PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN -----------------***------------------ CHUYÊN ĐỀ SỬDỤNGVÀKHAITHÁCKÊNHHÌNHTRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỂ DẠYKIỂUBÀIĐỊA LÍ TỰNHIÊNỞMÔNĐỊA LÍ 7 TỔ: SỬ - ĐỊA – ANH Tháng 01 năm 2010 SỬDỤNGVÀ KHAI THÁCKÊNHHÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỂ DẠYKIỂUBÀIĐỊA LÍ TỰNHIÊNỞMÔNĐỊA LÍ 7 I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trongdạy học địa lí, kênhhình có chức năng vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức địa lí quan trọng đối với học sinh. Kênhhình không chỉ giúp học sinh nhận thức các sự vật, hiện tượng địa lí một cách thuận lợi hơn, sinh động hơn mà còn là nguồn tri thức để HS khai thác, tìm tòi phát hiện ra những kiến thức địa lí mới ẩn trongkênh hình. Những kiến thức này chỉ có được khi học sinh biết kết hợp những kiến thức địa lí đã có với kĩ năng khaitháckênh hình. Qua thực tế cho thấy, HS nếu chỉ có nghe thôi thì lưu giữ được 20% kiến thức , viết chép thì nhớ được 30%, còn kết hợp cả nghe lẫn nhìn thì mức độ nhớ tăng lên đến 50%. Nếu HS tự trình bày được thì lưu giữ được 80% kiến thức. Bởi vì các giác quan có vai trò quan trọngtrong việc học và lưu giữ kiến thức: Tôi nghe - tôi quên. Tôi nhìn - tôi nhớ. Tôi làm - tôi hiểu. Việc sử dụngvàkhaitháckênhhìnhtrongdạy học địa lí không những có vai trò quan trọngtrong việc khaithác kiến thức ở các bài học lí thuyết mà nó còn đặc biệt quan trọng hơn đối với những bài học thực hành. Qua những bài thực hành đã tăng cường tính thực tiễn và kĩ năng thực hành, khắc phục được khuynh hướng “hàn lâm hoá” trong việc học địa lí trước đây. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu, nhóm Sử- Địa trường THCS Lê Quý Đôn chúng tôi đã chọn chuyên đề này. II/VAI TRÒ CỦA KÊNHHÌNHTRONGDẠY HỌC ĐỊA LÍ: Kênhhình là trợ thủ đắc lực giúp GV thực hiện tốt nguyên tắc thống nhất giữa tính cụ thể và trừu tượng trong quá trình dạy học. Nó tạo khả năng cung cấp cho HS thông tin đầy đủ hơn và chính xác hơn, đặc biệt là mang tính trực quan về hiện tượng cần nghiên cứu. Việc sửdụngkênhhình góp phần tích cực trước tiên là làm cho HS dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, sau đó là giáo dục thẩm mĩ cho các em. Một hình vẽ đẹp, một mô hình cân đối, gam màu hợp lí .đều tạo nên những rung cảm đa dạng trong tâm hồn trẻ thơ. Kênhhình giúp cho nhận thức cảm tính được nhanh chóng, đúng bản chất ở nhiều góc cạnh khác nhau. Thông qua các kênhhìnhvà nghệ thuât biểu diễn của giáo viên sẽ góp phần nâng cao hứng thú trong học tập, tập trung mạnh mẽ chú ý vào bài học của học sinh. Ngoài việc thể hiện tính cụ thể, tính trừu tượng các kênhhình còn góp phần mạnh mẽ vào việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống thông qua sửdụng chúng đúng lúc, đúng cách, xen kẽ vào bài giảng. Như vậy, kênhhìnhtrong sách giáo khoa có vai trò quan trọngtrong việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Ngạn ngữ có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm.” III/ NGUYÊN TẮC TRONGSỬDỤNGVÀ KHAI THÁCKÊNH HÌNH: 1/ Sửdụngđúng lúc: -Sử dụngkênhhình vào lúc cần thiết, lúc HS mong muốn được quan sát, trong trạng thái tâm lí thuận lợi nhất. -Kênh hình xuất hiện đúng lúc nội dungvà phương pháp dạy học cần đến nó. -Tránh đưa một lúc nhiều kênh hình. 2/ Sửdụngđúng chỗ: -Tìm vị trí để giới thiệu kênhhình trên lớp hợp lí nhất, giúp HS có thể sửdụng nhiều giác quan nhất, tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp. -Đảm bảo cho toàn lớp có thể quan sát kênhhình một cách rõ ràng. -Đảm bảo không làm phân tán tư tưởng của HS khi tiến hành các hoạt động học tập tiếp theo. 3/ Sửdụng đủ cường độ: -Mỗi loại kênhhình có mức độ sửdụng tại lớp khác nhau.Nếu kéo dài việc sửdụng một loại hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần trong một tiết học, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. -Tránh sửdụng nhiều loại phương tiện khác nhau trong một tiết học. IV/ YÊU CẦU CỦA VIỆC SỬDỤNGKÊNH HÌNH: -Kênh hình phải được sửdụng có hiệu quả cao, tập trung vào viêc sửdụng các kênhhình như một nguồn kiến thức, hạn chế dùng chúng theo cách minh hoạ cho kiến thức. -Giáo viên cần có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình. Nghiên cứu kĩ các kênhhình để hiểu rõ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên lớp mới cùng HS tiếp xúc với kênh hình. -Cần lựa chọn các nội dung mang tính thiết thực đối với nội dungbài học, đồng thời sửdụng tối đa các nội dung đã được thể hiện trên mỗi kênh hình. -Khi soạn bài cũng như khi lên lớp GV cần phải xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chuẩn xác rõ ràng để HS làm việc với các loại kênhhình nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí. -GV cần giúp HS nắm được trình tự các bước làm việc với từng loại phương tiện để tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy. V/ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HỌC SINH KHAITHÁCKÊNHHÌNHTRONGDẠY HỌC ĐỊA LÍ: 1/Vai trò, ý nghĩa của bản đồ,lược đồ: -Bản đồ, lược đồ là phương tiện trực quan, một nguồn kiến thức địa lí quan trọng, nó giống như một khung cốt mà tất cả các kiến thức địa lí đều đưa vào đấy. Nhiều nhà khoa học và giảng dạyđịa lí đã coi bản đồ giáo khoa là “cuốn sách thứ hai”. Do đặc điểm của các đối tượng, sự vật địa lí được trải rộng trong không gian. Giáo viên không thể dẫn HS đến trực tiếp quan sát được, vì vậy phải quan sát trên bản đồ,lược đồ. -Dựa vào bản đồ,lược đồ, GV có thể nêu ra những vấn đề cho HS suy nghĩ nhận thức, phát triển tư duy địa lí vàkhaithác đặc trưng quan trọng của địa lí, tư duy gắn liền với lãnh thổ xét đoán dựa trên cơ sở bản đồ. 2/ Các bước thực hiện: - Bước 1: Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết được nội dung: Ví dụ: Trong tiết 29, bài 26 “Thiên nhiên châu Phi” GV giới thiệu lược đồ H.26.1: “Lược đồ tựnhiên châu Phi”. -Bước 2: Đọc bảng chú giải để biết cách thể hiện nội dung của bản đồ,lược đồ. Ví dụ: Trong tiết 29, bài 26 “Thiên nhiên châu Phi” GV hướng dẫn HS đọc bảng chú giải để biết trên lược đồ những mũi tên màu đỏ và những mũi tên màu xanh thể hiện trên lược đồ là các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh. Hoặc đọc bảng thang màu về độ cao và biết được trên lược có biểu hiện độ cao của địa hình. Hoặc đọc các kí hiệu khoáng sản, để biết được trên lược đồ có biểu hiện các khoáng sản chính của châu Phi -Bước 3: Căn cứ vào bảng chú giải để xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ. Ví dụ: Trong tiết 29, bài 26: “Thiên nhiên châu Phi” GV hướng dẫn HS căn cứ vào bảng chú giải để xác định các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi. Hoặc căn cứ vào từng bậc màu HS biết được ở châu Phi có những dạng địahình nào, dạng địahình nào là chủ yếu. Hoặc căn cứ vào kí hiệu các khoáng sản, HS biết được ở châu Phi có những loại khoáng sản chính nào. -Bước 4: Liên kết các kí hiệu, xác lập mối quan hệ địa lí để nêu đặc điểm của đối tượng, giải thích đặc điểm vàsự phân bố. Ví dụ: Trong tiết 29 bài 26: “Thiên nhiên châu Phi” GV cho HS quan sát hình 26.1 và thấy được đường Xích đạo chạy ngang qua gần giữa châu lục, chí tuyến Bắc chạy qua phần phía bắc, chí tuyến Nam chạy qua phần phía nam của châu lục, từ đó làm cho đại bộ phận diện tích châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên phần lớn lãnh thổ châu Phi thuộc môi trường đới nóng. Vì thế châu Phi có khí hậu nóng quanh năm. Hoặc HS dựa vào lược đồ nhận thấy rằng đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, nên rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. Đặc điểm đó làm cho ảnh hưởng của biển ít lấn sâu vào đất liền. Thêm vào đó ven bờ biển châu Phi có các dòng biển lạnh như dòng biển lạnh Ca-na-ri, dòng biển lạnh Ben-ghê-la, dòng biển lạnh Xô-ma-li, vì thế khí hậu châu Phi có tính chất khô. Hoặc HS dựa vào các bậc thang màu biểu hiện trên lược đồ có thể biết được các vùng địahình thấp hơn (được biểu hiện bằng màu nhạt hơn) nằm lọt giữa các vùng địahình cao hơn (được biểu hiện bằng màu đậm hơn) tạo thành các bồn địa. Hoặc HS dựa vào màu sắc biểu hiện độ cao trên lược đồ biêt được hướng nghiêng chính của địahình là cao ở phía đông nam, thấp dần về phía tây và bắc. Sở dĩ có đặc điểm đó là do phần phía đông của lục địa được nâng lên mạnh, phần phía tây được nâng lên với cường độ yếu hơn làm cho nền đá bị nứt vỡ và sụp đổ, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. Hoặc HS dựa vào lược đồ nhận xét về diện tích vàsự phân bố của địahình núi cao và đồng bằng ở châu Phi đó là núi cao rất ít, đồng bằng cũng ít được phân bố chủ yếu ở ven biển. Hoặc dựa vào sự phân bố các khoáng sản chính trên lược đồ HS sinh biết được loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn, phân bố chủ yếu ở đâu. Từ đó, HS rút ra được châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú, đặc biệt là kim loại quý hiếm… VI/ KẾT LUẬN: Hiệu quả của việc dạy học địa lí phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng của học sinh biết làm việc với kênhhìnhvà hiểu biết kiến thức chứa đựngtrong đó đến mức độ nào. Vì vậy, tổ chức cho HS khaithác các tri thức địa lí qua kênhhình là rất cần thiết, phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS. Để có thể sửdụngkênhhình một cách có hiệu quả cao, GV cần nắm được các nguyên tắc, yêu cầu trong việc sửdụngkênh hình, biết cách hướng dẫn HS khai tháckênhhình theo hướng dạy học đề cao chủ thể nhận thức của HS. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm trong việc sửdụngvà khai tháckênhhình trong sách giáo khoa để dạykiểubài thực hành ởmônđịa lí 7.Trong quá trình thực hiện chuyên đề chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân tình của các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. . KIỂU BÀI ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Ở MÔN ĐỊA LÍ 7 TỔ: SỬ - ĐỊA – ANH Tháng 01 năm 2010 SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỂ DẠY KIỂU BÀI ĐỊA LÍ TỰ. tôi hiểu. Việc sử dụng và khai thác kênh hình trong dạy học địa lí không những có vai trò quan trọng trong việc khai thác kiến thức ở các bài học lí thuyết