Thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, do đó lý luận cũng không ngừng đổi mới, phát triển; sự thống nhất biện chứng giữa chung – vì thế - cũng có những nội dung cụ thể và những biểu hiệ
Trang 1Câu hỏi: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa trong việc đấu tranh khắc phục bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm.
Bài làm:
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc
cơ bản, là linh hồn của triết học Mác – Lênin Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Các Mác đã phát hiện ra sức mạnh của lý luận chính là mối lien hệ của
nó voiws thực tiễn, cũng như sức mạnh của thực tiễn là ở mỗi quan hệ của
nó với lý luận Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là sự thống nhất biện chứng và cơ sở của sự tác động qua lại ấy chính là thực tiễn Thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, do đó lý luận cũng không ngừng đổi mới, phát triển; sự thống nhất biện chứng giữa chung – vì thế - cũng có những nội dung cụ thể và những biểu hiện khác nhau trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử
Với tư cách là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước tiến hành thành công công cuộc đổi mới, đưa nước ta bước đầu thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế Trong công cuộc đổi mới này, Đảng xác định trước hết phải đổi mới về tư duy, trong đó, lấy đổi mới kinh
tế làm trọng tâm
Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của nhận thức Macxit nói riêng và chủ nghĩa Mac – Lênin nói chung
Trong lịch sử triết học, các nhà triết học duy vật trước Mac khong thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức, lý luận nên quan điểm của họ mang tính chất trực quan Các nhà triết học duy tâm lại tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần, tư tưởng của thực tiễn, họ hiểu hoạt động thực tiễn như là hoạt động tinh thần, hoạt động của “ý niệm”, tư tưởng, tồn tại đâu đó ngoài con người, nói cách khác, họ gạt bỏ vai trò thực tiễn trong đời sống xã hội
Mac – Ăngghen, những nhà sang lập chủ nghĩa Mac đã khắc phục những hạn chế trong quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước và đưa ra quan điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận, Mac – Ăngghen đã thực hiện bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng
Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
Trang 2Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người Nếu con vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, thì con người nhờ hoạt động thực tiễn là hoạt động có mục đích,
có tính xã hội của mình mà cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình,
và để làm chủ thế giới Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người đã tạo ra được một “thiên nhiên thứ hai” của mình, một thế giới văn hóa tinh thần và vật chất, những điều kiện mới cho sự tồn tài và phát triển của con người vốn không có sẵn trong tự nhiên Vì vậy, không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được Thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên, chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới
Thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với hoạt động nhận thức Trong mối quan hệ với nhận thức, vai trò của thực tiễn được biểu hiện trước hết ở chỗ, thực tiễn là cơ sở, động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, của lý luận Ăngghen khẳng định “chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta cải biến tự nhiên”
Con người quan hệ với thế giới không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức của con người được hình thành, phát triển Bằng thực tiễn con người tác động vào thế giới khách quan, bắt sự vật hiện tượng trong thế giới phải bộc
lộ những thuộc tính bên trong của mình, từ đó nó cung cấp tư liệu, thông tin cho nhận thức Thoát ly thực tiễn, nhận thức đã thoát ly khỏi mảnh đất hiện thực nuôi dưỡng nó phát triển, vì thế không thể đem lại những tri thức sâu sắc, xác thực, đúng đắn về sự vật, sẽ không có khoa học, không có lý luận
Thông qua thực tiễn, con người có được, đúc kết được những kinh nghiệm và lý luận khoa học chính là sự khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn đó Cụ thể là trong quá trình hoạt động cải biến thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, thực tiễn rèn luyện các giác quan của con người làm cho chúng tinh tế hơn, trên cơ sở đó phát triển tốt hơn Nhờ
đó con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của nó, làm cho phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới Thực tiễn còn đề ra những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển của nhận thức, vì thế nó luôn thúc đẩy sự ra đời của các ngành khoa học
Thực tiễn còn là cơ sở để chế tạo công cụ, phương tiện máy móc mới,
hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức, khám phá, chinh phục thế giới Ăngghen cho rằng, nhu cầu cấp thiết của thực tiễn, của sản xuất sẽ thúc đẩy nhận thức khoa học phát triển nhanh hơn hang chục trường đại học
Trang 3Thực tiễn là động lực để phát triển nhận thức, phát triển lý luận Con người không bao giờ thỏa mãn với nhu cầu của mình, nhu cầu đẻ ra nhu cầu
Do đó thực tiễn của con người luôn luôn mới, do đó luôn luôn làm nảy sinh những vấn đề mới được nhận thức, lý luận, khoa học phải lý giải, phải giải đáp và định hướng cho thực tiễn
Thực tiễn là mục đích của nhận thức, của lý luận Hay nói cách khác, thực tiễn định hướng cho sự phát triển nhận thức, lý luận, khoa học phát triển đúng hướng, do đó có tác dụng thiết thực
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức còn thể hiện ở chỗ, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Theo Mac và Ăngghen thì “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề của thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý” Tất nhiên, nhận thức xã hội còn có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic nhưng tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn
Nhận thức của con người chỉ là sự phản ánh do đó có cái chúng ta phản ánh đúng, có cái phản ánh sai
Đề Các đưa ra tiêu chuẩn: Cái gì rõ rang, rành mạch, phân minh, cái
đó là chân lý
Beckoly: Cái gì được số đông người ta tạo thành ủng hộ, cái đó thuộc
về chân lý Chân lý thuộc về số đông
Những người theo chủ nghĩa thực dụng: Canto cho rằng về nguyên tắc con người không thể nhận thức được thế giới Cái gì đem lại lợi ích cho con người thì cái đó là chân lý
Mác: Thực tiễn là hoạt động vật chất do đó tiêu chuẩn này mang tính khách quan Thực tiễn là mục đích của nhận thức, nhận thức suy cho cùng là
để hướng dẫn, chỉ đạo nhận thức Thông qua thực tiễn, ý thức được vật chất hóa tư tưởng được thực hiện hóa, do đó con người có thể so sánh đối chiếu khảo nghiệm cái nhận thức của mình trong thực tế khách quan
Đó là tư tưởng cơ bản của Mác – Ăngghen khi đưa phạm trù thực tiễn vào nội dung của lý luận nhận thức, tư tưởng đó đã được Lênin bảo vệ và phát triển sâu sắc hơn trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, trong đó Lênin nhắc lại luận cương thứ hai của Mac và Người kết luận “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” Tư tưởng của Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vẫn đang là nguyên tắc phương pháp luận quan trọng hướng dẫn chúng ta trong hoạt động thực tiễn, trong nghiên cứu khoa học Nếu không bám sát thực tiễn, cuộc sống chúng ta sẽ không thể có lý
Trang 4luận, không thể có khoa học, không xác định nổi bất kỳ đề tài khoa học nào đúng với nghĩa của nó
Nhận thức là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong bộ não người một cách năng động, tích cực, sang tạo trên cơ sở thực tiễn
Từ khi khoa học xuất hiện, cách đây khoảng 2500 năm, trong tư duy loài người cùng tồn tại hai cấp độ nhận thức để phản ánh các sự vật, hiện tượng với hai tầm nông – sâu khác nhau – kinh nghiệm và lý luận
Kinh nghiệm là những khái niệm hình thành tự phát và gắn liền trực tiếp với kinh nghiệm sống của mọi người, không cần qua học tập – nghiên cứu Do đó, kinh nghiệm mang nặng tính chất cảm tính, chưa đi sâu phản ánh bản chất và các mối lien hệ rất yếu bên trong của các đối tượng Ví dụ: nhà, chợ, cây, con, tình yêu, căm thù…
Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, đồng thời thể hiện như trình độ cao của nhận thức Các khái niệm lý luận gắn liền với những hệ thống lý luận nhất định Trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, các nguyên lý và các quy luật tạo nên lý luận, quy luật là hạt nhân của lý luận, là sản phẩm của quá trình nhận thức nên bản chất của lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh một cách gần đúng đối tượng nhận thức.Nếu chúng phản ánh trung thực các mối liên hệ bản chất, các quy luật vốn có của hiện thực khách quan thì những hệ thống lý luận đó chính là các học thuyết khoa học được kiểm nghiệm bằng thực tiễn (hay thực nghiệm) Trái lại, đó là những lý luận giả khoa học và sớm muộn cũng
sẽ bị bác bỏ
Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm Tri thức lý luận là tri thức khái quát tri thức kinh nghiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” Lý luận được hình thành trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm mà vẫn không làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận với kinh nghiệm
Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trìu tượng và khái quát cao nên nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, về tính quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan Vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự
Chủ nghĩa Mac – Lênin xem xét lý luận và thực tiễn trong sự thống nhất biện chứng Thực tiễn là hoạt động vật chất còn lý luận là hoạt động
Trang 5tinh thần, nên thực tiễn đóng vai trò quyết định trong quan hệ đối với lý luận Lênin viết: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận) nó có ưu điểm không những của tính phổ biến mà của tính hiện thực trực tiếp”
Tính phổ biến của thực tiễn đối với nhận thức (lý luận) thể hiện ở chỗ, thực tiễn là khâu quyết định đối với hoạt động nhận thức Một lý luận được
áp dụng trong thời gian càng dài, không gian càng rộng thì hiệu quả đạt được càng cao, càng khẳng định tính chân lý của thực tiễn Ngay cả một giả thiết khoa học muốn trở thành lý luận phải thông qua hoạt động thực nghiệm kiểm tra, xác nhận Như vậy, chỉ có qua hoạt động thực tiễn thì lý luận mới
có giá trị tham gia vào quá trình biến đổi hiện thực
Hoạt động lý luận là hoạt động đặc biệt nó thống nhất hữu cơ với hoạt động thực tiễn Vì vậy, khi nhấn mạnh vai trò của thực tiễn đối với lý luận, chủ nghĩa Mac – Lênin cũng khẳng định tính tích cực của sự tác động trở lại của lý luận đối với thực tiễn, Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng” Lý luận là “kim chỉ nam” cho hành động thực tiễn Cố nhiên để có thể giải đáp được những vấn đề của cuộc sống, lý luận phải không ngừng liên hệ bằng những hình thức khác nhau với thực tiễn Cho nên, thực chất vai trò của lý luận đối với thực tiễn là
