Đối tượng của nghề điện dân dụng :+ Nguồn điện xoay chiều , nguồn điện một chiều có điện áp thấp dưới 380 V + Mạng điện sinh hoạt trong các hộ tiêu thụ+ Các thiết bị điện gia dụng : Quạt
Trang 1Ngày soạn : 7/9/2009
Tiết: 1 – 2 BÀI MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
2 Kỹ năng: Tìm ra những tác dụng của điện năng
3.Thái độ: Cẩn thận nghiêm túc trong học tập
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY : Diển giảng, thuyết trình, vấn đáp
2 Kiểm tra bài củ:
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết điện năng không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người.Chúng ta cùng nghiên cứu chúng trong tiết học hôm nay
b Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò của điện năng:
GV:Nếu như không có điện năng thì sản xuất
và cuộc sống sinh họat sẽ như thế nào ?
HS: Cuộc sống sinh hoạt rất khó khăn
GV:Hãy nêu thí dụ các thiết bị biến điện
năng thành cơ năng , quang năng , nhiệt
năng ?
HS:Máy quạt biến điện năng thành cơ
năng
GV:Điện năng được sản xuất từ đâu ?
HS: Ở các nhà máy điệnm thuỷ điện
GV: Nêu một số thí dụ về thiết bị điện được
tự động hóa và điều khiển từ xa ?
HS: Máy giặt thay sức lao động cho con
người, điện thoại, tivi
GV: Hãy so sánh điện năng với các dạng
năng lượng khác ?
HS: Điện năng có năng lượng lớn
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình sản xuất
điện năng
GV: So sánh năng suất lao động bằng tay với
việc sử dụng máy điện ?
HS: Máy cưa gổ dùng điện nhanh gấp nhiều
lần so với lao động thủ công
GV: Trong thực tế có những loại nguồn điện
nào ? Kể tên các nhà máy điện mà em biết ?
HS: Pin, Ắc quy
1.Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống : Điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống vì những lí
+ Quá trình sản xuất truyền tải phân phối và
sử dụng điện năng dễ dàng tự động hóa và điều khiển từ xa
+ Trong sinh hoạt điện năng đóng vai trò quan trọng Nhờ có điện năng các thiết bị điện , điện tử mới hoạt động được
+ Điện năng có thể nâng cao năng suất lao động , cải thiện đời sống , góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển
2 Quá trình sản xuất điện năng : + Có nhiều loại nguồn điện khác nhau nhưng đều được sản xuất bằng các nhà máy phát điện
+ Tùy theo nguồn năng lượng sản xuất ra điện
mà ta có các nhà máy điện : Thủy điện , nhiệt điện , điện nguyên tử
+ Điện năng từ nhà ,máy điện qua hệ thống truyền tải và phân phối điện truyền đến từng
hộ tiêu thụ
Trang 2Hoạt động 3:Tìm hiểu nghề trong ngành điện
GV: Hãy nêu cách sản xuất ra điện tại các
nhà máy điện như : Thủy điện , nhiệt điện ,
điện nguyên tử ?
HS: Nhà máy thuỷ điện biến năng lượng
nước thành điện năng
GV : Điện năng từ các nhà máy điện được
truyền tải như thế nào ?
HS: Truyền tải bằng dây dẩn điện
GV: Hãy nêu một số nghề cụ thể trong
GV: Giới thiệu các lĩnh vực hoạt động của
nghề điện dân dụng , phân biệt nghề điện
dân dụng trong ngành điên
Hoạt động 5: Tìm hiểu Đối tượng của nghề
HS: Lắp đặt bảo dưởng, sữa chữa
Hoạt động 7: Công cụ lao động:
GV: Công cụ lao động gồm những loại nào ?
