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác có liên quan vì mục đích lợi nhuận theo phân cấp củaNHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa gới hành chính
1.2 Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷquyền của tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
1.3 Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của tổng giám đốcNHNo&PTNT Việt Nam
II NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ ĐIỀU HÀNH CỦA NHNo&PTNT NAM HÀ NỘI
1 Nguyên tắc tổ chức hoạt động
1.1 Tuân thủ các chính sách, chế độ của ngành và qui định của pháp luật cóliên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng; bảo đảm nguyên tắc tập trung,thống nhất trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam; đồng thời kết hợp việc phâncấp, uỷ quyền, khuyến khích tính năng động, sáng tạo và chủ động của chinhánh trong NHNo&PTNT Việt Nam
1.2 Cùng với các đơn vị trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam tạo thànhmột hệ thống đồng bộ thống nhất trong tổ chức và hoạt động kinh doanh tiền tệ,tín dụng và dịch vụ ngân hàng
2 Nguyên tắc điều hành
1.1 Điều hành hoạt động của chi nhánh là giám đốc, giúp việc giám đốc có
ba phó giám đốc
Trang 111.2 Điều hành hoạt động nghiệp vụ của các phòng, tổ chuyên môn nghiệp
vụ và tương đương là trưởng phòng, tổ trưởng Giúp việc trưởng phòng, tổtrưởng có một số phó trưởng phòng, tổ phó
3 Cơ cấu tổ chức
Giám đốc
Giám đốc điều hành Các P.giám đốc
1 Phó giám đốc kinh doanh
-Phòng giao dịch số 1
Trang 12Sơ đồ tổ chức của Ban giám đốc
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốcThanh toán quốc tế
Phó Giám đốc
Tổ chức, tài chínhPhó Giám đốc
Kinh danh
Trang 13Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Giảng Võ
Các chi nhánh cấp 2
Các phòng giao dịch
BAN GIÁM ĐỐC
PTín dụng
P
Tổ chức hành chính
PKiểm tra &
Kiểm toán Nội bộ
PThẩm định
PKDngoại tệThanhtoán QT
PNguồn vốn &
Kế hoạch TH
Trang 14Sơ đồ tổ chức tại trụ sở chính của chi nhánh
III CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN VÀ CÁC CHI NHÁNH CẤP 2
Phòng Nguồn Vốn và kế hoạch tổng hợp có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tạiđịa phương
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo địnhhướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam
- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kếhoạch đến các chi nhánh địa bàn
Giám đốc
P.GĐ
Tổ chứchànhchính
P.GĐ
Thanhtoánquốc tế
P.GĐ
Kinh
doanh
PThẩm
định
P Nguồn vốn &
kế hoạch tổng hợp
P KD ngoại tệ
& thanh toán quốc tế
P
Kế toán
&
kiểm toán nội bộ
PTổchứchànhchính
PKế toánngânquĩ
P
Tín
dụng
Trang 15- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quí, năm Dự thảo các báo cáo
sơ kết tổng kết
- Tổ tiếp thị
- Thư kí hội đồng TĐKT
- Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo qui định
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quí của chi nhánh và cótrách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giámđốc chi nhánh phê duyệt
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chinhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn Trực tiếp làm thư kí tổng hợp choGiám đốc NHNo&PTNT
Phòng Tín dụng có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại kháchhàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mởrộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu
và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kĩ thuật, danh mục khách hànglựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phâncấp uỷ quyền
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trongnước và ngoài nước Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ,
bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trongđịa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốccho phép nhân rộng
Trang 16- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
- Thẩm định những khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chinhánh cấp 1, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt
- Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc qui định hoặc do giám đốc chinhánh cấp 1 qui định theo mức phán quyết cho vay của giám đốc chi nhánh cấp1
- Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định chi nhánh cấp 1
- Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo qui định
- Thực hiện các công việc khác do giám đốc chi nhánh cấp 1 giao
- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lí rủi ro tín dụng
- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chinhánh trực thuộc trên địa bàn
- Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo qui định
Phòng Kinh doanh và thanh toán quốc tế có nhiệm vụ sau:
- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua-bán, chuyển đổi) thanh toánquốc tế trực tiếp theo qui đinh
- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFTNHNo&PTNT Việt Nam
Trang 17- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đếnthanh toán quốc tế
- Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản các hàngkhách nước ngoài
- Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc giao
Phòng Kế toán Ngân quỹ có các nhiệm vụ sau:
- Trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê và thanh toán theo quiđịnh của Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tàichính, quĩ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng nôngnghiệp cấp trên phê duyệt
- Quản lí và sử dụng các quĩ chuyên dùng theo qui định của NHNo&PTNTtrên địa bàn
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báocáo theo qui định
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo luật định
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước
- Chấp hành qui định về an toàn kho quĩ và định mức tồn kho theo qui định
- Quản lí, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinhdoanh theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao
Nhiệm vụ của phòng Tổ chức Hành chính như sau:
- Thực thi luật pháp có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản địnhchế của NHNo&PTNT Việt Nam
- Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh
Trang 18- Trực tiếp quản lí con dấu của chi nhánh: thực thi công tác hành chính, vănthư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế chi nhánh
