Trong đó số lượng kênh hình chiếm tỉ lệkhá cao với nội dung phong phú: bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu vàđược thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan đảm bảo thuận l
Trang 1SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI
***************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 8 ĐỂ DẠY PHẦN NAM Á
Lĩnh vực : Địa lí Cấp học : THCS
Năm học 2016 - 2017
MÃ SKKN
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2
II Ý nghĩa của giải pháp mới 2
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
IV Các biện pháp tiến hành 3
V Thời gian tạo ra giải pháp 3
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
I Mục tiêu 4
II Phương pháp tiến hành 4
1 Mô tả giải pháp của đề tài 4
1.1 Các loại kênh hình trong SGK Địa lí 8 5
1.2 Kênh hình phần Nam Á và vai trò của nó 6
1.3 Cách hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình trong SGK Địa lí 8 phần Nam Á 9
2 Phạm vi áp dụng 19
3 Hiệu quả 19
4 Kết quả thực hiện 19
PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
I Nhận định chung 21
II Những điều kiện áp dụng 21
III Triển vọng vận dụng và phát triển 21
IV Đề xuất, kiến nghị 22
Tài liệu tham khảo 23
Trang 3PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Địa lí là một bộ môn khoa học, nó cung cấp những kiến thức kỹ năng phổthông cơ bản và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh Điều đóđược trình bày ở sách giáo khoa thông qua hệ thống kênh chữ và kênh hình Nhưvậy để nắm chắc kiến thức Địa lí phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việckhai thác hệ thống kênh hình và kênh chữ Sở dĩ như vậy vì kênh hình ngoàichức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan minh họa cho kênh chữ nó còn
là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực sáng tạo của họcsinh trong quá trình học tập Bên cạnh đó thông qua kênh hình con đường nhậnthức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và khắcsâu kiến thức Sử dụng kênh hình còn giúp giáo viên tổ chức dạy và học theođặc trưng bộ môn đạt hiệu quả cao
Trong thời gian gần đây sách giáo khoa Địa lí có nhiều thay đổi phù hợphơn với nhu cầu đổi mới dạy và học Trong đó số lượng kênh hình chiếm tỉ lệkhá cao với nội dung phong phú: bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu vàđược thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan đảm bảo thuận lợi choviệc dạy và học theo hướng phát huy tích cực chủ động của học sinh Tuy nhiênqua thực tế giảng dạy cho thấy việc khai thác kênh hình của học sinh rất lúngtúng: khi giao nhiệm vụ cho học sinh phân tích lược đồ hay bảng số liệu các emkhông biết làm như thế nào, trả lời điều gì Điều đó cho thấy nhiều em chưa có
kĩ năng khai thác kênh hình Để khai thác được tối đa hệ thống kiến thức củasách giáo khoa, việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác kênh hình
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí Vậy tôimạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về khai thác kênh hình, với quy mô cho phép
của đề tài này tôi tập trung nghiên cứu và ứng dụng “Cách sử dụng và khai
thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 để dạy phần Nam Á”.
II Ý nghĩa của giải pháp mới
Rèn luyện kỹ năng Địa lí nói chung và kỹ năng khai thác kênh hình nóiriêng cho học sinh THCS là công việc thường xuyên liên tục của tất cả các đồngchí đang trực tiếp giảng dạy Địa lí Song theo tôi để rèn cho tất cả học sinh biếtkhai thác lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu là một việc không dễ dàng,nhất là đối với học sinh lớp 8 Vì thế khi đặt ra vấn đề này, tôi mong muốn cùngđồng nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi, bàn luận tìm ra biệnpháp thiết thực, khả thi nhất nhằm giúp các em làm tốt việc khai thác lược đồ,tranh ảnh, bảnh số liệu thường gặp và vận dụng thành thạo Từ đó các em có kĩ
Trang 4năng khai thác kênh hình và sẽ nắm chắc bài học cụ thể, có hệ thống kiến thứcĐịa lí nói chung