HS: Dụng cụ đo lường, kiểm tra
GV: Khi lắp đặt mạng điện hoặc lắp ráp các
chi tiết của thiết bị điện ta cần phải có cái
GV: Giới thiệu một số công cụ lao động
GV: Nêu ra một số công việc cụ thể cho HS
nêu lên môi trường hoạt động của nghề
điện
3 Các nghề trong ngành điện : Ngành điện rất đa dạng , có thể chia thành các nhóm nghề chính sau đây :
+ Sản xuất truyền tải và phân phối điện + Chế tạo vật tư thiết bị điện
+ Đo lường , điều khiển , tự động hóa quá trình sản xuất : Là những hoạt động rất phong phú , tạo nên các hệ thống máy sản xuất , dây chuyền
tự động nhằm tự động hóa qúa trình sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
4 Các lĩnh vực hoạt động của nghề điện dân dụng :
Nghề điện dân dụng hoạt động rất đa dạng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống , sinh hoạt và sản xuất của các hộ tiêu thụ
5 Đối tượng của nghề điện dân dụng :+ Nguồn điện xoay chiều , nguồn điện một chiều có điện áp thấp dưới 380 V
+ Mạng điện sinh hoạt trong các hộ tiêu thụ+ Các thiết bị điện gia dụng : Quạt , máy bơm , máy giặt
+ Các khí cụ đo lường , điều khiển , bảo vệ
6 Mục đích lao động của nghề điện dân dụng + Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt + Lắp đặt trang thiết bị điện phục vụ sản xuất
và sinh hoạt + Bảo dưỡng , vận hành , sữa chữa , khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện, các thiết
bị điện
7 Công cụ lao động : + Công cụ lao động bao gồm : Dụng cụ đo và kiểm tra , dụng cụ cơ khí
+ Các sơ đồ , bản vẽ bố trí và kết cấu của thiết
bị + Dụng cụ an toàn lao động như găng cao su , ủng cách điện , quần áo , mũ bảo hộ lao động
8 Môi trường hoạt động của nghề điện dân dụng
+ Việc lắp đặt đường dây , sữa cữa , hiệu chỉnh các thiết bị trong mạng điện thường phải tiến hành ngoài trời , trên cao lưu động , gần khu vực nguy hiểm
+ Công tác bảo dưỡng , sữa chữa và hiệu chỉnh các thiết bị điện được tiến hành trong nhà
9 Yêu cầu đối với nghề điện dân dụng :
Trang 3Hoạt động 9: Yêu cầu đối với nghề điện dân
dụng
GV: Muốn hành nghề điện dân dụng cần có
những yêu cầu nào ?
HS: Kiến thức, kỹ năng, sức khoẽ
GV: Đối với HS ta cần làm gì để đáp ứng
được các yêu cầu đó ?
HS: Học tập tốt nghề điện
Hoạt động 10: Triển vọng của nghề điện:
GV: Triển vọng của nghề điện dân dụng hiện
nay ra sao ?
HS: luôn phát triển để phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa , hiện đại hóa
+ Tri thức : Có trình độ văn hóa hết cấp phổ thông cơ sở , năm vững các kiến thức cơ bản
về kỹ thuật điện như nguyên lý hoạt động của trang thiết bị điện , các đặc tính vận hành sử dụng kiến thức an toàn điện , các quy trình kỹ thuật
+ Kỹ năng : Nắm vững kỹ năng đo lường , sử dụng bảo dưỡng , sữa chữa , lắp đặt các thiết
bị và mạng điện + Sức khỏe : Có đủ điều kiện về sức khỏe không mắc các bệnh về huyết áp , tim phổi , khớp , loạn thị , điếc
10 Triển vọng của nghề điện dân dụng : Nghề điện dân dụng luôn phát triển để phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa
- Xuất hiện nhiều thiết bị mới với tính năng ngày càng tinh xảo, thông minh đòi hỏi phải luôn cập nhật
4 Củng cố :
- Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đơì sống
- Tính ưu việt của điện năng
1 Kiến thức: Nắm vững các quy tắc về an toàn điện
2 Kỹ năng: Sử dung được một số dung cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện; biết cách sơ cứu người bị tai nạn điện
3.Thái độ: Thực hiện công việc cẩn thận chính xác nghiêm túc
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Đàm thoại vấn đáp
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Tài liệu điện dân dụng- Tài liệu tham khảo- Đồ dùng dạy học
Dụng cụ, thiết bị bảo vệ an toàn, Bút thử điện, Một số dung cụ, thiết bị điện
* Học sinh: Đồ dùng, dụng cụ an toàn như bút thử điện, kìm điện có bảo vệ
D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2 Kiểm tra bài củ:
- Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống ?
- Nêu đối tượng và mục đích lao động của nghề điện dân dụng ?
- Khi hành nghề điện cần phải có những yêu cầu gì ?
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề:
Bị điện giật rất nguy hiểm, do vậy chúng ta cần phải biết cách an toàn trong sử dụng cũng như sửa chữa, lắp đặt điện, đó chính là nội dung bài học hôm nay
Trang 4b Triển khai bài dạy:
Hoạt động:1Tìm hiểu tác hại của dòng
Dùng tranh vẽ giới thiệu một
số trường hợp tai nạm điên do
chạm vào vật mang điện
Khuyến cáo HS lưư ý sự nguy
hiểm của điện cao áp Giới
thiệu khái niệm điện áp bước
và nhứng nơi có thể xảy ra
hiện tượng này
GV: Hãy nêu các biện pháp để
phòng tránh các tai nạn về điện ?