- Thực hiện công tác xây dựng văn bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ laođộng, vật rẻ mau hỏng, quản lí nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan
- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và thămhỏi ốm, đau, hiếu, hỉ cán bộ, nhân viên
- Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh giao
- Xây dựng qui chế lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chứcĐảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn
- Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn
- Đề xuất định mức lao động, giao khoán quĩ tiền lương đến các chi nhánh(chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn theo qui chế khoán tài chínhcủa NHNo&PTNT Việt Nam)
- Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng qui định của Nhà nước,Đảng, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉluật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốcNHNo&PTNT Việt nam
Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng chương trình công tác năm, quí phù hợp với chương trình côngtác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể củatừng đơn vị
- Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra kiểm toán Tổ chức thựchiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toáncủa NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm đảm bảo
an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc
- Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kì hàng quí, 6 tháng, năm
Tổ chức giao ban hàng tháng đối với kiểm tra viên chi nhánh Ngân hàng cấp 2.Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa cáctồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kì gửi tổ chức kiểm tra,
Trang 19kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ Hàng tháng cóbáo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toáncủa mình gửi về ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ
- Tổ chức kiểm tra xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thưthuộc thẩm quyền Làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham ô,lãng phí và thực hành tiết kiệm của đơn vị mình
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra,kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc giám đốc giao
Có con dấu riêng
Có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của chi nhánh cấp 1 vàtheo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam
- Huy động vốn
- Cho vay
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quĩ
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
- Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tíndụng vượt quyền phán quyết; trình chi nhánh cấp trên quyết định
- Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được tổng giám đốcNHNo&PTNT Việt Nam cho phép
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quiđịnh của NHNO&PTNT Việt Nam
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độnghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo qui định
- Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt độngtiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạchkinh doanh của cấp trên và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở điạphương
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ qui định vàtheo yêu cầu đột xuất của giám đốc chi nhánh cấp trên
Trang 20- Thực hiện công tác thông tin, truyền bá, quảng cáo, tiếp thị phục vụtrực tiếp cho kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng báthương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác được giám đốc chi nhánh cấp trên giao
IV GIỚI THIỆU PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUĨ
1 Cơ cấu tổ chức của phòng
1 Trưởng phòng : Trần Thị Mai Anh
2 Phó phòng : Nguyễn Thị ThụcCác nhân viên : 27 nhân viênTrong đó : Có tổ tin học 3 nhân viên
2 Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn
1 Trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê và thanh toán theo quiđịnh của Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam
2 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tàichính, quĩ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng nôngnghiệp cấp trên phê duyệt
3 Quản lí và sử dụng các quĩ chuyên dùng theo qui định của NHNo&PTNTtrên địa bàn
4 Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báocáo theo qui định
5 Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo luật định
6 Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước
7 Chấp hành qui định về an toàn kho quĩ và định mức tồn kho theo quiđịnh
8 Quản lí, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinhdoanh theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam
9 Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề
10.Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao
Trang 213 Lý do lựa chọn đề tài
Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội cụ thể là tại phòng
Kế Toán Ngân Quĩ em đã tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động vàđặc biệt em đã đi sâu tìm hiểu về các ứng dụng công nghệ thông tin của NgânHàng Em nhận thấy NHNO&PTNT Việt Nam đã thực hiện tin học hoá từ rấtsớm, các phần mềm công nghệ đã được triển khai như:
1 Phần mềm quản lí nhân sự, tháng 8 năm 1999
2 Ngân hàng bán lẻ
3 Chương trình tính tiền lương chạy trên Excel
4 Qui trình mua bán ngoại tệ được thực hiện bằng hệ thốngthanh toán SWIFT-Foxpro forDos
5 Phần mềm thông tin báo cáo Foxpro for Dos thường xuyênđược sử dụng để báo cáo các vấn đề cho NHNO&PTNTTW
6 Phần mềm truyền tin Fastnet viết bằng Visual Basis
7 Dịch vụ Phone Banking bằng VB do NHNo&PTNTVNcung cấp hoặc giải đáp trực tiếp cho khách hàng
8 Chương trình IPCAS
Các ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng từ trên tổng đến các chinhánh cụ thể là từ NHNo&PTNT Việt Nam đến các chi nhánh, phòng giao dịch
và tuỳ vào từng qui mô để áp dụng
Tại phòng Kế toán Ngân Quĩ và phòng Tổ chức Hành chính các hoạt động
kế toán được thực hiện và quản lý một cách thường xuyên liên tục nhưng chưa
có những phần mềm chuyên dụng cho kế toán như Kế toán về Tài sản cố định
và Quản lý Tài sản cố định vẫn đang được thực hiện một cách thủ công trênExcel
