Báo cáo góp ý chương trình SGK môn Địa lý THCS

7 4.1K 24
Báo cáo góp ý chương trình SGK môn Địa lý THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD - ĐT ĐỨC THỌ BÁO CÁO GÓP Ý CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA THCS – MÔN ĐỊA LÍ I. Đánh giá chương trình 1. Ưu điểm Chương trình Địa lí 6, 7, 8, 9 đã thể hiện được tính hiện đại, cập nhật, sát thực tiễn. Nội dung của chương trình phù hợp các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ với trình độ phát triển của học sinh. Sự sắp xếp và phát triển các mạch kiến thức lôgíc - đảm bảo tính liên thông và liên môn, đảm bảo sự cân đối giữa lí thuyết với thực hành và phát triển các kĩ năng của học sinh. Chương trình đã thể hiện được định hướng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS. 2. Hạn chế Chương trình địa lí 6: Chương trình địa lí 6 nhiều tiết có thời lượng kiến thức nặng và trừu tượng đối với học sinh lớp 6. Tiết 5 - bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí. Vì số lượng bài tập nhiều, 1 tiết học không đủ. Tiết 9 - bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục và các hệ quả Tiết 10 - bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời Tiết 11 - bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Vì 3 tiết này kiến thức quá trừu tượng so với độ tuổi HS lớp 6. Chương trình địa lí 7: Tiết ôn tập và kiểm tra học kì là tiết cuối của chương trình chưa phù hợp. Chương trình địa lí 8: Tiết bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất . Số lượng bài tập mà HS phải giải quyết quá nhiều. Vì vậy, thời gian 1 tiết học là không tương xứng. Với bài này để vừa giải quyết hết lượng bài tập và ôn lại kiến thức mà HS đã học từ lớp 6, 7 và HKI của lớp 8 thì cần đến thời gian 1,5 tiết. 3. Đề xuất chỉnh lí Chương trình địa lí 6: - Tiết 5 - bài 4: Cách 1: Nên giảm bớt số lượng bài tập ở mục 3. Bài tập + Bỏ: mục a> Hà Nội đến Gia các ta, Cu-a-la Lăm-pơ đến Ma-ni-la. + Bỏ: mục b> Xác định toạ độ địa lí điểm A. Cách 2: chuyển mục 3 (bài tập) vào phần câu hỏi và bài tập. - Để thực hiện được chương trình tiết 9, 10, 11 cần phảI có mô hình TráI đất chuyển động quanh trục và quanh Mặt Trời. Chương trình địa lí 7: Tiết ôn tập và kiểm tra học kì nên chuyển lên trước 2 tiết cuối để giáo viên có thời gian chấm bài và nhập điểm vào máy. Chương trình địa lí 8: Giảm bớt số lượng bài tập ở mục 1. Khí hậu trên Trái Đất; bằng cách chuyển bài tập 4, 5 vào phần câu hỏi và bài tập. II. Đánh giá sách giáo khoa 1. Ưu điểm Sách giáo khoa đã thể hiện đúng mục tiêu yêu cầu nêu trong chương trình môn học, thể hiện tính hiện đại, cập nhật, tính chính xác, hệ thống của kiến thức. Nội dung sách giáo khoa đã thể hiện tính thiết thực, sát thực tiễn, đảm bảo cân đối giữa nội dung lý thuyết và yêu cầu thực hành vận dụng. Nội dung sách giáo khoa đã thể hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giúp học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức, thực hành vận dụng kiến thức, phát triển các kỹ năng của học sinh. Nội dung của sách giáo khoa đã phù hợp với trình độ phát triển của học sinh, với trình độ của giáo viên, với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, phù hợp với xu hướng của thời đại. Sách giáo khoa có cấu trúc hợp lý, các chương bài được bố trí logic. Phần kênh hình, kênh chữ được sắp xếp phù hợp với nội dung của bài học. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa nhìn chung là trong sáng dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi học sinh. Cỡ chữ màu sắc, tranh ảnh minh họa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. 2. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm trên, sách giáo khoa địa lí lớp 6, 7, 8, 9 còn có một số hạn chế sau đây: + Ở một số bài các mục sắp xếp chưa được lôgíc, hoặc tên tiểu mục chưa khái quát được nội dung của các tiểu mục. Địa lí 7- bài 4: Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi. bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới. Địa lí 8- bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. + Phần kênh hình ở một số bài chưa có câu hỏi gợi ý để khai thác, một số hình còn thiếu nhiều địa danh hoặc kí hiệu gây khó khăn cho HS khi xác định các đối tượng địa lí. Địa lí 6- bài 18- hình 49 Địa lí 7- bài 44- hình 44.4 Địa lí 8- bài 26- hình 26.1 + Một số lược đồ chưa thống nhất về màu sắc. Địa lí 8- bài 29- hình 29.2 và hình 29.3. + Một số bảng số liệu chưa cập nhật đặc biệt là địa lí 9 phần lớn số liệu của năm 1999, 2001, 2002. 3. Đề xuất chỉnh lí SÁCH GIÁO KHOA BỘ MÔN: Địa lí 6 Chương / Bài/ Trang Nội dung góp ý Đề xuất chỉnh lí Chương 1/ Bài 4 /Trang 16 - Hình 12: Toạ độ địa lí các điểm A, B, C, D tô màu đen. - Toạ độ địa lí các điểm A, B, C, D tô màu vàng hoặc đỏ. Chương II/ Bài 18/ Trang 57 Mục 3c: có kênh hình song chưa có câu hỏi khai thác. Nên thêm vào câu hỏi: Dựa vào hình 49 và kiến thức đã học, em hãy rút ra nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ? SÁCH GIÁO KHOA BỘ MÔN: Địa lí 7 Chương /Bài/ Trang Nội dung góp ý Đề xuất chỉnh lí Chương I/Bài 11/ Trang 37 Để giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. Nên thêm hình 11.3 về rác thải đô thị. Phần một/ Bài 4/ Trang 13-> 14. Thực hành: Chưa liền mạch kiến thức: Kết cấu dân số Mật độ dân số Sự phân bố dân cư Nên: 1. Quan sát tháp tuổi của Thành phố Hồ Chí Minh… 2. Quan sát hình 4.1, cho biết… 3. Tìm trên lược đồ phân bố dân cư… Phần một/ Chương VIII/ Bài 47/ Trang 140. Mục 1: Khí hậu Sửa lại: 1. Thiên nhiên châu Nam Cực Chương IX (Châu Đại Dương) bài 49/ Trang 147. Bài 49: Trong bài cần có lược đồ các nước ở Châu Đại Dương. Có thêm lược đồ các nước ở Châu Đại Dương trong mục 1- bài 49 SÁCH GIÁO KHOA BỘ MÔN: Địa lí 8 Phần / chương/ Bài/ Trang Nội dung góp ý Đề xuất chỉnh lí Phần hai/ Bài 18/ Trang 63. Hình 18.2 chỉ có hướng gió mùa hạ không có hướng gió về mùa đông. Nên có thêm mũi tên chỉ hướng gió mùa mùa đông như ở hình 18.1. Phần một/ Chương XII / Bài 21/ Trang 74. Liên hệ với thực tiễn đất nước chưa có. Nên thay hình ảnh ruộng bậc thang trồng lúa gạo ở Phi lip pin thành ruộng bậc thang trồng lúa gạo ở Việt Nam để sát với thực tiễn Việt Nam, kích thích hứng thú học tập của HS. Phần hai/ Bài 26/ Trang 97. Hình 26.1: Lược đồ khoáng sản Việt Nam. Cần có thêm một số địa danh trong lược đồ để HS dễ dàng xác định như: Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hoà, Cà Mau… Phần hai / Bài 41/ Trang 140-> 143. Đảo vị trí mục 2 và mục 3 để liền mạch kiến thức địa hình-khí hậu. 2. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp… 3. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ Phần hai/ Bài 29/ Trang 106. Hình 29.2 và hình 29.3 chưa thống nhất về màu sắc. Nên thống nhất về màu sắc ở 2 dạng địa hình của 2 hình. SÁCH GIÁO KHOA BỘ MÔN: Địa lí 9 Bài/ Trang Nội dung góp ý Đề xuất chỉnh lí Bài 2/ Trang 8 Câu hỏi: Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước? Đưa ra số liệu như vậy sẽ làm cho HS xác định sai. Qua bảng hầu hết HS đều xác định Tây Bắc có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất. Thực tế thì Tây Nguyên là vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất. Bởi Tây Bắc chỉ là 1 tiểu vùng. Nên: đưa số liệu về tỉ lệ gia tăng tự nhiên của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Bài 12/ Trang 42. Cần thêm 1 ý nhỏ ở câu hỏi: Dựa vào H 12.1, hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ? Để HS thấy được vai trò quan trọng của 3 ngành: chế biến lương thực thực phẩm; cơ khí điện tử, khai thác nhiên liệu. Nên: Dựa vào H 12.1, hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ? Rút ra nhận xét? Bài 13/ Trang 48 Mục I (câu hỏi sau mục 2): Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính - viễn thông trong sản xuất và đời sống? Câu hỏi này không nên đưa vào bài này vì ngành bưu chính viễn thông sẽ học ở bài sau. Nên thay: Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vai trò của một số ngành dịch vụ trong sản xuất và đời sống? Bài 26/ Cần sắp xếp hợp lí về khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp và tình hình sản lượng lương thực của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Nên diễn đạt như sau: Khó khăn của vùng là quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế. Những cánh đồng ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu Trang 95 Bảng 26.1, có đề cập đến ngành chăn nuôi bò là thế mạnh của vùng nhưng phần kênh chữ lại không hề nói đến vì thế làm cho HS hiểu sai đây không phải là thế mạnh của vùng. nước và thường bị bão lụt về mùa mưa. Sản lượng lương thực bình quân đạt 281,5 kg/người, thấp hơn mức trung bình của cả nước 463,6 kg/người (năm 2002). Nên đưa vào phần kênh chữ: Chăn nuôi bò đàn của vùng duyên hải Nam Trung Bộ chiếm hơn 25% đàn bò của cả nước. III. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh 1. Thuận lợi * Đối với học sinh - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. - Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn. - Tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; tạo niềm vui, hứng thú học tập; phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. * Đối với giáo viên Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ của học sinh; thời lượng dạy học cũng như thiết bị, đồ dùng dạy học. 2. Khó khăn - Thời lượng của một số tiết học còn dài. - Mặc dù các trường đều được cung cấp các thiết bị đồ dùng dạy học, nhưng chất lượng chưa cao, hiệu quả sử dụng còn thấp và còn thiếu. IV. Đề xuất, kiến nghị Để việc dạy – học địa lí có hiệu quả, áp dụng được các thành tựu công nghệ thông tin vào dạy- học địa lí cần có thêm các thiết bị, phương tiện dạy học như: phòng địa lí, Ti vi, đầu vi deo, máy chiếu, băng đĩa ghi hình, vườn địa lí và tổ chức đựơc các hoạt động tham quan thực tế …. Cung cấp một số băng hình (đĩa VCD) về các hiện tượng địa lí (núi lửa, động đất, sóng thần, sạt lở đất…); về các miền địa hình, các cảnh quan địa lý, hoạt động kinh tế của các vùng miền Việt Nam. Ở môn học địa lí 7, nhằm giúp HS có được những kiến thức về các môi trường địa lí, về hoạt động con người trên trái đất và ở các châu lục. Hiện nay trên thị trường bán rộng rãi tập bản đồ thế giới. Nên SGK cần có các câu hỏi kết hợp nội dung các bài học với tập bản đồ thế giới để HS làm quen và sau này dễ dàng hơn khi tiếp cận với kĩ sử dụng Át lát địa lí Việt Nam ở địa lí 8. Giảm bớt kiến thức cho phù hợp với thời lượng của một số tiết học đã đề xuất ở trên. Nên có các số liệu cập nhật để giúp giáo viên bổ sung vào bài học (các số liệu trong SGK chủ yếu là năm 1999, 2002, 2002). Đức Thọ, ngày 8 tháng 4 năm 2008 Nhóm địa lí thực hiện . PHÒNG GD - ĐT ĐỨC THỌ BÁO CÁO GÓP Ý CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA THCS – MÔN ĐỊA LÍ I. Đánh giá chương trình 1. Ưu điểm Chương trình Địa lí 6, 7, 8, 9 đã thể hiện được tính hiện. học sinh. Chương trình đã thể hiện được định hướng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS. 2. Hạn chế Chương trình địa lí 6: Chương trình địa lí 6 nhiều. quá trừu tượng so với độ tuổi HS lớp 6. Chương trình địa lí 7: Tiết ôn tập và kiểm tra học kì là tiết cuối của chương trình chưa phù hợp. Chương trình địa lí 8: Tiết bài 20: Khí hậu và cảnh

Ngày đăng: 12/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan