1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn tập văn học 10 part 6 ppt

31 353 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 322,17 KB

Nội dung

Bài số 30. Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều Bài số 31. Kim Trọng trở lại vườn Thúy Bài số 32. Anh hùng tiếng đã gọi rằng Bài số 33. Độc Tiểu Thanh kí Bài số 34. Thăng Long thành hoài cổ Phần thứ ba. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI - LÝ LUẬN VĂN HỌC Bài số 35. Sử thi Hi Lạp Bài số 36. Uylitxơ trở về Bài số 37. Sử thi Ấn Độ Bài số 38. Rama buộc tội Bài số 39. Thơ Đường Bài số 40. Hoàng Hạc lâu Tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng Bài số 41. Thu hứng Bài số 42. Hoàng lạc Lâu Bài số 43. Tì Bà Hành Bài số 44. Tam quốc diễn nghĩa Bài số 45. Người lái buôn thành Vơnidơ Bài số 46. Văn học là gì Bài số 47. Nhà văn và quá trình sáng tạo Bài ca người thợ mộc Anh là thợ mộc Thanh Hoa, Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay! Lựa cột anh dựng đòn tay, Bào trơn đóng bén nó ngay một bề. Bốn cửa anh chạm bốn dê Bốn con dê đực chầu về tổ tông, Bốn cửa anh chạm bồn rồng, Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo. Bốn cửa anh chạm bốn mèo, Con thì bắt chuột, con leo xà nhà. Bốn cửa anh chạm bồn gà, Đêm thì nó gáy, ngày ra ăn vườn. Bốn cửa anh chạm bốn lươn, Con thì thắt khúc, con trườn bò ra. Bốn cửa anh chạm bốn hoa, Trên là hoa sói, dưới là hoa sen. Bốn cửa anh chạm bốn đèn, Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ. Một đèn đọc sách ngâm thơ, Một đèn anh để đợi chờ nàng đây. Lời bình Tục ngữ có câu: "Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Kinh kì", hoặc: "Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Thuận Quảng". Thợ mộc dù giỏi đến đâu cũng chỉ được gọi là phó cả. Thợ mộc làm cung điện vua chúa mới được gọi là thợ cả. Xây dựng cung điện thời Lê - Thịnh, thời N guyễn sau này, phần lớn là thợ mộc Thanh Hoá. Câu đầu của bài ca dao này có dị bản ghi là "Anh làm thợ mộc Thanh Hoa". Theo ý chúng tôi là “Anh là thợ mộc Thanh Hoa”; một chữ là biết mấy tự hào khi chàng trai xưng danh với cô gái. Không phải thợ mộc tầm thường mà là thợ mộc Thanh Hoa xây dựng cung điện đấy nhé! Hai chữ "khéo thay" cũng là lời tự khen, khoe tài của anh: "Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay"! Có tài thực mà khoe khoang thì cũng chẳng hay ho gì! Ở đây, chàng thợ mộc Thanh Hoa khoe tài là để tỏ tình với cô gái mà anh đang yêu, nên rất dễ thương, được chúng ta đồng tình. Câu 3,4 chỉ theo đà mà nói, chứ có tài cán gì ở cái việc "bào trơn, đóng bén" Từ câu thứ năm trở đi, bằng biện pháp liệt kê, chàng thợ mộc khoe tài chạm trổ của anh. Năm bức chạm con vật: dê, rồng, mèo, gà, lươn. Hai bức chạm cảnh: hoa và đèn. Có bức chạm tứ linh: rồng, nhưng đã được cách điệu dân gian hoá, bình dị hoá. "Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo" Con lươn có gì đáng chạm? Với tài nghệ điêu luyện, bức chạm lươn vô cùng sống động, tuyệt khéo: "Bốn cửa anh chạm bốn lươn Con thì thắt khúc, con trườn bò ra". Nghệ thuật cổ phương Đông lấy cái cân xứng làm thành một tiêu trí của cái đẹp. Hội hoạ, chạm trổ, kiến trúc, thơ văn hay miêu tả cảnh vật qua bộ tứ bình: tùng, cúc, trúc, mai; xuân, hạ, thu, đông; ngư tiều, canh, mục nghệ sĩ lấy cái đối xứng, cái hài hoà làm trọng. Trong bài ca dao này, các tiểu đối đã làm rõ vẻ đẹp bức chạm đầy mĩ thuật của chàng thợ mộc: - Trên thì rồng ấp // dưới thì rồng leo. - Con thì bắt chuột // con leo xà nhà. - Đêm thì nó gáy // ngày ra ăn vườn. - Con thì thắt khúc // con trườn bò ra. - Trên là hoa sói // dưới là hoa sen. - v.v Cái hồn của bức chạm 5 con vật được thể hiện ở trạng thái động: " Chầu về tổ tông", "rồng ấp rồng leo", "bắt chuột leo xà nhà", "gáy ra ăn vườn", "thắt khúc trườn bò ra". Tất cả các bức chạm đều cho thấy anh thợ mộc là con một người rất tài hoa. Anh còn là một chàng trai đa tình. Làm nghề thợ mộc dù giỏi đến mấy cũng thuộc vị thế tầm thường qua sự xếp đặt 4 lớp người trong xã hội phong kiến. Bức chạm hoa - hoa sói , hoa sen - là một ngầm ý: khoe tâm hồn thanh cao. Chàng trai đang tỏ tình không phải là loại người vai u thịt bắp đâu nhé! Bức chạm đèn mới thật kì diệu. Hai ngọn đèn cho người khéo tay hay lam hay làm - chính là cô gái - để dệt vải, để quay tơ. Đèn thứ ba, để cho ai, "đọc sách ngâm thơ"? Một con người nho nhã đang tỏ tình với nàng. Ngọn đèn thứ tư là ngọn đèn hạnh phúc: "Một đèn anh để đợi chờ nàng đây". Có thể nói bức chạm đèn rất đẹp, đẹp về mặt mĩ thuật, đẹp ở tâm tình chàng thợ "mộc", đó là một con người luôn luôn hướng về một cuộc sống lao động, êm đềm hạnh phúc của lứa đôi trong mỗi gia đình Việt Nam. Cấu trúc bài ca dao cân xứng, hài hoà. Giọng điệu hồn nhiên tự tin và chân thành. Chàng thợ mộc Thanh Hoa là một chàng trai tài hoa và đa tình: Anh là một con người dễ mến dễ thương. Tát nước đầu đình Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà. Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng. Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho. Giúp cho một thúng sôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm. Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo. Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. Lời bình "Tát nước đầu đình" là bài ca dao tỏ tình của anh trai cày với cô gái thôn nữ. Đã có bài "Mận hỏi Đào" Cũng có cảnh thổ lộ tình yêu một cách mộc mạc: "Gặp đây anh lắm cổ tay, Anh hỏi câu này, có lấy anh không?" Bài ca dao "Tát nước đầu đình" cho thấy, anh trai cày này dễ thương hơn. Gặp cô thôn nữ chắc anh đã "phải lòng" rồi, anh lấy cớ "mất áo" để bắt chuyện. Sen làm gì có cành, đó chỉ là cách nói cho đậm đà. Cô gái bị buộc vào một cảnh ngộ "khó xử": "Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà" Chiếc áo đã trở thành "cái cầu" thương nhớ! Thật là hồn nhiên, tự nhiên. Cô thôn nữ chắc là đã "Lắng nghe lời nói như ru - Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng" (K iều). Bỏ đi sao đành, khi nghe chàng thổ lộ gia cảnh: "Áo anh rứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu" Cái áo đã đi trọn một vòng đời khi anh nói: "Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng". Anh đang chăn đơn gối chiếc, thiếu kẻ sửa túi nâng khăn. Anh chỉ có mẹ già, "mẹ già bằng ba lần cửa", "mẹ già như chuối ba hương - như xôi nếp mật như đường mía lau" (ca dao). Cảnh ngộ ấy, ai nghe mà chẳng động lòng. Từ chỗ gọi bằng "em", chàng trai cày chuyển sang gọi bóng gió: "cô ấy". Chàng trai nói về chuyện "trả công", nói về chuyện "giúp cho". Rất hậu hĩnh: "một thúng xôi vò", "một con lợn béo", "một vò rượu tăm". Cũng với lời nói, đến đây, khoé mắt, đôi mày, nụ cười, mái tóc như đều biết nói, cùng tham dự vào cuộc tỏ tình. Mỗi lúc một hé lộ, cánh cửa tâm tình mở rộng dần ra. Từ "một" đã thành "đôi" rồi: "Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo" Bài ca dao, "bức thông điệp của tình yêu" đã thấm sâu vào tâm hồn người thiếu nữ khi bên tai nàng một tiếng nói chân tình vang ngân: "Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau". Các điệp từ, điệp ngữ: "giúp cho giúp cho " tạo nên ngữ điệu nồng nàn, ý vị, thiết tha, thể hiện một cách chân thành nỗi ước mơ nên vợ nên chồng mà chàng trai cày đang hướng tới. Cho chim khoe giọng hót. Anh thợ mộc Thanh Hoa khoe tài. Chàng trai cày nói chuyện bỏ quên cái áo "sứt chỉ đường tà" v.v… Trai gái làng xưa đã tỏ tình, đã giao duyên đậm đà như vậy. Lao động, hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống êm đềm hạnh phúc "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa", là ước mong, khát vọng muôn đời của họ. Chân thành, tế nhị của chàng trai trong tỏ tình, trong giao tiếp là một nét rất đẹp trong tâm hồn để ta trân trọng. Khái quát về văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX tồn tại và phát triển trong lòng xã hội và văn hoá phong kiến được gọi là Văn học trung đại Việt Nam. I. Các giai đoạn phát triển 1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV - 3 cuộc kháng chiến vĩ đại: thời Lý đánh bại giặc Tống; thời Trần ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông; thời Lê đánh đuổi quân "cuồng Minh" tàn bạo. - Chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật, đạo Nho và đạo Lão; sâu sắc nhất và bao trùm nhất là đạo Nho. - Văn học Hán Nôm thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí chống xâm lăng. Tác giả tiêu biểu nhất: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. 2. Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII - Chế độ phong kiến khủng hoảng. Nội chiến Nam - Bắc triều; Trịnh - Nguyễn phân tranh. Khởi nghĩa nông dân nổi lên như vũ bão. - Văn thơ chữ Nôm phát triển mạnh. Cảm hứng nhân đạo dào dạt nói lên nỗi đau thương của con người, biểu lộ tấm lòng thương dân lo đời. Tác giả tiêu biểu nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ 3. Giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX Chế độ phong kiến Việt Nam (cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài) khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn quét sạch thù trong giặc ngoài. Gia Long thiết lập triều Nguyễn. Nước ta rơi vào hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp. - Thiên chúa giáo được truyền vào nước ta. Chữ quốc ngữ xuất hiện. - Văn học viết Hán, Nôm phát triển rực rỡ. Chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm văn chương. "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc","Truyện kiều" là những áng thơ kiệt tác. Tên tuổi những nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan sáng chói cùng với N guyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát 4. Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. - Thực dân Pháp xâm lăng, rồi thống trị nước ta. Phong trào yêu nước chống Pháp. - Bắt đầu có văn thơ viết bằng chữ quốc ngữ. Giai đoạn cuối cùng của văn học chữ Nôm. Nguyễn Đình C hiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là những nhà thơ tiểu biểu nhất giai đoạn này. II. Mấy đặc điểm lớn về nội dung 1. Cảm hứng yêu nước. 2. Cảm hứng nhân đạo. III. Mấy đặc điểm lớn về hình thức 1. Yếu tố Hán và yêu cầu dân tộc hoá hình thức văn học. 2. Tính quy phạm và việc phá vỡ tình quy phạm. 3. Phạm vi và quy mô kết tinh nghệ thuật của văn học. Ngôn Hoài Không Lộ Thiền sư Trạch đắc long xà địa khả cư, Dã tình chung nhật lạc vô dư. Hữu thì trực thượng cô phong đính, Trưởng khiếu nhất thanh hàn thái hư. Tỏ lòng Kiều đất long xà chọn được nơi Tình quê nào chán suốt ngày vui. Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng Một tiếng kêu vang lanh cả trời. Phan Võ dịch I. Tác giả Không Lộ Thiền sư (?- 1119) là Phật danh, họ Dương, quê ở Nam Định, vùng biển. Đức trọng tài cao, tên tuổi gắn liền với nhiều giai thoại nhà chùa và hai bài tứ tuyệt: "Ngôn hoài", "Ngư nhàn". II. Chủ đề "Ngôn hoài"- giãi bày nỗi lòng của vị Thiền sư - thi sĩ - tình yêu đời chan hoà với tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên tạo vật. III. Phân tích Hai câu đầu nói lên niềm vui dào dạt "suốt ngày vui", đó là "dã tình", là mối tình quê nhà, đồng ruộng, núi rừng. Vui vì chọn được "kiểu đất long xà" rất đẹp, rất thích để làm nhà. Niềm vui ấy bình dị như mọi người. Không Lộ tuy là một vị Thiền sư nhưng không thoát tục, vui niềm vui bình dị, yêu tình yêu quê hương. Hai câu 3, 4 thể hiện khí phách và sự chan hoà của nhà thơ giữa thiên nhiên cao rộng, trèo thẳng lên đỉnh núi cao rồi kêu lên một tiếng thật to và dài trấn động cả bầu trời, vũ trụ. Chữ dùng thật hay, biểu lộ một chí khí. Một tâm thế hào hùng, kỳ lạ : "Hữu thì trực thượng cô phong đính, Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư" IV. Đọc thêm Ngư nhàn Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên. Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên. Ngư ông thụy trước vô nhân hoán, Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền. Không Lộ Thiền sư [...]... về sông Bạch Đằng Sông Bạch Đằng hùng vĩ, là mồ chôn quân xâm lược: "Sông Đằng một giải dài ghê Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông." Bài học giữ nước là bài học "đức cao" đó là lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết chống xâm lăng Ý tưởng sâu sắc, tiến bộ: "Giặc tan muôn thuở thanh bình Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao." V Tổng kết "Bạch Đằng giang phú" là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc Ngôn ngữ... sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép, gièm pha Nguyễn Trãi xin về Côn Sơn Năm 1440, ông lại được vua vời ra giúp nước - Năm 1442 xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị kết án "tru di tam tộc" Mãi đến năm 1 464 , vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông và truy tặng ông tước Tán trù bá Nguyễn Trãi là người anh hùng thủa"Bình N gô", văn võ toàn tài II Sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi 1 "Quân trung từ mệnh tập" ... 1294) là thượng tướng, có công lớn trong cuộc kháng chiến (lần thứ 2 và lần thứ 3) đánh thắng giặc Nguyên – Mông Học rộng, giỏi thơ văn, có tài thao lược và ngoại giao Ông có tập thơ "Lạc đạo", nổi tiếng nhất là bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư" II Xuất xứ chủ đề 1 Tháng 4/1285, Trần Nhật Duật chém đầu Toạ Đô tại Hàm Tử quan Tháng 6/ 1285, Trần Quang Khải đại phá giặc Nguyên Mông tại Chương Dương độ, tiến... hoài" của Phạm Ngũ Lão sáng ngời Hào khí Đông - Á Bạch Đằng giang phú I Tác giả Trương Hán Siêu (?-1354), tự là Thăng Phủ, quê ở N inh Bình Vốn là môn khách của Hưng Đạo Vương Dưới triều Trần Anh Tông, Trần Dụ Tông, ông làm quan to trong triều Lúc mất được truy tặng Thái bảo, được thờ ở Văn Miếu Là bậc danh sĩ tài cao học rộng Hiện còn để lại 4 bài thơ, 3 bài văn, nổi tiếng nhất là "Bạch Đằng giang phú"... phách lạc Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa về đến nước mà vẫn tim đập chân run.” - Quá trình phản công là một quá trình vươn dậy của cả dân tộc với sức mạnh vỡ bờ, bất khả chiến thắng Ngôn ngữ tráng lệ, giọng văn mang âm điệu anh hùng ca: " Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông cũng cạn, Đánh một trận, sạch không kình ngạc, Đánh hai trận, tan tác chim muông " 5 Lời tuyên... tịch dương Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương I Xuất xứ "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi hiện còn 254 bài thơ Nôm, trong đó có nhiều bài bát cú, thất ngôn xen lục ngôn Chùm thơ "Bảo Kính cảnh giới" gồm có 61 bài trong "Quốc âm thi tập" Đây là bài 43 Nguyễn Trãi viết bài thơ này khi ông đã về Côn Sơn ở ẩn II Chủ đề Bài thơ nói lên niềm vui trước cảnh mùa hè và nỗi ước mong của bài... đâu gượng mở xem" III Tổng kết Câu 2, câu 4 là hai câu lục ngôn Bài "Cây chuối" là bài tứ tuyệt, thất ngôn xen lục ngôn Ngôn ngữ thơ hàm súc cho ta nhiều liên tưởng thú vị Các từ ngữ: "bén", "tốt lạ thêm", "đầy buồng lạ", "tình thư", "kín", "gượng mở xem" kết hợp với nhau thành một chỉnh thể, một hệ thống ngôn ngữ tạo nên vẻ đẹp ngôn ngữ văn chương và tính biểu cảm của vần thơ Tả cây chuối mùa xuân... tráng lệ Dòng sông hùng vĩ, hiểm trở Dân tộc anh hùng có nhiều nhân tài hào kiệt Nhà thơ thể hiện những tư tưởng sâu sắc tiến bộ về vinh và nhục, thắng và bại, tiêu vong và trường tồn, đất hiểm và đức cao Đó là bài học lịch sử sáng giá đến muôn đời Có những câu văn như một châm ngôn khẳng định một chân lí lịch sử "Những người bất nghĩa tiêu vong N ghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh" Thơ văn Nguyễn Trãi... quyết không đội trời chung với quân "cuồng M inh": Ngẫm thù lớn há đội trời chung, Căm giặc nước thề không cùng sống - Tư tưởng nhân nghĩa của Ức Trai luôn luôn gắn liền với lòng "trung hiếu" và niềm "ưu ái" (lo nước, thương dân) "Bui có một lòng trung lẫn hiếu Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen" (Thuận hứng - 24) "Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông" (Thuật hứng - 5) b) Văn thơ... chén đổi công danh" 3 Nghệ thuật - Văn chính luận như "Bình Ngô Đại Cáo" thì hùng hồn, đanh thép, sắc sảo, đúng là tiếng nói của một dân tộc chiến thắng, một đất nước có nền văn hiến lâu đời - Thơ chữ Hán hàm súc, tinh luyện, thâm trầm Thơ chữ Nôm bình dị mà tài hoa, thiết tha đằm thắm Thơ thất ngôn xen lục ngôn là một dấu ấn kì lạ của nền thơ chữ Nôm dân tộc Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, nhà văn hoá . Bài ca về sông Bạch Đằng Sông Bạch Đằng hùng vĩ, là mồ chôn quân xâm lược: "Sông Đằng một giải dài ghê Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông." Bài học giữ nước là bài học "đức. thiên. Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên. Ngư ông thụy trước vô nhân hoán, Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền. Không Lộ Thiền sư Cảnh thanh nhàn của ngư ông Mây xanh nước biếc muôn trùng, Dâu. là thượng tướng, có công lớn trong cuộc kháng chiến (lần thứ 2 và lần thứ 3) đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Học rộng, giỏi thơ văn, có tài thao lược và ngoại giao. Ông có tập thơ "Lạc đạo",

Ngày đăng: 12/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w