Ôn tập văn học 10 part 1 pot

31 447 1
Ôn tập văn học 10 part 1 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các thành phần cấu tạo của nền văn học Việt Nam 1. Nền Văn học dân gian ra đời từ thời viễn cổ và tiếp tục phát triển về sau này. Tính nhân dân, tính dân tộc của nó từ nội dung tới hình thức có tác dụng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của nền văn học viết. 2. Văn học viết ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 10 (?) gồm có 3 bộ phận: Văn học viết bằng chữ Hán, Văn học viết bằng chữ Nôm và Văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Ba bộ phận văn học ấy nối tiếp, kế thừa và phát triển cho thấy tinh thần sáng tạo, ý trí tự lập tự cường và sức mạnh Việt Nam vô cùng to lớn. 3. Văn học dân gian là cội nguồn của nền văn học dân tộc. Hai thành phần Văn học viết và Văn học dân gian luôn luôn tác động qua lại, hội tụ và kết tinh ở những thiên tài văn chương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, v.v Các thời kỳ phát triển Có thể chia làm 3 thời kỳ lớn: 1. Thời kỳ từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX: Thơ văn Hán - Nôm. 2. Thời kỳ từ thế kỷ thứ XX đến năm 1945: Thơ văn Hán Nôm - thơ văn quốc ngữ. 3. Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay: thơ văn quốc ngữ mang nội dung cách mạng, kháng chiến, yêu nước và tiến bộ. Mấy nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam 1. Truyền thống yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc 2. Tình nhân ái. 3. Thơ ca có một truyền thống lâu đời phát triển mạnh. Có nhiều kiệt tác.Văn xuôi phát triển chậm: từ 1930 trở đi mới phát triển nhanh vọt, tiến lên hiện đại hoá. Khái niệm văn học dân gian. - Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trí tuệ nhân dân). - Văn học dân gian còn gọi là văn học truyền miệng hoặc văn học bình dân. - Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân, ra đời từ thời viễn cổ, phát triển qua các thời kì lịch sử, đến cả hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc. Các thể loại văn học dân gian 1. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ. 2. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. 3. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 1. Tính tập thể (trong sáng tạo, trong lưu truyền, trong sử dụng và cảm thụ ) 2. Tính truyền miệng. 3. Gắn với sinh hoạt xã hội (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động ) Giá trị và vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc 1. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân. 2. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc. Định nghĩa Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần hoặc văn xuôi) có quy mô hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những thành tựu có tính toàn dân và có ý nghĩ trọng đại (sống còn, vinh nhục) đối với cộng đồng, ca ngợi những anh hùng bộ tộc mang sức mạnh thần kỳ, tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của bộ tộc. Sử thi cổ đại là sản phẩm tinh thần - lễ nghi, nghệ thuật của xã hội thị tộc-bộ lạc, một thể loại một đi không trở lại, phản ánh những kì tích của cộng đồng trong công cuộc xây dựng sự phát