HS: Chống va chạm, sữa chữa đúng
kỹ thuật, nối đất bảo vệ
I Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người - Điện
áp an toàn :
1 Điện giật tác động đến con người như thế nào? + Tác động sinh học làm cho các cơ bị co giật.Nên khi bị tai nạn điện người ta thường nói là bị điện giật
+ Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương
sẽ gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn
2 Tác hại của hồ quang điên :
Hồ quang phát sinh khi có sự cố điện, có thể gây bỏng cho người hay cháy ( do bọt kim loại bắn vào vật dễ cháy ); hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da, có khi phá hoại cả phần mềm gân , xương
3 Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện : Phụ thuộc vào 3 yếu tố :
a Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể : Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào trị số dòng điện, loại nguồn điện 1chiều hay xoay chiều
b Đường đi của dòng điện qua cơ thể : Dòng điện đi qua cơ thể tùy theo điểm chạm vào vật mang điện Nguy hiểm nhất là dòng điện đi qua các cơ quan chức năng quan trọng của sự sống như : nảo, tim, phổi Như vậy dòng điện truyền trực tiếp vào đầu là nguy hiểm nhất sau đó truyền qua hai tay hoặc dọc theo cơ thể từ tay qua chân
c Thời gian dòng điện qua cơ thể : Thời gian càng dài lớp da bị phá hủy trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên mức độ nguy hiểm càng lớn.4.Điện áp an toàn :
Ở điều kiện bình thường thì điện áp an toàn cho người là dưới 40V; đối với môi trường dễ gây cháy nổ
và ẩm ướt thì điện áp an toàn là 12 V
Dùng bút thử điện để kiểm tra điện áp an toàn: Nếu đèn của bút sáng thì điện áp không an toàn , ngược lại đèn không sáng thì điện áp an toàn
4 Củng cố :
- Điện giật gây nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người ?
- Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện giật phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Hãy nê một số biện pháp an toàn điện trong sinh hoạt gia đình?
5 Dặn dò:
- Học bài củ , tìm hiểu cách giải thoát nạn nhân ra khỏi dòng điện và các phương pháp hô hấp nhân tạo
Trang 5- Nắm được cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- Biết được cách sơ cứu nạn nhân, nắm các thao tác phương pháp hô hấp nhân tạo
2 Kỹ năng: Hiểu rõ thao tác và làm tốt các phương pháp hô hấp nhân tạo
3.Thái độ: Cẩn thận, chính xác nghiêm túc trong công việc
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại vấn đáp
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung, tài liệu
- Một số dụng cụ an toàn điện Tranh vẽ các phương pháp hô hấp nhân tạo
* Học sinh:
-Tài liệu điện dân dụng
D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
II Kiểm tra bài củ:
- Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn điện?
III Nội dung bài mới:
1 Đặt vấn đề:
Nếu có người bị ta nạn điện thì phải kịp thời cứu chữa, bài này sẽ giúp các em tìm hiểu các biện pháp xữ lý khi có tai nạn điện
2 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1Tìm hiểu cách giải thoát
nạn nhân ra khỏi nguồn điện:
GV: Giải thích khái niệm lưới điện
cao áp và lưói điện hạ áp Lưới điện
cao áp là lưới điện có điện áp lớn hơn
0,4KV , còn lưới điện hạ áp có điện
áp từ 0,4KV trở xuống
GV: Tại sao đối với điện cao áp nhất
thiết phải cắt điện trước mới được tới
gần được nạn nhân ?
HS: Điện cáo áp cực kì nguy hiểm
GV: Đối với điện hạ áp ta thường
GV: Đối với từng tình huống , dùng
tranh vẽ để giới thiệu và đưa ra biện
pháp xử lý đối với từng tình huống
I Giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện :
1 Đối với điện áp cao : Nhất thiết phải thông báo với trạm điện hoặc chi nhánh điện gần nhất để cắt điện từ các cầu dao trước, sau đó mới được tới gần nạn nhân để tiến hành sơ cứu
2 Đối với điện áp thấp :
a Tình huống nạn nhân đứng dưới đất : Nhanh chóng quan sát tìm dây dẫn điện đến thiết bị
và thực hiện các công việc sau :
- Cắt cầu dao, tắt công tắc hoặc gở cầu chì ở nơi gần nhất
- Nếu không cắt được điện ngay thì dùng dao cán gỗ khô chặt đứt dây điện
- Nếu không có biện pháp nào cắt điện thì nắm vào phần áo khô của nạn nhân hoặc dùng áo khô của mình lót tay nắm vào tóc hoặc tay kéo nạn nhân ra
b Người bị nạn ở trên cao : Nhanh chóng cắt điện, nhưng trước đó phải có người đón nạn nhân để khỏi bị rơi xuống đất
c Đường dây điện bị đứt chạm vào người nạn nhân :
- Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre khô, gậy gỗ khô gạt dây điện ra khỏi người bị nạn
- Đứng trên ván gỗ khô, lót tay bằng giẻ khô kéo nạn
Trang 6GV: Đối với giải pháp này cần giải
thích thêm vì sao có thể gây cháy nổ
cầu chì ( vì dòng điện tăng đột ngột )
GV: Lưu ý HS cách giải thoát nạn
nhân ra khỏi nguồn điện đối với điện
cao áp và hạ áp
Hoạt động 2 Tìm hiểu cách sơ cứu
nạn nhân ra khõi nguồn điện:
GV : Sau khi giải thoát nạn nhân ra
khỏi nguồn điện ta phải làm gì khi
nạn nhân vẫm tỉnh ?
