Nâng cao năng lực tham dự thầu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng duy hưng (Trang 53 - 56)

L ỜI MỞ ĐẦU

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Nâng cao năng lực tham dự thầu

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn lực

Nguồn lực của Công ty hiện tại còn khá mỏng, một số bộ phận chưa có cán bộ chuyên môn như trong mảng Marketing và trong công tác lập HSDT số cán bộ chuyên môn còn ít và chưa có nhiều kinh nghiệm để đưa ra các đề xuất cũng như tư vấn cho Ban giám đốc các biện pháp, phương pháp tốt nhất, dẫn đến nhiều gói thầu bị tuột khỏi tầm tay. Chính vì vậy, ngay trong công tác tuyển chọn lao động, Công ty cần tuyển dụng những người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực xây dựng. Cụ thể:

Tuyển thêm cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm về tìm kiếm thông tin và lập HSDT để nắm bắt thông tin gói thầu mới một cách thuận tiện nhất và lập

Tạo điều kiện nâng cao kiến thức thực tế cho cán bộ chuyên môn tại công trường đang thi công.

Nâng cao chất lượng quản lý nguồn lực: Chế độ lương thưởng đánh giá chính xác theo năng suất, chất lương và tinh thần là việc của người lao động. Tạo động lực để người lao động làm vệc theo niềm đam mê của mình.

Chú trọng đến chất lượng lao động thay vì số lượng, đảm bảo đội ngũ cán bộ chuyên môn và công nhân đều có trình độ cao, khả năng xử lý tình huống ngoài dự kiến tốt.

Tuyển dụng: đến các trường đại học mời sinh viên xuất sắc của trường về làm, đăng trên các trang tuyển dụng, tổ chức tuyển công khai, nhiều vòng để tìm nhân tài cho Công ty.

Hỗ trợ nhân viên đi học nâng cao bằng cấp, trình độ chuyên môn, các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cũng như áp dụng khoa học, kĩ thuật hiện đại vào công việc.

Thực hiện kế hoạch hóa và chuyên môn hóa nguồn nhân lực, đảm bảo số lượng người đảm nhiệm mỗi vị trí và khai thác hết khả năng của họ, đảm bảo cho các bước trong quy trình đầu thấu được vận hành trơn tru và hỗ trợ lẫn nhau.

Hỗ trợ và khuyến khích nhân viên tham gia các lớp học phổ biến kiến thức của Bộ Xây dựng tổ chức, ví dụ như các lớp tính toán giá dự thầu theo các quy định mới ban hành.

Tuyên truyền, nâng cao ý thức làm việc của nhân viên, nhất là công tác làm việc nhóm để đưa ra các chiến lược tốt nhất, hồ sơ dự thầu đẹp nhất, tham mưu đúng đắn, chính sách cho Ban giám đốc và Hội đồng quản trị

3.2.1.2. Nâng cao năng lực tài chính

Một công ty có năng lực tài chính mạnh tạo ra sự tin tưởng với bên mời thầu, tạo sự yên tâm về khả năng chi trả các chi phí trong quá trình xây dựng mà không ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Nhưng hiện tại nguồn lực tài chính của Công ty còn chưa nhiều, nguồn vốn chủ yếu từ vốn chủ sở hữu, Công

ty lại không có ý định vay dài hạn. Vì vậy cán bộ nhân viên có thể tham mưu để Ban giám đốc đưa ra các quyết định về vay vốn để mở rộng và phát triển công ty, Công ty cũng có thể mở thị trường làm thuê, liên danh, liên kết với các nhà thầu khác.

Biện pháp huy động vốn:

Đa dạng nguồn vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau như: vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, ngân hàng, cổ phần hóa, khấu hao tài sản cố định,..

Tận dụng chính sách cho vay vốn của Nhà nước đối với các công ty vừa và nhỏ để vay vốn.

Lập kế hoạch vay vốn ngắn hạn và dài hạn hợp lý, đặc biệt là vốn vay từ ngân hàng, cần chú ý đến lãi suất khi vay. Cần có chiến lược vay hợp lý và trả lãi vay cũng như trả gốc để tránh ùn tắc, trì trệ vốn, tăng chi phí cho công ty.

Theo dõi, quản lý vốn, thống kê đầy đủ và kịp thời các thay đổi và biến động của nguồn vốn. Quản lý vốn một cách hợp lý để đảm bảo cho hoạt động đột xuất của Công ty.

Các biện pháp khác

Tận dụng tối đa máy móc nhàn rỗi cho thuê hoặc đi thuê máy móc thiết bị khi nguồn lực tài chính Công ty còn hạn chế.

Liên danh, liên kết với các nhà thầu khác để tăng năng lực tài chính, nhân sự, máy móc thiết bị cho cả hai bên đồng thời học hỏi kinh nghiệm, tăng khả năng trúng thầu.

Công tác quyết toán thanh quyết toán cần thực hiện nhanh chóng, dứt điểm tránh mất thời gian đồng thời sử dụng nguồn tài chính đó cho các mục đích khác.

Quá trình thi công luôn được theo dõi, tránh mất thời gian, sai sót xảy ra, ảnh hưởng đến chi phí của Công ty cũng như chất lượng công trình.

3.2.1.3. Nâng cao năng lực máy móc thiết bị

Với máy móc hiện đại và mới xuất xứ là một lợi thế của Công ty, giúp nhà thầu ghi điểm với bên mời thầu, giúp xử lý các công việc một cách nhanh

Hiện tại, đa phần máy móc thiết bị của Công ty được sản xuất từ năm 2011 là chủ yếu, một số máy móc đã hao mòn đáng kể. Việc đầu tiên, Công ty cần kiểm kê, đánh giá để loại bỏ, thanh lý những máy móc đã cũ và lạc hậu. Thường xuyên theo dõi tình trạng của máy móc để đưa ra các biện pháp bảo dưỡng hay thanh lý để mua máy móc mới cho phù hợp. Công việc này nên giao cho một phòng ban để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh việc các phòng đưa đẩy việc cho nhau.

Mua sắm trong dài hạn: Trong thời gian dài, Công ty nên có các máy móc thuộc sở hữu của Công ty, tránh việc đi thuê vừa tăng khả năng sử dụng linh hoạt, tránh phụ thuộc vào bên cho thuê. Nhưng chiến lược mua máy nên có chiến lược lâu dài và rõ ràng, không nên mua một cách ồ ạt vừa gây lãng phí vừa ảnh hưởng đến tài chính của Công ty thời gian đó. Công ty nên cân nhắc nguồn ngân sách để mua TSCĐ từ các khoản trích khấu hao, lợi nhuận sau thuế hay các khoản vay để phù hợp giữa lợi nhuận đem lại với nguồn chi phí bỏ ra.

Trong thời gian ngắn, Công ty chưa đủ nguồn tài chính để mua máy móc thiết bị, Công ty có thể tiến hành đi thuê để đáp ứng yêu cầu về năng lực thiết bị do Bên mời thầu đề ra. Phải cân nhắc loại máy móc nào cần thuê, thuê từ nhà cung cấp nào, sản xuất từ năm nào, nước nào sản xuất, tình trạng sử dụng còn tốt không để đưa ra chính sách thuê hợp lý, tránh lãng phí.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng duy hưng (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)