1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn tập văn học 10 part 5 pdf

31 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 340,07 KB

Nội dung

Đã bao lần nhà thơ gửi gắm hi vọng được về quê bằng một chiếc thuyền, những chiếc thuyền vẫn bị buộc chặt ở bến sông, nơi đất khách quê người: "Cô chu nhật hệ cố viên tâm".. Tiếng vọng c

Trang 1

- Rừng thu từng biếc chen hồng"

(Câu 1520- Truyện Kiều)

Núi Vu, kẽm Vu ở Quỳ Châu mịt mờ khí thu (khí tiêu sâm) Cũng là một nét thu hiu hắt buồn

Hai câu đầu, hình ảnh ẩn dụ và nhân hoá với 2 cặp từ gợi tả (điêu thương, tiêu sâm) Đỗ Phủ đã làm hiện lên một không

gian núi rừng mang một màu sắc buồn thương tàn tạ, hiu hắt nguyễn Công Trứ đã thay vu Sơn, Vu Giáp bằng 2 chữ "ngàn

non" cũng là một sự sáng tạo:

"Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khí thu loà"

"Kẽm" là khoảng không gian giữa 2 vách núi kề nhau "Từ điển phổ thông tiếng Việt Văn Tân chủ biên giải thích: "K ẽm là

khe núi có sườn dốc đi được" Sách văn 10 giáo viên có gợi ý: "C âu thứ 3 tả riêng cảnh kẽm Vu, và câu thứ tư tả riêng cảnh

núi vu Căn cứ vào chữ "kẽm" như đã trình bày, chúng tôi không nghĩ phần "thực" bài thơ

"Thu hứng" này là như thế

- Câu 3, 4 vẽ tiếp cảnh thu bằng hai hình ảnh vừa dữ dội vừa hoành tráng: Trên dòng sông thu, những đợt sóng cuồn cuộn

vọt lên, vỗ lên tận lưng trời Khắp cửa ải, mây từng lớp từng lớp đùn lên, sa sầm giáp mặt đất Hình tượng thơ kỳ vĩ, sóng và

mây đối nhau, cái hướng về trời cao, cái sa xuống đất để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ Một bức tranh thu nói về dòng sông và

con sóng, về cửa ải và mây, mang tầm vóc vũ trụ, hoành tráng

"Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thương phong vân tiếp địa âm"

(Lưng trời sóng rợn, lòng sông thẳm,

Trang 2

Mặt đất mây đùn cửa ải ra)

Hai câu thơ này đã thể hiện sâu sắc những nét cơ bản trong phong cách thơ Đỗ Phủ ở giai đoạn cuối đời: "trầm uất và bi

tráng"

Tóm lại, phần đầu bài thơ, cảnh thu từ rừng phong đến Vu Sơn, Vu Giáp, từ dòng sông sóng vỗ, đến cửa ải mây đùn - tất

cả đã gợi lên nỗi niềm, bao cảm xúc đối với kẻ tha hương

2 Nỗi lòng thi nhân

Như ta đã biết, năm 759, Đỗ Phủ từ đời quan, dời nhà đến Tân Châu Ông phải trải qua 7 năm trời lưu lạc (759-766)

Chùm "Thu hứng" 8 bài được viết vào mùa thu năm 766, tại Quỳ Châu Ngày thu đến, đối cảnh sinh tình, vừa thương đời,

vừa thương vợ con, thương mình gian truân, chìm nổi Phần 2 bài "Thu hứng" này là nỗi lòng u ẩn của tác giả

Cúc, dòng lệ, con thuyền lẻ loi (cô chu), vườn cũ, dao thước, tiếng chày đập vải vừa mang tính hiện thực, vừa mang màu sắc

ước lệ tượng trưng, rất giàu chất chữ tình Mùa thu trước, Đỗ Phủ ở Vân An, màu thu này, ông ở Quỳ Châu Hai mùa thu trôi

qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, cả hai đều rơi nước mắt: "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ" Đã bao lần nhà thơ gửi gắm hi vọng

được về quê bằng một chiếc thuyền, những chiếc thuyền vẫn bị buộc chặt ở bến sông, nơi đất khách quê người: "Cô chu nhật

hệ cố viên tâm" Nói về nỗi nhớ quê nhà, nỗi buồn li hương thì đó là hai câu thơ tuyệt cú Lời thơ đẫm lệ:

"Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà"

Trời thu phương Bắc càng về chiều càng rét, nhất là những người luống tuổi, đang ốm