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Chương trình Địa lí 8 có 44 bài trên 52 tiết, kì I tìm hiểu về châu Á với 4khu vực Nam Á, Đông Á, Tây Nam Á, Đông Nam Á Ở kì II tìm hiểu về địa lítự nhiên Việt Nam Vì điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sángkiến sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 xoay quanhcác lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu để dạy học phần Nam Á Đối tượng học sinhtoàn khối 8 trong năm học 2016 - 2017
IV Các biện pháp tiến hành
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các biện pháp như sau:
3.1 Hướng dẫn học sinh nắm đặc điểm kênh hình trong SGK Địa lí 8 nóichung và Nam Á nói riêng
3.2 Cho học sinh biết các loại kênh hình trong SGK Địa lí 8
3.3 Giúp các em nắm vai trò của các kênh hình ở phần Nam Á thông quacác hình cụ thể
3.4 Hướng dẫn học sinh cách sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hìnhtrong SGK Địa lí 8 phần Nam Á
a Các bước sử dụng và khai thác lược đồ
b Trình tự các bước sử dụng, khai thác tranh ảnh
c Trình tự các bước sử dụng và khai thác bảng số liệu
Tăng cường cho học sinh làm các bài tập về nhà về lược đồ, bảng số liệu,sau mỗi lần giao bài tập cho giáo viên cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả làmbài của học sinh
Đối với mỗi dạng kênh hình, giáo viên cần rút ra những điểm cần chú ý khitiến hành khai thác
Như vậy kênh hình có thể khai thác từ nhiều góc độ khác nhau Để thựchiện phương pháp trên đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức chuẩn bị bài thật
kĩ thì việc lĩnh hội kiến thức của học sinh có hiệu quả
V Thời gian tạo ra giải pháp
- Tôi tiến hành thực hiện giải pháp trong HKI năm học: 2016 - 2017
Trang 5PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Kênh hình để dạy học phần Nam Á trong sách giáo khoa Địa lí 8 rấtphong phú:
- Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á (H 10.1 / Tr.33- SGK)
- Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á (H10.2 /Tr35 - SGK)
- Lược đồ phân bố dân cư ở Nam Á (H11.1 / Tr 37 - SGK)
Ảnh: hoang mạc Tha, núi Hy-ma-lay-a, đền Tát Ma- han, một vùng nôngthôn ở Nê-pan, thu hái chè ở Xri Lan -ca
- Bảng số liệu 11.1 và 11.2 (Tr 38.39 - SGK)
- Với những nội dung cơ bản trên, mục đích vươn tới của đề tài này chính
là tìm hiểu và ứng dụng cách hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác kiến thức từkênh hình theo phương pháp tích cực để dạy học phần Nam Á Qua đó giúp họcsinh phát triển năng lực tư duy, óc thông minh, sáng tạo, tính tự học của bảnthân để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức
II Phương pháp tiến hành
1 Mô tả giải pháp của đề tài
- Để rèn cách sử dụng và khai thác kênh hình cho học sinh lớp 8, tôi đãthực hiện các giải pháp cụ thể dưới đây:
Trước hết cho học sinh hiểu đặc điểm kênh hình trong SGK Địa lí 8 nói
chung và khu vực Nam Á nói riêng
Các kênh hình được trong sách giáo khoa đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩgây kích thích hứng thú học tập của học sinh Dựa vào hệ thống kênh hình đượccung cấp, học sinh tri giác nhanh, phát hiện ra các xu thế chính, các đặc điểmchủ yếu của sự vật hiện tượng Ngoài ra một số sơ đồ, biểu đồ còn thể hiện cảmối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng, các quá trình địa lí, các lược đồ trongSGK được khái quát hoá nhằm nhấn mạnh các kiến thức quan trọng nhất
Trang 6Kênh hình được bố trí không những trong các bài học lí thuyết mà cònđược thể hiện trong các bài thực hành nên việc rèn luyện kĩ năng Địa lí với kênhhình cũng chiếm một vị trí quan trọng Lúc này việc rèn luyện kĩ năng Địa líđược chuyển hoá sang việc xây dựng một số loại kênh hình phù hợp với trình độnhận thức của học sinh Ngoài ra, ngay dưới mỗi kênh hình đều có những câuhỏi đòi hỏi mức độ tư duy của học sinh Qua hệ thống câu hỏi này khi quan sátkênh hình học sinh có được những định hướng cụ thể cho việc tự lực tìm ra trithức địa lí.
