1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

gióa án lớp 3 tuần 1

37 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Tuần 1 Thứ hai, ngày 06 tháng 09 năm 2004 Tập đọc Cậu bé thông minh I/ Mục tiêu : A. Tập đọc : 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ, - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( nhà vua ) 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Đọc thầm nhanh hơn lớp 2. - Hiểu nghĩa của một số từ khó. - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. B. Kể chuyện : 1. Rèn kĩ năng nói : - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 2. Rèn kĩ năng nghe : - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : 1. GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 2. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương Pháp 1. Khởi động : ( 1’ ) 2. Bài cũ : ( 2’ ) - GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK TV3, tập 1. - Giáo viên yêu cầu học sinh mở Mục lục SGK, gọi học sinh đọc tên chủ điểm. - Giáo viên kết hợp giới thiệu nội dung từng chủ điểm + Măng non : nói về Thiếu nhi + Mái ấm : về gia đình + Tới trường : về nhà trường + Cộng đồng : về xã hội + Quê hương Bắc – Trung – Nam : về các vùng miền trên đất nước ta. + Anh em một nhà : về các dân tộc anh em trên đất nước ta. + Thành thị và nông thôn : sinh hoạt ở đô thị, nông thôn. 3. Bài mới :  Giới thiệu bài : ( 2’ ) - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. Giáo viên giới thiệu : chủ điểm Măng non là chủ điểm nói về - Hát - 1 – 2 học sinh đọc - Học sinh quan sát Trực quan diễn giải 1 Thiếu nhi. - Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ những ai ? - Giáo viên : thời xưa ai muốn đến kinh đô gặp Đức Vua quả là một điều hết sức khó khăn, lo sợ. Vậy mà có một cậu bé thông minh, tài trí và can đảm đã dám đến kinh đô gặp Đức Vua. Để thấy được sự thông minh, tài trí của cậu bé như thế nào hôm nay cô cùng các em tìm hiểu qua bài : “Cậu bé thông minh” - Ghi bảng.  Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ ) GV đọc mẫu toàn bài - Chú ý giọng đọc đọc của từng nhân vật : + Giọng người dẫn chuyện : chậm rãi khi giới thiệu câu chuyện, thể hiện sự lo lắng trước yêu cầu oái oăm của nhà vua, khoan thai, thoải mái sau mỗi lần cậu bé tài trí qua được thử thách của nhà vua. + Giọng cậu bé lễ phép, bình tĩnh, tự tin. + Giọng nhà vua oai nghiêm, có lúc vờ bực tức, quát. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 23 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện gồm 3, 4 câu ( Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé … liền bị đuổi đi ) - Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. - Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 3 đoạn. • Đoạn 1: - Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. - Giáo viên viết vào cột luyện đọc câu : “ Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp 1 con gà trống đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội” - Giáo viên : trong câu văn này có một chỗ không có dấu phẩy nhưng nếu mình đọc liền không ngắt hơi thì người nghe sẽ không hiểu rõ ý của câu văn. Đó là chỗ nào ? - Giáo viên : chúng ta sẽ ngắt ở chỗ vùng nọ, Giáo viên gạch / sau từ vùng nọ. + Cậu bé thưa với cha đưa cậu đi đâu ? - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : + Kinh đô nghĩa là gì ? • Đoạn 2: - Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 2. + Cậu bé đã làm gì trước cung vua ? - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : + Om sòm nghĩa là gì ? • Đoạn 3: - Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 3. + Biết được cậu bé tài giỏi, thông minh nhà vua đã làm gì ? - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : + Trọng thưởng nghĩa là gì ? - Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. - Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe - Giáo viên gọi từng tổ đọc. - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1. - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2 - Cho cả lớp đọc lại đoạn 3.  Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? + Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm và trả - Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. - Cá nhân - Vùng nọ - Cậu bé thưa với cha đưa cậu đi lên kinh đô. - Học sinh đọc phần chú giải. - Cậu bé kêu khóc om sòm trước cung vua. - Học sinh đọc phần chú giải. - Biết được cậu bé tài giỏi, thông minh nhà vua trọng thưởng. - Học sinh đọc phần chú giải - 3 học sinh đọc. - Học sinh đọc theo nhóm đôi. - Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. - Cá nhân - Cá nhân - Đồng thanh ( 15’ ) - Học sinh đọc thầm. Đàm thoại thực hành diễn giải 2 lời câu hỏi : + Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ? - Gọi học sinh 3 nhóm trả lời - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi : + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ? + Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? - Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời : + Câu chuyện này nói lên điều gì ? - Lệnh cho mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng. - Vì gà trống không đẻ trứng được. - Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi. - Học sinh trả lời : cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí : bố đẻ em bé từ đó làm cho vua phải thừa nhận lệnh của ngài cũng vô lí. - Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. - Yêu cầu 1 việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua. - Ca ngợi tài trí của cậu bé. Đàm thoại thảo luận   Kể chuyện  Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 15’ ) - Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh đọc với giọng oai nghiêm, bực tức của nhà vua. - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh, học sinh mỗi nhóm tự phân vai : người dẫn chuyện, cậu bé, vua. - Giáo viên cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai - Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.  Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 18’ ) - Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 3 tranh minh họa, tập kể từng đoạn của câu chuyện : “Cậu bé thông minh” một cách rõ ràng, đủ ý. - Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài - Giáo viên cho học sinh quan sát 3 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện. - Giáo viên treo 3 tranh lên bảng, gọi 3 học sinh tiếp nối nhau, kể 3 đoạn của câu chuyện. - Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu học sinh kể lung túng. • Tranh 1: + Nhà vua đã nghĩ ra cách gì để thử tài dân làng ? • Tranh 2: + Cậu bé nghĩ ra cách gì ? + Cậu bé đã nói những gì với Vua ? Và kết quả như thế nào ? • Tranh 3: + Lần sau, Vua nghĩ ra cách gì để thử tài cậu bé? + Cậu bé làm gì để đáp ứng yêu cầu của nhà Vua ? - Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :  Về nội dung  Về diễn đạt  Về cách thể hiện - Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.  Củng cố : ( 2’ ) - Giáo viên hỏi : + Qua câu chuyện em thích nhất nhân vật nào? Vì sao ? - Giáo viên giáo dục tư tưởng : câu chuyện : “Cậu bé thông minh” cho chúng ta thấy với tài trí của mình, cậu đã giúp cho dân làng - Học sinh chia nhóm và phân vai. - Học sinh các nhóm thi đọc. - Bạn nhận xét. - Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn. - Học sinh quan sát. - Học sinh kể tiếp nối. - Lớp nhận xét. - Học sinh trả lời Thực hành sắm vai Quan sát kể chuyện 3 thoát tội và làm Vua thán phục. Các em phải học tập tốt, biết lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, chịu khó tìm tòi học tập, ham đọc sách để khám phá những điều mới lạ. Tôn trọng những người tài giỏi xung quanh. 4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - GV nhận xét tiết học. - Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. - Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán I/ Mục tiêu : 1) Kiến thức: - Củng cố kĩ năng đọc, viết so sánh các số có ba chữ số. 2) Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, viết so sánh các số có ba chữ số. 3) Thái độ: - Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo. II/ Chuẩn bị : 1) GV : trò chơi qua các bài tập, bảng phụ 2) HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương Pháp 1) Khởi động : ( 1’ ) 2) Bài cũ : ( 2’ ) - GV kiểm tra vở và đồ dùng học Toán của HS. - Giáo viên nhận xét. 3) Các hoạt động :  Giới thiệu bài : đọc, viết so sánh các số có ba chữ số ( 1’ )  Hoạt động 1: ôn tập về đọc, viết số - GV đưa số 160. Yêu cầu học sinh xác định trong số này chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. - Giáo viên nhận xét : các em đã xác định được hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm của số có ba chữ số - Giáo viên gọi học sinh đọc số . - GV cho HS viết số theo lời đọc của bạn. - GV tiến hành tương tự với số : 909. Yêu cầu học sinh xác định trong số này chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. - Giáo viên gọi học sinh đọc số . - GV cho HS viết số theo lời đọc của bạn. - Giáo viên lưu ý cách đọc 909 : chín trăm lẻ chín hay chín trăm linh chín - GV tiến hành tương tự với số : 123  Bài 1 : viết ( theo mẫu ) - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV cho HS tự ghi chữ và viết số thích hợp vào chỗ trống - Cho HS sửa bài miệng.  