1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn tập văn học 10 part 8 pptx

31 500 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 310,67 KB

Nội dung

nghĩa cho chàng. Nửa năm sau, chàng Kim trở lại vườn Thuý , tìm đến nơi "di trú" của gia đình người yêu. Vương Ông khóc than nhắc lại lời K iều trước lúc ra đi: "Dùng dằng khi bước chân ra Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần. Trót lời nặng với lang quân, Mượn con em nó Thuý Vân thay lời. Gọi là trả chút nghĩa người Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên " Qua đó, ta thấy tấm lòng quý hoá thơm thảo của Thuý Kiều. Nàng bán mình để chuộc cha, để cứu gia đình. Tình yêu dù tan vỡ nhưng nàng vẫn giữ lấy cái "nghĩa" với chàng Kim, "cậy em" "thay lời nước non". Chị có trải qua nhiều đau khổ "thịt nát xương mòn " vẫn thơm lây về nghĩa cử chỉ của em. 2. Kiều trao lại kỉ vật thiêng liêng cho em. Trao duyên rồi vẫn còn vấn vương, đó là bi kịch tình yêu khi K iều nói: "C hiếc thoa với bức tờ mây, Duyên này thì giữ, vật này của chung." Đã trao duyên rồi, sao lại nói "vật này của chung?" Đó là quy luật của tình yêu, là nỗi đau của Kiều "con tằm đến thác vẫn còn vương tơ". 3. Lời than của Kiều não nùng thê thiết như lời trăng trối. Kiều nói đến "hồn", đến "dạ đài", nói đến một ngày mai bi thảm từ cõi âm trở về: "Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đến nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời Rảy xin chén nước cho người thác oan". Tình yêu tan vỡ, Kiều xem như mình đã "chết", chết trong đau khổ. Lời than của Kiều thấm đầy lệ. 4. Kiều thầm nhắn gửi người yêu: Tình yêu đã tan vỡ, đã "trâm gãy bình tan". Đau đớn khôn xiết kể cho "tơ duyên ngắn ngủi", cho "phận bạc" Kiều gửi lạy tình quân Kiều cất tiếng gọi người yêu rồi ngất đi: "Ôi Kim Lang! Hỡi K im Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!" Trao duyên cho em để rồi ra đi mặc cho sỗ phận "nước chảy hoa trôi lỡ làng". K iều ngỡ rằng trả được nghĩa chàng Kim sẽ bớt phần đau khổ. Trái lại, trao duyên cho em rồi, Kiều lại càng vô cùng đau khổ. Nguyễn Du với trái tim nhân đạo mênh mông, ông đã ghi lại những biến thái tinh tế trong tâm hồn Kiều, những đau đớn ứa máu của người con gái khi mối tình đầu tan vỡ. Ta cảm thấy ông là người chứng kiến lễ trao duyên. Đây là một trong những đoạn thơ xúc động nhất trong "Truyện Kiều", gồm những "câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình". Sử thi I. Định nghĩa Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần hoặc văn xuôi) có quy mô hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những thành tựu có tính toàn dân và có ý nghĩ trọng đại (sống còn, vinh nhục) đối với cộng đồng, ca ngợi những anh hùng bộ tộc mang sức mạnh thần kỳ, tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của bộ tộc. Sử thi cổ đại là sản phẩm tinh thần - lễ nghi, nghệ thuật của xã hội thị tộc-bộ lạc, một thể loại một đi không trở lại, phản ánh những kì tích của cộng đồng trong công cuộc xây dựng sự phát triển, chinh phục tự nhiên và chiến đấu chiến thắng mọi kẻ thù của bộ tộc. II. Những bộ sử thi của Việt Nam và thế giới 1. Việt Nam "Đẻ đất đẻ nước" của người Mường, bằng thơ. Bản sưu tầm ở Hoà Bình dài 3887 câu thơ; bản sưu tầm ở Thanh Hóa dài 8503 câu (?) - "Bài ca Đan Sẵn" của người Ê đê. - "Xinh Nhã" của nhiều bộ tộc ở Tây Nguyên, chủ yếu của người Ê đê. - “Y Ban” của nhiều bộ tộc ở Tây Nguyên. - "Đăm Di" của người Ê đê và Giarai. - "Xinh Chơ Niếp" của người Ê đê. - v.v 2. Thế giới - "Ramayana" của Ấn Độ gồm có 24.000 câu thơ đôi. - "Mahabharata" của Ấn Độ dài 110.000 câu thơ đôi. - "Ôđixê" của Hi Lạp dài 12.110 câu thơ, tác giả Hômerơ. - "Iliat" của Hi Lạp, dài 15.683 câu thơ, tác giả Hômerơ. - v.v III. Những ý kiến về sử thi 1. "Thời đại thịnh vượng nhất của giai đoạn cao trong thời đại dã man được diễn tả trong những bài thơ của Hômerơ, nhất là tập Iliat. Bản anh hùng ca của Hômerơ và toàn bộ thần thoại - đó là những di sản chủ yếu mà người Hi Lạp đã đem được từ thời đại dã man sang thời đại văn minh ” (Ăng ghen) 2. "Chỉ thông qua sức mạnh phi thường của cộng đồng, người ta mới có thể giải thích được vẻ đẹp tuyệt vời và sâu sắc của thần thoạivà anh hùng ca, một vẻ đẹp xây dựng trên sự hoà hợp triệt để giữa nội dung và hình thức " (Gorki) 3. "Sử thi anh hùng bao hàm một bức tranh hoàn chỉnh của cuộc sống nhân dân dưới hình thức kể truyện anh hùng về quá khứ. Thế giới sử thi lý tưởng và nhân vật dũng sĩ trong sự thống nhất hài hoà của chúng - đó là những nhân tố chủ yếu của một nội dung sử thi anh hùng". (Mêlêtinxki) Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều (1519) Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Dặm hồng, bụi cuồn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi, Vầng trăng ai xẻ làm đôi, (1526) Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. I. Xuất xứ Đoạn thơ 8 câu, từ câu 1519-1526 ghi lại cảnh Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều đi về Vô Tích thăm vợ cả Hoạn Thư và thu xếp chuyện "vườn mới thêm hoa". II. Đại ý Đoạn thơ ghi lại cảnh biệt ly giữa Thuý Sinh và Thuý Kiều và nói lên nỗi buồn thương nhớ, cô đơn của đôi lứa III. Phân tích 1. Hai câu đầu ghi lại khoảnh khắc chia ly, chia lìa. Hai vế tiểu đối, hai hành động như một nét cắt đau lòng: Người lên ngựa // kẻ chia bào. Cả một "rừng phong thu" bao la đỏ ối "đã nhuốm màu quan san", nơi xa xôi cách biệt. "Màu quan san" ấy gợi cho ta cảnh ly biệt vẫn thường diễn ra vào mùa thu. Nỗi nhớ thương của đôi lứa trẻ trung, từ lòng người như thấm sâu vào cảnh vật, vào không gian bao la, vào sắc lá của "rừng phong thu". 2. Hai câu 3, 4 tả cái đứng lặng và dõi theo của nàng Kiều. Con đường đỏ bụi (dặm hồng), bụi cuốn lấy yên ngựa của người đi xa (bụi cuồn chinh an). Kiều trông theo bóng hình Thúc Sinh, người chồng, vị ân nhân của nàng, nhìn mãi, nhìn hoài cho đến lúc chỉ thấy màu xanh của ngàn dâu mờ xa cuối chân trời. Chữ "trông" và chữ "khuất" diễn tả tình lưu luyến khôn nguôi: "Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh". Từ màu đỏ của "rừng phong thu" đến màu "hồng" của bụi cuốn, màu "xanh" của ngàn dâu, đó là màu của tâm tưởng, màu của biệt li, màu của thương nhớ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?" (Chinh phụ ngâm) 3. Nỗi buồn cô đơn của Kiều. Nàng thương mình lẻ loi, cô đơn "chiếc bóng năm canh", thao thức, thương nhớ, chờ đợi Nàng thương Thúc Sinh đi xa "muôn dặm" vất vả, cô đơn "một mình", và một ngày một "xa xôi" thêm: "Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi". "Người về"với "kẻ đi" ở hai phía chân trời. "C hiếc bóng" và "một mình" đều lẻ loi, cô đơn. Đêm "năm canh" đợi chờ như dài ra. "Muôn dặm" với bao thương nhớ như "xa xôi" vô tận. 4. Đêm đêm nàng Kiều thao thức, chỉ có vầng trăng với nàng. Xưa là vầng trăng thề nguyền, chứa chan hạnh phúc, "Đêm nay" chỉ có vầng trăng li biệt, "vầng trăng ai xẻ làm đôi", biết bao đau buồn thương nhớ! "Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường" Vầng trăng chẳng còn tròn vành vạnh nữa mà đã bị cắt, bị "xẻ làm đôi", như một ám ảnh, một dự báo cuộc từ biệt lần này cũng là cuộc vĩnh biệt tình duyên giữa Thúc Sinh với nàng K iều. Đoạn thơ "Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều" là một đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, "ngang giá một thiên phú biệt li" như Vũ Trinh đời N guyễn đã bình. Nó chứa chan tình người, gợi lên nỗi đau buồn, thương nhớ cho những lứa đôi nặng tình mà li biệt Kim Trọng trở lại vườn Thuý (2741) Từ ngày muôn dặm phù tang, Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà. Vội xang vườn Thuý dò la, Nhìn xem phong cảnh, nay đà khác xưa. Đầy vườn cỏ mọc lau thưa Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. Xập xoè én liệng rường không, Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày. Cuối tường gai góc mọc đầy, Đi về này những lối này năm xưa! Chung quanh nặng khắt như tờ, (2754) - Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai? I. Xuất xứ Sau nửa năm về Liêu Dương hộ tang chú, Kim Trọng vội trở lại vương Thuý "dò la" Đoạn thơ dài 14 câu, từ câu 2741 đến câu 2754. II. Đại ý Đoạn thơ tả nỗi buồn ngao ngán của Kim Trọng trước cảnh tiêu điều, hoang vắng của vườn Thúy. III. Phân tích 1. Bốn câu đầu giới thiệu Kim Trọng về Liêu Dương "phù tang" chú đã sáu tháng rồi, nay mới trở lại nhà ở Bắc Kinh. Xa cách người yêu đã trong một thời gian dài "nửa năm", trên một không gian "muôn dặm" cách trở, với bao thương nhớ: "Ngoài nghìn dặm, chốc ba đông, Mối sầu ghi gỡ cho xong còn chầy" Hai chữ "vội sang" trong câu thơ "Vội sang vương Thuý dò la" diễn tả niềm thương nhớ bồn chồn, sự khát khao được gặp mặt người yêu đã nửa năm xa cách. Câu thơ "Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa" không chỉ gợi tả khái quát sự đổi thay của vườn Thuý, của gia đình người đẹp mà còn thể hiện một cái nhìn ngơ ngác, băn khoăn của chàng Kim. 2. Mười câu thơ còn lại tả cảnh tiêu điều hoang vắng của vườn Thuý và nỗi niềm tâm sự của Kim Trọng. Vườn xưa có "Lơ thơ tơ liễu buông mành", có "đầy thềm hoa rụng" có "song hồ nửa khép cánh mây", có "tường gấm" Nay đã thay đổi hoàn toàn, "nay đã khác xưa". Vườn xưa, nay đã "cỏ mọc lau thưa". Sân xưa, nay đã "Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày". Với K im Trọng, "dấu giày" của người đẹp, của người yêu như đã được "rêu phong" lại, giữ lại cho chàng, để lòng chàng ngẩn ngơ thương nhớ! Nhà cửa hoang vắng đổ nát tiêu điều: "Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời". Xưa kia vườn Thuý có "con oanh học nói " thì nay chỉ trông thấy cảnh "Xập xoè én liệng rường không", lòng chàng K im lại càng ngổn ngang đau đớn. Câu thơ "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" tuy khơi gợi từ một tứ thơ Đường của Thôi Hộ nhưng đầy sáng tạo làm hiện lên một khung cảnh buồn thương vắng bóng giai nhân, cỏ hoa như thấm đau nỗi buồn thương nhớ li b iệt của chàng Kim. Biết bao bơ vơ, sầu tủi tràn ngập lòng người Cây đào ấy như một chứng minh về kỷ niệm không bao giờ quên đối với chàng Kim đa tình: "Dưới đào dường có bóng người thướt tha Trên đào nhác thấy một cành kim thoa". Đây là hai câu thơ hay nhất trong đoạn : "Cuối tường gai góc mọc đầy Đi về này những lối này năm xưa". Sáu tháng trước, Kim Trọng đa tình đã từng "Tường đông, ghé mắt ngày ngày hằng trông", đã biết bao phen "lần theo tường gấm dạo quanh" Và có bao giờ quên được cái giây phút thần tiên "Thang mây rón bước ngọn tường" để tỏ tình với người đẹp từng "thầm trông trộm nhớ ". Cũng như bức "tường gấm" ấy, "lối này"… cũng đầy ắp kỷ niệm với "kẻ thiên tài": "Xắn tay mở khoá động đào Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai". Làm sao quên được cái đêm tự tình ấy, nàng Kiều đã "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình". Câu thơ "Đi về này những lối này năm xưa" như làm hiện lên trong tâm hồn Kim Trọng bao kỷ niệm đẹp về nàng Kiều mà thời gian không thể xoá nhoà. Chàng Kim như chết nặng đi trong cô đơn, trong thương nhớ, biết ngỏ tâm sự cùng ai. Một câu hỏi đầy bồi hồi, ám ảnh, ngổn ngang thương nhớ: "Chung quanh lặng ngắt như tờ Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?" 3. Đoạn thơ "Kim Trọng trở lại vườn Thuý" cũng là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút của thi hào Nguyễn Du. Nét đặc sắc ở đoạn thơ ở chỗ: Kim Trọng nhìn cảnh vương Thuý tiêu điều hoang vắng mà mang tâm sự ngổn ngang trong lòng. Người yêu, người đẹp bây giờ đi đâu về đâu? Cảnh vật nào bao giờ cũng mang theo bao kỷ niệm của người yêu từng nặng tình thề nguyền Cảnh cũ vườn xưa từ "song trăng" đến "hoa đào", từ cánh én đến cỏ lau, từ "tường gấm" đến "lối này" như mang nặng tình người, đang đối diện và tâm sự cùng chàng Kim. Thuý kiều chắc đang ở Lâm Truy, nàng có nghe thấu "Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?" Anh hùng tiếng đã gọi rằng 2419- Nàng từ ân oán rạch ròi Bể oan dường đã vơi vơi cạnh lòng. Tạ ân lạy trước Từ công: "Chút thân bồ liễu mà mong có rày! Trộm nhờ sấm sét ra tay. Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi! Khắc xương ghi dạ xiết chi, Dễ đem gan góc đền nghì trời mây." Từ rằng: "Q uốc sĩ xưa nay, Chọn người tri kỷ một ngày được chăng? Anh hùng tiếng đã gọi rằng Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha Huống chi việc cũng việc nhà, Lọ là thâm tạ mới là tri ân! Xót nàng còn chút song thân, Bấy nay kẻ Việt người Tần cách xa [...]... Hi Lạp I Một vài nét về văn học Hi Lạp cổ đại - Văn học Hi Lạp cổ đại là "mảnh đất nuôi dưỡng" nghệ thuật Hi Lạp sau này Nó hình thành và phát triển trong bảy tám thế kỷ từ khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên - Nó gồm có Thần thoại Hi Lạp, sử thi Hi Lạp, bi kịch và hài kịch Hi Lạp Là nguồn thơ không bao giờ vơi cạn, văn học Hi Lạp cổ đại đã ca ngợi tự do, công lí dân chủ, tình yêu,... kì Ngôn ngữ tráng lệ Nhân vật Uylitxơ là một anh hùng mà trí tuệ, mưu trí "sánh ngang với thần linh" C hất bi kịch, màu sắc thơ mộng huyền ảo như muôn ngàn sợi chỉ màu óng ánh dệt nên sử thi này, thể hiện một vẻ đẹp riêng không thể nào bắt chước nổi Uylitxơ trở về I Xuất xứ Sau 20 năm trời chinh chiến, Uylitxơ mới về đến quê hương Hai cha con đã lập mưu giết chết 1 08 vị cầu hôn Pênêlốp vẫn không tin... nhất chỉ thư Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kì oan ngã tự cư, Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như Đọc tập tiểu thanh ký Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đốt cờn vương Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang Chẳng... của nền văn minh Tây Âu thuở bình minh nhân loại II Tác giả Hômerơ Theo truyền thuyết Hômerơ là nhà thơ mù ở Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên đi lang thang khắp các thành bang kể truyện thơ của mình Ông được coi là tác giả 2 cuốn sử thi Iliat và Ô đixê III Tác phẩm "Ôđixê" 1 Nguồn gốc đề tài Iliat là bài ca về thành Iliông (còn gọi là Tơroa) gồm 15. 