Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán là lĩnh vực đang dần được khẳng định và chiếm vị trí quantrọng trong nền kinh tế Việt Nam Mặc dù mới ra đời và phát triển trong hơn
15 năm nhưng số lượng các công ty kiểm toán đã ngày càng gia tăng, chứng
tỏ nhu cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao Trong đó, sự ra đời của Công
ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) được đánh dấu là một mốc lịch sử cho ngànhkiểm toán tại Việt Nam
Kiểm toán Báo cáo tài chính luôn là dịch vụ truyền thống và chiếm tỷtrọng lớn trong doanh thu của các công ty kiểm toán hiện nay Trước xu thếhội nhập như ngày nay các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam luôn phảiđặt ra yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thểđáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các công ty kiểmtoán nước ngoài
Trong đó đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một bước vô cùngquan trọng để giúp cho các công ty kiểm toán xây dựng một kế hoạch kiểmtoán hợp lý góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểmtoán Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc đánh giá trọng yếu ở các công ty vẫncòn nhiều điểm chưa hoàn thiện do đây là một công việc khó và đòi hỏi trình
độ phán xét của kiểm toán viên Được đánh giá là một trong những công ty cóquy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khá hoàn chỉnh và tiêuchuẩn, trong thời gian thực tập tại VACO em đã có cơ hội tiếp xúc và so sánhgiữa lý thuyết và thực tế và nhận ra được rất nhiều kiến thức cũng như kinh
nghiệm quý báu Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình
đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính
do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện” để nghiên cứu, phát triển cho
Trang 2Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ ý nghĩa quan trọng của đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toánBáo cáo tài chính và thực tế công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toántại Công ty Kiểm toán Việt Nam, Luận văn muốn làm rõ được lý luận vềtrọng yếu, rủi ro kiểm toán nói chung và đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểmtoán trong kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng Hơn nữa, Luận văn cũngmuốn tìm hiểu quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công tyKiểm toán Việt Nam Từ đó, em đã có cơ sở để so sánh giữa thực tế và lýthuyết và có cơ sở để đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quytrình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩaduy vật biện chứng và sử dụng các phương pháp kỹ thuật như phương pháptoán học, phương pháp tư duy lôgic, phương pháp diễn giải, quy nạp, phươngpháp so sánh và phân tích để tổng hợp về lý luận và thực tiễn đánh giá trọngyếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính Ngoài ra, đề tàicũng sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu để làm rõ và bổ sung thêm cho lýluận cũng như thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểmtoán Báo cáo tài chính
Hướng đóng góp của đề tài
Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về trọng yếu và rủi ro kiểm toán trongkiểm toán nói chung và đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán trong Báo cáo tàichính nói riêng Bên cạnh đó, đề tài đã mô tả được thực trạng đánh giá trọngyếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam Từ đó, đề tài đã đưa
ra được nhận xét cho những vấn đề còn tồn tại và phương hướng nhằm hoànthiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toánViệt Nam
Trang 3Nội dung của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chương 2: Thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kểm toán Việt Nam
Chương 3: Nhận xét, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Phương Hoa cùngcác anh chị tại Công ty Kiểm toán Việt Nam đã có những hướng dẫn chỉ bảotận tình cho em để em có thể hoàn thành tốt Luận văn của mình
Sinh viên
Tống Thị Huyền Trang
Trang 4CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
1.1.1 Trọng yếu
Theo từ điển Tiếng Việt, “Trọng yếu là một tính từ để chỉ sự quan trọngthiết yếu Một sự vật hay một địa danh đi kèm với trọng yếu đều mang ýnghĩa quan trọng”
Trọng yếu là một thuật ngữ quan trọng trong kế toán, kiểm toán.Nguyên tắc trọng yếu cần chú trọng đến những vấn đề mang tính cốt yếu,quyết định bản chất và nội dung của sự vật, sự kiện kinh tế phát sinh Chính
vì vậy khái niệm trọng yếu được đề cập ở rất nhiều tài liệu trong nước cũngnhư quốc tế Có thể trích dẫn một số tài liệu sau:
Theo Bản công bố về chuẩn mực kiểm toán số 47 (SAS 47): “kiểm toánviên nên xem xét rủi ro kiểm toán và vấn đề trọng yếu trong khi lập kế hoạchkiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán cũng như khi đưa ra kết luận kiểm
toán” (Lý thuyết kiểm toán -NXB Tài chính 2005).
Theo sách Lý thuyết kiểm toán (NXB Tài chính 2005): “Trọng yếu, xét
trong mối quan hệ với nội dung kiểm toán, là khái niệm chung chỉ rõ tầm cỡ
và tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản của kiểm toán có ảnh hưởng tớitính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đối tượng kiểm toán và việc sửdụng thông tin đã đánh giá đó để ra quyết định quản lý Trên góc độ củangười sử dụng thông tin, nói một cách đơn giản, một thông tin quan trọng vàcần phải được trình bày nếu nó có khả năng ảnh hưởng tới các quyết định củangười sử dụng”
Trang 5Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (VSA 200) - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính: “Trọng yếu: là thuật
ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán)trong Báo cáo tài chính
Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó haythiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng tới các quyết định của người sửdụng Báo cáo tài chính Mức độ trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng củathông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọngyếu của thông tin phải được xem xét trên cả tiêu chuẩn định lượng và địnhtính.”
Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA 320) - Tính trọng yếu trong kiểm toán: “Thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin
đó có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng Báo cáo tàichính Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các khoản mụchay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót hoặc sai sót
đó Vì thế, tính trọng yếu là một ngưỡng hoặc một điểm định tính cơ bản màmột thông tin hữu ích cần phải có”
Theo Các văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế số 25 (IAG 25) - Trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán: “Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ, bản chất
của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính hoặc đơn lẻ hoặc từng nhóm,
mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽkhông chính xác hoặc rút ra kết luận sai lầm”
Từ rất nhiều các định nghĩa ở trên ta thấy rằng dù ở trên thế giới hayViệt Nam “trọng yếu” đều được quan niệm như một thuật ngữ dùng để thểhiện tầm quan trọng của một thông tin hay một số liệu kế toán trong Báo cáotài chính mà nếu thiếu nó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởngđến nhận thức của người sử dụng Báo cáo tài chính, từ đó dẫn đến sai lầm
Trang 6trong việc đánh giá thông tin và ra các quyết định quản lý Sự tương đồnggiữa kiểm toán và quản lý này đã dẫn đến tính tất yếu phải lựa chọn nội dungkiểm toán tối ưu, vừa đánh giá đúng bản chất của đối tượng kiểm toán, vừađáp ứng kịp thời nhu cầu của người quan tâm với giá phí kiểm toán thấp trên
cơ sở thực hiện tốt chức năng kiểm toán
Bởi vậy, để giải quyết yêu cầu trên trong khái niệm “trọng yếu” đã baohàm hai mặt liên quan tới nhận thức đối tượng: Quy mô hay tầm cỡ (mặtlượng) và vị trí hay tính hệ trọng (mặt chất) của phần nội dung cơ bản
Quy mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng cần đánhgiá với một số gốc Số gốc thường khác nhau trong những tình huống cụ thể.Chẳng hạn, với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số gốc có thể là doanhthu thuần; với bảng cân đối kế toán, số gốc có thể là tổng tài sản hoặc tài sảnlưu động… Phần đông các kiểm toán viên đều cho rằng “tổng hợp các saiphạm mà có tỷ lệ nhỏ hơn 5% so với giá trị thu nhập ròng thì được xem làkhông trọng yếu nhưng nếu lớn hơn 10% thì chắc chắn trọng yếu” Nhưng cókhi kiểm toán viên sử dụng con số tuyệt đối để đánh giá tính trọng yếu Mộtcon số tuyệt đối là số thể hiện mức quan trọng mà không cần nhắc thêm mộtyếu tố nào khác Ví dụ như, một vài kiểm toán viên cho rằng “một triệu USD
Trang 7hoặc một con số lớn hơn thì luôn là con số trọng yếu, không cần quan tâm đếnvấn đề nào khác”.
Ngoài ra, khi xem xét quy mô trọng yếu, kiểm toán viên nên cân nhắc
cả sự ảnh hưởng luỹ kế của đối tượng xem xét Trên thực tế thì có rất nhiềusai phạm khi xem xét chúng một cách cô lập thì không phát hiện ra trọng yếu,nhưng nếu cộng dồn tất cả các sai phạm sẽ phát hiện thấy sự liên quan và tính
hệ thống của sai phạm và khi đó phát hiện tính trọng yếu của chúng Theo
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán:
“Kiểm toán viên cần xem xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏnhưng khi tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính, như:một sai sót trong thủ tục hạch toán cuối tháng có thể trở thành một sai sóttrọng yếu, tiềm tàng nếu như sai sót đó cứ tiếp tục tái diễn vào mỗi tháng”
Việc xác định tính trọng yếu qua quy mô không phải là dễ dàng chính
vì vậy để xác định đúng nội dung kiểm toán trên phương diện này chúng tacần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, quy mô trọng yếu phải được xác định Đó là việc xác định
trọng yếu dựa trên các đối tượng nào (Báo cáo tài chính, toàn bộ tài liệu kếtoán hay thực trạng tài chính nói chung) và cũng tùy thuộc vào cả khách thểkiểm toán thuộc loại hình doanh nghiệp nào (sản xuất, công nghiệp, nôngnghiệp, dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, xây lắp hay vận tải…) Vì mỗi ngành,mỗi lĩnh vực lại có những đặc điểm riêng nên việc tìm hiểu khách hàng là mộtcông việc hết sức quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Thứ hai, quy mô của các khoản mục, nghiệp vụ không chỉ xét về quy
mô bằng con số tuyệt đối mà còn phải trong tương quan với các đối tượngkiểm toán khác Về định lượng đó là những tỷ lệ của các khoản mục, nghiệp
vụ so với một cơ sở tính toán như tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận
Trang 8trước thuế…Và cũng tùy vào bản chất mà khi tính toán ta nên cộng dồn haytách riêng các khoản mục, nghiệp vụ, sai sót có liên quan.
Thứ ba, quy mô trọng yếu còn phụ thuộc vào đối tượng và mục tiêu
của cuộc kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán nghiệp vụ với các chứcnăng xác minh hay xác minh, tư vấn…
Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc có chứa khả năng gian lận: Gian lận và sai sót đều dùng để chỉ các sai phạm nói chung, tuy nhiên
giữa chúng lại có sự khác nhau cơ bản Với cùng một quy mô tiền tệ, gian lậnthường được chú trọng hơn sai sót vì nó làm người ta nghĩ đến tính trung thực
và độ tin cậy của các nhà quản lý và các thành viên có liên quan Do đó, mộthành vi gian lận luôn được coi trọng bất kể quy mô của nó là bao nhiêu Cáckhoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc có chứa khả năng gian lận thường baogồm:
- Các nghiệp vụ đấu thầu, giao thầu và giao dịch không hợp pháp vì
có thể có sự móc nối giữa các bên nhằm thu lợi cho cá nhân;
- Các nghiệp vụ thanh lý tài sản: có khả năng có sự liên kết giữangười tiến hành thanh lý và người mua tài sản trong khi tài sản đó vẫn đangtrong quá trình sử dụng;
Trang 9- Các nghiệp vụ về tiền mặt: các nghiệp vụ này xảy ra thường xuyên,tiền mặt lại có đặc điểm là gọn nhẹ, dễ biển thủ nên dễ xảy ra gian lận;
- Các nghiệp vụ về mua bán và thanh toán: doanh nghiệp và kháchhàng hoặc nhà cung cấp có thể móc ngoặc với nhau để báo cáo sai về thựctrạng hoạt động của mình;
- Các nghịêp vụ bất thường: các nghiệp vụ này ít xảy ra nhưng nó lạiảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
- Các nghiệp vụ phân chia quyền lợi: các nghiệp vụ liên quan đếnquyền lợi bao giờ cũng chứa đựng khả năng gian lận cao vì hầu như bất cứ aicũng muốn thu lợi cho bản thân mình;
- Các nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách: các nghiệp vụ phát sinh đềuphải được ghi sổ, nếu đơn vị cố ý bỏ ngoài sổ sách thì đây là biểu hiện củahành vi gian lận;
- Các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại nghiệp
vụ mới phát sinh Thông thường, vào cuối kỳ quyết toán, để kết quả hoạt độngkinh doanh được như kế hoạch đã định hoặc để điều chỉnh một số chênh lệchthừa, thiếu, kế toán thường đưa thêm một số bút toán hạch toán Do đó cácnghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ thường trọng yếu Đối với các nghiệp vụ mớiphát sinh thì kiểm toán viên cần tự đặt ra câu hỏi tại sao những nghiệp vụ đó
từ trước tới giờ mới phát sinh, liệu kế toán đã xử lý chưa và từ đó tìm bằngchứng để chứng minh;
- Các khoản mục, chứng từ có sửa chữa vì có thể thông tin tài chính
đã bị làm cho sai lệch dẫn đến ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính;
- Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toán và pháp lý nói chung: cóảnh hưởng đến sự trung thực và độ tin cậy của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
và các cá nhân có liên quan
Trang 10- Các nghiệp vụ này thường do trình độ, năng lực yếu kém và tínhthiếu cẩn trọng của kế toán viên;
- Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót ở quy mô lớn hoặc có chênhlệch lớn với các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin có liên quan;
- Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toán và pháp lý nói chung cóthể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin vì
nó khiến ta nghĩ đến tính trung thực và độ tin cậy của Ban quản trị hoặc củanhững cá nhân có liên quan khác;
- Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót lặp lại nhiều lần: việc các saisót lặp lại nhiều lần cho dù quy mô của sai sót là không lớn thì vẫn gây một
sự nghi ngờ về năng lực của kế toán viên và vấn đề xem xét quản lý sổ sáchkhông được chặt chẽ Hơn nữa, tổng hộ các sai sót nhỏ có thể là một sai sótlớn ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính;
- Các khoản mục, nghiệp vụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau;
- Các sai sót có ảnh hưởng tới lợi nhuận;
- Các khoản mục, nghiệp vụ là đầu mối hoặc gây hậu quả liên quanđến nhiều khoản mục, nghiệp vụ khác
Việc nhận định và đưa ra ý kiến kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào cáckhoản mục, nghiệp vụ liên quan đến bản chất đối tượng kiểm toán Vì vậy,khái niệm trọng yếu đã đặt ra yêu cầu xác định nội dung kiểm toán vớinguyên tắc không bỏ qua các khoản mục, nghiệp vụ có quy mô lớn và có tính
hệ trọng, phản ánh bản chất đối tượng Vi phạm nguyên tắc này có nghĩa làkhông nắm vững nội dung của trọng yếu thì kiểm toán viên đã tạo ra rủi rocho cuộc kiểm toán Do đó, khi đánh giá tính trọng yếu của một nội dung haymột phát hiện kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên phải xem xét trên cả hai mặt
là quy mô và bản chất của vấn đề, từ đó mới đưa ra quyết định hợp lý về tínhtrọng yếu, đảm bảo mục tiêu và chất lượng cuộc kiểm toán
Trang 111.1.2 Rủi ro kiểm toán
1.1.2.1 Khái niệm
Cùng với việc đánh giá trọng yếu thì đánh giá rủi ro cũng là một trongnhững bước quan trọng nhất trong kiểm toán Báo cáo tài chính Do nhữngnguyên nhân như trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên thường chỉ lấymẫu kiểm toán chứ không kiểm tra toàn bộ, hay việc thu thập các bằng chứngkiểm toán thường mang tính thuyết phục hơn là chứng minh sự chính xáctuyệt đối của các số liệu trên Báo cáo tài chính, hay là còn tùy thuộc nhiềuvào óc xét đoán nghề nghiệp của từng kiểm toán viên… nên trong bất kỳ cuộckiểm toán nào cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng Chính vì vậy khả năngkiểm toán viên đưa ra nhận xét không chính xác về Báo cáo tài chính là điềuluôn có thể xảy ra Vấn đề là làm thế nào để có thể giảm rủi ro này xuống ởmức chấp nhận được Muốn như vậy, ngay từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán,kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro để điều chỉnh các thủ tục kiểm toán mộtcách thích hợp nhằm có được một mức rủi ro có thể chấp nhận được
Vậy rủi ro kiểm toán là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt: “rủi ro là tính từdùng để chỉ việc không may xảy ra” hoặc “rủi ro là điều không lành, khôngtốt bất ngờ xảy đến” Nói chung rủi ro là những điều không mong muốn tuynhiên trong các lĩnh vực khác nhau thì đặc trưng của rủi ro lại khác nhau Sauđây là những khái niệm khác nhau về rủi ro trong kiểm toán mà đã được đềcập ở rất nhiều tài liệu
Rủi ro kiểm toán: “là khả năng mà kiểm toán viên và công ty kiểm
toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã đượckiểm toán vẫn còn có những sai sót trọng yếu” (Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ) Do đối tượng kiểm toán là
Trang 12những thông tin được kiểm toán qua nhiều giai đoạn bằng những bộ máy quản
lý và các phương thức, thủ tục kiểm soát khác nhau nên rủi ro kiểm toán cũngđược xác định tương ứng đối với từng loại đối tượng kiểm toán Rủi ro baogồm ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện
Theo Các văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế số 25 (IAG 25) - Trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán: “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà kiểm toán
viên có thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về các thôngtin tài chính và đó là các sai sót nghiêm trọng Ví dụ, kiểm toán viên có thểđưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ về một Báo cáo tài chính mà không biết rằngbáo cáo này có những sai sót nghiêm trọng”
1.1.2.2 Các loại rủi ro kiểm toán
Rủi ro tiềm tàng: “là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp
vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khitính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ”
(Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ) Chẳng hạn như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có sự thay đổi
nhanh về kỹ thuật rất có thể dẫn đến khả năng có sai sót cao ở khoản mụchàng tồn kho trên Báo cáo tài chính do không lập dự phòng giảm giá đầy đủđối với những hàng hóa bị lỗi thời; hay khoản mục tiền trên Báo cáo tài chínhthường có khả năng sai sót cao do tiền là loại tài sản nhạy cảm với gian lận
Mức độ rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanhcủa khách thể kiểm toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên củakhách thể kiểm toán Kiểm toán viên không tạo ra và cũng không kiểm soátrủi ro tiềm tàng mà họ chỉ đánh giá chúng Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng cóthể được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau như từ cuộc kiểm toán nămtrước hay từ những tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, chính sách kế toán,tài chính của khách thể kiểm toán
Trang 13Đánh giá rủi ro tiềm tàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì trên cơ sở
đó kiểm toán viên dự kiến những công việc, thủ tục kiểm toán sẽ được thựchiện đối với các khoản mục, nghiệp vụ trọng yếu trên Báo cáo tài chính
Rủi ro kiểm soát: “là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng khoản
mục, nghiệp vụ trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không
phát hiện và sửa chữa kịp thời” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ) Ví dụ như: một hệ thống kiểm soát nội
bộ tốt vẫn có thể gặp sai sót khi hệ thống xây dựng quá phức tạp, luân chuyểnnhân sự nhiều hoặc thiếu đào tạo nhân viên… Môi trường kiểm soát thườngthể hiện ý chí, quan điểm, nhận thức, hành động của nhà quản lý đơn vị vì vậycần được xem xét kỹ lưỡng Đối với các doanh nghiệp xử lý số liệu bằngphương pháp điện tử, rủi ro kiểm toán là cao nếu doanh nghiệp không kiểmsoat tốt được quy trình xử lý số liệu từ khâu nhập số liệu, thiết kế chươngtrình phần mềm, bảo mật thông tin…
Như vậy, cũng như rủi ro tiềm tàng, đối với rủi ro kiểm soát, kiểm toánviên cũng không tạo ra và kiểm soát chúng mà chỉ đánh giá chúng để đưa ramức rủi ro kiểm soát dự kiến
Rủi ro phát hiện: “là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng khoản
mục, nghiệp vụ trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp màtrong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát
hiện ra được”.(Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ) Rủi ro phát hiện có nguyên nhân bắt nguồn trực tiếp từ nội
dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản do kiểm toán viên thực
Trang 14phạm vi kiểm tra, tăng cường kích cỡ của các thử nghiệm hay tăng các thủ tụckiểm tra chi tiết với các số dư hoặc nghiệp vụ.
Khác với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên phải cótrách nhiệm phát hiện các thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằmquản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện
1.1.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau Đó
là mối quan hệ tỷ lệ nghịch Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càngthấp và ngược lại nếu mức trọng yếu có thể chấp nhận được giảm xuống thìrủi ro kiểm toán sẽ tăng lên vì khi đó giá trị sai sót có thể bỏ qua giảm xuống.Mối quan hệ này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định nội dung, lịchtrình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán sẽ áp dụng
Không những thế cả trọng yếu và rủi ro kiểm toán đều ảnh hưởng đếntính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán cần thu thập Đó là mối quan hệ tỷ lệthuận: nếu mức độ trọng yếu và mức độ rủi ro kiểm toán càng cao thì sốlượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều
Số lượng bằng chứng kiểm toán sẽ phải nhiều lên khi kiểm toán cáckhoản mục có tính trọng yếu cao Chẳng hạn, khi kiểm toán một đơn vị sảnxuất thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập để đạt được mục tiêukiểm toán đối với hàng tồn kho bao giờ cũng phải lớn hơn so với số lượngbằng chứng cần thu thập cho khoản trả trước Và cũng tương tự như với tínhtrọng yếu, thông thường số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ tănglên trong những trường hợp có nhiều khả năng sai phạm
Trang 15Bảng 1.1: Các mối quan hệ giữa của rủi ro kiểm toán với bằng chứng phải thu thập
Trường
hợp
Rủi ro kiểm toán
Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện
Số lượng bằng chứng cần thu thập
4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
Nguồn: “Kiểm toán” - Alvin Arren, sách dịch, tr194.
1.2 ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1 Cơ sở đánh giá
1.2.1.1 Đối với tính trọng yếu
Như ta đã biết việc đánh giá tính trọng yếu có ý nghĩa như thế nào đốivới một cuộc kiểm toán Muốn đánh giá được tính trọng yếu ta thường phảidựa vào trước hết chính là nội dung hàm chứa bên trong khái niệm trọng yếu,
đó là quy mô và bản chất của đối tượng Đây cũng là hai cơ sở quan trọngnhất khi đánh giá trọng yếu
Khi đánh giá tính trọng yếu ngoài việc phải xem xét quy mô tuyệt đốicủa sai phạm mà còn phải chú ý đến quy mô tương đối của nó, tức là mốiquan hệ của nó với các đối tượng khác Trong toàn bộ đối tượng kiểm toánbao giờ cũng có những nội dung, nghiệp vụ, khoản mục quan trọng hơn, đòihỏi tập trung nhiều hơn Đây chính là mặt bản chất của vấn đề cần xem xét
Ngoài ra, khi đánh giá tính trọng yếu ta cũng cần chú ý đến những tiêuchí khác nữa như mục tiêu kiểm toán cụ thể, tính không chắc chắn của vấn đềxem xét, tính chất thường xuyên hay không thường xuyên của nghiệp vụ,…
Trang 161.2.1.2 Đối với rủi ro kiểm toán
Đối với rủi ro kiểm toán: cơ sở để đánh giá rủi ro chính là các yếu tốbao hàm trong mỗi loại rủi ro
Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tồn tại sai sót trọng yếu không kể đến hoạtđộng kiểm soát nội bộ và kiểm toán, vì vậy, cơ sở đánh giá là những tồn tạitiềm tàng thuộc về bản chất của đối tượng như: đặc điểm kinh doanh củakhách hàng, công việc ngành nghề kinh doanh, bản chất hệ thống kế toán…
Rủi ro kiểm soát là khả năng tồn tại sai sót trọng yếu khi đã kể đến hiệulực của hệ thống kiểm soát nội bộ, vì vậy, cơ sở để tiến hành đánh giá chính là
bộ máy kế toán, hệ thống Kiểm soát nội bộ Đánh giá rủi ro kiểm soát chính làquá trình đánh giá cách thiết kế, tính liên tục và hiệu quả hoạt động của hệthống Kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai sót nghiêmtrọng
Rủi ro phát hiện là rủi ro mà các kiểm toán viên không phát hiện ra cácsai sót nghiêm trọng trong quá trình kiểm toán, vì vậy, cơ sở đánh giá nóchính là việc thực hiện các bước kiểm toán, phạm vi tiến hành kiểm toán và
sự tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán của kiểm toán viên
Đối với rủi ro tài khoản: để lựa chọn cơ sở cho việc đánh giá rủi ro tàikhoản, cần quan tâm đến mối quan hệ chặt chẽ giữa trọng yếu và rủi ro Mốiquan hệ đó thể hiện ngay trong khái niệm rủi ro kiểm toán: “rủi ro kiểm toán
là rủi ro mà kiểm toán viên mắc phải khi đưa ra ý kiến chấp nhận không thíchhợp về Báo cáo tài chính khi vẫn tồn tại những sai sót trọng yếu” Trong mọicuộc kiểm toán thì trọng yếu và rủi ro có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Khikiểm toán viên đánh giá là có nhiều khoản mục trọng yếu trên Báo cáo tàichính và cần tiến hành kiểm tra, xem xét nhiều khoản mục, nghiệp vụ để rủi
ro kiểm toán thấp, nghĩa là khả năng còn tồn tại những sai sót trọng yếu làthấp Ngược lại, khi kiểm toán viên đánh giá là có ít hơn các khoản mục trọng
Trang 17yếu thì sẽ có ít hơn các khoản mục, nghiệp vụ phải kiểm tra, xem xét thì rủi rocòn tồn tại những sai sót trọng yếu là lớn hơn
Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xem những nhân tố cóthể làm phát sinh những sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính Đánh giácủa kiểm toán viên về mức trọng yếu liên quan đến số dư các tài khoản cụ thể
và các loại nghiệp vụ, giúp họ xác định được các khoản mục nào cần kiểm tra
và nên áp dụng phương pháp chọn mẫu hay áp dụng các thủ tục phân tích.Điều này giúp kiểm toán viên lựa chọn được những thủ tục kiểm toán, kết hợpcác thủ tục kiểm toán đó với nhau có thể sẽ giảm được rủi ro kiểm toán đếnmột mức có thể chấp nhận được
1.2.2 Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Việc đánh giá thế nào là trọng yếu là một công việc mang tính xét đoánnghề nghiệp của kiểm toán viên, được tiến hành trong suốt cuộc kiểm toán, từkhâu lập kế hoạch cho đến khâu kết thúc Nói chung, quy mô sai sót là mộtnhân tố quan trọng để kiểm toán viên xem xét các sai sót có trọng yếu haykhông Tuy nhiên, khái niệm trọng yếu bao gồm hai yếu tố của sai phạm vềquy mô và bản chất nên mặc dù thông thường, kiểm toán viên lập kế hoạchkiểm toán để tìm ra các sai sót nghiêm trọng về mặt định lượng, nhưng trênthực tế, kiểm toán viên phải đánh giá, xét đoán cả về định lượng và định tínhcủa bất cứ sai phạm nào phát hiện ra Trong khi đề cập đến những sai sót cóthể có, kiểm toán viên cần xét vấn đề trọng yếu ở mức độ tổng thể cũng nhưtrong mối quan hệ với các số dư tài khoản cá biệt khác và sự thể hiện trên Báocáo tài chính Tính trọng yếu cần phải được đặc biệt xem xét ở hai giai đoạntrong cuộc kiểm toán: lập kế hoạch kiểm toán khi kiểm toán viên quyết địnhcần tiến hành những thủ tục kiểm toán nào, xác định thời gian và phạm vi củathủ tục kiểm toán đó, sau đó là khâu rà soát lại, khi kiểm toán viên đánh giáảnh hưởng của tất cả các sai sót
Trang 18Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xác định mục tiêu, phạm vi, thờihạn và tính chất của các thủ tục kiểm toán,…, trong đó có việc thiết lập mộtmức trọng yếu có thể chấp nhận được, cho phép kiểm toán viên phát hiện racác sai sót trọng yếu ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, việc đánh giá trọng yếu
có thể khác so với giai đoạn chuẩn bị, có thể do sự thay đổi hoàn cảnh vàcũng có thể do kiểm toán viên thu thập thêm những hiểu biết về khách hàngcủa mình Cụ thể, sau khi thiết lập được mức trọng yếu có thể chấp nhậnđược, kiểm toán viên tiến hành các thủ tục kiểm toán theo kế hoạch để pháthiện các sai phạm, sau đó áp dụng mức trọng yếu đã xây dựng để đánh giáảnh hưởng của các sai phạm đó, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý Để đánhgiá mức độ trọng yếu, quy mô của các khoản mục, nghiệp vụ không chỉ xét vềcon số tuyệt đối mà phải xét trong tương quan với toàn bộ đối tượng kiểmtoán Về định lượng, đó là những tỷ lệ của các khoản mục, nghiệp vụ so vớimột cơ sở để tính toán như: tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế,…Tuỳ quan hệ
cụ thể với đối tượng cụ thể của kiểm toán, có thể tính riêng biệt hay cộng dồncác khoản mục, nghiệp vụ cụ thể hay các sai sót có liên quan Tính trọng yếu,nếu đánh giá về quy mô tương đối, có ba mức độ khác nhau để so sánh:
Quy mô nhỏ: không trọng yếu
Thông thường, một khoản mục, một loại nghiệp vụ luôn có quy mô nhỏtrên Bảng Cân đối kế toán hay Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh thì việcphản ánh đúng hay sai nghiệp vụ này không ảnh hưởng đến quy mô chungtrên đối tượng kiểm toán và từ đó không ảnh hưởng đến nhận thức về đốitượng này cùng những quyết định đưa ra trên cơ sở đã được kiểm toán Cáckhoản mục, nghiệp vụ này cũng không thể hiểu một cách bất biến, chẳng hạn,một khoản mục vật liệu phụ có thể không trọng yếu trong sản xuất mặt hàngnày nhưng lại trọng yếu trong việc sản xuất mặt hàng khác, có thể trọng yếutrong thời kỳ này nhưng không trọng yếu trong thời kỳ trước,…
Trang 19 Quy mô lớn nhưng chưa đủ mức quyết định nhận thức về đối tượng: có thể không trọng yếu
Thông thường, một khoản mục có quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến nhậnthức về tình hình tài chính của đơn vị, và từ đó ảnh hưởng đến các quyết địnhđược đưa ra Tuy nhiên, không phải lúc nào hậu quả này cũng như nhau.Chẳng hạn, khoản mục hàng hoá thường có quy mô khá lớn nhưng sai lệchcủa nó (nếu có) là nhỏ không ảnh hưởng đến số tổng cộng của Bảng Cân đối
kế toán Bởi vậy nếu đối tượng trực tiếp của cuộc kiểm toán là bảng này haytoàn bộ hệ thống bảng tổng hợp tài chính thì kiểm toán viên vẫn có thể thựchiện chức năng xác minh của mình Một ví dụ khác, người sử dụng có thểquyết định sai về cung ứng hay vay tiền, thế chấp,…, nhưng việc đó lại khôngđặt ra trong mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính nhưng nghiệp vụ loại này sẽ
là trọng yếu trong kiểm toán nghiệp vụ vật tư hay mua hàng,… Vì vậy, trong
tổ chức kiểm toán phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan và mối quan hệ vớinhững người quan tâm
Quy mô lớn, đủ quyết định bản chất đối tượng kiểm toán: trọng yếu
Các khoản mục, nghiệp vụ có quy mô lớn được xác định trong tươngquan với đối tượng kiểm toán, song trong thực tế cũng có thể làm rõ hơntrong tương quan với các khoản mục, nghiệp vụ quy mô nhỏ và cả với việcthực hiện nguyên tắc trọng yếu trong kế toán
Nếu đánh giá trọng yếu trên phương diện tính hệ trọng của các nghiệp
vụ hay khoản mục thì các khoản mục được coi là trọng yếu thường bao gồm:
Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả nănggian lận như: các nghiệp vụ đấu thầu và giao thầu, nghiệp vụ thanh lý tài sản,nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách, nghiệp vụ sửa chữa sổ sách, nghiệp vụ xảy
ra vào ngày cuối kỳ kế toán,…
Trang 20 Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót hệ trọng: các khoản mục,nghiệp vụ có quy mô sai sót lớn hoặc có chênh lệch nhiều với các kỳ trước,các sai sót lặp đi lặp lại nhiều lần, các khoản mục, nghiệp vụ có ảnh hưởngnghiêm trọng đến kỳ sau,…
Theo phương pháp vận dụng đánh giá trọng yếu được đề cập trong
“Auditing” của tác giả W.Morley Lemon, Alvin A.Arens, Jame K.Loebbeckemột phương pháp được công nhận phổ biến thì vận dụng đánh giá trọng yếutrong một cuộc kiểm toán bao gồm 5 bước cơ bản: (1) Ước lượng sơ bộ banđầu, (2) Phân bổ ước lượng ban đầu cho các bộ phận, (3) Ước tính tổng số saisót trong từng bộ phận, (4) Ước tính sai sót kết hợp, (5) So sánh sai số kết hợpvới ước lượng ban đầu Trong đó, hai bước đầu tiên được thực hiện trong giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán, ba bước sau được thực hiện trong giai đoạn thựchiện kiểm toán
Các bước trong quá trình vận dụng tính trọng yếu được thể hiện ở sơ đồsau:
Nguồn: “Kiểm toán” - Alvin Arren, sách dịch, tr176.
Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Bước 1 Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu
Bước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọngyếu cho các bộ phận
Bước 3 Ước tính tổng số sai trong bộ phận
Bước 4 Ước tính sai số kết hợp
Bước 5 So sánh sai số tổng hợp ước tính với ướclượng ba đầu hoặc xem xét lại ước lượng
ban đầu về tính trọng yếu
Lập kế hoạch phạm vi của các khảo sát
Đánh giá các kết quả
Trang 21Nguồn: “Kiểm toán”, Alvin Arren, sách dịch
Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toánviên tin rằng ở mức đó các Báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫnchưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin tài chính.Nói cách khác đó chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn
bộ Báo cáo tài chính
Ở mức độ tổng thể của Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải ước tínhtoàn bộ sai sót có thể chấp nhận được để đảm bảo rằng Báo cáo tài chínhkhông có các sai lệch trọng yếu Mức trọng yếu tổng thể này thường đượctính bằng một tỷ lệ phần trăm trên tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận Thôngthường các cuộc kiểm toán diễn ra trước ngày kết thúc niên độ kế toán nêncác chỉ tiêu chủ yếu trên Báo cáo tài chính như doanh thu, lợi nhuận… chưaxác định được Vì thế các kiểm toán viên thường phải ước lượng các chỉ tiêunày một cách hợp lý để làm cơ sở xác lập mức trọng yếu Người ta thường sửdụng bảng tính sau để tính ước lượng trọng yếu ban đầu:
Bảng 1.2: Bảng tính mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Cơ sở tính
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Nguồn: “Kiểm toán” - Alvin Arren, sách dịch, tr179.
Đối với từng khoản mục, mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa đượcphép của khoản mục Số tiền này được tính dựa trên mức trọng yếu tổng thểcủa Báo cáo tài chính Việc phân bổ cụ thể cho từng khoản mục còn tùy thuộcvào chính sách của từng công ty Tuy nhiên dù áp dụng phương pháp nào thìkiểm toán viên vẫn thường dựa trên kinh nghiệm của mình về đơn vị cũng
Trang 22như đánh giá khả năng sai sót và chi phí thực hiện kiểm tra đối với khoản mục
để xác lập mức trọng yếu cho khoản mục đó
Nhìn chung, dù ở mức độ nào thì việc xác lập mức trọng yếu cũng làmột công việc mang tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên và mứcước lượng này có thể thay đổi bất cứ lúc nào trong suốt cuộc kiểm toán nếukiểm toán viên nhận thấy sự thay đổi ở một trong các yếu tố được dùng đểxác định mức ước lượng ban đầu hoặc đơn thuần chỉ do một quyết định củakiểm toán viên cho rằng mức ước lượng ban đầu là quá lớn hoặc quá nhỏ
Kiểm toán viên cần chú ý những yếu tố ảnh hưởng sau khi xây dựngmức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu vì nó có thể có tác động lớn đến sựphán xét của kiểm toán viên:
- Vì tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối và gắnliền với quy mô của khách hàng nên việc xác nhận một mức ước lượng banđầu về tính trọng yếu cho tất cả các khách hàng là điều không thể thực hiệnđược Với cùng một mức quy mô, ở công ty này có thể là trọng yếu nhưng ởcông ty khác lại chỉ là một con số nhỏ
- Yếu tố định lượng của tính trọng yếu: Quy mô sai phạm thườngđược xem là một yếu tố quan trọng để xác định sai phạm đó có trọng yếu haykhông Chính ví vậy, việc có được một cơ sở để đánh giá một sai phạm cótrọng yếu hay không là một điều hết sức cần thiết Trên thực tế người tathường dùng các chỉ tiêu như: thu nhập trước thuế, tài sản lưu động, tổng vốndài hạn, nợ ngắn hạn… để làm cơ sở đánh giá tính trọng yếu trong đó thunhập trước thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất do đây được xem là khoản mụcmang tính thông tin then chốt đối với người sử dụng
- Yếu tố định tính của tính trọng yếu: Bên cạnh việc xem xét yếu tốđịnh lượng của tính trọng yếu, kiểm toán viên nên xem xét cả yếu tố định
Trang 23tính Vì có một số loại sai phạm đối với người sử dụng này lại quan trọng hơn
so với những người sử dụng khác mặc dù có cùng quy mô sai phạm
Những yếu tố liên quan đến bản chất của sai phạm cần phải được xemxét khi tiến hành ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:
- Các gian lận thường được xem là nghiêm trọng hơn các sai sót khi
có cùng quy mô tiền tệ vì nó thường làm ta nghĩ đến tính trung thực và độ tincậy của Ban giám đốc hay những người có liên quan
- Các sai phạm có quy mô nhỏ nhưng lặp đi lặp lại hoặc gây ra tácđộng dây chuyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến thông tin trên Báo cáo tàichính thì luôn được xem là sai phạm trọng yếu vì đây là sai phạm mang tính
có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục Việc phân bổ này là hoàntoàn cần thiết do bằng chứng thường được thu thập theo các bộ phận hơn làtheo toàn bộ các Báo cáo tài chính nói chung Nó sẽ cho ta những bằng chứngthích hợp ở mức chi phí thấp nhất mà vẫn có thể đảm bảo tổng hợp sai sóttrên Báo cáo tài chính không vượt quá mức ước lượng ban đầu về trọng yếu.Thông thường kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức ước lượng cho các tàikhoản trên Bảng cân đối kế toán thay vì cho các khoản mục trên Báo cáo Kếtquả kinh doanh Nguyên nhân là do nguyên tắc ghi sổ kép khiến những sai sóttrên Báo cáo Kết quả kinh doanh đều ảnh hưởng tương tự như trên Bảng cân
Trang 24đối kế toán và do hầu hết các thủ tục kiểm toán tập trung vào các tài khoảntrên Bảng cân đối kế toán.
Việc phân bổ ước lượng này được tiến hành cho cả hai hướng sai sót:sai sót thừa (số tiền trên báo cáo vượt quá số tiền thực tế) và sai sót thiếu (sốtiền trên báo cáo nhỏ hơn số tiền thực tế) Trên thực tế việc dự đoán nhữngkhoản mục nào có chứa sai sót là điều rất khó nên nó thường do những kiểmtoán viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện Qua kinh nghiệm chuyên môn củamình, kiểm toán viên có thể phát hiện khả năng sai sót của một khoản mụckhông vượt quá một số tiền cụ thể nào đó, đó chính là mức ước lượng ban đầuđược phân bổ cho khoản mục đó Tương tự, kiểm toán viên xem xét khả năng
và chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán đối với mỗi khoản mục Các khoảnmục mà việc thu thập bằng chứng đòi hỏi chi phí lớn về mặt thời gian và tiềnbạc, đặc biệt là các khoản mục không có cơ sở để dự đoán và khó có khả năngthu thập đầy đủ bằng chứng, thì mức phân bổ là cao hơn so với các khoảnmục khác Có thể minh hoạ cách trình bày bước phân bổ này như sau (cho cáctài khoản trong mục tài sản lưu động)
Bảng 1.3: Bảng phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục
Sai số thừa Sai số thiếu Tiền
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Chi phí trả trước
Tài sản cố định
….
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Nguồn: “Kiểm toán” - Alvin Arren, sách dịch, tr180.
Trang 251.2.3 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Cũng như đánh giá trọng yếu, đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kếhoạch là một bước công việc hết sức quan trọng Một trong những cáchthường được sử dụng để đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch là dùng
mô hình rủi ro kiểm toán
Như đã trình bày ở phần trên, rủi ro kiểm toán là rủi ro mà kiểm toánviên kết luận Báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý và do đócông bố một ý kiến chấp nhận toàn phần, trong khi, thực tế thì chúng vẫn cònchứa sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm toán bao gồm ba loại rủi ro: rủi ro tiềmtàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện Mối quan hệ giữa ba loại rủi ro trênđược thể hiện qua mô hình rủi ro kiểm toán sau:
AR = IR x CR x DR (1)
Hoặc:
Trong đó: AR (Audit Risk): Rủi ro kiểm toán
IR (Inherent Risk): Rủi ro tiềm tàng
CR (Control Risk): Rủi ro kiểm soát
DR (Detected Risk): Rủi ro phát hiện
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400): mối quan hệgiữa các loại rủi ro được khái quát theo mô hình ma trận sau:
DR =
AR
(2)
IR x CR
Trang 26Bảng 1.4: Bảng đánh giá rủi ro phát hiện
Đánh giá của kiểm toán viên về
rủi ro kiểm soát
Đánh giá của kiểm
toán viên về rủi ro
tiềm tàng
Nguồn: Kiểm toán, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, tr138.
Mô hình rủi ro kiểm toán được dùng khi lập kế hoạch kiểm toán theomột trong hai cách sau hoặc cả hai cách
Cách thứ nhất (1): Mô hình rủi ro kiểm toán được dùng để đánh giá sự
hợp lý của kế hoạch kiểm toán
Cách thứ hai (2): Mô hình này được dùng để xác định rủi ro phát hiện
và số lượng bằng chứng cần thu thập
Cách thứ ba (3): Một số kiểm toán viên sử dụng mô hình rủi ro kiểm
toán là chỉ để tự nhắc nhở mối quan hệ giữa các loại rủi ro với nhau và mốiquan hệ của chúng tới bằng chứng kiểm toán
Mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn (AR) là rủi ro được xác định theochủ quan của kiểm toán viên khi kiểm toán viên cho rằng Báo cáo tài chínhkhông được trình bày trung thực sau khi cuộc kiểm toán đã kết thúc và đi đếnmột nhận xét chấp nhận hoàn toàn Khi kiểm toán viên chấp nhận một tỷ lệrủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn tức là kiểm toán viên mong muốn đượcchắc chắn hơn rằng Báo cáo tài chính không có chứa các sai phạm trọng yếu.Mức rủi ro này được xác định dựa vào các yếu tố sau:
Mức độ mà theo đó những người sử dụng bên ngoài tin vào các Báocáo tài chính Khi những người sử dụng bên ngoài đặt nặng tin tưởng vào Báocáo tài chính thì tỷ lệ rủi ro kiểm toán phải giảm xuống mới thích hợp Khicác Báo cáo tài chính được tin tưởng nhiều, sự tác hại trên quy mô xã hội cóthể xảy ra nếu có một sai số đáng kể trên Báo cáo tài chính không bị phát
Trang 27hiện Chi phí của bằng chứng tăng thêm có thể được biện minh dễ dàng hơnnhiều khi sự thiệt hại về phía người sử dụng do các sai sót trọng yếu là rất lớn.Một số yếu tố chỉ ra mức độ mà theo đó các Báo cáo tài chính được người sửdụng bên ngoài tin tưởng là:
- Quy mô của công ty khách hàng: Khách hàng có quy mô cànglớn thì các Báo cáo tài chính càng được sử dụng rộng rãi Quy mô của kháchhàng được đo lường bằng tổng thu nhập hoặc tổng tài sản sẽ có ảnh hưởng tớirủi ro kiểm toán
- Sự phân phối quyền sở hữu: Báo cáo tài chính của các công ty sởhữu công cộng thường được nhiều người sử dụng rộng rãi hơn của các công
ty có quyền sở hữu hẹp hơn
- Bản chất và quy mô của công nợ: Khi các báo cáo có nhiều công
nợ thì được quan tâm nhiều hơn bởi các chủ nợ thực tế và tiềm năng
Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi báo cáokiểm toán được công bố Nếu một khách hàng gặp phải những khó khăn tàichính sau khi cuộc kiểm toán kết thúc thì khách hàng đó có một cơ hội lớnhơn là được yêu cầu kiểm toán viên bảo vệ chất lượng của cuộc kiểm toán sovới khi công ty không gặp khó khăn gì về tài chính Đối với kiểm toán viênviệc dự đoán thất bại về mặt tài chính trước khi nó xảy ra là điều khó khăn,nhưng những yếu tố sau đây sẽ là dấu hiệu cho kiểm toán viên dự đoán trướcđược những sự kiện này:
- Khả năng hoán chuyển thành tiền mặt
- Các khoản lãi lỗ trong các năm trước
- Các phương pháp làm gia tăng quá trình tài trợ
- Bản chất hoạt động của công ty khách hàng
- Năng lực của ban quản trị
Trang 28Ngoài việc đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên cầntiến hành đánh giá từng loại rủi ro.
Rủi ro tiềm tàng: là khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục
trong Báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tínhgộp, mặc dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ
Dựa trên mô hình kiểm toán, rủi ro tiềm tàng có mối quan hệ chặt chẽvới rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện Việc đưa rủi ro tiềm tàng vào mô hìnhkiểm toán là một việc làm hết sức quan trọng của kiểm toán Nó thể hiện khảnăng dự đoán của kiểm toán viên về nơi nào có nhiều khả năng sai sót nhất và
ít sai sót nhất trên Báo cáo tài chính
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, người ta dựa vào các yếu tố sau:
Bản chất công việc kinh doanh của khách hàng
Tính liêm chính của Ban quản trị
Động cơ của khách hàng
Kết quả của các lần kiểm toán trước
Hợp đồng ban đầu với hợp đồng dài hạn
Các bên đối tác có liên quan
Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên
Phán xét cần thiết để ghi sổ chính xác các số dư tài khoản và cácnghiệp vụ kinh tế
Tính nhạy cảm với sự tham ô
Số lượng tiền của các số dư tài khoản
Quy mô tổng thể
Cấu tạo của tổng thể
Quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng
Trang 29 Rủi ro kiểm soát: là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của hệ
thống kiểm soát nội bộ Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra các sai phạmtrọng yếu do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng không hoạtđộng hoặc hoạt động không có hiệu quả do đó đã không phát hiện ra và ngănchặn các sai phạm này
Rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên đánh giá đối với từng khoản mụctrên Báo cáo tài chính thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng Muốn đánh giá được rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên cần có một
sự hiểu biết nhất định về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng,rồi sau đó mới đi vào xem xét việc nó hoạt động như thế nào
Rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót hay gian lận trên
Báo cáo tài chính mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểmsoát nội bộ và cũng không được kiểm toán viên phát hiện trong suốt quá trìnhkiểm toán
Rủi ro phát hiện thường được xác định từ ba loại rủi ro: rủi ro kiểmtoán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát căn cứ vào mô hình rủi ro kiểm toán
Do ba loại rủi ro này thay đổi đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chínhnên rủi ro phát hiện và số lượng bằng chứng cần thu thập cũng thay đổi theođối với từng khoản mục
Trong quá trình kiểm toán rủi ro phát hiện phát sinh do ảnh hưởng củacác nhân tố sau:
- Các bước kiểm toán không thích hợp, điều này thường xảy ra đốivới những kiểm toán viên mới, thực hiện không hợp lý quy trình kiểm toáncho mỗi phần hành
- Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót nênthường đưa ra kết luận sai về phần hành đó cũng như về Báo cáo tài chính
Trang 30- Kiểm toán viên hoàn toàn không phát hiện ra sai sót do có sựthông đồng, nhất trí bên trong doanh nghiệp làm sai các chính sách và chế độ
do Ban giám đốc đề ra
1.2.4 Vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong giai đoạn thực hành kiểm toán
Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán không chỉ được thực hiệntrong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán mà còn cả trong giai đoạn thực hiệnkiểm toán
Đối với tính trọng yếu, nó chính là ba bước sau cùng của mô hình đánhgiá trọng yếu đã trình bày ở trên:
Bước 3: Ước tính tổng sai sót trong từng bộ phận
Khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục, bộ phận của Báo cáo tàichính, kiểm toán viên dựa trên những sai sót phát hiện được trong mẫu để ướctính sai sót của toàn bộ khoản mục, bộ phận Sai sót này được gọi là sai sótước tính, được so sánh với các sai sót có thể chấp nhận nhằm quyết định có
bỏ qua hay không bỏ qua sai sót đó, hoặc phải tiến hành thêm các thủ tụckiểm toán thích hợp
Bước 4: Ước tính sai số kết hợp của Báo cáo tài chính
Trên cơ sở sai sót ước tính, kiểm toán viên tổng hợp sai sót ước tínhcủa tất cả các khoản mục trên Báo cáo tài chính
Bước 5: So sánh sai số ước tính tổng hợp với sai số ước lượng ban đầu
Sai số ước tính tổng hợp của toàn bộ Báo cáo tài chính sẽ được so sánhvới sai số ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của toàn bộ Báo cáo tài chính.Việc so sánh này cho phép đánh giá toàn bộ các sai sót trong các khoản mục
có vượt quá giới hạn về mức trọng yếu chung của toàn bộ Báo cáo tài chínhkhông Kết hợp với việc so sánh sai số ước tính và sai sót có thể chấp nhận ở
Trang 31từng khoản mục, kiểm toán viên sẽ quyết định lập báo cáo kiểm toán chấpnhận toàn phần, báo cáo loại trừ…
Khi đánh giá việc trình bày hợp lý Báo cáo tài chính, kiểm toán viênphải đánh giá xem liệu tổng tất cả các sai sót được phát hiện trong quá trìnhkiểm toán, nhưng chưa được sửa chữa có hợp thành một sai sót trọng yếu haykhông Tổng cộng những sai sót chưa được sửa chữa bao gồm những sai sót
cụ thể mà kiểm toán viên đã xác định, bao gồm cả ảnh hưởng của những saisót đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán kỳ trước nhưng chưa đượcsửa chữa; những ước tính tối ưu của kiểm toán viên về những sai sót khác cóthể đã không được xác định cụ thể (những sai sót dự kiến)
Nếu kiểm toán viên kết luận rằng những sai sót có thể là trọng yếu thìcần có biện pháp giảm bớt rủi ro kiểm toán bằng cách tăng cường các thủ tụckiểm tra chi tiết hoặc yêu cầu khách hàng điều chỉnh lại Báo cáo tài chính.Thông thường, Ban Giám đốc khách hàng sẽ điều chỉnh Báo cáo tài chínhtheo các sai sót đã được xác định Nếu Ban Giám đốc quyết định không chấpnhận điều chỉnh Báo cáo tài chính và các thủ tục kiểm toán thực hiện thêmkhông cho phép kiểm toán viên kết luận rằng tổng sai sót chưa được sửa chữakhông hợp thành sai sót trọng yếu thì kiểm toán viên cần xem xét sửa đổi lại ýkiến nhận xét cho phù hợp Nếu, theo kiểm toán viên, tổng sai sót chưa đượcsửa chữa đang tiến đến gần mức trọng yếu thì kiểm toán viên phải xét xemliệu những sai sót chưa được phát hiện khi kết hợp với tổng sai sót chưa đượcsửa chữa có vượt quá mức trọng yếu hay không và cũng có thể thực hiện thêmcác thủ tục kiểm toán hoặc đề nghị các bút toán điều chỉnh Sau đó, như đãtrình bày ở mục trước, tuỳ thuộc vào thái độ Ban quản lý của khách hàng,kiểm toán viên quyết định loại ý kiến kiểm toán phù hợp
Trang 32Đối với rủi ro kiểm toán, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểmtoán viên kiểm tra lại các đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán thông qua việcđánh giá rủi ro phát hiện bằng cách xem xét kỹ các nội dung sau:
Tính chất của các thủ tục kiểm tra chi tiết: Chẳng hạn như cách kiểm
tra bằng thu thập những xác nhận trực tiếp từ bên thứ ba, độc lập với đơn vịthay vì kiểm tra nhằm thu thập các tài liệu nội bộ của đơn vị, hoặc kiểm trachi tiết cho phép trả lời cho một mục tiêu kiểm toán nào đó, cộng thêm vớinhững thủ tục phân tích
Thời hạn của các kiểm tra chi tiết: Ví dụ như thực hiện vào cuối kỳ kế
toán thay vì thực hiện vào thời điểm giữa kỳ
Phạm vi của các thủ tục kiểm toán chi tiết: Ví dụ như xác định một
mẫu kiểm tra chi tiết rộng hơn hoặc hẹp hơn
Việc đánh giá của kiểm toán viên về các thành phần của rủi ro kiểmtoán có thể thay đổi trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán Chẳng hạn,trong quá trình kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên có thể phát hiện ra nhữngthông tin khác rất nhiều so với thông tin làm cơ sở ban đầu cho đánh giá rủi rokiểm toán Trong trường hợp này, kiểm toán viên sẽ thay đổi mức độ, tínhchất hoặc phạm vi các thủ tục kiểm tra chi tiết so với kế hoạch đã xây dựngban đầu cho phù hợp với đánh giá mới về rủi ro kiểm toán
Trang 33CHƯƠNG 2:
THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kiểm toán Việt Nam
Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) được thành lập năm 1991 theoQuyết định số 165TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính và chuyển sang công ty TNHH một thành viên theo Quyết định
số 1927/QĐ-BTC ngày 30/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên số
0104000112 ngày 19 tháng 01 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thànhphố Hà Nội cấp
Tên gọi đầy đủ : Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH
Tên tiếng Anh : Vietnam Auditing Company Ltd.,
Biểu tượng công ty
: Trụ sở chính : số 8 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa - Hà NộiĐiện thoại : (04) 8524 123
Trang 34VACO bắt đầu hợp tác với hãng Deloitte Touche Tohmatsu từ năm
1992 và tháng 4 năm 1994 liên doanh VACO-DTT chính thức được thànhlập Sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành kiểm toán độc lập ởViệt Nam đó là: từ ngày 01 tháng 10 năm 1997, VACO, với sự đại diện củaphòng dịch vụ quốc tế (ISD), đã chính thức được công nhận là thành viên củahãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu Hiện tại, VACO – ISD làđại diện hợp pháp của Deloitte Touche Tohmatsu tại Việt Nam với sự hỗ trợ
về mọi mặt từ các văn phòng của Deloitte Touche Tohmatsu trên toàn cầu Sựhợp tác giữa một công ty kiểm toán hàng đầu ở Việt Nam với sự thông hiểu
hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh của một hãng kiểm toán lớn vớihơn 100 năm kinh nghiệm và uy tín đã tạo cho VACO một sức mạnh riêng cóhơn hẳn các công ty kiểm toán khác ở Việt Nam
Hiện tại, các loại ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm:
Các loại dịch vụ kiểm toán: kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toáncho mục đích thuế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báocáo quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án, kiểm toán cácthông tin tài chính;
Dịch vụ soát xét Báo cáo tài chính;
Dịch vụ kiểm tra các thông tin trên cơ sở thoả thuận trước;
Tư vấn tài chính;
Dịch vụ và tư vấn kế toán;
Dịch vụ tư vấn thuế;
Tư vấn đầu tư;
Tư vấn quản lý, hệ thống kiểm soát;
Tư vấn công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ phần mềm tin học;
Tư vấn cổ phần hoá;
Trang 35Tư vấn sáp nhập, giải thể;
Xác định giá trị doanh nghiệp;
Dịch vụ tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức;
Dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng;
Các dịch vụ khác về tài chính, kế toán, thuế
Ban đầu khi mới thành lập VACO chỉ có văn phòng tại Hà Nôi với 9cán bộ công nhân viên Ngày 27/5/1996, thành lập thêm chi nhánh VACO ởHải Phòng, ngày 02/8/1997 thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và gầnđây nhất 15/7/2004 thành lập chi nhánh VACO miền Trung có trụ sở tại ĐàNẵng
Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, với những thành tựu đã đạtđược VACO đã có bước tiến vượt bậc, luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạchkinh doanh đã đề ra và trở thành lá cờ đầu của ngành Kiểm toán Việt Nam.Với những thành tích đó VACO đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiềudanh hiệu cao quý
Những thành tích đã đạt được:
Năm 1999: đón nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ
Năm 2001: Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 2002: Giải thưởng Sao vàng đất Việt
Năm 2003: Giải thưởng Ngôi sao bạch kim về thương hiệu VACO do
tổ chức BDI có trụ sở tại Madrit, Tây Ba Nha bình chọn
Năm 2005: Cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng do Hội sở hữu côngnghiệp Việt Nam tổ chức bình chọn
Năm 2005: Huân chương Lao động hạng Nhì
Và nhiều danh hiệu cao quý khác
Trang 362.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kiểm toán Việt Nam
2.1.2.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
2.1.2.1.1 Dịch vụ kiểm toán
Với sự phát triển phức tạp và nhanh chóng của nền kinh tế thế giới nhưhiện nay, các doanh nghiệp rất cần đến những nhà tư vấn đáng tin cậy Chính
vì vậy, với đặc thù dịch vụ của mình, VACO luôn có những hiểu biết đầy đủ
về hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, có thể hỗ trợkhách hàng xác định rủi ro và tìm ra cơ hội kinh doanh thông qua công việckiểm toán VACO có số lượng nhân viên chuyên nghiệp đông đảo tại các vănphòng trên cả nước nên khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ kiểm toán và
tư vấn hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh, quản lý rủi ro ngànhnghề và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là rấtlớn
Thông qua mạng lưới các chi nhánh, văn phòng toàn quốc, VACO cungcấp những công cụ, nguồn lực và phương pháp kiểm toán hiệu quả cho độingũ nhân viên chuyên nghiệp của mình để thực hiện dịch vụ kiểm toán vớichất lượng cao nhất VACO luôn tuân thủ các chuẩn mực khắt khe về tính độclập, khách quan nghề nghiệp và các chuẩn mực về kỹ thuật nghiệp vụ
Các văn phòng, chi nhánh của VACO áp dụng nhất quán phương phápkiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được tính linh hoạt khi
áp dụng cho các khách hàng có đặc thù và tính đa dạng khác nhau Phươngpháp thực hiện kiểm toán của VACO là tập trung tìm hiểu kỹ tình hình hoạtđộng cũng như vấn đề kiểm soát nội bộ của khách hàng Phương pháp kiểmtoán này bao gồm việc đánh giá rủi ro, áp dụng quy trình thử nghiệm kiểmtoán và kiểm tra liên tục về hoạt động của khách hàng
Trang 37Là thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu, VACO được trang bịphương tiện kiểm toán đặc thù – chương trình kiểm toán AS/2 Chương trìnhnày kết hợp phương pháp, hồ sơ kiểm toán thông thường với công nghệ thôngtin hiện đại, cho phép nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho các hợp đồng kiểmtoán VACO đồng thời áp dụng chương trình phần mềm mang tên DeloitteAudit Platform Phần mềm này không những áp dụng những quy dịnh pháp lýmới ban hành, duy trì thế mạnh về chất lượng dịch vụ của VACO trên thịtrường mà còn tạo ra điểm nối để VACO tiếp cận với các công cụ, kiến thức,phương pháp và nguồn nhân lực tạo nên sức mạnh của hãng kiểm toán hàngđầu thế giới.
Là bộ công cụ chuyên ngành (industry packs), hồ sơ kiểm toán thôngthường được lập trên cơ sở thực tiễn qua hàng nghìn cuộc kiểm toán Bộ công
cụ này tập hợp các mô hình công cụ lập kế hoạch kiểm toán, kiểm soát nội bộ,
cơ sở dữ liệu về thủ tục kiểm toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, mẫu chuẩngiấy tờ làm việc và các hướng dẫn thực hiện Theo đó, VACO đảm bảo thựchiện công việc kiểm toán theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế, Chuẩn mựcKiểm toán Việt Nam và các quy định về kiểm toán độc lập hiện hành tại ViệtNam
Kiểm toán viên của VACO được trang bị kiến thức sâu rộng về quản lý,kiểm toán, kế toán và tích luỹ những kinh nghiệm quý báu qua nhiều nămhành nghề Đặc biệt, nhân viên của VACO am hiểu tường tận về hệ thốngchuẩn mực kế toán, kiểm toán, các quy định về thuế hiện hành tại Việt Nam
và các thông lệ quốc tế liên quan
VACO thường xuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán tới các doanh nghiệptrong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty đa quốc giahoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, khai thác dầu khí, viễn thông, ngânhàng, bảo hiểm, khách sạn, tin học và dịch vụ công cộng
Trang 382.1.2.1.2 Dịch vụ tư vấn thuế
Giải pháp thuế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mọi doanhnghiệp, đặc biệt trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam, nơi cácquy định và các chính sách thuế đang liên tục được hoàn thiện
Nhóm tư vấn thuế của VACO bao gồm các chuyên gia tư vấn thuếtrong nước am hiểu sâu sắc về chế độ thuế Việt Nam, có mối quan hệ chặt chẽvới các cơ quan chức năng; và các chuyên gia tư vấn thuế quốc tế giàu kinhnghiệm có thể cung cấp tới khách hàng các giải pháp thuế tầm cỡ toàn cầu
Từ việc tuân thủ cho đến hoạch định thuế, VACO xây dựng chiến lượcthuế nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu kinh doanh
2.1.2.1.3 Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp
VACO Consulting nổi tiếng về khả năng cung cấp dịch vụ tài chínhdoanh nghiệp có chất lượng cao Đội ngũ nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm
có khả năng nhanh chóng đánh giá hiện trạng doanh nghiệp, làm rõ mọi vấn
đề tồn tại và đem đến niềm tin về triển vọng phát triển cho khách hàng
VACO cung cấp cho khách hàng mọi dịch vụ kế toán từ ghi sổ, lập kếhoạch ngân sách đến lập Báo cáo tài chính VACO thể hiện cam kết của mìnhtrong việc nâng cao các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam bằng nỗ lực trợ giúp
Bộ Tài chính soạn lập và ban hành Hệ thống Chuẩn mực Kế toán và Kiểmtoán
Điểm nổi bật có thể nhận thấy trong dịch vụ kế toán của VACO là khảnăng xây dựng hệ thống kế toán đáp ứng mọi yêu cầu cụ thể của các công ty
mẹ ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế trong khi hệ thống này vẫn tuân thủChế độ Kế toán Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính
2.1.2.1.4 Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực
Trang 39Dịch vụ đào tạo của VACO do những chuyên gia giàu kinh nghiệmtrong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh thực hiện.
Chương trình đào tạo của VACO bao gồm nhiều lĩnh vực: kế toán,kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh, không những giúp khách hàng ápdụng đầy đủ theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán mà còn giới thiệu vớikhách hàng các kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và cập nhật các chế
độ chính sách của nhà nước
Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ đem lại cho khách hàng sự đảm bảochắc chắn về việc lập Báo cáo tài chính, tuân thủ pháp luật và các quy địnhhiện hành Nhằm trợ giúp các doanh nghiệp vận hành chế hệ thống kiểm soátnội bộ có hiệu quả, VACO cũng tổ chức các khoá đào tạo về kỹ năng kiểmtoán nội bộ Các chương trình này được xây dựng trên các chuẩn mực kiểmtoán được chấp nhận chung tại Việt Nam và các phương pháp thực hành kiểmtoán quốc tế
2.1.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Với bề dầy lịch sử trong ngành kiểm toán Việt Nam và các chiến lượckinh doanh hợp lý và hiệu quả, VACO đã không ngừng gặt hái được nhữngthành công Kết quả đó thể hiện ở những chỉ tiêu sau:
Bảng 2.1: Những kết quả đạt được trong những năm gần đây
Đơn vị: triệu đồng
Trang 40Chỉ trong vòng 4 năm doanh thu của công ty đã tăng lên hơn gấp hailần từ 37.432.000.000đ năm 2002 lên đến 82.075.000.000đ năm 2006 chothấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, công ty ngày càng
có nhiều hợp đồng kiểm toán có giá trị lớn, số lượng khách hàng cũng khôngngừng mở rộng, uy tín của công ty ngày càng được khẳng định Tốc độ tăngtrưởng trung bình của doanh thu hàng năm đạt 20% - cao nhất trong số cáccông ty kiểm toán ở Việt Nam Số lượng khách hàng liên tục tăng Nếu nhưnăm 2002 có 681 khách hàng thì ngay các năm sau đó số lượng khách lên tới
732 (2003) và 780 (2004), trung bình một năm số lượng khách hàng của công
ty tăng lên 50 đơn vị, trong đó luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất là các doanh nghiệpNhà nước Điều này có được là do công ty có một bề dày lịch sử lâu nhấttrong ngành kiểm toán Việt Nam và tiếp thu được phương pháp kiểm toánhiện đại xếp vào loại khoa học và hiệu quả nhất trên toàn thế giới
Lợi nhuận của công ty cũng tăng lên gần gấp đôi sau 3 năm hoạt độnggần đây từ năm 2002 đến 2005 Điều này phù hợp với sự tăng lên của doanhthu và số lượng lao động của công ty
Số nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên không ngừng VACO với tưcách là một doanh nghiệp có nguồn kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhànước đã nộp lại cho ngân sách một nguồn lớn và tăng dần theo các năm theohiệu quả kinh doanh thu được từ các năm, góp phần làm giàu thêm ngân sách,giảm bớt khó khăn về nguồn kinh phí của Nhà nước
Khi mới ra đời, VACO chỉ có một trụ sở tại Hà Nội với 9 nhân viên,nhưng cho đến nay, tổng số nhân viên đã lên tới 450 người với 3 chi nhánh
mở thêm ở Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng – đông nhất trong số cáccông ty kiểm toán Chất lượng nhân viên luôn là mục tiêu hàng đầu của công
ty Hiện nay số nhân viên của công ty có trình độ đại học và trên đại học là