Hoạt động 2 : ôn tập về thứ tự số ( 7’ )  Bài 2 : điền số - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV cho HS tự điền số thích hợp vào chỗ trống - Cho HS sửa bài qua trò chơi “tiếp sức” : cho 2 dãy thi đua, mỗi - hát ( 10’ ) - Học sinh xác định : số 0 thuộc hàng đơn vị, số 6 thuộc hàng chục, số 1 thuộc hàng trăm - Cá nhân - HS lên viết trên bảng và cả lớp viết vào bảng con - Học sinh xác định : số 9 thuộc hàng đơn vị, số 0 thuộc hàng chục, số 9 thuộc hàng trăm - Cá nhân - HS lên viết trên bảng và cả lớp viết vào bảng con - HS nối tiếp nhau đọc - Bạn nhận xét - HS đọc. - HS làm bài - Lớp nhận xét - HS đọc. - HS làm bài Trực quan hỏi đáp thực hành Hỏi đáp, thi đua 4 dãy cử ra 4 bạn lên điền số. - GV hỏi : + Vì sao điền số 422 vào sau số 421 ? - GV : đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp từ số 420 đến số 429 được xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng trước nó cộng thêm 1. + Vì sao điền số 498 vào sau số 499 ? - GV : đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ số 500 đến số 491 được. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng trước nó trừ đi 1  Hoạt động 3 : ôn luyện về so sánh số và thứ tự số ( 13’ )  Bài 3 : điền dấu >, <, = - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV cho HS tự điền dấu thích hợp vào chỗ chấm - Cho HS sửa bài qua trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” : cho 2 dãy thi đua, mỗi dãy cử ra 3 bạn lên điền dấu. - GV hỏi : + Vì sao điền 404 < 440 ? + Vì sao 200 + 5 < 250 ?  Bài 4 : - Cho HS đọc yêu cầu bài và đọc dãy số của bài - Yêu cầu HS làm bài. - Cho HS sửa bài miệng. - GV hỏi : + Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào ? + Vì sao số 762 là số lớn nhất ? + Số bé nhất trong dãy số trên là số nào ? + Vì sao số 762 là số bé nhất ?  Bài 5 : - Cho HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS làm bài. - Cho HS sửa bài qua trò chơi “Gắn số” : chia lớp làm 2 dãy, mỗi dãy cử ra 6 bạn  Dãy 1 : đính số theo thứ tự từ bé đến lớn.  Dãy 2 : đính số theo thứ tự từ lớn đến bé. - GV Nhận xét - 2 dãy thi đua tiếp sức - Lớp nhận xét - Vì số 421 là số liền sau của số 420, số 422 là số liền sau của số 421. - Vì số 499 là số liền trước của số 500, số 498 là số liền trước của số 499. - HS đọc - HS làm bài - 2 dãy thi đua tiếp sức - Lớp nhận xét - Vì 2 số có cùng số trăm là 4 nhưng số 404 có 0 chục, còn 440 có 4 chục nên số 404 < 440 - Vì 200 + 5 = 205, 2 số có cùng số trăm là 2 nhưng số 205 có 0 chục, còn 250 có 5 chục nên 200 + 5 < 250 - HS đọc - HS làm bài - HS sửa bài - Số lớn nhất trong dãy số trên là số 762 - Vì số 762 có số trăm lớn nhất - Số bé nhất trong dãy số trên là số 267 - Vì số 267 có số trăm nhỏ nhất - HS đọc. - HS làm bài - HS sửa bài - Lớp nhận xét Hỏi đáp, thi đua 4) Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : bài 2 : cộng, trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ )   Chính tả I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm; lời nói nhân vật đặt sau dấu chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. 2. Kĩ năng : Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh. 5 - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : an / ang - Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng. - Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng - Điền an hay ang, điền chữ l hay n 3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : - GV : bảng phụ viết đoạn văn cần chép, nội dung bài tập, bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT3 - HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương Pháp 1. Khởi động : ( 1’ ) 2. Bài cũ : ( 1’ ) - GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý học sinh khi học chính tả cần chuẩn bị đồ dùng cho giờ học như vở, bút, bảng, … 3. Bài mới :  Giới thiệu bài : ( 1’ ) - Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : • Chép lại đúng một đoạn trong bài : “Cậu bé thông minh”. • Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : n/l ( an/ang ). • Ôn lại bảng chữ và học tên các chữ do nhiều chữ cái ghép lại.  Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh tập chép ( 20’ ) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - Giáo viên chép đoạn trong bài tập đọc lên bảng và đọc đoạn đó. - Gọi học sinh nhìn bảng đọc lại đoạn chép. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét đoạn sẽ chép. Giáo viên hỏi : + Đoạn này chép từ bài nào ? + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn chép có mấy câu ? • Câu 1: Hôm sau … ba mâm cỗ • Câu 2 : Cậu bé đưa cho … nói : • Câu 3 : Còn lại - Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. + Cuối mỗi câu có dấu gì ? + Chữ đầu câu viết như thế nào ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : chim sẻ nhỏ, kim khâu, mâm cỗ, xẻ thịt - Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Học sinh chép bài vào vở - GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. - Cho HS chép bài chính tả vào vở - Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chấm, chữa bài - Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : + Bạn nào viết sai chữ nào? - GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. - Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết - HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. - GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : - Hát - Học sinh quan sát Giáo viên đọc - 2 – 3 học sinh đọc - Đoạn này chép từ bài Cậu bé thông minh - Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. - Đoạn chép có 3 câu - Học sinh đọc - Câu 1, 3 có dấu chấm; câu 2 có dấu hai chấm - Chữ đầu câu viết hoa. - Học sinh viết vào bảng con - Cá nhân - HS chép bài chính tả vào vở - Học sinh sửa bài - Học sinh giơ tay. Vấn đáp, thực hành. 6 bài chép ( đúng/sai ), chữ viết ( đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu ), cách trình bày ( đúng/sai, đẹp/xấu )  Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 11’ ) Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Cho HS làm bài vào vở bài tập. - GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 3 bạn thi tiếp sức. - Gọi học sinh đọc bài làm của mình. - Giáo viên cho cả lớp nhận xét. Bài tập 3 : Cho HS nêu yêu cầu - GV đọc mẫu : a - a. - Giáo viên chỉ dòng 2 và nói : tên chữ là á thì cách viết chữ á như thế nào ? - Giáo viên cho học sinh viết 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua sửa bài - Gọi học sinh nhìn bảng đọc 10 chữ và tên chữ - Giáo viên cho học sinh học thuộc thứ tự 10 chữ và tên chữ bằng cách : • Xoá hết những chữ đã viết ở cột chữ, yêu cầu học sinh nói lại. • Xoá hết tên chữ viết ở cột tên chữ, yêu cầu học sinh nhìn chữ ở cột chữ nói lại. • Giáo viên xoá hết bảng, gọi học sinh đọc thuộc lòng 10 tên chữ. - Điền vào chỗ trống : l hoặc n; an hoặc ang - Viết những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau : - Học sinh viết : ă - Học sinh viết vở - Học sinh thi đua sửa bài - Cá nhân - Cá nhân - Cá nhân - Cá nhân Thực hành, thi đua 4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - GV nhận xét tiết học. - Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.  Rút kinh nghiệm :   7 8 Thứ ba, ngày 07 tháng 09 năm 2004 Học thuộc lòng I/ Mục tiêu : 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : ngủ, chải tóc, , các từ mới : siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ, … - Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc. - Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ : hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II/ Chuẩn bị : 1. GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. 2. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương Pháp 1. Khởi động : ( 1’ ) 2. Bài cũ : Cậu bé thông minh ( 4’ ) - GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện : “Cậu bé thông minh”. - Giáo viên kết hợp hỏi học sinh : + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? + Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? + Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ? + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ? + Câu chuyện này nói lên điều gì ? - Giáo viên nhận xét, cho điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới :  Giới thiệu bài : ( 1’ ) - Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? - Giáo viên : đối với chúng ta 2 bàn tay là rất đáng yêu, đáng quý và cần thiết. Để hiểu rõ hơn, hôm nay cô cùng các em tìm hiểu qua bài thơ : “Hai bàn tay em” - Ghi bảng.  Hoạt động 1 : luyện đọc ( 14’ ) GV đọc mẫu bài thơ - Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, bài có 5 khổ thơ, gồm 20 dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ, bạn nào đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, và bạn đọc cuối bài sẽ đọc luôn tên tác giả. - Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. - Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. - Giáo viên viết vào cột luyện đọc câu : - Hát - Học sinh nối tiếp nhau kể - Học sinh trả lời - Học sinh quan sát và trả lời. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài. Quan sát, vấn đáp Thực hành. 9 Tay em đánh răng / Răng trắng hoa nhài. // Tay em chải tóc / Tóc ngời ánh mai. // - Giáo viên : trong khổ thơ này, các em chú ý nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn nghỉ hơi giữa các câu thơ thể hiện trọn vẹn một ý. - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ - Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm đôi - Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ - Cho cả lớp đọc bài thơ.  Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài - Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ 1 và hỏi : + Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ? - Giáo viên nói thêm cho học sinh hiểu : hình ảnh so sánh rất đúng và rất đẹp - Giáo viên cho học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi khổ 2, 3, 4, 5 và hỏi : + Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ? - Gọi học sinh 4 tổ trả lời - Giáo viên chốt ý : • Buổi tối, hai hoa ngủ cùng bé : hoa kề bên má, hoa ấp cạnh lòng. • Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc. • Khi bé học, bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy. • Những khi một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi tay như với bạn. + Em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ? - Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài thơ, thảo luận nhóm đôi và trả lời : + Bài thơ này nói lên điều gì ?  Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ - Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn 2 khổ thơ, cho học sinh đọc. - Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi khổ thơ như : Hai – Như – Hoa – Cánh / Đêm – Hai – Hoa – Hoa, … - Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. - Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. - Giáo viên tiến hành tương tự với 3 khổ thơ còn lại. - Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. - Cho cả lớp nhận xét. - Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ ( Hai –Đêm – Tay – Giờ – Có khi ) - Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. - Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay. - Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài - Học sinh đọc phần chú giải. - 2 học sinh đọc - Mỗi tổ đọc tiếp nối - Đồng thanh ( 7’) - Học sinh đọc thầm. - Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hồng; những ngón tay xinh như những cách hoa. - Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi. - Học sinh trả lời. - Bạn nhận xét - Học sinh phát biểu theo suy nghĩ. - Bài thơ này nói lên hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu ( 7’ ) - Đồng thanh - Cá nhân - Cá nhân - HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV - Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. - Lớp nhận xét. - Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. - 2 – 3 học sinh thi đọc - Lớp nhận xét. Thảo luận nhóm vấn đáp Thực hành, thi đua. 4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài : Đơn xin vào Đội 10 [...]... chục - 4 cộng 1 bằng 5, viết 5 435 cộng 12 7 bằng 562 Cá nhân Học sinh theo dõi 1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con • 6 cộng 2 bằng 8, + 256 16 2 viết 8 • 5 cộng 6 bằng 11 , 418 viết 1 nhớ 1 • 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4 - + • Phép tính 435 + 12 7 = 562 là phép cộng có nhớ một lần từ hàng đơn vị sang hàng chục • Phép tính 256 + 16 2 = 418 là phép cộng... tính 256 + 16 2 = ? lên bảng - Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên - Giáo viên tiến hành các bước tương tự như trên - - Giáo viên lưu ý học sinh : 12 7 562 - 12 , viết 2 nhớ 1 • 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6 • 4 cộng 1 bằng 5, viết 5 Tính từ hàng đơn vị 5 cộng 7 bằng 12 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị - 3 cộng 2 bằng 5 5 chục thêm 1 chục là... dẫn các em viết đơn xin cấp thẻ đọc sách  Hoạt động 2 : Điền vào giấy tờ in sẵn - 4 học sinh nhắc lại c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào ? - Học sinh đọc : 15 – 5 – 19 41, 15 – 5 – 19 51, tháng 2 – 19 56, 30 – 1 – 19 70 - Học sinh thi đua - 3 học sinh nêu - Học sinh đọc các câu hỏi Học sinh thi đua trả lời - Học sinh trả lời - Học sinh trả lời - Học sinh nêu - Bài tập 2 : Giáo viên cho học sinh nêu... toán cho biết gì ? Thi đua, trò chơi - HS đọc HS làm bài HS thi đua sửa bài - Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính - HS nêu - HS đọc HS làm bài HS thi đua sửa bài - Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính - HS nêu - HS đọc - Buổi sáng bán 31 5l xăng Buổi chiều bán 458l xăng - Hỏi cả hai buổi bán bao nhiêu l xăng ? - Học sinh đặt đề - 1 HS lên bảng làm bài Cả lớp làm vở - Lớp. .. quả GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng” - - + Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào? Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? - HS đọc - Khối lớp Một và khối lớp Hai có tất cả 468 HS, trong đó khối lớp Một có 260 HS - Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu HS ? - 1 HS lên bảng làm bài Cả lớp làm vở - Lớp nhận xét + Bài toán hỏi gì ?... xác - 2 Kĩ 35 3 Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : 1 2 GV : đồ dùng dạy học, trò chơi phục vụ cho bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1 Khởi động : ( 1 ) 2 Bài cũ : cộng, trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ - Phương Pháp hát một lần ) ( 4’ ) - GV sửa bài tập sai nhiều của HS - Nhận xét vở HS 3 Các hoạt... toán, óc nhạy cảm, sáng tạo - 2 3 II/ Chuẩn bị : 1 2 GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1 Khởi động : ( 1 ) 2 Bài cũ : ( 4’ ) - Phương Pháp hát - GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS 3 Các hoạt động :  Giới thiệu bài : Cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ) ( 1 )  Hoạt động 1. ..Toán I/ Mục tiêu : 1 Kiến thức: Ôn tập, củng cố cách tính cộng trừ các số có ba chữ số Củng cố giải bài toán ( có lời văn ) về nhiều hơn, ít hơn Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo - 2 3 II/ Chuẩn bị : 2 GV : các trò chơi phục vụ cho các bài tập HS : vở bài tập Toán 3 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1 Hoạt động của... - Ta thực hiện phép cộng 35 0 + 4 - Bài toán thuộc dạng nhiều hơn - 1 HS lên bảng làm bài Cả lớp làm vở - Lớp nhận xét - HS đọc - Giá tiền một tem thư là 800, giá tiền một phong bì ít hơn một tem thư là 600 đồng - Hỏi giá tiền một phong bì là bao nhiêu ? - Giá tiền một phong bì ít hơn một tem thư là 600 đồng - Bài toán thuộc dạng ít hơn - 1 HS lên bảng làm bài Cả lớp làm vở - Lớp nhận xét - HS đọc :... thân GV nhận xét tiết học 17 - Chuẩn bị bài : Ai có lỗi ?  Toán I/ Mục tiêu : 1 Kiến thức: giúp học sinh : Củng cố kĩ năng tính cộng trừ ( không nhớ ) các số có ba chữ số Củng cố, ôn tập bài toán về “tìm x”, giải bài toán ( có lời văn ) và xếp ghép hình Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo - 2 3 II/ Chuẩn bị : 1 2 GV : đồ dùng dạy học : . nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe - Giáo viên gọi từng tổ đọc. - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1. - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2 - Cho cả lớp đọc lại đoạn 3.  Hoạt động 2. tự giảm dần từ số 500 đến số 4 91 được. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng trước nó trừ đi 1  Hoạt động 3 : ôn luyện về so sánh số và thứ tự số ( 13 )  Bài 3 : điền dấu >, <, = - GV. tính nhanh, chính xác 3. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : 1. GV : các trò chơi phục vụ cho các bài tập 2. HS : vở bài tập Toán 3. 3. III/ Các hoạt động

Ngày đăng: 12/07/2014, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w