Trang 3

đau và phải sống xa quê như Đỗ Phủ

những năm cuối đời Nghĩ đến chuyện may áo rét mà lòng thêm sầu thương Hai chữ "dao thước" (đao xích) trong câu 7 tả ít

mà gợi nhiều Lúc hoàng hôn nơi thành cao Bạch Dế, tiếng chày đập vả dồn dập vang lên (cấp mộ châm) nỗi lòng kẻ li hương

càng thêm thổn thức Tiếng vọng của âm thanh đời thường đã rung lên trong lòng nhà thơ bao cảm xúc bùi ngùi:

"Hàn y xứ xứ thôi đao xích

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm"

(" Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch chày vang bóng ác tà")

Kim Thánh Thán nhà phê bình văn học kiệt xuất đời Thanh viết: "K ẻ không biết thì bảo

"lưỡng khai" (nở hai lần) ấy là "tùng

cúc" (tùng: khóm, bụi cúc, hoa cúc) đâu biết rằng "lưỡng khai" ấy đều là "tha nhật lệ" (nước mắt ngay sau) Kẻ không biết thì

bảo "cô chu" (chiếc thuyền lẻ loi) hà tất phải "nhật lệ" ấy chỉ là "cố viên tâm" (lòng nhớ vườn xưa) Trên chữ "lệ" đặt chữ "tha

nhật", tuyệt diệu! Chỉ có chính mình ở cảnh đó thì mới biết được Câu 7 nói "xứ xứ" (nơi nơi) chính là tiên sinh "buộc lòng" (hệ

tâm) vào một nơi (nhất xứ) Bạch Đế Thành ở phía đông Quì Phủ; đây là nói gần để chỉ xa vậy Trong bụng nghĩ đến "dao

thước" (đao xích) trong nhà mà trong tai thì chỉ nghe thấy tiếng "châm" thành Bạch Đế, khách xa nhà vì thế mà rất mực thê

lương

Dưới "châm" mà hạ chữ "thành cao" liền thấy được là tai xa nghe, mắt xa trông nỗi khổ của khách xa nhà vì đó mà rât mực

thê lương"

Trang 4

Tóm lại, nỗi lòng nhớ quê được biểu hiện một cách rất tinh tế, sâu sắc, cảm động bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật điêu

luyện Cảnh và tình, hiện tại và quá khứ, sự vật và con người, âm thanh và nỗi lòng, gần và xa các chi tiết nghệ thuật đã đan

chéo vào nhau, hoà nhập vào nhau, để lại nhiều dư ba, chấn động trong lòng người đọc trên một nghìn năm nay, nhất là đối

với những kẻ đã trải qua những năm dài li hương, nếm trải nhiều cay đắng

Kết luận

1 Đỗ Phủ từng nói: "Làm người tính thích câu văn đẹp - Đọc chẳng kinh người chẳng

chịu thôi" Đọc bài "Thu hứng" này, ta

cảm nhận cái hay của áng thơ thất ngôn bát cú, mà mỗi câu, mỗi chữ đều mang cái "thần" của nó, phô diễn cảnh và tình bằng

nhiều hình tượng cảm động Rừng phong phương Bắc trong khí thu mờ, con thuyền lẻ loi vườn xưa với những hàng lệ của kẻ

Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ

Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu

Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Trang 5

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

Lầu Hoàng Hạc

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,

Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ

Hạc vàng đi mất từ xưa,

N ghìn năm mây trắng bây giờ còn bay

Hán Dương sông tạnh cây bày

Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non

Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buông lòng ai?

Hiệu đề lên vách, ông tấm tắc khen và viết:

"N hãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc

Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu"

(Trước mắt có cảnh đẹp, nhưng nói không được

Vì đã có thơ của Thôi Hiệu đề ở trên đầu)

2 Tản Đà (1889-1939) là nhà thơ nổi tiếng nhất những năm hai mươi của thế kỷ này, với

vốn Hán học uyên thâm, với hồn

Trang 6

thơ lãng mạn bay bổng, về phương diện dịch thơ Đường, ông vẫn là cây bút vô địch Những bài thơ Đường do Tản Đà dịch

đều đăng tải trên tạp chí Ngày nay và Tiểu thuyết thứ bảy Tất cả có 84 bài, phần lớn dịch thành thơ lục bát 70/84 bài Ông

đã dịch: 38 bài của bạch Cư Dị, 14 bài của Lí Bạch: 4 bài của Đỗ Phủ, 28 bài của các nhà thơ khác Bài "Hoàng Hạc lâu"

của Thôi Hiệu qua bản dịch thơ lục bát của Tản Đà, là bản dịch thơ hay nhất, thể hiện đẹp nhất cái hồn Đường, điệu Đường kì

diệu

Chủ đề

Bài thơ nói lên cảm xúc của thi nhân khi ngắm nhìn lầu Hoàng Hạc mà bâng khuâng về

huyền thoại, mà man mác buồn

hứng huyền thọai dâng đầy, nỗi lòng thi nhân nhiều xúc động bâng khuâng:

"Hạc vàng ai cưỡi đi đâu

Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ"

Nhà thơ vừa ngắm lầu Hạc Vàng, vừa tự hỏi mình Có gì đó cứ xao xuyến, ngơ ngác bồi hồi khi nhớ đến "tích nhân", nhớ

đến Phí Văn Vi trong huyền thoại

Trang 7

"Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản

Bạch Vân thiên tải không du du"

Về bằng trắc, thanh điệu có một sự phá cách độc đáo Câu 3 có 6 thanh trắc như thắt lại, nén lại, câu 4 có 3 tiếng "không

du du" - phù bình thanh, gợi tả âm điệu chơi vơi, tiếc nuối, ngẩn ngơ Câu thứ 4, Khương Hữu Dụng dịch rất hay:

"Mây trắng nghìn năm bay chơi vơi"

3 Luận

Cảnh đẹp được tả ở một điểm nhìn xa và rộng Có dòng sông và bãi sông Có Hán Dương

và Anh Vũ Có hàng cây và bãi

cỏ Có màu ánh sáng trên dòng sông, có màu xanh và hương thơm của bãi cỏ Nhà thơ say

mê đứng lặng trên lầu cao ngắm

nhìn:

"Hán Dương sông tạnh cây bày,

Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non"

Hai câu trong phần "luận" cho ta biết Thôi Hiệu đến chơi lầu Hoàng Hạc vào một chiều xuân đẹp, thanh bình Cảm hứng

huyền thoại chan hoà với cảnh hứng thiên nhiên trữ tình tạo nên những vần thơ đẹp, phản ánh một hồn thơ đẹp Thi nhân như

đang dẫn hồn mình vào cõi mộng Cảnh đẹp và vô cùng vắng lặng, mênh mang

4 Kết

Bóng hoàng hôn phủ mờ dần cảnh vật Nhà thơ tự hỏi đâu là quê hương? Chỉ nhìn thấy khói sóng trên dòng sông xa, nỗi

buồn nhớ dâng lên man mác trong lòng khách li hương:

"Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?"

Trang 8

Thi liệu đẹp, mang màu sắc cổ điển thi vị: "Mộ", "hương quan", "yên ba giang thượng",

"sử nhân sầu" Đây là những vần thơ

tả nỗi buồn nhớ quê qua trên một ngàn năm rồi vẫn làm cho chúng ta rơi lệ:

"Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu?"

"Hương quan" là cái cổng làng; chỉ quê nhà giấc hương quan : giấc mơ về nhà; Nguyễn

du đã viết trong Truyện Kiều:

Mối tình đòi đoạn vò tơ,

Giấc hương quan luống lần mơ cảnh dài

Song sa vò võ phường trời,

Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng"

(1265-1268)

Tác giả và xuất xứ bài thơ

1 Bạch Cư Dị (772 – 846) đậu tiến sĩ năm 28 tuổi, làm qua đời Đường tại kinh đô

Tràng An Có một thời gian bị giáng

chức xuống làm Tư mã ở quận Cửu Giang Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất đời Đường, để lại trên 3000 bài thơ Thơ

ông chứa chan tinh thần nhân đạo

2 “Tì bà hành” là bài hành nói về tiếng đàn tì bà của một giai nhân bạc mệnh trên bến

Tầm Dương một đêm trăng thu

Năm 816, Bạch Cư Dị bị giáng chức xuống làm quan Tư Mã, quân Cửu Giang Một đêm trăng thu đẹp mà buồn, ông được

nghe người ca nữ gảy đàn tì bà và kể về cuộc đời nhiều bất hạnh của nàng, Bạch Cư Dị cám cảnh “Cùng một lứa bên trời lận

đận…” đã khóc “sướt mướt” trong bữa tiệc hoa sau khi ca nữ ngừng đàn

Bài thơ dai 88 câu thất ngôn gồm có (7x88) – 616 tiếng Bản dịch thành thơ song thất lục bát, cũng 616 từ Bản dịch thơ

Trang 9

này, lâu nay nói là của Phan Huy Vịnh, gần đây có ý kiến là của Phan Huy Thực, thân sinh của Phan Huy Vịnh Hầu như

không có một nghệ nhên hát ca trù nào lại không thuộc và hát hay “Tì Bà Hành”

3 Câu 39 – 62: Ca nữ ngậm ngùi nói về cuộc đời nhiều bất hạnh của mình

4 Câu 63 – 82: Nhà thơ thương người rồi tự thương mình lận đận

5 Câu 83 – 88: Ca nữ đàn lần thứ hai Tiệc hoa đầy lệ

Phân tích đoạn thơ tả tiếng đàn tì bà

13… Mời mọc mãi, thấy người bỡ ngỡ,

Tay ôm đàn che nửa mặt hoa

Vặn đàn mấy tiếng dạo qua

Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng hay

Nghe não một mất dây buồn bực

Dường than niềm tấm tức bấu lâu

Mày chau tau gảy khúc sầu,

Dãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn

Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt

Trước Nghê Thường sau thoắt Lục Yêu,

Trang 10

Dây to đường đổ mưa rào,

Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng

Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy

Mâm ngọc đâu bổng nẩy hạt châu

Trong hoa oanh ríu rít nhau

Nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh

Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt

Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ,

Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ

Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay

Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước,

Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao;

Cung đàn trọn khúc thanh tao:

Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây

Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông…

niềm cay đắng, trải qua nhiều thăng trầm, trôi nổi lận đận…

Lần thứ nhất, tả từ xa, tiếng đàn mơ hồ sương khói Tầm Dương

Câu thứ hai, tiếng đàn được tả trong mọi cung bậc, giai điệu và cảm xúc, nỗi niềm của tâm hồn đa tài, đa cảm

Trang 11

Ngón tay ca nữ “buông, bắt” lướt trên phím đàn Hai khúc nhạc cung đình ngân vang thánh thót Câu thơ làm hiện lên một

nghệ sĩ bì bà hành lỗi lạc:

“Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt

Trước Nghê Thường sau thoắt Lục Yêu”

Mười bốn câu tiếp theo, Bạch Cư Dị sử dụng một chuỗi 9 ẩn dụ so sánh để cực tả tiếng đàn tì bà của nàng ca nữ

Tiếng đàn biến hóa kì ảo, lúc thì ào ào như mưa rào, lúc thì nỉ non, thủ thỉ như lời tâm tình: “Dây to đường đổ mưa rào,

Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng.”

Tiếng đàn lanh lảnh reo ngân như hạt châu nẩy trên mâm ngọc, như tiếng chim oanh ríu rít trong ngàn hoa:

“Tiếng cao thấp lựa chen lần gảy

Mâm ngọc đâu bổng nẩy hạt châu

Trong hoa oanh ríu rít nhau…”

Tiếng tì bà đang như “nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh” thì bỗng đột ngột

“ngừng đứt” Nàng ca nữ diễn tấu

“dấu lặng” trong bản đàn một cách tài tình Người dự tiệc hoa và ngồi thưởng thức ca nữ

đàn đều “ngẩn ngơ” trước sự

huyền diệu của suối âm thành:

“Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt

Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ,

Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ

Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay.”

Tiếng đàn như sầu thương, như giận dữ, làm mê say, đắm đuối rung động hồn người Tiếng đàn như thể hiện nỗi lòng và

Trang 12

tâm tình một cuộc đời nhiều nước mắt, nhiều cay đắng, đã trải qua những tháng ngày “ôm sầu mang giận ngẩn ngơ” Người dự

tiệc và nghe đàn như đang bị cuốn hút trước giai điệu buồn thương của tiếng đàn, hoặc tấm tắc trầm trồ, hoặc rơi lệ…

Bốn ẩn dụ tiếp theo tả biến thái của giai điệu tiếng đàn tì bà Lúc thì như nước trào ra khỏi bình bạc vỡ Lúc thì rầm rập

như đoàn quân thiết kỵ xung trận, như ngựa hí đao khua trên chiến địa Có lúc như tiếng lụa

xé kề tai… Hình ảnh nào cũng

thần tình Câu thơ nào cũng đẹp Ngôn ngữ thơ tràn ngập âm thanh Đây là đoạn thơ tả âm thanh tiếng đàn tì bà nhanh, dồn

dập, trầm hùng, mạnh mẽ:

“Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước,

Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao;

Cung đàn trọn khúc thanh tao:

Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây”

Trong suối âm thanh tì bà vang lên giữa đêm thu, cảnh vật như nín thở cùng lắng nghe đàn với quan Tư Mã Giang Châu

Dòng sông, con thuyền, bầu trời, vầng trăng thu như ru hồn trong mộng tưởng, say đắm, bâng khuâng, tất cả đều “lặng ngắt”

tận hưởng dư âm tì bà Khung cảnh hiện lên qua một nét vẽ đầy chất thơ Sông như thêm mông mênh hơn Ánh trăng thu

trong xanh hơn Con thuyền như đắm chìm trong giấc một đêm thu:

“Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông”

Lấy ngoại cảnh để biểu cảm âm thanh tiếng đàn tì bà là một thủ pháp nghệ thuật tinh tế, điêu luyện của Bạch Cư Dị Các

nhà thơ Việt Nam đã kế thừa sáng tạo Có tiếng đàn cầm của nàng Kiều gảy cho Kim Trọng

Trang 13

nghe sau ngày tái hợp Nguyễn

Du cũng ví với tiếng ngọc:

“Trong sao châu nhỏ duềnh quyên,

Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông”

(3203–3204)

Lấy ngoại cảnh tả tiếng đàn: “Ngọn đèn khi tỏ khi mờ…” (485) Trong bài: “Tiếng sáo Thiên Thai”, Thế Lữ cũng viết:

“Mây hồng ngừng lại sau đèo,

Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi”

Tóm lại, đọc “Tì bà hành” qua bản dịch thơ của Phan Huy Vịnh (?), ta vô cùng thú vị trước những vần thơ song thất lục bát

réo rắt du dương, trầm bổng, u hoài Giữa nàng ca nữ và thi nhân không chỉ có tấm lòng biệt

nhỡn liên tài, mà còn là đôi

bạn tri âm, đồng điệu “Cũng một lứa bên trời lận đận – Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau”…

Bao nhiêu âm thanh là bấy nhiêu

tấc lòng, bấy nhiêu tình đời cay đắng u uất Tài tử gian nan, hồng nhan bạc mệnh… tiếng đàn tì bà và cuộc đời nàng ca nữ

bước đường công danh lận đận của ông quan Tư mã Giang Châu cho ta nhiều ám ảnh: “Lệ ai chan chứa hơn người

Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh”

Trang 14

chảy thời gian và lịch sử

2 Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc có những bộ tiêu biểu nhất

- Tây Du kí: 100 hồi

- Thủy Hử truyện: 120 hồi

- Tam quốc diễn nghĩa: 120 hồi

(Lưu Bị) và Ngô (Tôn Quyền)

- Từ hồi 1 đến hồi 14 (năm 184–190) cuộc khởi nghĩa nông dân khăn vàng Đổng Trác thâu tóm quyền hành Vương

Doãn dùng mĩ nhân kế diệu Trác

- Từ hồi 15 đến hồi 50 (năm 190–208) Viện Thiệu xưng hùng rồi đại bại Tào Tháo tiêu diệt sạch các tập đoàn phương

Bắc, làm chủ trung nguyên Lưu Bị đã có binh hùng tướng mạnh nhưng chưa có đất Tào Tháo đại bại ở Xích Bích Lưu Bị

được đất Kinh Châu: Thế chân vạc Ngụy–Thục–Ngô hình thành

- Từ hồi 51 đến hết (208–280) Tào Tháo có binh hùng tướng mạnh, lúc đánh Ngô, lúc tiến công Thục, thế trận giằng co,

Trang 15

thì Táo Tháo chết Con là Tào Phi lên thay, phế vua Hán, lập ra nước Ngụy, quyền hành rơi dần vào tay thừa tướng Tư Mã

Ngụy, lập ra nhà Tôn thống nhất Trung Quốc

3 Giá trị của “Tam Quốc diễn nghĩa”

- Ca ngợi những tấm gương anh hùng nghĩa sĩ, trung dũng, có tài thao lược một thời loạn lạc

- Nêu lên khát vọng của nhân dân về một bậc minh quân, về hòa bình ổn định

- Xây dựng được những điển hình như Ngũ hổ tướng, (Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long, Hoàng Trung, Mã Siêu),

“Ngũ tuyệt” như Tuyệt nhân (Lưu Bị), Tuyệt trí (Khổng Minh), Tuyệt nghĩa (Quan Vũ),

Tuyệt gian (Tào Tháo), Tuyệt dũng

(nhiều tướng lĩnh của ba phe)

- Kể chuyện dùng mưu, tường thuật các trận đánh hào hùng, đầy kịch tính, hấp dẫn…

“Hoa Dung lộ”, “Quá Ngũ quan

Ngày đăng: 12/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w