683 câu thơ nói về cuộc chiến tranh 10 năm... lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng? Vũ Tam Tập dịch I Xuất xứ 1 "Độc tiểu thanh kí" - bài thơ rút trong "Bắc hành tạp lục", tập thơ đi sứ của Nguyễn Du (năm 181 3 - 181 4) 2 Tiểu Thanh là một tên cô gài tài sắc ở đầu thời Minh, Trung Quốc Nàng họ Phùng lấy làm lẽ một người cũng tên là Phùng Vợ cả ghen hành hạ, nàng đau khổ chết năm 18 tuổi Nàng có một tập thơ "Độc tiểu thanh kí" bị vợ cả đốt đi còn... Tạo ra nhiều tình huống hấp dẫn, cảm động - Cử chỉ, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật được miêu tả sâu sắc làm nổi bật những tính cách với bao cá tính đầy ấn tượng Sử thi Ấn Độ I Một vài nét về sử thi Ấn Độ - Thần thoại Vêđa tiếp theo là sử thi tạo nên nền tảng vĩ đại của nền văn học cổ đại Ấn Độ hình thành hơn 1.000 năm trước công nguyên - Nền văn minh sông Hằng và cuộc chiến tranh giữa các vương quốc trên... chấm dứt quan hệ vợ chồng với nàng: "Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu tuỳ nàng, ta không ưng có nàng nữa" Rama cảm thấy xấu hổ bị xúc phạm khi trông thấy Xita thì "không chịu nổi", "chẳng khác ánh sáng đối với người bị đau mắt" Rama ghen tuông, buộc tội không phải vì mù quáng mà trái lại, ghen tuông và buộc tội vì nhân phẩm, danh dự, một nét tính cách của con người Thiện của đẳng cấp Kơxatrya... kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang" Phải hỏi trời vì hỏi người mãi mà chẳng được Hỏi trời lại càng rất khó, thế thì "hận sự" không thể nào kể xiết Bế tắc là vô hạn! Phong lưu, phong nhã là vẻ đẹp, là cốt cách sang trọng sao lại là kì oan? Nguyễn Du đã từng trải qua "10 năm gió bụi" trong cảnh tha phương, ốm đau không có thuốc, trôi giạt lênh đênh, tóc sớm bạc có lúc ông tự nhận mình... ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng" Hai mươi năm ấy biết bao nhiêu tình! Pênêlốp nhìn chàng không chán mắt và hai tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không lỡ buông rời" Tóm lại, Pênêlốp là một người vợ thuỷ chung rất thận trọng như nàng nói "vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác" Pênêlốp rất thông minh, kín đáo và bình tĩnh làm chủ cảnh ngộ... biển đến ngày thứ 18, thì bạn bè Uylitxơ bị thần Pôêdiđông gây bão tố đánh chìm để trả thù cho con trai là gã khổng lồ Pôliphem đã bị chàng chọc mù mắt Uylitxơ trôi giạt vào vương quốc Phêaxi, được công chúa Nôdica cứu giúp, và nhà vua Anxinôôx tiếp đãi ân cần cấp cho thuyền nhẹ bay như cánh chim để chàng về quê hương Trong bữa tiệc tiễn đưa, nghe nghệ nhân hát ca ngợi về chiến công con ngựa gỗ thành . chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đốt cờn vương. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng? Vũ Tam Tập. oanh học nói " thì nay chỉ trông thấy cảnh "Xập xoè én liệng rường không", lòng chàng K im lại càng ngổn ngang đau đớn. Câu thơ "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông". hoài cổ"- bài thơ để ta yêu, để ta nhớ mãi Sử thi Hi Lạp I. Một vài nét về văn học Hi Lạp cổ đại - Văn học Hi Lạp cổ đại là "mảnh đất nuôi dưỡng" nghệ thuật. Hi Lạp sau này.

Ngày đăng: 12/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w