Tài sản cố định là cơ sở vật chất không thể thiếu của mỗi quốc gia trongnền kinh tế nói chung và cho mỗi doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doanhtiền tệ nói riêng Quản lí Tài sản cố định luôn được đặt ra cấp bách, luôn cónhững câu hỏi thường trực như: Trong đơn vị có bao nhiêu loại tài sản, tìnhtrạng của các tài sản đó hiện nay như thế nào, giá trị còn lại là bao nhiêu, khấu
Trang 22hao trong bao nhiêu năm, đã hết thời gian khấu hao hay chưa… Việc theo dõiphản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm, hao mòn, khấu hao, sửa chữalớn và hiệu quả sử dụng tài sản cố định là nhiệm vụ quan trọng của quản líTSCĐ và đặc biệt trong ngành Ngân Hàng quản lí tài sản lại có những nét đặctrưng riêng rất cần được quản lí tốt để không chỉ đem lại hiệu quả sử dụng cao
mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc định hướng đầu tư và sản xuất kinhdoanh
Bài toán Quản lí tài sản cố định không phải là bài toán mới nhưng hoàntoàn không phải là bài toán dễ Để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, bất
cứ một doanh nghiệp nào cũng cần 3 yếu tố: Tư liệu sản xuất, đối tượng laođộng và lao động Tài sản cố định là tư liệu lao động là một trong ba yếu tố cơbản của quá trình sản xuất kinh doanh, song không phải tất cả các Tư liệu laođộng đều là Tài sản cố định mà chỉ bao gồm những Tư liệu lao động chủ yếu có
đủ tính chất về mặt giá trị và thời gian sử dụng qui định trong chế độ quản lý tàichính hiện hành
Chính vì những lí do trên nên sau một thời gian tìm hiểu em đã quyết địnhchọn đề tài “ Xây dựng và thiết kế hệ thống thông tin Quản lí tài sản cố địnhtrong NHNo&PTNT Nam Hà Nội”
Chương trình “Xây dựng hệ thống thông tin Quản lí tài sản cố định
trong NHNo&PTNT Nam Hà Nội” bao gồm các chức năng chính sau đây:
Trang 23CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiệnmột mục tiêu xác định
Trong đó:
- Phần tử bao gồm các phương tiện vật chất và nhân lực, mỗi phần
tử đều có thuộc tính (đặc trưng)
- Giữa các phần tử luôn có mối quan hệ, các mối quan hệ quyết
định sự tồn tại và phát triển của hệ Mỗi khi thêm bớt phần tử sẽlàm biến đổi các mối quan hệ
- Hệ thống có tính kiểm soát (cân bằng và tự điều chỉnh) điều đó
đảm bảo tính thống nhất và để theo đuổi mục tiêu của mình
- Hệ thống luôn có mục tiêu, tổng thể phải hướng về một mục tiêu
chung cho tất cả các phần tử
- Hệ thống có giới hạn xác định những phần tử trong và ngoài hệ
thống, tính giới hạn mang tính chất mở
- Hệ thống luôn nằm trong một môi trường, trong đó có một số
phần tử của hệ thống tương tác với môi trường bên ngoài
- Quản lí (theo J.W.Forsester) như một quá trình biến đổi thông tin đưa
đến hành động, là một quá trình tương đương việc ra quyết định
Hay (theo F.Kast và J.Rosenweig) quản lí bao gồm việc điều hòa cácnguồn tài nguyên nhân lực và vật chất để đạt tới mục đích Vậy quản lí có
4 yếu tố cơ bản: Hướng tới mục tiêu, Thông qua con người, Sử dụng các
kĩ thuật, Bên trong một tổ chức
- Thông tin trong quản lí là thông tin được nhà quản lí cần hoặc muốn sử
dụng để thực hiện tốt chức năng của họ
Trang 242 Khái niệm về hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần
cứng, phần mềm, dữ liệu thực hiện hoạt động thu thập dữ liệu, lưu trữ, xử lí vàphân phối thông tin trong một tập hợp các rằng buộc được gọi là môi trường
Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tinhọc hoặc không tin học Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ cácnguồn (Sources) và được xử lý (Outputs) và được chuyển đến đích (Destination)hoặc cập nhật vào các kho lưu trữ dữ liệu (Storage)
Mô hình hệ thống thông tin
Như hình trên minh hoạ, mọi hệ thống thông tin có bốn bộ phận: bộ phậnđưa dữ liệu vào, bộ phận xử lí, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra
3 Khái niệm hệ thống thông tin quản lý (MIS)
MIS là một cấu trúc hợp nhất các cơ sở dữ liệu và dòng thông tin làm tối ưucho việc thu thập, truyền và trình bày thông tin thông qua tổ chức nhiều cấp cócác nhóm thực hiện nhiều nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu thống nhất
Đặc trưng của MIS:
- Hỗ trợ cho chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ
- Dùng cơ sở dữ liệu hợp nhất và hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực chứcnăng
Xử lý vàlưu trữThu thập
Kho dữ liệu
Phân phát
Trang 25- Cung cấp cho các nhà quản lý chiến lược, sách lược và tácnghiệp khả năng thu thập các thông tin theo thời gian (phần lớnthông tin có cấu trúc).
- Linh hoạt có thể thích ứng với những thay đổi về nhu cầu thôngtin của tổ chức
- Có cơ chế bảo mật thông tin theo từng cấp độ có thẩm quyền sử dụng
II PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
Trong việc phát triển một hệ thống thông tin người ta lại coi phương phápphát triển hệ thống thông tin và coi đó là một trong những công đoạn quan trọngđặc biệt do nhu cầu hoàn thiện và bổ xung chỉ được thực hiện với một hệ thốngthông tin được thiết kế đầy đủ
Hệ thống thông tin là một đối tượng phức tạp, vận động trong một môi
trường cũng rất phức tạp Để làm chủ sự phức tạp đó, phân tích viên cần có mộtcách tiến hành nghiêm túc, một phương pháp
Mục đích của dự án phát triển một hệ thống thông tin là có một sản phẩmđáp ứng nhu cầu của người sử dụng, mà nó được hoà hợp trong các hoạt độngcủa tổ chức, chính xác về mặt kĩ thuật, tuân thủ các giới hạn về tài chính và thờigian định trước Không nhất thiết phải theo đuổi một phương pháp để phát triểnmột hệ thống thông tin, nhưng nếu không có một phương pháp cụ thể thì ta cónguy cơ không đạt được những mục tiêu đã định trước
Vậy phương pháp: như một tập hợp các bước và các công cụ cho phép
tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lí hơn.Phương pháp phải dựa vào 3 nguyên tắc cơ sở chung của nhiều phương pháphiện đại có cấu trúc để phát triển hệ thống thông tin Ba nguyên tắc đó là:
- Sử dụng các mô hình
- Chuyển từ cái chung sang cái riêng
- Chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logíc khi phân tích từ
mô hình logíc sang mô hình vật lý khi thiết kế
Trang 26Sử dụng các mô hình của hệ thống thông tin cùng mô tả một đối tượngnhưng được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau Phương pháp phát triển một hệthống cần được phân định rõ ràng ba bước
Nguyên tắc đi từ chung đến riêng là một nguyên tắc của sự đơn giản hóa.Trên thực tế người ta khẳng định rằng để hiểu tốt một hệ thống thì trước hết phảihiểu các mặt chung trước khi xem xét chi tiết Sự cần thiết áp dụng nguyên tắcnày là điều hiển nhiên Tuy nhiên những công cụ đầu tiên được sử dụng để pháttriển ứng dụng tin học cho phép tiến hành mô hình hóa một hệ thống bằng cáckhía cạnh chi tiết hơn Nhiệm vụ lúc đó sé khó khăn hơn nhiều
Nguyên tắc chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logíc khi phân tích từ
mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế làm cho nhiệm vụ phát triển hệthống cũng đơn giản hơn, việc phân tích bắt đầu từ thu thập dữ liệu về hệ thốngthông tin đang tồn tại và về khung cảnh của nó Nguồn dữ liệu là những người
sử dụng, các tài liệu khái quát Cả ba nguồn này cung cấp chủ yếu sự mô tả môhình vật lý ngoài của hệ thống
Ta thử tưởng tượng nếu không có phương pháp phát triển hệ thống thôngtin hay một phần mềm được sản xuất ra không theo một phương pháp thiết kếnào thì sản phẩm của nó sẽ ra sao? Người phát triển hệ thống sẽ rất dễ rơi vàotình trạng không xác dịnh, mất phương hướng, họ sẽ không hiểu họ đang làm gì
và cái họ làm ra được sử dụng như thế nào Nếu không có phương pháp thì chỉcần một thay đổi nhỏ cũng có thể làm đảo lộn cơ chế hoạt động của toàn bộ phầnmềm, vì thế khi muốn bổ xung thêm 1 chức năng công việc đầu tiên là phải xemxét lại toàn bộ thiết kế
Tùy theo từng người, từng đối tượng mà có các sự lựa chọn phương phápkhác nhau Có thể chia làm 3 phương pháp phát triển hệ thống thông tin sau:
1 Phương pháp 1: Đi từ chi tiết đến tổng hợp
Đây là phương pháp sẽ đi từ những vấn đề nhỏ, vấn đề cụ thể, chi tiết Sau
đó tập hợp chúng, phân tích đánh giá trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự vềchức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán Người ta gộp chúnglại thành từng nhóm có cùng chức năng Cuối cùng ta có thể thêm những chương
Trang 27trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn, tổng quát hơn cho đến khi đạt được vấn đềcần đưa ra theo yêu cầu của hệ thống
Áp dụng phương pháp này hệ thống sẽ đảm bảo không trùng lặp thông tin,loại bỏ được phần lớn các thông tin trùng lặp và không cần thiết mà lại đem lạimột hệ thống hoạt động tốt
Với phương pháp này hệ thống sẽ họat động ngay cả khi chưa thật hoànthiện, tức là nó có thể hoạt động theo từng phần, từng bộ phận
Nhưng phương pháp nào cũng có ưu và nhược, với phương pháp này thì
dễ gây ra lãng phí trong việc trùng lặp thông tin trong hệ thống hay có nhữngthao tác không cần thiết
Như ta đã biết cả hai phương pháp trên đều thể hiện ưu và nhược điểm,việc kết hợp cả hai phương pháp trên để phát triển một hệ thống thông tin dườngnhư sẽ đem lại một hiệu qủa cao hơn
Phương pháp này là tiến hành song song hai phương pháp cùng một lúcđảm bảo sự kết hợp chặt chẽ với nhau, các thông tin cần nhất quán Đây làphương pháp nhằm giảm thiểu tối đa các nhược điểm của hai phương pháp trên,chúng bổ xung cho nhau nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn Song tùy từng doanhnghiệp, tùy từng phong cách phát triển hệ thống thông tin mà người ta chọnphương pháp nào cho phù hợp nhất Chứ đây cũng không phải là phương pháptối ưu nhất
Trang 28Dù thực hiện bất cứ phương pháp nào xong muốn phát triển một hệ thốngthông tin tốt nhất định không được bỏ qua 3 nguyên tắc đã nêu ở trên, mà cònphải tuân thủ chặt chẽ nó mới đem lại hiệu quả cao.
III CÁC CÔNG ĐOẠN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
Làm bất cứ một công việc gì mà muốn đem lại hiệu quả cao thì chúng ta cầnphải có phương pháp cụ thể và các công đoạn làm việc Thông qua các côngđoạn đó ta có thể quản lí được quá trình làm việc, biết mình đang làm ở đâu, kếtquả ra sao, nên tiếp tục hay dừng lại, hay đổi hướng phát triển như thế nào
Trong một hệ thống thông tin dù lớn hay nhỏ muốn xây dựng được thì khôngthể tùy tiện làm việc mà phải làm việc theo những công đoạn cụ thể nhất địnhgọi là các công đoạn phân tích thiết kế Đây là một công việc chủ đạo xuyên suốtquá trình phát triển hệ thống thông tin
Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin gồm 7 giai đoạn sau:
- Đánh giá yêu cầu
- Phân tích chi tiết
và lập tài liệu về hệ thống và về dự án:
Mô tả các giai đoạn của việc phát triển hệ thống thông tin
Trang 291 Giai đoạn đánh giá yêu cầu
Đánh giá yêu cầu có mục đích cung cấp cho lãnh đạo của tổ chức hay hộiđồng giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi
và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống Giai đoạn này thực hiện tươngđối nhanh và đòi hỏi chi phí lớn Song đánh giá đúng yêu cầu là quan trọng choviệc thành công của một dự án Một sai lầm phạm phải trong giai đoạn này cóthể làm lùi bước trên toàn bộ dự án, kéo theo những chi phí lớn lãng phí cho tổchức
Đánh giá một yêu cầu gồm việc nêu vấn đề, ước đoán độ lớn của dự án vànhững thay đổi có thể, đánh giá tác động của những thay đổi đó, đánh giá tínhkhả thi của dự án và đưa ra những gợi ý cho những người có trách nhiệm raquyết định Giai đoạn này phải được tiến hành trong thời gian tương đối ngắn đểkhông kéo theo nhiều chi phí về thời gian Một số chuyên gia ước tính rằng, thờigian dành cho đánh giá dự án chiếm 4-5% tổng số thời gian dành cho dự án Đó
là một nhiệm vụ phức tạp, vì nó đòi hỏi người phân tích phải thực hiện nhanhvới sự nhạy bén cao, từ đó xác định những nguyên nhân có thể nhất và đề xuấtcác giải pháp, xác định độ lớn về chi phí và thời hạn để đi đến giải pháp mới,đánh giá được tầm quan trọng của những biến đổi, dự báo được những ảnhhưởng của chúng
Như vậy trong một thời gian ngắn, phân tích viên phải thực hiện lướt quatoàn bộ các công đoạn của việc phát triển hệ thống thông tin Nên cần phải giaocông việc này cho những người giàu kinh nghiệm
Đánh giá yêu cầu gồm 4 công đoạn chính:
Trang 30Mỗi giai đoạn của quá trình phát triển hệ thống cần phải được lập kếhoạch cẩn thận, mức độ hình thức hóa của kế hoạch này sẽ thay đổi theo quy môcủa dự án và theo giai đoạn phân tích.
Lập kế hoạch của giai đoạn thẩm định dự án là làm quen với hệ thốngđang xét, xác định thông tin phải thu thập cũng như phương pháp thu thập cầndùng, số lượng và sự đa dạng của nguồn thông tin này phụ thuộc vào kích thước
và độ phức tạp của hệ thống cần nghiên cứu
Tiếp theo phân tích viên phải đánh giá xem yêu cầu có đúng như đề nghị
để có thể giảm xuống hay mở rộng tăng thêm
Làm sáng tỏ yêu cầu chủ yếu được làm sáng tỏ qua những cuộc gặp gỡvới những người yêu cầu sau đó là với những quản lý chính mà bộ phận của họ
bị tác động hay bị ảnh hưởng bởi hệ thống đang nghiên cứu
Khung cảnh của hệ thống được xem như các nguồn hay các đích củathông tin cũng như các bộ phận, các chức năng và các cá nhân tham gia vào xử
lý dữ liệu Xác định khung cảnh của hệ thống không phải dễ dàng, nếu phân tíchviên xác định nó quá dễ dàng sẽ dẫn đến một số thành phần bị bỏ qua, hệ thống– kết quả của dự án sẽ không đáp ứng tốt nhu cầu của tổ chức, và nó có thể tácđộng đến những bộ phận hoặc hệ thống mà người ta không tính đến trong quátrình phát triển hệ thống Nhưng nếu xác định quá rộng khung cảnh cũng cónhững hậu quả tiêu cực, mặc dù nó đảm bảo cho nhà phân tích tính hết các tácđộng quan trọng của môi trường nhưng sẽ làm tăng thời gian và chi phí của hệthống tương lai Chính vì vậy phân tích viên phải tận dụng những cuộc gặp gỡcũng như tham vấn từ những tài liệu khác nhau có trong tổ chức để thu thậpnhững thông tin về hệ thống và môi trường xác thực của nó Những thông tin có
Trang 31liên quan đến các mặt kỹ thuật, tổ chức và tài chính rất cần cho việc tiến hànhđánh giá khả năng thực thi của dự án
Những cuộc trao đổi cho phép thu thập cái nhìn của các nhân tố khác nhau
về vấn đề nguồn gốc của yêu cầu, do vậy phân tích viên phải rút ra những yếu tốkhách quan nhất
Các công cụ được nhà phân tích dùng cho quá trình phát triển dự án đặcbiệt là trong giai đoạn đánh giá yêu cầu là phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu tàiliệu, sử dụng phiếu điều tra
Cuối cùng phân tích viên phải tổng hợp thông tin dưới ánh sáng củanhững vấn đề đã được xác định, và những nguyên nhân có thể nhất, chuẩn bịmột bức tranh khái quát về giải pháp để tiến hành đánh giá khả năng thực thi của
dự án
1.3 Đánh giá khả thi
Đánh giá khả thi của một dự án là tìm xem có yếu tố nào ngăn cản các nhàphân tích thực hiện, cài đặt một cách thành công giải pháp đã đề xuất hay không.Trong quá trình phát triển hệ thống luôn luôn phải tiến hành đánh giá lại
Những vấn đề chính về khả năng thực thi là: khả thi về tổ chức, khả thi vềtài chính, khả thi về thời gian, khả thi về kỹ thuật
1.4 Chuẩn bị yêu cầu và đánh giá yêu cầu
Báo cáo giúp các nhà quyết định cho phép dự án tiếp tục hay dừng lại, báocáo phải cung cấp một bức tranh sáng sủa và đầy đủ về tình hình và kiến nghịnhững hành động tiếp theo Báo cáo thường được trình bày để các nhà ra quyếtđịnh có thể yêu cầu làm rõ thêm các vấn đề, sau đó là tiếp tục hay loại bỏ dự án
2 Giai đoạn phân tích chi tiết
Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêucầu Những mục đích chính của phân tích chi tiết là hiểu rõ các vấn đề của hệthống đang nghiên cứu, xác định nguyên nhân đích thực của vấn đề đó, xác địnhnhững đòi hỏi, những ràng buộc, áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu
mà hệ thống thông tin mới cần đạt được Trên cơ sở nội dung báo cáo phân tích
Trang 32chi tiết sẽ quyết định tiến hành hay thôi phát triển hệ thống mới Để đảm bảo giaiđoạn phân tích chi tiết cần thực hiện qua các công đoạn sau:
- Lập kế hoạch phân tích chi tiết
- Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại
- Nghiên cứu hệ thống thực tại
- Đưa ra chuẩn hóa và xác định các yếu tố giải pháp
- Đánh giá lại khả thi
- Thay đổi đề xuất của dự án
- Chuẩn bị và trình bày báo cáo chi tiết của dự án
Cụ thể công việc từng công đoạn như sau:
2.1 Lập kế hoạch phân tích chi tiết
Người chịu trách nhiệm của giai đoạn này phải lập kế hoạch về các nhiệm
vụ phải thực hiện Kế hoạch đưa ra cần chi tiết cụ thể tránh tình trạng chungchung kế hoạch chỉ để làm kế hoạch, lập kế hoạch chi tiết cụ thể để thực hiệncác giai đoạn sau dễ dàng hơn
2.2 Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại
Khi đưa ra chuẩn đoán về hệ thống hiện thời, phân tích viên phải cố gắng
có được sự hiểu biết sâu sắc về môi trường hệ thống nghiên cứu để đánh giá mức
độ phù hợp giữa các đặc trưng hệ thống với các ràng buộc của môi trường
2.3 Nghiên cứu hệ thống thực tại
Cho biết lý do tồn tại của hệ thống, các mối liên hệ của nó với các hệthống khác trong tổ chức, những người sử dụng, các bộ phận cấu thành, cácphương thức xử lý, thông tin mà nó sản sinh ra, những dữ liệu mà nó thu nhận,khối lượng dữ liệu mà nó xử lý, giá cả gắn liền với thu thập, xử lý và phân phátthông tin, hiệu quả xử lý dữ liệu
2.4 Đưa ra chuẩn hóa và xác định các yếu tố giải pháp
Nhiệm vụ của công đoạn này là:
Đưa ra chuẩn đoán, xác định các mục tiêu mà hệ thống được sửa chữahoặc hệ thống cần đạt được, và xác định các yếu tố của giải pháp
2.5 Đánh giá lại khả thi
Trang 33Được thực hiện bằng việc so sánh các thông tin mà thu thập được từnhững công đoạn trước với những ràng buộc về tổ chức kỹ thuật và tài chính,thời hạn đã được xác định trước đây
2.6 Thay đổi đề xuất của dự án
Khi đánh giá lại khả thi người phân tích đã phác họa một đề xuất của dự
án và được người sử dụng chấp nhận Cùng với những thông tin vừa mới thuthập được và việc đánh giá lại khả thi vừa rồi, chúng ta cần xem xét và sửa đổilại lần cuối cùng đề xuất của dự án, phải cố gắng cung cấp cho những người raquyết định một bức tranh toàn cảnh và rõ nét về dự án, các nhiệm vụ cần thựchiện, chi phí cùng các ràng buộc về thời gian thực hiện hệ thống mới
2.7 Chuẩn bị và trình bày báo cáo chi tiết của dự án
Báo cáo chi tiết của dự án là một tài liệu vô cùng quan trọng bởi nó sẽphục vụ cho việc ra quyết định tiếp tục hay hủy bỏ dự án
Báo cáo không nên đi quá chi tiết, chỉ nên đưa ra những vấn đề căn bản
mà người phân tích đã tìm thấy đúc kết được, báo cáo tốt nên đưa ra các phụ lục
có hình minh họa chi tiết Những tài liệu về hệ thống như DCI, DFD, từ điển dữliệu không phải là một bộ phận của báo cáo Đừng để cho người ra quyết địnhphải lặn ngụp vào một đống tài liệu sau đó mới có thể hiểu được những kết luận
và gợi ý của nhà nghiên cứu
Tóm lại: Bản thảo là đối tượng của một buổi trình bày, buổi trình bày nàynêu ra các điểm chính đưa ra bởi các nhà phân tích Những kết luận của các nhàphân tích sẽ giúp ích cho các nhà ra quyết định
3 Giai đoạn thiết kế logic
Sau khi bản báo cáo phân tích chi tiết được thông qua và có quyết địnhtiếp tục phát triển dự án thì đội ngũ phân tích chuyển sang giai đoạn thiết kếlogic cho hệ thống thông tin mới
Mục đích của giai đoạn này là xác định một cách chi tiết và chính xácnhững gì mà hệ thống mới phải làm đề đạt được mục tiêu đã được thiết lập từgiai đoạn phân tich chi tiết
Trang 34Sản phẩm đưa ra của giai đoạn thiết kế logic là các sơ đồ dữ liệu (DFD),các sơ đồ cấu trúc dữ liệu (DSD), các sơ đồ phân tích tra cứu và các phích logiccủa từ điển hệ thống.
Các công đoạn chính của giai đoạn:
- Thiết kế cơ sở dữ liệu
- Thiết kế xử lý
- Thiết kế các luồng dữ liệu vào
- Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic
- Hợp thức hóa mô hình logic
Thiết kế cơ sở dữ liệu là thiết kế hệ thống lưu giữ thông tin của người sửdụng sao cho thông tin vào một cách dễ dàng đơn giản nhất mà thông tin ra đầy
đủ và phong phú nhất
Đây là công việc tương đối phức tạp cán bộ thiết kế không chỉ cần phảibiết về các phương pháp mà còn dựa vào kinh nghiệm thiết kế Do đó thiết kếban đầu có thể nhiều sai sót song trong quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng hơn hệthống cơ sở dữ liệu sẽ được chau chuốt hơn
Có hai phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu chủ yếu đó là:
- Thiết kế cơ sở dữ liệu logic từ các thông tin ra
Đây là phương pháp cổ điển và cơ bản của thiết kế CSDL Các bước thựchiện như sau:
Xác định các đầu ra Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từngđầu ra như: Liệt kê các thông tin đầu ra; Thực hiện việc chuẩn hóa mức 1(1.NF);Thực hiện việc chuẩn hóa mức 2 (2.NF); Chuẩn hóa mức 3 (3.NF)
- Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa: Đi từ các kháiniệm như thực thể, liên kết đến các mức độ liên kết như liên kết một- một, liênkết một- nhiều, khả năng tùy chọn của liên kết, chiều của liên kết đến các thuộctính để mô tả các đặc trưng của một thực thể hoặc một quan hệ
Trang 354 Giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp
Sau khi hoàn thành giai đoạn 3, giai đoạn thiết kế logic, về cơ bản nhómphân tích viên đã xác định về mặt logic những đầu vào, những xử lý những tệpCSDL và những đầu ra cho phép giải quyết tốt hơn những vấn đề của hệ thốnghiện tại
Giai đoạn này diễn ra khi đã xác định về mặt logic những đầu vào những
xử lý, những tệp cơ sở dữ liệu và những đầu ra cho phép giải quyết tốt hơnnhững vấn đề của hệ thống thông tin hiện có và đạt được những mục tiêu đề racủa người sử dụng Tuy nhiên những khía cạnh như: Ai chịu tránh nhiệm nhập
dữ liệu? Cách thức xử lý như thế nào? Phương tiện xử lý nào sẽ đượcdùng? Vẫn chưa được làm rõ Chính vì vậy mục đích của giai đoạn này là:Thiết lập các phác họa cho mô hình vật lý, đánh giá chi phí lợi ích cho các pháchọa, xác định khả năng đạt mục tiêu cũng như sự tác động của chúng vào lĩnhvực tổ chức nhân sự đang làm việc tại hệ thống và đưa ra các kiến nghị cho lãnhđạo những phương án khả thi nhất
Các công đoạn chính của giai đoạn này:
- Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc về tổ chức
- Xây dựng các phương án giải pháp
- Đánh giá các phương án của giải pháp
- Chuẩn bị và trình bày báo cáo
Cụ thể công việc của các công đoạn như sau:
4.1 Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc về tổ chức
Một hệ thống thông tin không thể tồn tại tách rời môi trường mà nó sẽhoạt động Hệ thống thông tin không thể cài đặt thành công nếu không tính đếncác ràng buộc của môi trường, cùng một hệ thống đó nhưng sẽ thành công tuyệtvời với công ty này nhưng có thể lại kém hiệu quả với một công ty khác Nhưchúng ta đã thấy trong suốt quá trình phát triển hệ thống thông tin, phân tích viênphải chý ý đến yêu cầu riêng của tổ chức mà hệ thống thông tin sẽ được cài đặt.Nếu kinh nghiệm thu được của các phân tích viên trong quá khứ của phân tíchviên là vô cùng quí báu thì điều đó vẫn không đủ để phân tích viên phát triển
Trang 36một hệ thống thông tin mới, nếu không dựa vào môi trường, đặc trưng riêng của
hệ thống thông tin đang xét thì chẳng khác nào làm một bài toán mà không biết
rõ đề, một bài văn làm lạc đề
Trong thực tế có những điều đúng cho mô hình logic nhưng không đúngcho mô hình, nhưng một môi trường cụ thể thì cần một cách thức cụ thể hóakhác nhau Đó là những ràng buộc quan trọng nhất cho việc thiết kế các hệ thốngmới là:
- Các ràng buộc liên quan đến tổ chức
- Các ràng buộc về tin học
4.2 Xây dựng các phương án giải pháp
Xây dựng một phương án của giải pháp được bắt đầu từ hai khâu chínhsau đây:
- Xây dựng biên giới cho phần mềm tin họcBiên giới tin học hóa phân chia phần thủ công và phần tin học hóa của hệthống thông tin, sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) mức 0 hoặc mức 1 là công cụ tốtnhất cho việc phân tích biên giới Việc xác định biên giới phục thuộc vào khảnăng đạt được các mục tiêu đề ra, phụ thuộc vào chi phí cho hệ thống thông tintin học hóa và lợi ích thu được từ hệ thống thông tin đó
- Xác định cách thức xử lýSau khi xác định được các phương án về biên giới tin học hóa thì sẽ tinhọc hóa thì ta cần phải xác định cách thức xử lý cụ thể là:
Một là: Lựa chọn cách thức xử lý theo lô, thời gian thực hay hỗn hợp, hộithoại người máy
Hai là: Kết hợp phương án biên giới và phương thức xử lý để đạt đượcphương án sơ bộ bước 2
Ba là: Tính toán chi phí cho các phương án giữ lại một số phương án khảthi nhất
4.3 Đánh giá các phương án giải pháp
- Phân tích chi phí và lợi ích
Trang 37Người ta có thể phân loại chi phí/ lợi ích theo những cách sau: Trực tiếp/gián tiếp; Hữu hình/ vô hình; Biến động/ cố định.
- Phân tích đa tiêu chuẩn Phân tích đa tiêu chuẩn là phương pháp dựa vào nhiều tiêu chuẩn Chẳng
có gì khó hiểu khi phân tích đa tiêu chuẩn lại là một phương án được sử dụngnhiều nhất, do nó tập hợp nhiều tiêu chuẩn, nhiều tiêu thức sẽ đem lại cái nhìntổng quát và đi đến quyết định đúng đắn
4.4 Chuẩn bị và trình bày báo cáo
Đánh giá phương án của giải pháp là công việc giai đoạn quan trọng nhấtcủa giai đoạn này, thực chất của họat động này là phân tích chi phí lợi ích phântích đa tiêu chuẩn Ngoài ra phân tích viên còn có thể trình bày thêm các phương
án phân tích khác như phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh Đối với
hệ thống thông tin của các doanh nghiệp cần đặc biệt nhấn mạnh hiệu quả kinh
tế Sự thuyết phục về mặt tài chính và tính khả thi tài chính của dự án sẽ quyếtđịnh xem dự án có được đi tiếp hay không, hoặc là sẽ được thay đổi theo phươngpháp khác
5 Giai đoạn thiết kế vật lý ngoài
Thiết kế vật lý ngoài là mô tả chi tiết phương án của giải pháp đã được lựachọn ở giai đoạn trước đây Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng vì nó mô tảchính xác ở đây có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới công việc thường ngàycủa những người sử dụng, mỗi lỗi của thiết kế vật lý như báo cáo khó đọc, mộthộp thoại không dứt khoát, form hiển thị rối rắm sẽ là một nguyên nhân gâynên một trong những thất bại của hệ thống Sản phẩm của giai đoạn này là mộttài liệu miêu tả tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện
kĩ thuật, tài liệu cho người sử dụng và nó mô tả cả phần thủ công và cả nhữnggiao diện đã được tin học hóa
Các công đoạn chính của giai đoạn này:
- Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài
- Thiết kế chi tiết vào/ra
- Thiết kế các cách thức giao tác với phần tin học hóa
Trang 38- Thiết kế các thủ tục thủ công
- Chuẩn bị và trình bày báo cáo
Cụ thể công việc của các giai đoạn này là:
5.1 Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài
Lập kế hoạch cho giai đoạn này cần phải chọn phương tiện, khuôn dạngcủa các dòng vào/ ra, xác định các cách thức hội thoại với phần tin học hóa của
hệ thống thông tin và cách thức thực hiện các thủ tục thủ công Phân bố thời gian
và lập danh mục các sản phẩm
5.2 Thiết kế chi tiết vào ra
Thiết kế khuôn dạng trình bày của các đầu ra và thể thức nhập tin chongười sử dụng Khuôn dạng vào/ ra không những đẹp, hợp lý mà còn giúp chongười sử dụng thực hiện tốt hơn, dễ dàng hơn trong công việc của họ
5.3 Thiết kế các cách thức giao tác với phần tin học hóa
Một hệ thống thông tin thường thực hiện nhiều công việc khác nhau như:Cập nhật, in ấn báo cáo, tra cứu cơ sở dữ liệu, sao chép đảm bảo an toàn dữliệu
Có 4 cách thức chính để thực hiện thao tác với hệ thống tin học hóa Thiết
kế viên cần phải biết và kết hợp tốt 4 cách thức đó để tạo ra những thao tácchuẩn cho hệ thống thông tin tin học hóa
- Giao tác bằng tập hợp lệnh
- Giao tác bằng các phím trên bàn phím
- Giao tác qua thực đơn
- Giao tác dựa vào các biểu tượng
5.4 Thiết kế các thủ tục thủ công
5.5 Chuẩn bị và trình bày báo cáo
6 Giai đoạn Triển khai kỹ thuật hệ thống
Nhiệm vụ của giai đoạn này đưa ra các quyết định có liên quan tới việclựa chọn công cụ phát triển hệ thống tổ chức vật lý cơ sở dữ liệu, cách thức truynhập tới bản ghi của các tệp và những chương trình khác cấu thành nên hệ thốngthông tin Việc viết các chương trình máy tính, thử nghiệm chương trình, các
Trang 39module và toàn bộ hệ thống cũng được thực hiện trong giai đoạn này Mục tiêuchính của giai đoạn này là xây dựng thành công hệ thống từ các tài liệu của cácgiai đoạn trước, nhưng đồng thời trong quá trình xây dựng hệ thống cũng là lúcphải bổ xung hoàn thiện các tài liệu đó Kết quả của giai đoạn này là phần mềmtin học, hoàn thành tài liệu hệ thống và tài liệu hướng dẫn người sử dụng, chocác thao tác viên cũng là tránh nhiệm của những nhà thiết kế hệ thống.
Những công đoạn chính của giai đoạn này:
- Lập kế hoạch thực hiện kĩ thuật
- Thiết kế vật lý trong
- Lập các chương trình cho máy tính
- Thử nghiệm phần mềm
- Hoàn thiện tài liệu cho hệ thống
Cụ thể công việc của từng giai đoạn như sau:
6.1 Lập kế hoạch thực hiện kĩ thuật
Nhiệm vụ quan trọng nhất của lập kế hoạch triển khai là lựa chọn cáccông cụ, sự lựa chọn này sẽ quyết định tới những hoạt động thiết kế vật lý trongnhư thiết kế vật lý cơ sở dữ liệu, thiết kế các chương trình cũng như hoạt độnglập trình sau này
6.2 Thiết kế vật lý trong
Mục đích thiết kế vật lý trong là đảm bảo độ chính xác của thông tin vàlàm hệ thống mềm dẻo, ít chi phí Hai bộ phận của hệ thống là cơ sở dữ liệu vàcác xử lý sẽ được xem xét và đánh giá kĩ lưỡng ở đây Nhằm tìm cách tiếp cậntới dữ liệu nhanh hơn và hiệu quả hơn
6.3 Lập các chương trình cho máy tính
Phần mềm máy tính cho hệ thống thông tin do các lập trình viên thực hiệnvới yêu cầu đảm bảo rằng các chương trình phù hợp hoàn toàn với các đặc tảthiết kế
Như vậy: Trong giai đoạn này, công đoạn lập trình là quan trọng nhất, đây
là quá trình chuyển đổi các thiết kế vật lý của nhà phân tích thành phần mềmmáy tính do các lập trình viên đảm nhận
Trang 40Lập kế hoạch thử nghiệm bao gồm việc xác định xem cái gì cần được thửnghiệm và việc thu thập dữ liệu phục vụ cho mục đích thử nghiệm.
6.4 Thử nghiệm phần mềm
Thử nghiệm chương trình là quá trình tìm lỗi, là một đánh giá cuối cùng
về các đặc tả, thiết kế và mã hóa Mục đích của việc thử nghiệm chương trình lànhằm đảm bảo rằng tất cả các thành phần của chương trình ứng dụng đều đượcthiết kế và triển khai đúng với yêu cầu đề ra
Trong chương trình ứng dụng thường có 2 kiểu lỗi đặc trưng đó là:
- Chương trình không làm những điều cần phải làmLỗi này được gọi là lỗi bỏ xót và hay gặp đối với các ứng dụng mới đượcphát triển
- Chương trình làm những điều không cần phải làmLỗi này thường gặp trong quá trình bảo trì
Một thử nghiệm tốt là một thử nghiệm phải xác định được cả 2 loại lỗitrên Giai đoạn thử nghiệm chương trình có rất nhiều đối tượng tham gia vào cácchiến lược thử nghiệm khác nhau với những mức khác nhau, nhằm mục tiêu cuốicùng là tìm lỗi còn tiềm ẩn trong chương trình
- Giai đoạn phân tích hệ thống: Thử nghiệm hệ thống (MasterTest) được xây dựng
- Giai đoạn thiết kế hệ thống: Thử nghiệm module (Unit Test), thửnghiệm tích hợp ( Integration Test) và thử nghiệm toàn hệ thống(System)
- Trong quá trình triển khai hệ thống, các kế hoạch thử nghiệmkhác nhau này sẽ được thực hiện và quá trình thử nghiệm thực
sự được bắt đầu
6.5 Hoàn thiện tài liệu cho hệ thống
Đây là một bước hết sức quan trọng và cần thiết trước khi các phân tíchviên kết thúc một dự án tin học hóa để bắt đầu chuyển sang một dự án khác,nhằm tập hợp các thông tin quan trọng mà họ có được về hệ thống trong quátrình phát triển và triển khai hệ thống