triển, chinh phục tự nhiên và chiến đấu chiến thắng mọi kẻ thù của bộ tộc. Những bộ sử thi của Việt Nam và thế giới 1. Việt Nam. "Đẻ đất đẻ nước" của người Mường, bằng thơ. Bản sưu tầm ở Hoà Bình dài 3887 câu thơ; bản sưu tầm ở Thanh Hóa dài 8503 câu (?) - "Bài ca Đan Sẵn" của người Ê đê. - "Xinh Nhã" của nhiều bộ tộc ở Tây Nguyên, chủ yếu của người Ê đê. - “Y Ban” của nhiều bộ tộc ở Tây Nguyên. - "Đăm Di" của người Ê đê và Giarai. - "Xinh Chơ Niếp" của người Ê đê. - v.v 2. Thế giới: - "Ramayana" của Ấn Độ gồm có 24.000 câu thơ đôi. - "Mahabharata" của Ấn Độ dài 110.000 câu thơ đôi. - "Ôđixê" của Hi Lạp dài 12.110 câu thơ, tác giả Hômerơ. - "Iliat" của Hi Lạp, dài 15.683 câu thơ, tác giả Hômerơ. - v.v Những ý kiến về sử thi 1. "Thời đại thịnh vượng nhất của giai đoạn cao trong thời đại dã man được diễn tả trong những bài thơ của Hômerơ, nhất là tập Iliat. Bản anh hùng ca của Hômerơ và toàn bộ thần thoại - đó là những di sản chủ yếu mà người Hi Lạp đã đem được từ thời đại dã man sang thời đại văn minh ” (Ăng ghen) 2. "Chỉ thông qua sức mạnh phi thường của cộng đồng, người ta mới có thể giải thích được vẻ đẹp tuyệt vời và sâu sắc của thần thoạivà anh hùng ca, một vẻ đẹp xây dựng trên sự hoà hợp triệt để giữa nội dung và hình thức " (Gorki) 3. "Sử thi anh hùng bao hàm một bức tranh hoàn chỉnh của cuộc sống nhân dân dưới hình thức kể truyện anh hùng về quá khứ. Thế giới sử thi lý tưởng và nhân vật dũng sĩ trong sự thống nhất hài hoà của chúng - đó là những nhân tố chủ yếu của một nội dung sử thi anh hùng". (Mêlêtinxki) Một vài nét về tác phẩm 1. Quy mô Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" có quy mô hoành tráng. Bản sưu tầm ở Thanh Hoá dài tới 8503 câu thơ. Người Mường ở Nghĩ Lộ, Hoà Bình và miền tây Thanh Hoá còn truyền tụng "Đẻ đất đẻ nước". Các thầy mo (thầy cúng) vẫn đọc "Đẻ đất đẻ nước" trong các tang lễ. 2. Tóm tắt Thuở ấy, khi đất trời còn hỗn mang, bỗng "mưa dầm mưa dãi" nước ngập mênh mông, 50 ngày sau mới rút hết. Tự nhiên mọc lên một cây xanh có 90 cành, có một cành cao trọc trời, biến thành ông Thu Tha, Bà Thu Thiên. Hai Thần truyền lệnh làm ra Đất, Trời và Vạn vật. Sau đó, nắng dữ dội suốt 12 năm liền, mặt đất xơ xác. Thần Pồng Pêu ao ước một trận mưa lớn. Tức thì mưa to gió lớn suốt chín, mười ngày đêm; hạt mưa to bằng quả bưởi, nước lại ngập bao la. Bẩy tháng sau nước rút cạn, có một cây si khổng lồ mọc lên tua tủa 1919 cành. Trời sai con Sâu Gang khoét ruỗng ruột cây si. Cây đổ, mỗi cành hoá ra một bản mường: "Một cành đổ về đất Sạp Nên mường Sạp. Một cành đổ về đất Giạp Nên mường Giạp. Một cành ngã về đất Bi, đất Lỗ. Nên Mường Bi, Mường Lỗ " Có một cành si lại hoá ra Mụ Dạ Dần; mụ đẻ ra hai cái trứng kì dị, nở ra cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ. Vừa mới nở, cun Bướm Bạc đã ăn hết 9 chõ cơm; cun Bướm Bờ ăn hết 5 chõ xôi: "Cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ Lớn cao hơn đụn chính, đụn mười. Tiếng cười như tiếng trống cái Tiếng nói như tiếng sấm vang Xương vai dài tám mươi lóng Xương sống dài bẩy mươi gang " Vua trời cho mười nàng tiên xuống trần gian du ngoạn. Hai cun cưõi ngựa bạc, vác ná đi sãn lợn rừng, gặp các nàng tiên "lưng ong, tóc mượt". Hai nàng tiên quên đường về trời. Họ nên vợ nên chồng . Sau 12 năm 9 tháng, hai nàng tiên sinh được một bầy con mà "Trống chim Tùng, mái chim tót là con út con yêu". Đôi chim trống mái sau "9 ngày, 9 đêm, 9 tháng" để ra 1919 chiếc trứng nở ra Thần Chớp, Thần Mây, nở ra chuột, lợn, voi, thú dữ Đôi chim đẻ ra lứa thứ hai "được một trứng đen đen bốn khúc - Trứng bầu dục 4 khuôn - Mặt vuông mặt tròn chín cạnh -Rành rành mười hai quai" Mụ Dạ Dần sai chim chiền chiện ấp, trứng nở ra một bầy con, mỗi đứa nói một thứ tiếng: tiếng Lào, tiếng Thái, tiếng K inh, tiếng Mọn, tiếng Mường, tiếng Mán, tiếng Mèo… Trứng cũng nở ra anh em nhà lang: ông Dịt Dáng, ông Lang Tà Cái, ông Lang Cun Cần, bố Bướm Khang, ông Sang Si, nàng Vạ Hai Chiếng Loài người có từ đấy. Bộ tộc Mường có từ đấy. Thần Cuộng Minh Vàng Rậm, nàng ả Sấm Trời "đúc 9 mặt trời, đúc được 12 mặt trăng" làm chói chang trời đất. Họ nhà Ngao "thần nỏ" dùng cung tên bắn rụng hết, chỉ để lại một mặt trăng, một mặt trời. Rồi ông Thu Tha, bà Thu Thiên làm ra năm, tháng, ngày, đêm, bốn mùa cho người theo đó làm ăn sinh sống. Người Mường chưa có thủ lĩnh.Mường nước mời ông Dịt Dáng, rồi mời Lang Tá Cái ra "cầm binh cầm mường”. Cả hai đều bất tài bị "ma đón đường, thuồng luồng xanh","rồng vàng ngăn ngõ". Mường nước phải đi mời Lang Cun Cần ra tiễu trừ ma quỷ, thú dữ. "Ma chạy từng bầy trốn vào trong núi Ma rồng sơ Lang Cun Cần trời Thuồng luồng sợ Lang Cun Cần chặt Ma Trời, ma Đất cùng chạy nhanh nhanh" Lang Cun Cần trở thành thủ lĩnh từ đó. Rùa Thần giúp lang dựng nhà cửa to đẹp. Tà Cắm Cọt (thần lửa) cho Cun Cần lửa. Nàng tiên Mái Lúa (thần Trồng Trọt) giúp lang nhiều hạt giống để sản xuất. Lang Khấm Dậm bày cho cách ủ men chế rượu cần. Mụ La, mụ Húng, (thần chăn nuôi) dạy cho mường nước nuôi gia súc, gia cầm. Mường nước có trâu bò cày ruộng làm nương. Hai chương 17, 18 gồm 1263 câu thơ kể chuyện Lang Cun Cần lấy vợ. Lang lấy em gái nàng Vạ Hai Chiếng, bị làng bản coi khinh, bị vua Trời sai cun Sấm nàng Sét (thiên lôi) xuống trừng phạt, may mà thoát chết. Lang Cun Cần sai bỏ nàng Vạ Hai Chiếng vào rừng sâu. Lang sai người đem lễ vật đi khắp nơi tìm "gái đẹp con dòng". Cun Cần lấy được nhiều vợ: có vợ là con gái vua Trời, có vợ là thần tiên, có vợ là con gái mường nước. Lang Cun Cần có một bầy con: "Nàng Vậm Đầu Đất Đẻ được cun Tồi, cái Sang Nàng Vậm Đầu Nước Đẻ ra cun Tàng, cái Lớn, Nàng Ả Sao, Ả Sáng, Ả Rạng nhà ông vua Trời Đẻ được Lang Cun Khượng Ả Gái nuôi trong mường Đẻ ra chàng Toóng Ín " Con cái trưởng thành. Lang Cun Cần chia đất cho các con. Anh em bất hoà. Toóng Ín vu cho Lang Cun Khương làm giặc để âm mưu cướp đất của anh. Lang Cun Khương chạy lên vua Trời, nhờ ông ngoại che chở. Trời giáng hoạ, gây ra lũ lụt, ép anh em nhà Lang phải giết Toóng Ín. Từ đó, Lang Cun Khương trở nên một thủ lĩnh giàu có, đầy quyền uy. Tậm Tạch là tôi tớ của lang đã tìm được cây Chu Đồng (cây thần) lấy được "bông thau, quả thiếc" mà trở nên giàu có. Anh em Lang Cun Khương lập mưu chuốc rượu cho Tậm Tạch say, lừa lấy được "bông thau, quả thiếc". Lang đưa cả mường nước đi chặt cây Chu Đồng kéo về làm nhà chu.Tậm Tạch phản loại bị lang giết chết. Rùa Thần lại giúp lang làm nhà chu "sáng cả mường, kinh kì kẻ chợ", "rạng trời rạng đất". Lang giết 10 voi ngà, 30 trâu mộng, 9 bò, 100 gà sao, nấu 1000 vò rượu, để ăn mừng. Lang Cun Cần ban thưởng cho các con nhiều vàng bạc quý giá. Con của Tậm Tạch lại đốt nhà chu để báo thù cho cha. Hắn lại bị lang giết chết, máu hắn hoá thành con Moong khổng lồ, tàn phá bản mường. Lang Cun Cần đưa tất cả mường nước đi săn Moong, vô cùng nguy hiểm mới giết được. Moong được ăn thịt; người Lào, người Thái, người Tày, người Mường nhanh chân lấy được da Moong vằn vện mà học được cách thêu thùa, dệt vải rất đẹp. Người K inh đến sau lấy được thịt và mỡ Moong, từ đấy biết nấu nhiều món ăn ngon.Người "Mường ngoài" (Hoà Bình) đến sau cùng, chẳng được thứ gì , chỉ nhìn thấy đống tro thui Moong, chẳng may, gió thổi tro bay dính vào môi, nên môi người "Mường ngoài" bị đen là vì thế! Tai hoạ còn nhiều. Chó ăn phải phổi Moong mà thành chó điên. Chó điên bị giết, xác bị quẳng xuống sông, cá ăn phải biến thành Cá điên. Cá điên bị lang bắt giết, bầy quạ ăn phải hoá ra Quạ điên. Mường nước săn nùng mãi, cuối cùng Lang Cun Khương bắn trúng Qụa, cả bày hoảng sợ bay trồn vào rừng sâu. Nhưng rồi hồn Toóng Ín lại biến thành Ma Ruộng đưa bầy Rắn "mỏ vàng, mỏ đỏ" đánh nhau với anh em Lang Cun Khương. Quân hai bên đánh nhau suốt đêm ngày, kịch chiến giữa ruộng, quần nhau trên đồi gianh, đuổi nhau trong rừng sến, hỗn chiến tại bến sông Rồng, Toóng Ín thất thế phải chạy xuống thuỷ phủ của Long Vương ẩn náu và xin cầu viện. Long Vương biến Toóng Ín thành Ma May, Ma Lang. Hắn đưa binh mã gồm thuồng luồng, ba ba, cá ngao dâng nước làm lũ lụt, dìm chết được Lang Cun Tàng, Lang Cun Khương cùng mường nước nổi chiêng cồng đem giáo mác, cung nỏ, lưới vây các ngả sông đón đánh. Giặc Ma May, Ma Lang bị đại bại, bỏ lại trên bãi chiến trường bao xác loài thuỷ quái, làm thổi cả bản mường. Từ đó, mường nước yên vui, hoà bình thịnh vượng. Lang Cun Cần đã sống được trên vạn năm. Trẻ già, trai gái mường nước nô nức sắm áo quần, lo kiệu lo ngai, rước vua về, "Đồng chì tam quan kẻ chợ" Giảng văn: Đẻ nước 1. Xuất xứ Đoạn thơ này trích gần trọn chương "Đẻ nước" trong sử thi "Đẻ đất đẻ nước"; từ câu 268-334 theo sưu tầm của Hoàng Anh Nhân (Thanh Hoá) 2. Ý chủ đạo Đoạn thơ nói về trận đại hồng thuỷ thời tiền sử - buổi đầu khai thiên lập địa theo cách cảm nhận riêng của người Mường xa xưa. 3. Ông Pồng Pêu Là Thần Mưa theo cách gọi của ngưòi Mường. Thiên tai kéo dài "Hạn 9 tháng biền biệt - nắng 12 năm xác đất" làm cho muôn loài đau khổ: "cây cau úa cả tàu - rừng vàu không mọc măng", làm cho "chó mực, chó ngao lè lưỡi, rái cá phải chạy lên đồi" Ông Pồng Pêu lúc đó đang ngồi "đan chài" và "đan lưới" trong nhà, bình dị như con người lao động. Ông ngước nhìn khắp trời đất, rồi gọi gió, gọi "mưa cho mát lòng các loài thú hiền thú dữ, cây lau cây bái". Tức thì trời mưa to. Pồng Pêu là biểu tượng cho ý nguyện của muôn loài muôn vật và con người vì sự sống bắt diệt trên trái đất. 4. Cảnh trời mưa Mưa miêu tả dữ dội chẳng khác nào trận đại hồng thuỷ trong Kinh thánh nói đến. Mây vàng mây đen đùn lên che kín cả bầu trời, gió ùn ùn thổi điên cuồng. Cun Sấm nàng Sét cùng ra oai: "Lanh lảnh cun Sấm xuống thét Lăm lăm nàng sét xuống đánh". Mưa kéo dài "mưa 9 đêm, mưa liền 9 ngày". Hạt mưa " to bằng hột cà" về sau "to bằng quả bưởi". Nước ngập mênh mông. Mưa để "rước nàng ngâu về trời" để "đưa chàng ngâu qua sông Ngân". Mưa "ngập cây", "ngập bụi", mãi "bốn tháng nước rút - bẩy tháng nước xuôi". Mưa đem đến sự sống cho đàn cua đá, đàn cá, đàn ba ba, đàn cá chuối, đàn nòng nọc, đàn cá cơm. Sau khi "đẻ nước" trời "đẻ đất". Có đất, đất đang xơ xác, Có nước, nước ùn đục ngầu Đó vẫn là cảnh thiên địa xơ khai. Biện pháp lặp và liệt kê được nhà thơ dân gian xưa của tộc Mường, vận dụng tạo nên ấn tượng "đẻ nước". Thần mưa, thần Sấm, thần Sét, Chức nữ, Ngưu lang được nói đến hồn nhiên đầy ý vị. Đoạn sử thi đã giải thích hiện tượng mưa gió, lũ lụt qua cảm quan nghệ thuật “vạn vật hữu linh" của người Mường thời viễn cổ. Xuất xứ "Bài ca chàng Đam Săn" là sử thi anh hùng của tộc người Ê đê ở Tây Nguyên. Tác phẩm được nhiều người sưu tầm tuy lời kể có khác nhau ít nhiều, nhưng cốt truyện đều giống nhau. Tóm tắt Theo tục "nối dây", Đam Săn phải lấy hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí làm vợ. Anh đã chống lại, nhưng bị trời lấy ống điếu gõ vào đầu 7 lần "Đam Săn chết lịm, rồi Trời cho sống lại". Cuối cùng Đam Săn phải làm theo lời Trời. Đam Săn trở thành tù [...]... mới chôn cất Ngày ngày Chử Đồng Tử vẫn xuống sông mò cua bắt cá kiếm sống Thuở ấy có nàng Tiên Dung, công chúa của vua Hùng thứ ba, nhan sắc tuyệt trần, đã 17 , 18 tuổi mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền đi xem sông núi Một hôm, thuyền của nàng đến khúc sông làng Chử Xá, thấy cảnh sông nước bờ bãi xinh đẹp, nàng bèn ra lệnh cho thị nữ vây màn tứ vi vào một nơi có bóng mát để tắm Không ngờ... là anh, ai là em Khi hai anh em đến tuổi 17 , 18 thì cha mẹ đều qua đời cả Anh em lại càng yêu thương nhau nhiều hơn Hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu Thấy hai anh em chăm chỉ học hành, lại đứng đắn nên thầy quý như con Ông đạo sĩ có một cô con gái xinh đẹp tươi giòn, tuổi đã 16 , 17 sinh lòng yêu mến hai chàng trai, muốn kết duyên với người anh như không thể phân biệt được người nào là anh,... cấy, con trâu đi bừa", là ước mong, khát vọng muôn đời của họ Chân thành, tế nhị của chàng trai trong tỏ tình, trong giao tiếp là một nét rất đẹp trong tâm hồn để ta trân trọng Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX tồn tại và phát triển trong lòng xã hội và văn hoá phong kiến được gọi là Văn học trung đại Việt Nam Các giai đoạn phát triển 1 Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV - 3 cuộc kháng... Phong trào yêu nước chống Pháp - Bắt đầu có văn thơ viết bằng chữ quốc ngữ Giai đoạn cuối cùng của văn học chữ Nôm Nguyễn Đình C hiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là những nhà thơ tiểu biểu nhất giai đoạn này Mấy đặc điểm lớn về nội dung 1 Cảm hứng yêu nước 2 Cảm hứng nhân đạo.Mấy đặc điểm lớn về hình thức 1 Yếu tố Hán và yêu cầu dân tộc hoá hình thức văn học 2 Tính quy phạm và việc phá vỡ tình quy... lễ vật đến xin ở rể, nhưng bố mẹ cô gái chê anh nghèo, không nhận lời Cô bị bố mẹ ép gả cho một người con trai giàu có Cô kêu van chú thím anh chị em trong nhà, kêu van đến cả chim cu, nhưng ai cũng không giúp được, "dẫu van xin bố mẹ cũng không buông, không tha" Người con trai nhà giàu đến ở rể Người yêu của cô đau khổ, phẫn chí bỏ nhà đi buôn, hy vọng trở nên giàu có, sẽ trở về giành lại người yêu... bảo: "K hông giúp nổi cháu ơi", "không giúp được em ơi!" N ghe chim cu khuyên giải: "Bố gả chồng cho, đừng chối cô à!" Như một định mệnh "dầu van xin cha cũng không buông không thả", cô gái tủi thân, tủi phận, than khóc: "Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa Bằng con chẫu chuộc thôi!" 2 Ý nghĩ, giá trị - Đoạn thơ phản ánh tục lệ ép duyên, lên án lễ giáo phong kiến về hôn nhân đã chà đạp lên tình yêu... thời Trần ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông; thời Lê đánh đuổi quân "cuồng Minh" tàn bạo - Chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật, đạo Nho và đạo Lão; sâu sắc nhất và bao trùm nhất là đạo Nho - Văn học Hán Nôm thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí chống xâm lăng Tác giả tiêu biểu nhất: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông 2 Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế... Thiên chúa giáo được truyền vào nước ta Chữ quốc ngữ xuất hiện - Văn học viết Hán, Nôm phát triển rực rỡ Chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm văn chương "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc","Truyện kiều" là những áng thơ kiệt tác Tên tuổi những nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan sáng chói cùng với N guyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát 4 Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX - Thực dân Pháp... tượng Một vài điều cần biết về chuyện cổ tích 1 Cổ tích là tích cũ, chuyện xa xưa, ra đời khi xã hội có áp bức, bóc lột Cổ tích kể về những truyện mang yếu tố hoang đường, sự tích kì lạ về con người, hoặc thế giới muôn loài, chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc 2 Người ta chia truyện cổ tích thành 3 loại: - Truyện cổ tích loài vật (Quạ và Công; Con thỏ tinh khôn ) - Truyện cổ tích thần kỳ (Chử Đồng Tử,... Cảm hứng nhân đạo.Mấy đặc điểm lớn về hình thức 1 Yếu tố Hán và yêu cầu dân tộc hoá hình thức văn học 2 Tính quy phạm và việc phá vỡ tình quy phạm 3 Phạm vi và quy mô kết tinh nghệ thuật của văn học Ngôn hoài Không Lộ Thiền sư Trạch đắc long xà địa khả cư, Dã tình chung nhật lạc vô dư Hữu thì trực thượng cô phong đính, Trưởng khiếu nhất thanh hàn thái hư Tỏ lòng Kiều đất long xà chọn được nơi Tình quê . nền văn học viết. 2. Văn học viết ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 10 (?) gồm có 3 bộ phận: Văn học viết bằng chữ Hán, Văn học viết bằng chữ Nôm và Văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Ba bộ phận văn. hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc. Các thể loại văn học dân gian 1. Thơ ca dân gian:. của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc 1. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân. 2. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn

Ngày đăng: 12/07/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan