1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TRÒ CHƠI TRONG MÔN TOÁN Ở LỚP 1

24 4,8K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ đặc điểm đó chúng tôi nhận thấy rằng người giáo viên nên sửdụng tích cực, linh hoạt đồ dùng dạy học, kể cả những ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy học và đưa những trò c

Trang 1

Thường người giáo viên vẫn hay sử dụng đồ dùng dạy học trong một bàigiảng Điều đó là cần thiết nhưng chưa đủ để đem lại chất lượng và hiệu quả củatiết dạy nếu học sinh thụ động nghe, nhìn và trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra Cáicần thiết hơn nữa là học sinh phải thật sự được thao tác trên vật thật, mô hình, thựchiện trên bảng gài số nhằm phát hiện các tình huống toán học được đặt ra, tiếp nhận

Trang 2

và giải quyết vấn đề Qua hoạt động cụ thể học sinh sẽ hứng thú học tập và tích cựctham gia vào quá trình nắm bắt kiến thức.

Đối với học sinh lớp 1, từ mẫu giáo lên nên các em còn rất ham chơi Mộttrong những đặc điểm nhận thức của các em là từ trực quan sinh động, từ thực tế

mà “tai nghe mắt thấy” mới dễ dàng đi đến tư duy trừu tượng, đến hành vi thóiquen Xuất phát từ đặc điểm đó chúng tôi nhận thấy rằng người giáo viên nên sửdụng tích cực, linh hoạt đồ dùng dạy học, kể cả những ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy học và đưa những trò chơi toán học vào tiết dạy để mọi học sinh đềuđược tham gia vào hoạt động học, giúp học sinh tự tin, phấn khởi, thích học môntoán và giúp tiết học toán nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả

Chính vì nhận thức trên, chúng tôi nghĩ rằng muốn giúp học sinh học tốtnói chung và học tập tốt môn Toán nói riêng thì việc sử dụng đồ dùng dạy học vàmột số trò chơi trong giảng dạy là hết sức cần thiết và quan trọng, vì nó giúp họcsinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng và giúp các em nhớ lâu những gì đã được học Vìthế cho nên chúng tôi đã tham khảo, chọn đề tài giải pháp hữu ích : “Sử dụng đồdùng dạy học và một số trò chơi trong môn toán ở lớp 1”

II/ THỰC TRẠNG LỚP CHỦ NHIỆM:

* Thuận lợi:

Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi có những thuận lợi sau:

- Đa số học sinh của hai lớp đều qua lớp mẫu giáo, đi học phổ thông đúng

độ tuổi Hơn thế nữa, phần đông các em là con CBCNV nhà nước nên phụ huynhrất quan tâm đến việc học

- Đồ dùng học tập của học sinh được trang bị đầy đủ

Trang 3

số lớn, số bé, chưa biết làm toán cộng trừ Hơn nữa là dạng giải toán có lời văn vànêu lời giải còn quá mới lạ với các em Trong khi đó yêu cầu ở cuối học kỳ I là họcsinh phải nêu được bài toán, tóm tắt bài toán, học thuộc công thức cộng trừ trongphạm vi 10, biết điểm, đoạn thẳng, đo độ dài đoạn thẳng và vẽ đoạn thẳng có độ dàicho trước Cuối học kỳ II học sinh nắm kĩ các số từ 10 đến 100, giải toán có lờivăn, cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100, so sánh các số có hai chữ số, tuần lễ,thời gian, phải biết giải toán nhanh.

Do đó yêu cầu đặt ra của chúng tôi là phải làm thế nào để học sinh hamthích học môn Toán, nắm được kiến thức cần đạt so với yêu cầu, học sinh phải làmtoán theo tính nhẩm, không được đếm bằng các ngón tay trong khi làm toán Muốnvậy trong giảng dạy giáo viên không ngừng nghiên cứu để làm, sử dụng đồ dùngdạy học và trò chơi học tập phù hợp với từng nội dung của bài dạy để tiết học đạthiệu quả.Vì vậy việc làm, sử dụng đồ dùng học toán và trò chơi học tập là yêu cầu

số một được chúng tôi đặt ra cho bản thân

Để có cơ sở so sánh kết quả học tập của học sinh qua từng thời điểm,chúng tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng môn Toán của học sinh sau 4 tuần học.Chúng tôi nhận thấy rằng: các em làm toán chậm, sai nhiều, nhất là điền dấu, sosánh số Cụ thể : Số học sinh của 2 lớp thể nghiệm là 69 em, kết quả cụ thể nhưsau:

Trang 4

Từ nhận thức trên, điểm lại tình hình thực tế của lớp chúng tôi phụ trách,

để khắc phục tình trạng trên chúng tôi xin trình bày một số biện pháp tích cực và cụthể được áp dụng trong các tiết dạy như sau:

III/ NHỮNG BIỆN PHÁP Đ Ã ÁP DỤNG:

- Trước hết chúng tôi phải kiểm tra lại bộ thiết bị dạy học toán lớp 1 dànhcho giáo viên và học sinh gồm những đồ dùng gì? Những đồ dùng đó được dùng đểdạy bài nào và sử dụng chúng ra sao? Dạy vào lúc nào? Đối tượng nào cần được sửdụng? Điều quan trọng hơn nữa là chúng tôi đầu tư, nghiên cứu bài dạy trước khilên lớp để tiết học diễn ra hiệu quả, tự nhiên

- Học sinh, mỗi em phải có một bộ đồ dùng học toán gồm: bộ các chữ số,dấu so sánh, dấu phép tính, que tính, các hình vuông, hình tròn, hình tam giác,thước kẻ, mô hình đồng hồ Đồng thời mỗi học sinh có một hộp đựng các hạt me,hạt đậu, cúc áo, ống hút…

- Như chúng ta đã biết, đối với học sinh lớp 1, mới mẫu giáo chuyển lên,các em mới bước đầu làm quen với chữ, với số và kỹ năng tính toán khi mới vàotrường, chỉ một thời gian sau các em biết đọc, viết, đếm, biết làm tính cộng, trừtrong phạm vi 10, các số từ 0 đến 100, biết đặt tính theo cột dọc, cộng trừ tới 100,biết giải toán có lời văn, đó là cuộc cách mạng thật sự đối với các em Muốn họcsinh thực sự đạt được điều đó, việc gây hứng thú học tập bằng đồ dùng trực quan

và các trò chơi phải được giáo viên quan tâm đúng mức.Vì vậy nên ngoài nhữngthiết bị trong bộ đồ dùng dạy học toán 1, chúng tôi còn tự làm các đồ dùng khác để

sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy như: các mẫu vật bằng bìa, giấy màu (thỏ,quả táo, xe ô tô, thuyền, gà, mèo, chim, bông hoa, củ cà rốt…); bảng cộng trừ trongphạm vi từ 3 đến 10 Đồ dùng dạy học trực quan phải chính xác đảm bảo đúng vềtính khoa học sư phạm, rõ ràng, đẹp, dễ nhận biết, sao cho học sinh dễ dàng nhận ra

và phân biệt, gọi tên đúng Khi sử dụng các mẫu đồ dùng dạy học này, chúng tôiphải nghiên cứu làm sao đưa ra cho đúng lúc, đúng với nội dung bài dạy và phù

Trang 5

hợp với nhận thức học sinh, câu hỏi đặt ra cho học sinh phải ngắn gọn, dễ hiểu, phùhợp với mẫu vật trực quan đó.

Sau đây là một số ví dụ về các bài dạy mà chúng tôi đã sử dụng có hiệuquả đồ dùng dạy học:

Ví dụ 1 : Dạy bài số 3, 4, 5

- Giáo viên chuẩn bị 3 quả táo, 4 cái thuyền, 5 xe ô tô, các chữ số 3, 4, 5

- Học sinh chuẩn bị : que tính; các số 3, 4, 5; hạt me, ống hút

Để hình thành cho học sinh nắm được số 3 Chúng tôi tổ chức cho các emdùng que tính tự hình thành, học sinh cầm 2 que tính thêm 1 que tính có tất cả 3que tính Học sinh nêu số 3

Hoặc giáo viên gắn 3 quả táo - học sinh giơ số 3 Giáo viên yêu cầu họcsinh lấy ra 3 hạt me, lấy ra chữ số 3 Học sinh lấy đúng số hạt, lấy đúng chữ số 3chứng tỏ các em đã có sự hình dung và đã nhận biết được số 3