ở chỗ lý luận đem lại cho thực tiễn những tri thức đúng đắn về những quy luật vận động và phát triển của thế giới khách quan
Lý luận có thể dự kiến được sự vận động của sự vật trong tương lai, chỉ ra những phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn Lý luận khoa học làm cho con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng
“mò mẫm”, tự phát Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh ví “không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng do tính gián tiếp, tính trìu tượng cao trong sự phản ánh hiện thực nên lý luận có khả năng xa rời thực tiễn và trở thành ảo tưởng Vì thế, không được cường điệu vai trò của lý luận, mặt khác không được xem nhẹ thực tiến và tách rời lý luận với thực tiễn Điều đó cũng có nghía là phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức khoa học và hoạt động cách mạng
Trong triết học Macxit và trong chủ nghĩa Mac – Lênin, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một thuộc tính vốn có, một đòi hỏi nội tại Nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn
Hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn thống nhất với nhau dưới nhiều hình thức và trình độ biểu hiện khác nhau Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh (khái quát) những vấn đề của đời sống sinh động Nhưng thước đo tính cao thấp của lý luận với thực tiễn biểu hiện trước hết ở chỗ lý luận đó phải hướng hẳn về đời sống hiện thực, để giải quyết những vấn đề
Trang 6do chính sự phát triển của thực tiễn đặt ra, và như vậy, lý luận góp phần thúc đẩy thực tiễn phát triển, bởi vì ở bên ngoài sự thống nhất lý luận và thực tiễn, tự thân lý luận không thể biến đổi được hiện thực, nói cách khác, hoạt động lý luận không có mục đích tự thân mà vì phục vụ thực tiễn, để cải tạo thực tiễn
Thực chất của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là phải quán triệt được thực tiễn, là cơ sở, là động lực, mục đích của lý luận, của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý (lý luận) Như trên đã nói, lý luận đích thực bao giờ cũng bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định Thực tiễn quy định lý luận thể hiện ở nhu cầu, nội dung, phương hướng phát triển của nhận thức, lý luận Thực tiễn biến đổi thì lý luận cũng biến đổi theo, nhưng lý luận cũng tác động trở lại thực tiễn bằng cách soi đường chỉ đạo, dẫn dắt thực tiễn
Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối liên
hệ không thể tách rời Song cho dù thực tiễn có hàm lượng lý luận nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì thực tiễn và lý luận vẫn tồn tại với tư cách là hai lĩnh vực tương đối độc lập của hoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh lý tưởng (kết quả của hoạt động lý luận) cũng đi trước hoạt động thực tiễn Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm hai khâu cơ bản và mối liên hệ giữa chung luôn mang tính lịch sử - cụ thể - đó là khâu nhận thức lý luận (sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện thực)
Quan hệ giữa thực tiễn và lý luận là một quá trình mang tính lịch sử -
xã hội cụ thể Quan hệ giữa chúng là quan hệ biện chứng Nắm bắt được tính chất biện chứng của quá trình đó, theo em, là tiền đề quan trọng bậc nhất giúp chúng ta luôn có được một lập trường thực tiễn sáng suốt, tránh được chủ nghĩa thực dụng thiển cận, cũng như chủ nghĩa giáo điều máy móc và bệnh lý luận suông
Trên cơ sở nhận thức và vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn phải chống bệnh kinh nghiệm và giáo điều Một trong những di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều
Chúng ta coi trọng kinh nghiệm thực tiễn và không ngừng tích lũy vốn kinh nghiệm quý báu đó Song chỉ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, thỏa mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân, coi kinh nghiệm là tất cả, tuyệt đối hóa kinh nghiệm đồng thời coi nhẹ lý luận, ngại học tập, nghiên cứu lý luận,
Trang 7ít am hiểu lý luận, không quan tâm tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận thì sẽ rơi vào lối suy nghĩ giản đơn, tư duy áng chừng, đại khái, phiến diện thiếu tính logic, tính hệ thống Do đó, trong hoạt động thực tiễn thì mò mẫm, tùy tiện, thiếu tính đồng bộ về lý luận trong tất cả các lĩnh vực do vậy dễ rơi vào bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa
Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “Lý luận kết hợp với thực hành”, “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”… Dù nói “đi đôi”, “gắn liền”, “kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà người muốn nhấn mạnh là: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không
có liên hệ với thực tiễn thì là lý luận suông” Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: Thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau
Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hóa kinh nghiệm Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hóa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn Nếu không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm kéo dài Thực tế cho thấy, ở nước ta có không ít cán bộ, Đảng viên “chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ, họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng”
Những cán bộ ấy quên rằng “kinh nghiệm của họ tuy tốt nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi Có kinh nghiệm
mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ” Thực chất là họ không hiểu vai trò của lý luận đối với thực tiễn Theo Hồ Chí Minh, lý luận
có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận “như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận
Trang 8nên không hiểu được bản chất những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh Nếu có vận dụng thì cũng không sát thực tế, không phù hợp với thực tiễn
Mặt khác, thái độ thực sự coi trọng lý luận đòi hỏi phải ngăn ngừa bệnh giáo điều Nếu tuyệt đối hóa lý luận, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung chung trìu tượng không chú ý đến những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận thì sẽ mắc đến bệnh giáo điều
Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở rằng, có lý luận rồi thì phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh lý luận suông, tức bệnh giáo điều Người khẳng định “Lý luận cũng như cái tên, thực hành cũng như cái đích để bắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cung như không có tên” Như vậy cũng có nghĩa là lý luận suông, lý luận thuần túy Do đó, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn, nếu không cũng mắc phải bệnh giáo điều Như vậy, lý luận chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào thực tiễn, phục vụ thực tiễn, đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn Đồng thời, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn thì phải phù hợp điều kiện thực tiễn Rõ rang, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở Hồ Chí Minh phải được hiểu là, thực tiễn – lý luận, lý luận – thực tiễn luôn hòa quyện, thống nhất với nhau, đòi hỏi nhau, cần đến nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên rằng, quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là góp phần trực tiếp ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều Để làm tốt điều này thì một mặt, phải ra sức học tập, nâng cao trình độ lý luận cũng như nghiệp
vụ chuyên môn Mặt khác, phải có phương pháp học tập đúng đắn, học phải
đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế Nếu không chưa khắc phục được bệnh kinh nghiệm thì đã mắc phải bệnh giáo điều, bệnh sách vở
Thực chất những sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều đều
là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Để ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả hai căn bệnh trên phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn
Theo Hồ Chí Minh thì biện pháp căn bản là phải gắn lý luận với thực tiễn cách mạng nước nhà Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn cách mạng, khi vận dụng kinh nghiệm và lý luận phải xuất phát từ thực tế nước nhà Đồng thời, Người còn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên phải biết dùng lý luận đã học được để tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác: “… công việc gì bất kỳ thành công hoặc thất bại, chúng ta cần nghiên cứu cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận Kết luận
Trang 9đó sẽ là cái chìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới” Người còn nhấn mạnh “… cần phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ, làm cho
nó đầy đủ dồi dào thêm” Đó chính là quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận Làm được như vậy cũng có nghĩa là làm cho lý luận cần được “bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động” Đồng thời, thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi lý luận mới Cứ như vậy, lý luận luôn được bổ sung, hoàn thiện, phát triển bởi những kết luận mới được rút ra
từ tổng kết thực tiễn Còn thực tiễn luôn được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi lý luận đã được bổ sung bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới
Qua những nhận định ở trên, chúng ta thấy rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều có hiệu quả thì phải không ngừng học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận Khi có lý luận thì phải vận dụng vào thực tiễn nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều
có hiệu quả thì phải không ngừng học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận Khi có lý luận thì phải vận dụng vào thực tiễn, phải biết tổng kết thực tiễn để làm giàu lý luận bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới Chỉ thông qua quy trình như vậy thì lý luận mới gắn với thực tiễn, mới không trở thành giáo điều Đồng thời thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo bồi lý luận sẽ không bị mò mẫm, vấp váp, hay chệch hướng Như vậy thì bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều cũng không còn chỗ đứng
Nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của quá trình phát triển
xã hội, nhất là trong thời đại ngày nay, khi thực tế cuộc sống đang đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh của việc xây dựng, phát triển đời sống kinh tế, văn hóa của xã hội Hơn lúc nào hết lý luận Mac – Lênin trong sự thống nhất cao với thực tiễn phải thể hiện vai trò hướng dẫn, chỉ đạo trong công việc, giải quyết những vấn đề câp bách và trọng đại do cuộc sống hiện thực đặt ra cho chúng ta trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay Những thành quả
mà chúng ta có được ngày hôm nay là kết quả của sự năng động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước ta trong qua trình vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội