- Vai trò của hoạt động xé, cắt dán đối với sự phát triển của trẻ Nhiệm
5. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ mầm non
5.2.1. Nội dung về kiến thức, kỹ năng
-Cho trẻ quan sát, nhận xét các khối hình cơ bản về hình dáng, cấu tạo, kích thước, màu sắc...
-Rèn kỹ nămg chắp ghép theo vật mẫu đơn lẻ, theo mô hình có chủ đề đơn giản.
-Trẻ có sáng tạo trong chắp ghép tạo ra sản phẩm theo ý thích. 5.2.2. Tổ chức hoạt động chắp ghép
a. Tổ chức hoạt động
- Hoạt động trên lớp
+ Hoạt động cá nhân: Giáo viên chuẩn bị cho trẻ nguyên vật liệu, hình mẫu và yêu cầu trẻ thực hiện để tạo ra sản phẩm.
+ Hoạt động theo nhóm: Giáo viên chuẩn bị cho trẻ nguyên vật liệu, hình mẫu theo đề tài để nhóm trẻ thực hiện tạo ra sản phẩm theo yêu cầu
- Hoạt động ngoài trời
+ Hoạt động chung: Cho trẻ quan sát thiên nhiên và nhận xét về hình dáng, kích thước, màu sắc của các sự vật hiện tượng xung quanh: Cây cối, nhà cửa...
+ Hoạt động theo nhóm: Giáo viên chuẩn bị nguyên vật liệu và phân theo từng nhóm, cho trẻ chắp ghép tạo ra sản phẩm theo yêu cầu. b.
Phương pháp hướng dẫn
- Giáo viên hướng dẫn trẻ chắp ghép tạo ra sản phẩm theo yêu cầu: Trong quá trình chắp ghép trẻ phải suy nghĩ nên có ý định chắp ghép để tạo ra cái gì và tự lựa chọn hình khối, chọn vật liệu để chắp ghép, sắp xếp như thế nào cho phù hợp và đẹp.
- Giáo viên chắp ghép mẫu: Giáo viên chắp ghép một sản phẩm cụ thể, khi chắp ghép nên thao tác chậm, lời giải thích phải rõ ràng cho trẻ quan sát. c. Hướng dẫn thực hành
- Giáo viên bao quát trẻ, cho một số trẻ nêu ý định
- Giáo viên gợi ý cho trẻ cách chọn nguyên vật liệu, các khối hình phù hợp và cách chắp ghép để tao ra sản phẩm đẹp theo đúng yêu cầu.
d. Tổ chức đánh giá sản phẩm
- Giáo viên gợi ý cho trẻ
- Cho trẻ tập nhận xét về hình chắp ghép của mình, của bạn, của nhóm theo các tiêu chí như: Rõ đặc điểm, cân đối, có sáng tạo và cách sắp xếp sản phẩm có bố cục đẹp.
- Giáo viên bổ sung, khen ngợi, khuyến khích động viên trẻ.