Tương tự hình thành số 4, 5 cũng như hình thành số 3 Giáo viên có thểgắn số, gọi học sinh lên gắn mô hình tương ứng với số đó

Nếu như không có mẫu vật mà giáo viên chỉ trình bày và hỏi bằng lời thìkhông thể khắc sâu kiến thức vào trí óc học sinh được, nhất là những em yếu kém.Ngược lại nếu cung cấp kiến thức từ trực quan, sinh động thì kết quả sẽ vững chắchơn nhiều

Ví dụ 2 : Phép cộng trong phạm vi 5.

Giáo viên chuẩn bị mẫu vật: 5 con gà, 5 con thỏ, 5 con chim, các số 1, 2,

3, 4, 5; dấu =; dấu +

Học sinh mỗi em 5 hạt đậu, 5 que tính các số 1, 2, 3, 4, 5 và bảng gài

Để hình thành phép cộng trong phạm vi 5, giáo viên yêu cầu mỗi em lấy 4hạt đậu để trên mặt bàn, lấy thêm 1 hạt đậu nữa Hỏi: “4 hạt đậu thêm 1 hạt đậu thì

có tất cả bao nhiêu hạt đậu?”(5 hạt đậu) Giáo viên hỏi:“Thêm vào ta làm tính gì ?”.Học sinh trả lời : thêm vào ta làm tính cộng

Trang 6

Cho học sinh thực hiện trên bảng gài phép tính cộng 4 + 1 = 5.

Giáo viên gắn mẫu vật trên bảng gài : 4 con gà thêm 1 con gà, gọi một emlên bảng gắn số và dấu (4 + 1 = 5)

Giáo viên kiểm tra các em hình thành phép tính và cho học sinh nêu phéptính

Sau đó cho học sinh đổi mẫu vật 1 hạt đậu thêm 4 hạt đậu

Giáo viên cũng gắn lên bảng 1 con gà thêm 4 con gà

Gọi học sinh nêu bài toán, cả lớp lập phép tính trên bảng gài 1 + 4 = 5 vàđọc phép tính lên

5 que tính bằng 4 que tính gộp với 1 que tính

5 que tính bằng 1 que tính gộp với 4 que tính

5 que tính bằng 3 que tính gộp với 2 que tính

5 que tính bằng 2 que tính gộp với 3 que tính

Sau khi học sinh đã diễn đạt bằng lời các hoạt động với các que tính, GVgọi HS viết các phép cộng tương ứng với việc tách, gộp các que tính đã làm Nhưvậy bảng cộng trong phạm vi 5 được hình thành, do học sinh thực hiện gộp các quetính, được diễn đạt bằng lời và cuối cùng được viết thành phép tính cộng

Trang 7

Qua ví dụ này, chúng ta thấy rằng sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp, linhhoạt trong quá trình dạy học có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc của học sinh vàolời giảng của giáo viên do đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học một cách cóhiệu quả

Ví dụ 3 : Bài toán giải

+ Giáo viên đưa tranh vẽ như : Trên cành có 5 con chim đậu, bay đi mộtcon chim Cho học sinh nhìn tranh vẽ nêu bài toán : “Trên cành cây có 5 con chimđậu, bay đi 1 con chim Hỏi trên cành cây còn lại mấy con chim ?” Học sinh nhìntrên tranh vẽ và nêu cách giải bài toán dưới sự dẫn dắt của giáo viên : “ Muốn biếttrên cành còn lại mấy con chim ta làm phép tính gì ? ” Sau đó yêu cầu HS ghi phéptính trên bảng con hoặc vào vở toán

