Phương pháp thông thường

Một phần của tài liệu Điều khiển công suất nghịch lưu nối lưới trong điều kiện sụt áp của nguồn lưới (Trang 33 - 38)

Kết quả khảo sát của phương pháp thông thường khi chưa xem xét đến thành phần thứ tự nghịch được thể hiện trên hình 3.1 đến hình 3.7.

Trong khoảng thời gian 0-0.3s, do điện áp nguồn lưới cân bằng nên các tham số ước lượng được của PLL trong phương pháp thông thường tương đối chính xác được thể hiện ở hình 3.1.

Trần Quang Thọ

18

Hình 3.1: Các đại lượng của PLL thông thường dò được

Hình 3.2: Dòng điện đặt của phương pháp thông thường

Điều này giúp cho việc xác định dòng điện đặt ở hình 3.2 có biên độ nằm trong giới hạn cho phép trong khoảng 0-0.3s.

Thêm vào đó, độ méo dạng sóng hài toàn phần của dòng điện ngõ ra nghịch lưu THD đo tại thời điểm 0.28s có giá trị 3.77% và nhỏ hơn giới hạn cho phép.

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 (a) 0 2 4 6 Conventional PLL 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 (b) 200 250 300 350 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 (c) Time (s) 49 50 51 (A )

Trần Quang Thọ

19

Hình 3.3: Dòng điện bơm vào lưới

Hình 3.4: Công suất phát vào lưới

Tuy nhiên, khi xảy ra mất cân bằng điện áp lưới kể từ 0.3s, các tham số điện áp lưới gồm biên độ, tần số, và góc pha ước lượng được chứa các thành phần dao động như ở hình 3.1. Nguyên nhân của vấn đề này chính là thành phần thứ tự nghịch của điện áp lưới gây ra.

Với phương pháp điều khiển thông thường, dòng điện đặt ở hình 3.2 kể từ sau 0.3s tăng lên đáng kể và vượt quá giớ hạn cho phép của linh kiện nên có thể gây hư hỏng linh kiện.

Dòng điện 3 pha bơm vào lưới ở hình 3.3 cũng tăng cao đáng kể từ thời điểm 0.3s.

(A ) 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 (a) 0 1 2 104 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 (b) Time (s) 0 5000 10000 15000 20000

Trần Quang Thọ

20

Hình 3.5: Sóng hài dòng điện pha A khi áp cân bằng đo tại 0.28s

Mặt khác, kết quả khảo sát cả 3 pha kể từ thời điểm 0.48s ở bảng 3-3 cho thấy biên độ dòng điện bậc cơ bản ở pha A và B giảm nhỏ nhưng THD tăng rất cao, cụ thể THD pha A tăng đến 26.42% thể hiện ở hình 3.6. Giá trị này lớn hơn rất nhiều so với khi điện áp cân bằng ở hình 3.5 trong khoảng thời gian 0-0.3s. Chính sự giảm biên độ này làm tăng sóng hài dòng điện.

Trong khi đó, biên độ đỉnh dòng điện pha C tăng rất cao đến 56.8A (32.5%), tuy rằng biên độ bậc cơ bản thấp hơn khi ở mức 53.49A và THD ở mức 9.63%, nhưng giá trị độ méo dạng hài này cũng vượt quá giới hạn tiêu chuẩn 5%. Độ méo dạng của dòng điện 3 pha cũng được thể hiện rõ hơn khi được phóng to từ 0.2-0.4s ở hình 3.7. Mặt khác, độ dao động công suất ở hình 3.4 (a) từ 3000 đến 13000W. Độ dao động này quá lớn gây dao động cho phía một chiều sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của các tấm pin mặt trời.

Trần Quang Thọ

21

Hình 3.6: Sóng hài dòng điện pha A khi điện áp cân bằng đo tại 0.48s

Hình 3.7: Phóng to dòng và áp 3 pha của phương pháp thông thường

V a b c ( V ) Ia b c ( A )

Trần Quang Thọ

22

Một phần của tài liệu Điều khiển công suất nghịch lưu nối lưới trong điều kiện sụt áp của nguồn lưới (Trang 33 - 38)