Như vậy, với những đổi mới về chương trình và sách giáo khoa theo quanđiểm dạy học tích cực tạo ra nhiều tình huống học tập Kiến thức được trình bàybằng nhiều hình thức khác nhau thông qua kênh hình và kênh chữ Điều này tạonên hứng thú học tập bộ môn, kích thích lòng ham hiểu biết giúp việc dạy vàhọc trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn
1.1 Các loại kênh hình trong SGK Địa lí 8
* Lược đồ
Lược đồ là các loại bản đồ vẽ sơ lược các nội dung chính cần thiết, phục vụriêng cho từng bài học Lược đồ in trong SGK có tác dụng minh hoạ cho bàigiảng của giáo viên - học sinh khai thác những tri thức tiềm ẩn, làm cho bài họctrở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu, khắc sâu được kiến thức và qua đó hiệuquả của giờ học địa lí được nâng cao hơn
Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên kết hợp giữa các lược đồ in trongSGK với các bản đồ, lược đồ treo tường, Alat Có như vậy thì kiến thức truyềnđạt cho học sinh mới đầy đủ
* Biểu đồ:
Biểu đồ được xây dựng trong chương trình SGK Địa lí 8 được thể hiệnbằng các màu sắc có tính trực quan Trong đó, tuỳ vào nội dung cụ thể của từngbài mà xây dựng các lọai biểu đồ khác nhau cho phù hợp
Các loại biểu đồ cơ bản được sử dụng là:
Trang 7* Các sơ đồ, lát cắt địa hình
Hiện nay, với việc dạy học theo xu hướng mới, sơ đồ không chỉ thể hiệncác đối tượng địa lí cụ thể và các mối quan hệ của chúng mà còn dùng để tiếnhành sơ đồ hoá trong quá trình dạy học địa lí Nghĩa là toàn bộ nội dung bài họcđược giáo viên tóm tắt lại bằng sơ đồ
* Tranh ảnh
Tranh ảnh là một trong những phương tiện quan trọng giúp các em hìnhthành những biểu tượng và khái niệm địa lí cụ thể, cũng như hình dung ra đượccác đối tượng địa lí Tranh ảnh trong SGK được lựa chọn để phục vụ sát với nộidung mỗi bài
1.2 Kênh hình phần Nam Á và vai trò của nó.
Với đặc điểm kênh hình và các loại kênh hình đã trình bày ở phần trên thìgiáo viên cần phải xác định được vai trò của kênh hình Địa lí 8 nói chung, củatừng kênh hình khu vực Nam Á nói riêng Có như vậy mới hướng dẫn học sinh
sử dụng và khai thác kênh hình cụ thể ở từng hình có hiệu quả
a Lược đồ
Lược đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng.Qua lược đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổrộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi mà họ chưa bao giờ có điều kiện đặt chântới
Về mặt kiến thức, lược đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mốiquan hệ của các đối tượng địa lí mà không một phương tiện nào khác có thể làmđược Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên lược đồ là những nội dungđịa lí đã được mã hoá trở thành thứ ngôn ngữ đặc biệt đó là ngôn ngữ lược đồ
Trang 8Về mặt phương pháp, lược đồ được coi là phương tiện trực quan giúp chohọc sinh khai thác, củng cố kiến thức và phát triển tư duy trong quá trình họcđịa lí.
* Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á (H 10.1)
Giúp học sinh có cơ sở để xác định vị trí địa lí, mô tả địa hình và rút ranhận xét về đặc điểm vị trí địa lí, đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á
* Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á (H 10 2)
Giúp học sinh xác định được khu vực Nam Á nằm trong khu vực môitrường nhiệt đới gió mùa và nêu đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa.Trình bày được sự phân bố mưa của khu vực và giải thích rõ vì sao lại cósự phân bố mưa như vậy
* Lược đồ phân bố dân cư Nam Á (H 11.1)
Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát và cụ thể về sự phân bố dân cư, đô thịcủa khu vực Nam Á Dựa vào kiến thức đã học để giải thích sự phân bố dân cưcủa khu vực
b Tranh ảnh
Học địa lí không thể nói đến nơi này, nơi kia, thành phố này, thành phố nọ,ngành sản sản xuất này, ngành sản xuất khác …Học sinh lại không có điều kiệntiếp xúc, nhìn tận mắt tất cả những cái đó Tranh ảnh đã giúp các em biết đếnnhững điều ấy và hình dung ra các hiện tượng địa lí
* Ảnh hoang mạc Tha (H 10.3)
Giúp học sinh củng cố thêm biểu tượng về môi trường hoang mạc
* Ảnh núi Hy-ma-lay-a
Giúp học sinh có được biểu tượng về dãy núi cao nhất ở châu Á và thế giới,một bức tường thành chắn gió mùa đông bắc ở khu vực Nam Á Quan sát ảnhnày giáo viên chỉ cần giúp học sinh mô tả khái quát về độ cao, về hình tượng củađỉnh và sườn núi có sự thay đổi cảnh quan
* Đền Tat Ma-han (H 11.2)
Cho học sinh biết được một số công trình kiến trúc văn hóa nổi tiếng của
Ấn Độ
* Ảnh một vùng nông thôn ở Nê-pan (H 11.3) và thu hái chè ở Xri Lan-ca
(H 11.4)
Trang 9Giúp học sinh thấy tiện nghi sinh hoạt, nhà ở còn nghèo, thô sơ Diện tíchcanh tác nhỏ, hình thức lao động thủ công, lạc hậu Điều đó cho biết các nướctrong khu vực Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nôngnghiệp.
c Bảng số liệu
Các số liệu thống kê nói chung và bảng số liệu thống kê nói riêng có ýnghĩa nhất định trong việc cung cấp các tri thức địa lí cho HS Chúng có tácdụng soi sáng, giải thích được các khái niệm và qui luật địa lí Không thể hìnhdung ra được một nước nếu không biết kích thước, số dân, mật độ dân số, cơ cấukinh tế, sản lương các ngành kinh tế …của một địa phương nào đó
* Bảng số liệu 11.1 (Tr.38 - SGK): là cơ sở học sinh đọc, so sánh, phân tích
để rút ra nhận xét về số dân Nam Á đông đứng thứ 2 châu Á chỉ sau khu vựcĐông Á
* Bảng số liệu 11.2 (Tr.39 -SGK): là cơ sở để học sinh phân tích và rút ra nhận xét về xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Ấn Độ (giảm
giá trị tương đối của ngành nông - lâm - thủy sản, tăng ngành công nghiệp và
đặc biệt tăng giá trị ngành dịch vụ) Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát
triển kinh tế của Ấn Độ theo hướng độc lập, tự chủ và hiện đại
Như vậy việc xác định vai trò của mỗi kênh hình để dạy học phần Nam Árất quan trọng, nó không những giúp giáo viên và học sinh có định hướng đúng
mà còn giúp khai thác kiến thức sâu rộng hơn
Kênh hình trong SGK Địa lí và trong phần Nam Á nói riêng không những lànguồn tri thức mà dựa vào đó giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu kiến
thức, nó còn là phương tiện trực quan sinh động minh họa cho kênh chữ (có rất nhiều tri thức dùng kênh chữ không mô phỏng được hết) Nên kênh hình có
nhiệm vụ hoàn chỉnh hơn nội dung phần kiến thức kênh chữ
Ví dụ minh họa:
* Phần vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
+ Về vị trí địa lí: Trong SGK không trình bày cụ thể vị trí địa lí của khuvực mà yêu cầu học sinh quan sát H 10.1 để xác định
+ Về địa hình: Nội dung kênh chữ ở trang 34 đã mô tả đặc điểm 3 miền địahình của khu vực khá rõ Sử dụng lược đồ H 10.1 nhằm giúp học sinh quan sátlược đồ, dựa vào màu sắc kết hợp với nội dung kênh chữ trong SGK để mô tả 3miền địa hình trên bằng lược đồ
Trang 10+ Khí hậu: Nội dung kênh chữ trong SGK chưa trình bày cụ thể sự phân bốmưa của khu vực Nam Á Lược đồ H 10.2 nhằm giúp học sinh xác định đượckhu vực Nam Á thuộc đới khí hậu nào Nam Á có sự phân bố mưa không đều vàgiải thích được sự phân bố đó.
* Phần dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
Trong SGK cũng không nêu đặc điểm dân cư Nam Á
Quan sát lược đồ H 11.1 dựa vào độ lớn và mật độ các chấm trên lược đồ
có thể biết được mật độ dân số và sự phân bố dân cư của 3 khu vực này Giáoviên cần nhấn mạnh thêm để học sinh hiểu rằng Ấn Độ là nước có dân số đông
(đứng thứ 2 trên thế giới), dân số trẻ và tăng nhanh.
Qua phân tích trên, ta thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn của kênh hình vàkênh chữ trong SGK địa lí Kênh chữ có vai trò trình bày, gợi dẫn kiến thức.Kênh hình có nhiệm vụ minh họa, bổ sung cho những điều mà kênh chữ khôngthể nói bằng lời Nắm được đặc điểm đó người giáo viên sẽ có phương pháp tối
ưu để giúp học sinh nắm bắt kiến thức nhanh và chính xác nhất
1.3 Cách hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình trong SGK Địa lí 8 phần Nam Á.
* Để giúp học sinh biết đọc, phân tích, nhận xét …và rút ra kiến thức từ cáchình trong phần này giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác theocác bước sau:
Bước 1: Đọc tên của mỗi kênh hình để xác định xem kênh hình đó thể
hiện đối tượng địa lí nào, ở đâu?
Bước 2: Đọc chú giải (nếu có) để biết được các đối tượng, hiện tượng địa
lí đó được thể hiện như thế nào (kí hiệu nào)?
Bước 3: Tìm tên và vị trí của đối tượng trên bản đồ.
Bước 4: Quan sát các đối tượng trên kênh hình, nhận xét đặc điểm tính chất của nó.
Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng trên kênh hình với
kiến thức đã học để rút ra kết luận mới.
Sau đây là những cách sử dụng, khai thác kênh hình cụ thể ở từng dạng:
a Với lược đồ
Trang 11Đọc và phân tích lược đồ là một kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối vớihọc sinh Để có kĩ năng này, các em phải vận dụng đồng thời cả những kiến thứcvề địa lí và cả những kiến thức về lược đồ.
Giúp cho HS có thể đọc và vận dụng trên lược đồ, giáo viên hướng dẫnhọc sinh thực hiện theo qui trình sau:
- Đọc tên lược đồ để biết nội dung thể hiện
- Đọc bảng chú giải để biết được các kí hiệu qui ước
- Tái hiện các biểu tượng địa lí dựa vào kí hiệu
- Tìm tên và vị trí của đối tượng trên bản đồ
- Quan sát các đối tượng trên lược đồ, nhận xét đặc điểm tính chất của nó
- Tổng hợp các đối tượng địa lí trong khu vực để tái hiện biểu tượng chungvề khu vực
- Dựa vào kiến thức đã có trước đây phân tích mối quan hệ giữa các đốitượng biểu hiện trên lược đồ rồi rút ra kết luận mới
* Lược đồ H 10.1: Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á
Giáo viên cho học sinh đọc tên lược đồ để biết nội dung địa lí thể hiện: địa
lí tự nhiên khu vực Nam Á
Sau đó GV có thể yêu cầu HS quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi sau đây để giúp HS xác định được vị trí địa lí của khu vực Nam Á:
Trang 12- Xác định kinh, vĩ độ của các điểm cực
- Kết hợp với bản đồ tự nhiên châu Á để xác định Nam Á giáp những đâu ởphía nào
- Cho biết khu vực Nam Á nằm trong khoảng từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào
Từ đó rút ra kết luận về vị trí địa lí :
Cực Bắc lấy điểm tận cùng về phía bắc của Ấn Độ ở vĩ tuyến 380B
Cực Nam lấy địa điểm tận cùng về phía nam của Xri -lan -ca ở vĩ tuyến 80BCực Đông lấy điểm tận cùng về phía đông của Bu - tan ở kinh tuyến 960ĐCực Tây lấy điểm tận cùng về phía tây của Ấn Độ ở kinh tuyến 630Đ
Như vậy Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ 80B - 380B, kinh độ 630Đ - 960Đ Nam Á tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á và phíanam giáp Ấn Độ Dương
Rồi yêu cầu quan sát lược đồ xác định xem khu vực này gồm các quốc
gia nào?
- Các quốc gia Nam Á: Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Bu-tan, Băng-la-đet,Xri-lan-ca, Man-đi-vơ
Sau đó cho học sinh đọc bảng chú giải: kí hiệu hình học là các khoáng
sản, kí hiệu hình chữ nhật phân theo màu là các dạng địa hình như màu xanh:đồng bằng, màu vàng: sơn nguyên … kí hiệu chấm đỏ là thủ đô của các nước.Dựa vào các kí hiệu đó tìm đọc tên các dãy núi, tên đồng bằng rộng lớn, caonguyên và hoang mạc xác định hướng núi Từ đó học sinh dễ dàng xác địnhđược Nam Á có những dạng địa hình nào, sự phân bố các dạng địa hình đó
Từ bảng chú giải tái hiện các biểu tượng địa lí, quan sát lược đồ kết hợp với
kênh chữ trong SGK xác định đặc điểm chung địa hình khu vực Nam Á và
đặc điểm riêng của mỗi loại địa hình:
Nam Á có 3 dạng địa hình: Núi, cao nguyên, đồng bằng
+ Phía Bắc là hệ thống núi Hymalaya cao đồ sộ chạy theo hướng TB - ĐNdài 2600km, rộng 320 - 400km
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng thấp, rộng, bằng phẳng có chiều dài trên3000km, rộng 250 - 350km
+ Phía nam là sơn nguyên Đê can với hai rìa nâng cao thành hai dãy Gát đông và Gát - Tây cao trung bình 1300m