+ Giáo viên sử dụng tranh động khi làm bài toán giải như : Trên cành có 5con chim (GV đưa mẫu vật), bay đi 1 con chim (GV làm động tác kéo sợi dây để 1con chim khuất vào bên trong mô hình) Hoặc dạy bài : “Có 6 con gà đang ăn, cóthêm 2 con gà chạy đến Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà ?” Khi dạy bài này chúngtôi chuẩn bị một tấm bìa cứng có đính mô hình 6 con gà, hai viên nam châm tròn,một viên có dán mô hình 2 con gà ở trên, một viên để nguyên Khi hưóng dẫn HSgiải bài toán này chúng tôi thực hiện như sau : Có 6 con gà đang ăn (GV đưa môhình 6 con gà ), chạy thêm vào 2 con gà (GV dùng thao tác ở sau tờ bìa bằng cách

di chuyển viên nam châm không từ phía ngoài đưa vào để viên nam châm có dánhình 2 con gà phía trước chạy vào) Đối với những bài toán giải khi dạy GV sửdụng tranh động thì HS rất phấn khởi, ham thích học, tiết học rất sinh động và giúp

HS giải bài nhanh hơn

- Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụngcông nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu Trong lĩnh vực giáodục đào tạo, công nghệ thông tin bước đầu đã ứng dụng, một số nơi đã sử dụnggiáo án điện tử trong dạy học Tuy nhiên so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc

Trang 8

ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường chúng tôi còn nhiều khókhăn, hạn chế vì điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng, mặt khác kiến thức cơ bản

về vi tính, sử dụng phần mềm power point của đội ngũ giáo viên chưa thành thạo.Tuy gặp những khó khăn trên nhưng chúng tôi cố gắng học hỏi kinh nghiệm củangười quản lý, của những đồng nghiệp đã thành thạo sử dụng vi tính, giáo án điện

tử góp phần đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm làm thay đổi nội dung,phương pháp dạy và học Vì chỉ mới bước đầu làm quen nên chúng tôi chỉ mới truytìm những giáo án điện tử sẵn có trên mạng để học hỏi và chỉ mới áp dụng trongcác tiết thao giảng Trong giải pháp này chúng tôi xin đưa ra một ví dụ về giáo ánđiện tử phục vụ cho bài dạy nhằm giúp học sinh phấn khởi tham gia vào giờ học,làm cho tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả và tạo ra một không khí học tập, làm việckhác hẳn cách học và cách dạy truyền thống

Ví dụ 4 : Sử dụng Giáo án điện tử ( bài: Phép cộng trong phạm vi 7).

* Phần bài mới : Giáo viên click chuột hiển thị hình động 6 con mèo, hỏi

HS : có mấy con mèo?

Click chuột hiển thị hình động 1 con mèo, hỏi : thêm mấy con mèo?

Hỏi: “6 con mèo thêm 1 con mèo là tất cả bao nhiêu con mèo ?” HS trảlời và đếm số con mèo hiển thị trên màn hình Hỏi: “6 con mèo thêm 1 con mèo là

7 con mèo thì ta lập được phép tính gì?” HS nêu phép tính, giáo viên click chuột sẽhiển thị phép tính 6 + 1 = 7

Giáo viên click chuột hiển thị 1 con mèo, rồi tiếp tục click chuột xuất hiệnthêm 6 con mèo và giáo viên đặt câu hỏi tương tự như trên để HS nêu được phéptính 1 + 6 = 7, sau khi HS trả lời giáo viên click chuột sẽ hiển thị phép tính 1 + 6 =

7 đúng với câu trả lời của HS thì giáo viên chèn âm thanh tiếng vỗ tay Sau đó cho

HS nhận xét vị trí và kết quả của hai phép tính này

Trang 9

Tương tự giáo viên click chuột để hiển thị 5 con cá, 2 con cá; đặt câu hỏi

để HS dựa vào mô hình lập phép tính vào bảng gài Sau khi HS lập xong phép tínhgiáo viên kiểm tra, nhận xét rồi click chuột sẽ hiển thị hai phép tính trên màn hình:

5 + 2 = 7 ; 2 + 5 = 7

Tiếp theo giáo viên click chuột sẽ hiển thị lần lượt trên màn hình 4 bônghoa, 3 bông hoa HS dựa vào mô hình bông hoa để ghi vào bảng con 2 phép tínhtương ứng Sau khi HS ghi xong phép tính giáo viên kiểm tra, nhận xét rồi clickchuột sẽ hiển thị hai phép tính trên màn hình : 4 + 3 = 7; 3 + 4 = 7

Cho HS nhắc lại các phép tính cộng vừa hình thành Giáo viên clickchuột sẽ hiện thị lần lượt từng phép tính ra màn hình :

Ví dụ 5 : Đồ dùng học tập để giới thiệu và rút ra bài học.

Cách này thường dùng để luyện tập sẽ rất có hiệu quả, đồng thời có thểlồng ghép với trò chơi toán học, tiết học sẽ sinh động hơn

- Chẳng hạn : Khi dạy bài Đoạn thẳng, giáo viên yêu cầu HS lấy ra một

sợi dây (dặn hôm trước) Sau đó bảo HS căng thẳng sợi dây (giáo viên căng sợi

Trang 10

dây cho HS xem), cả lớp làm theo Giáo viên giới thiệu : Đây là một đoạn thẳng,

cả lớp (tay vẫn căng dây) và nói đồng thanh theo.Trong cách dạy này tất cả HStrong lớp đều có đồ dùng trực quan trong tay Ở đây HS đều tự tay mình làm rađược một “ đoạn thẳng” Với cách sử dụng đồ dùng này chắc chắn sẽ hình thànhđược biểu tượng rõ ràng hơn về đoạn thẳng cho HS Đặc điểm của cách sử dụng đồdùng trực quan ở đây là “ trò làm, thầy xem”

Tóm lại, sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học là một nghệ thuật, là cầnthiết Song người giáo viên thực hiện làm sao cho giờ dạy thành công, hiệu quả caotránh mang tính chất hình thức

Song song với việc sử dụng đồ dùng dạy học thì tổ chức các trò chơitrong giờ học toán cũng đem lại hiệu quả không kém nhằm đáp ứng yêu cầu đổimới phương pháp dạy học: “ Học mà chơi, chơi mà học” Nhưng khi tổ chức tròchơi trong giờ học giáo viên phải biết lựa chọn thời điểm chơi thích hợp và cáchtiến hành làm sao để kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, lớp họctránh được không khí căng thẳng, từ đó trở thành giờ toán vui, sinh động

Sau đây là một số trò chơi trong giờ học Toán mà chúng tôi đã vận dụng:

Ví dụ 6 : Một số trò chơi trong giờ học toán

- Trò chơi tiến hành cho cả lớp Ai không làm đúng sẽ bị phạt hát một bài

Trò ch ơ i : Ai là người thông minh nhất.

Trang 11

Giáo viên chia lớp thành 4 tổ Lần lượt đưa ra 3 câu hỏi Tổ nào trả lờinhanh nhất, đúng nhất tổ đó là tổ chiến thắng và dành được danh hiệu “ Ngườithông minh nhất”

Câu hỏi 1: Ông là người sinh ra bố hoặc mẹ mình Em có tất cả mấy ông ?Câu hỏi 2 : Trên đầu em bộ phận nào có một, bộ phận nào có hai?

Câu hỏi 3 : Cô có 1 chiếc bánh, nếu cô muốn chia cho 2 bạn thì cô phải bẻchiếc bánh làm mấy phần? Nếu cô muốn chia cho 3 bạn thì cô phải bẻ chiếc bánhlàm mấy phần để mỗi bạn có một phần?

Trò ch ơ i : Xếp đúng thứ tự.

- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 10 em, mỗi đội được nhận một tấm thẻghi số trong phạm vi 10 Đứng thành hàng ngang, quay mặt xuống lớp

- Giáo viên hô “ từ bé đến lớn” và chỉ vào từng đội

- Mỗi đội xếp theo một thứ tự HS của hai đội phải nhanh chóng giơ cáctấm thẻ của mình lên Ví dụ người đầu tiên giơ số 0 thì ngưới thứ hai phải giơ số 1

và cứ tiếp theo giơ các số cho đúng thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé Độinào xếp đúng, xếp nhanh đội đó sẽ thắng

Trang 12

Trò ch ơ i : Tô màu theo quy định.

Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá phiếu trên đó có vẽ nhữnghình ngộ nghĩnh chưa tô màu Các hình được chia thành nhiều mảng được đánh số

từ 1 đến 5 và có quy định tô màu gì Ví dụ: Số nhỏ hơn 3 tô màu đỏ, số 3 tô màuvàng, số lớn hơn 3 tô màu xanh

2

3

Ngày đăng: 06/06/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w