HS: Theo dõi vì nạn nhân có thể bị
sốc hay rối loạn nhịp tim
GV: Đối với nạn nhân bị ngất ta làm
GV: Dùng tranh vẽ giới thiệu từng
phương pháp hô hấp nhân tạo Trong
quá trình giới thiệu có thể gọi một số
HS lên bảng để làm mẫu Cho HS so
sánh ưu nhược điểm của từng
phương pháp
nhân ra khỏi dây điện
- Đoản mạch đường dây ( dây trần )
* Chú ý :
- Đối với điện áp cao phải chờ cắt điện
- Không chạm hoặc để mất thăng bằng ngã vào các phần dẫn điện
- Không nắm vào người bị nạn bằng tay không, không tiếp xúc với cơ thể để trần của nạn nhân
II Sơ cứu nạn nhân : Điều quyết định thành công là phải nhanh chóng đúng phương pháp
1 Nạn nhân vẫn tỉnh : Nạn nhân vẫn tỉnh không có vết thương, không cảm thấy khó chịu thì không cần cứu chữa Tuy nhiên vẫn phải theo dõi vì nạn nhân có thể bị sốc hay rối loạn nhịp tim
2 Nạn nhân bị ngất : Không kịp thời cứu chữa thì nạn nhân sẽ chết sau ít phút
a Làm thông đường thở:
Đặt nạn nhân nằm nghiêng theo thế ổn định để đờm
và dãi có thể tự chảy ra Có thể làm thông đường thở bằng cách lấy đờm và dãi trong miệng ra
b Hô hấp nhân tạo: Có 3 phương pháp *Phương pháp1: Áp dụng khi chỉ có 1 người cứu Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng sang một bên sao cho miệng và mũi không chạm đất, cạy miệng kéo lưỡi để họng mở ra Người cứu quỳ đầu gối hai bên đùi nạn nhân đặt hai lòng bàn tay vào hai mạng sườn ( chổ xương sườn cụt ) ngón cái ở trên lưng
Động tác 1: Đẩy hơi ra Nhô toàn thân về phía trước, dùng sức nặng của mình ấn xuống lưng nạn nhân và bóp các ngón tay vào chổ xương sườn cụt để hoành cách mô dồn lên nén phổi đẩy hơi ra
Động tác 2: Hút khí vào Nới tay ngã người về phía sau và hơi nhấc lưng nạn nhân lên để lồng ngực giãn rộng, phổi nở ra hút khí vào
Làm đều đặn như vậy theo nhịp thở
* Phương pháp 2: Dùng tay Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê chăn gối hoặc cuộn áo quần cho ngực ưỡn lên, cạy miệng nạn nhân kéo nhẹ lưỡi để họng mở ra Người cứu quì sát người nạn nhân hai tay nắm lấy tay nạn nhân , dang rộng để lồng ngực giãn ra Không khí sẽ tự tràn vào phổi, sau
đó gập hai tay người bị nạn dùng sức mạnh của bản thân ép chặt hai tay lên ngực để đẩy không khí ra ngoài Miệng đếm nhẩm 1-2-3 lặp đi lặp lại theo nhịp thở
Phương pháp này hiệu quả thấp vì không kiểm tra
Trang 7GV: Tại sao khi thổi vào mũi thì phải
bịt miệng còn khi thổi vào miệng thì
phải bịt mũi ?
HS: Vì mũi và miệng thông với nhau,
nên làm như vậy đễ phổi căng phồng
lên
được đường thở có thông hay không, đưa được ít không khí vào phổi dẫn đến khó đủ lượng ôxy cần thiết cho nạn nhân hơn nữa, phương pháp này này tốn nhiều sức
* Phương pháp 3: Hà hơi thổi ngạt
* Thổi vào mũi:
Quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt một tay lên trán đẩy ngửa đầu nạn nhân để thông đường thở Tay kia nắm cằm ấn mạnh lên giử mồm nạn nhân ngậm chặt lại Hít 1 hơi dài, miệng mở to ngậm lên mủi nạn nhân ép chặt rồi thổi mạnh, không khí đi vào phổi làm ngực nạn nhân phồng lên Tiếp tục hít hơi khác, lúc này ngực nạn nhân xẹp xuống sẽ tự thở ra Tiếp tục như vậy khoảng
18 - 20 lần/ phút cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hẳn
Chú ý: Phải giử đầu và mồm nạn nhân đúng tư thế thì đường thở mới thông, thổi mới có hiệu quả
Thổi vào mồm : Một tay đặt lên trán đẩy ngửa đầu nạn nhân ra, tay kia giử chặt lấy cằm, ngón tay cai đặt vào mồm hoặc ngoài mồm để mở thông đường thở Cách lấy hơi như thổi vào mủi, nhưng trong khi thổi phải dùng má áp chặt vào mủi nạn nhân
* Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
Khi tim nạn nhân không hoạt động thì cần có hai người cứu để vừa xoa bóp tim vừa hà hơi thổi ngạt theo tỉ lệ: 5 : 1
* Cách xoa bóp tim:
Đặt nạn nhân nằm ngữa trên sàn cứng 1 tay đặt lên trên phần tim ở khoảng xương sườn thứ 3 dưới lên, tay kia đấm mạnh lên 3 cái Nếu không có kết quả thì đặt hai tay chéo lên trên phần tim dùng cả sức thân người
ấn cho lồng ngực nén xuống từ 3 - 4cm làm như vậy 60
- 80 lần/phút
4 Củng cố :
- Cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện ?
- Trình bày các phương pháp hô hấp nhân tạo ?
- Cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện trong một số tình huống thường gặp
- Biết cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật
Trang 82 Kỹ năng: Thực hiện thành thạo các thao tác làm hô hấp nhân tạo
3.Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong việc cứu người, thao tác nhanh, chính xác, an toàn
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung: Tài liệu điện dân dung
- Đồ dùng dạy học Hình vẽ về các cách hô hấp nhân tạo
2 Kiểm tra bài củ:
- Nêu các giải pháp giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện đối với điện hạ áp ?
- Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo ? Nêu phương pháp hà hơi thổi ngạt ?
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề:
b Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1:
GV: Cho HS nhắc lại các tình huống
giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện
đối với điện cao áp và hạ áp
GV: Sử dụng một số tranh vẽ giới
thiệu một vài tình huống giải thoát
nạn nhân ra khỏi nguồn điện đối với
điện hạ áp Sau đó chọn một số tình
huống điển hình cho HS thực hành
Hoạt động 2: Ôn lại
GV: Có mấy phương pháp hô hấp
nhân tạo ?
HS: Trả lời
GV: Kể tên các phương pháp ?
HS: Trả lời
GV: Sử dụng tranh vẽ giưói thiệu các
phương pháp hô hấp nhân tạo Sau đó
tiến hành làm mẫu cho từng phương
pháp
GV: Trong các phương pháp trên
phương pháp nào có hiệu quả nhất ?
Tại sao ?
Hoạt động 3 Tổng kết
GV: Giải thích , kết luận
1) Giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện :
- Tình huống 1 : Giả sử có 01 HS do sờ vào ấm điện
bị hỏng bộ phận cách điện nên bị điện giật Yêu cầu : Với các dụng cụ đã chuẩn bị đưa ra các giải pháp để giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện?
- Tình huống 2 : Giả sử 01 HS bị đây điện đường đưt chạm vào người
- Yêu cầu : HS đưa ra các giải pháp để giải pháp để giải thoát nạn nhân
2) Tiến hành sơ cứu nạn nhân :
- Giả thiết các nạn nhân bị ngất cần hô hấp nhân tạo :
+ Gọi 1 HS lên làm nạn nhân + Với từng phương pháp hô hấp nhân tạo , giáo viên tiến hành làm mẫu , giới thiệu từng động tác cho HS quan sát
+ Sau đó gọi lần lượt từng 02 HS một lên làm cho từng phương pháp Trong quá trình làm 2 HS phải hoán đổi vị trí nạn nhân và người cứu cho nhau + Giáo viên quan sát HS thực hiện , đánh giá và cho điểm
3) Tổng kết thực hành :
- Giáo viên nhận xét buổi thực hành , nêu những động tác HS đã thực hiện tốt cũng như những động tác chưa làm được cần bổ khuyết
Trang 9- Nhắc lại các thao tác hô hấp nhân tạo
5 Dặn dò:
- Tìm hiểu về mạng điện sinh họt trong gia đình mà các em đang sử dụng
Ngày soạn :5/10/2009 CHƯƠNG III: MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT
Tiết : 9 – 10 - 11 ĐẶC ĐIỂM MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT
VẬT LIỆU DÙNG TRONG MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT
A MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: Học sinh nắm được chức năng và sữ dụng được một số dụng cụ cơ bản dùng trong lăps đặt điện
Hiểu được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt một số mạch điện cơ bản trong nhà
2 Kỹ năng: Lập được kế hoạch công việc
3.Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học chính xác
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Vấn đáp tìm tòi
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên:
+ Chuẩn bị nội dung: Tài liệu tham khảo
+ Đồ dùng dạy học Bản vẽ sơ đồ mạch điện sinh hoạt (kết hợp mạch điện trong phòng học)
* Học sinh:
- Tìm hiểu về mạch điện trong gia đình
D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số :
2 Kiểm tra bài củ:
3 Nội dung bài mới
a Đặt vấn đề:
Khi lắp đặt hoặc sữa chữa điện có thể xãy ra tai nạn điện do thiếu hiểu biết Bài học hôm nay
sẽ cho các em biết đặc điểm của mạng điện sinh hoạt để khi sữa chữa chúng ta biết cách phòng tránh
b Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1 Tìm hiểu an toàn điện khi lắp
đặt
GV: Trong lắp đặt hoặc sữa chữa mạng điện
có thể xảy ra tai nạn do những nguyên nhân
nào ?
HS: do điện giật và các nguyên nhân khác
như rò điện, ngã vào điện
GV: Trước khi lắp đặt điện cần phải làm gì ?
HS: Kiểm tra
GV: Trong trường hợp phải thao tác khi có
điện cần phải làm gì ?
HS: Sử dụng các dụng cụ cách điện như kìm
cách điện, thảm cao su, bút thử điện
GV: Dùng tranh vẽ giới thiệu một số tai nạn
điện cho học sinh
GV: Khi sữa chữa mạng điện cần sử dụng
những dụng cụ gì ?
HS: Kìm, tuavít có các điện, bút thử điện
I AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LẮP ĐẶT ĐIỆN :
vệ như : Các dụng cụ an toàn lao động ; Các dụng cụ lao động phải có chuôi cách điện đúng tiêu chuẩn ; Khi sũa chữa điện phải dùng bút thử điện để kiểm tra
- Khi thực hành lắp điện trong xưởng phải tuân thủ chặt chẽ quy tắc an toàn lao động 2) Do các nguyên nhân khác :
- Chú ý đảm bảo an toàn khi làm việc ở trên cao , sử dụng một số dụng cụ cơ khí như
Trang 10Hoạt động 2 Tìm hiểu đặc điểm mạng điện
sinh hoạt:
GV: Dùng một số dụng cụ an toàn điện và
dụng cụ lao động để giới thiệu
GV: Nguồn điện mạng điện sinh hoạt lấy từ
đâu ?
HS: Lấy từ dòng điện 1 pha hoặc ba pha
GV: Mạng điện sinh hoạt gồm những mạch
nào ? Vai trò của từng mạch điện ? ( Dùng
tranh vẽ giới thiệu )
HS: Mạch chính và mạc nhánh
GV: Các thiết bị điện phải có điện áp định
mức như thế nào ?
HS: Phù hợp
GV: Mạng điện sinh hoạt thường được sử
dụng những thiết bị nào ? Kể tên ?
HS: Thiết bị đo lường điều khiển
GV: Đưa ra một số thiết bị , khí cụ điện được
dùng chính trong mạng điện để giới thiệu
GV: Các mạng điện sinh hoạt có thiết kế
hoàn toàn giống nhau hay không ?
HS: Không
Hoạt động 3: Nghiên cứu dây cáp và dây dẩn
GV: Dây cáp và dây dẫn điện dùng để làm gì ?
HS: Để truyền tải và phân phối điện
GV: Dùng bảng các mẫu dây để giới thiệu
thêm một số loại dây dẫn điện
GV: Dây dẫn điện có cấu tạo gồm mấy
phần ?
HS: 2 phần: Lõi và võ
GV: Đưa ra một số mẫu dây cụ thể để giới
thiệu cấu tạo
GV: Có mấy loại dây dẫn điện ?
HS: 2 loại: Dây trần, dây có võ bọc
GV: Đưa ra một số mẫu dây dẫn chính để
giới thiệu cho HS
GV: Dây trần có những loại dây nào ? làm
bằng vật liệu gì ?
HS: Dây trần 1 sợi, nhiều sợi
GV: loại dây nào được sử dụng nhiều hơn ?
Tại sao ?
HS: Dây trần nhiều sợi sữ dụng rộng rãi hơn
GV: Giải thích và dùng một số loại dây trần
đã chuẩn bị sẵn để giới thiệu
khoan tay , đục
II- Đặc điểm mạng điện sinh hoạt : 1) Khái niệm : Là mạng điện một pha , nhận điện từ mạng phân phối ba pha điện áp thấp
để cung cấp điện cho các thiết bị , đồ dùng điện và chiếu sáng
2) Đặc điểm của mạng điện sinh hoạt :
- Mạng điện sinh họat thường có trị số điện
áp là 127V và 220V Cuối nguồn điện áp
bị giảm do tổn thất trên đường dây Nên dùng MBA để điều chỉnh
- Mạng điện sinh hoạt gồm mạch chính và mạch nhánh Mạch chính giữ vai trò là mạch cung cấp , còn các mạch nhánh rẽ từ đường dây chính được mắc song song để
có thể điều khiển độc lập và là mạch phân phối điện tới các đồ dùng điện
- Các thiết bị điện , đồ dùng điện phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp mạng điện cung cấp
- Mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị đo lường , điều khiển , bảo vệ như : công tơ điện , cầu dao , cầu chì hoặc áp tô mát và các vật liệu cách điện bằng gỗ , ống ghen , nhựa
- Trên cơ sở những đặc điểm chung như trên nhưng với yêu cầu sử dụng điện khác nhau thì mỗi mạng điện có những thiết kế khác nhau
III- Dây cáp và dây dẫn điện : -Để truyền tải và phân phối điện năng người ta dùng dây cáp và dây dẫn điện
1) Dây dẫn điện :
- Cấu tạo : Gồm lõi dẫn điện bằng kim loại bọc ngoài là lớp vỏ cách điện và có loại dây còn có thêm lớp vỏ bảo vệ cơ học
- Phân loại : Có nhiều loại dây dây dẫn điện :+ Dựa vào lớp vỏ : dây trần và dây bọc
+ Theo vật liệu làm lõi : dây đồng , dây nhôm , dây nhôm lõi thép
+ Dựa vào số lõi : dây 1 lõi , dây 2 lõi , dây lõi
1 sợi , dây lõi nhiều sợi a) Dây trần :
- Dây trần một sợi bằng đồng được chế tạo bằng cách cán kéo đồng thành sợi và được gọi là dây đồng cứng
- Dây trần nhiều sợi bằng nhôm : được sử dụng rộng rãi , để tăng độ bền người ta chế tạo dây nhôm lõi thép
b) Dây bọc cách điện :
- Cấu tạo : gồm phần lõi và phần vỏ cách
Trang 11GV: Nêu cấu tạo của dây bọc cách điện ?
GV: Sự khác nhau giữa dây dẫn và dây cáp ?
GV: đưa ra một số mẫu dây cáp điển hình để
giới thiệu
GV: Dùng bảng mẫu một số loại cáp để giới
thiệu cho HS cấu tạo và phạm vi sử dụng
của từng loại
GV: Vật liệu cách điện dùng để làm gì?
HS:Cách li phần tử mang điện với phần tử
không mang điện
GV: Tác dụng của chúng trong từng trường
hợp ?
HS: Trả lời
Hoạt động 4: Tìm hiểu vật liệu cách điện:
GV: Yêu cầu của vật liệu cách điện là gì ?
HS: Độ bền cao, chịu nhiệt chống ẩm tốt
GV: Nêu một số vật liệu cách điện thường sử
dụng trong mạng điện sinh hoạt ?
HS: Sứ, gổ, cao su
điện Lõi là dây đồng hoặc nhôm , vỏ cách điện thường làm bằng cao su lưu hóa hoặc chất cách điện tổng hợp có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt khi sử dụng
- Có nhiều loại khác nhau tùy theo yêu cầu
sử dụng 2) Dây cáp điện :
- Khái niệm : Là loại dây dẫn điện có một hai hay nhiều sợi được bện chắc chắn với nhau trong vỏ bọc bảo vệ chung , chịu được lực kéo lớn
- Phân loại , cấu tạo và phạm vi sử dụng một
số loại cáp :+ Khi điện áp dưới 1000V và không chịu lực
cơ giới trực tiếp thường dùng loại cáp không
có vỏ bảo vệ cơ học , chỉ có vỏ cách điện + Cáp có vỏ bảo vệ dùng cho điện áp trên 1000V dùng ở nơi có nguy cơ nổ , chịu những tác động cơ học trực tiếp Loại cáp này còn được dùng trong những trường hợp phải chịu lực kéo lớn như những nơi có độ dốc cao IV- Vật liệu cách điện :
-Vật liệu cách điện dùng để cách ly các phần dẫn điện với nhau và giữa phần dẫn điện với phần không mang điện khác
- Yêu cầu của vật liệu cách điện : độ bền cách điện cao , chịu nhiệt tốt , chống ẩm tốt và có
độ bền cơ học cao
- Một số vật liệu cách điện thường được dùng trong mạng điện sinh hoạt như : sứ , gỗ, cao su lưu hóa , chất cách điện tổng hợp Các chất cách điện này được dùng làm vật liệu để chế tạo các vỏ bọc cách điện cho dây dẫn , puly , kẹp sứ , đế cầu chì , vỏ công tắc
4 Củng cố:
Mạng điện sinh hoạt có những đặc điểm gì ?
Dây cáp điện và dây dẫn điện
Vật liệu cách điện : Công dụng , yêu cầu
5 Dặn dò:
Chuẩn bị vật liệu để thực hành nối dây + Vật liệu: Dây dẫn đồng, đơn 1 lõi 1sợi 1,5 ly dài 1 mdây dẫn đồng, đơn 1 lõi nhiều sợi 2,5 ly dài 1 m
Trang 12- Biết cách nối nối tiếp và nối phân nhánh dây dẫn điện
2 Kỹ năng: Học sinh làm được các mối nối nối tiếp và phân nhánh dây dẫn điện Biết cách
sử dụng các dụng cụ lao động , thực hiện tốt các thao tác
3.Thái độ: Cẩn thận nghiêm túc an toàn
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên:
+ Chuẩn bị nội dung: Tài liệu điện dân dụng
+ Đồ dùng dạy học Kìm kẹp, dao, giấy nhám, dây dẫn 2 loại Dây 1 lõi 1 sợi và 1 lõi nhiều sợi
2 Kiểm tra bài củ:
- Hãy nêu đặc điểm của mạng điện sinh hoạt ?
- Nêu cấu tạo của dây dẫn điện ?
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề: Trong quá trình lắp đặt và sữa chữa thiết bị điện chúng ta phải
thực hiện các mối nối dây dẫn điện Làm thế nào để thực hiện các mối nối đảm bảo yêu cầu ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề đó
b Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1 Ôn tập
GV: Trong thực tế ta thường phải thực hiện
những loại mối nối nào ?
HS: Nối nối tiếp , nối phân nhánh
GV: Dùng mô hình trực quan giới thiệu các
mối nối
GV: Mối nối phải đảm bảo những yêu cầu
gì ?
HS: Kỹ thuật, bền đẹp
GV: Sau khi nối dòng điện không truyền
qua có được không ? Mối nối xong bị lỏng ,
GV: Đưa ra mối nối nối tiếp dây lõi mội sợi
đã hoàn thành giới thiệu cho HS Sau đó
dùng bảng mô hình tiến hành các bước nối
dây lõi 1 sợi để vừa giới thiệu vừa tiến
hành làm mẫu các thao tác Khi sử dụng
các dụng cụ , an toàn trong lao động
GV: Trên cơ sở đã giới thiệu và làm mẫu
các bước giáo viên phát vật liệu cho HS
thực hành thực hiện mối nối nối tiếp dây lõi
1 sợi
NỘI DUNG THỰC HÀNH1) Yêu cầu đối với mối nối:
- Dẫn điện tốt : điện trở mối nối nhỏ , diện tích tiếp xúc đủ lớn , mối nối phải chặt
- Có độ bền cơ học cao
- An toàn điện
- Đảm bảo về mặt kỹ thuật : gọn và đẹp 2)Nối dây lõi một sợi : Thực hiện hai mối nối phổ biến : nối nối tiếp và nối phân nhánh
a)Nối nối tiếp :
Các bước thực hiên :
- Bóc vỏ cách điện : Dùng kìm hoặc dao nhưng không được cắt vào lõi Độ dài lớp vỏ cách điện cần bóc phụ thuộc vào đường kính dây dẫn ( khoảng từ 15 - 20 lần đường kính dây dẫn ) để mối nối đủ chắc Có hai cách bóc :
+ Bóc cắt lệch : Cầm dao theo tư thế gọt bút chì , đặt dao vào điểm cắt và gọt lớp vỏ bọc 1 góc 30 độ Đối với dây có tiết diện nhỏ , nên dùng kìm tuốt dây để bóc vỏ cách điện
+ Bóc phân đoạn : Dùng cho dây có hai lớp cách điện Lớp cách điện ngoài cắt lệch với lớp trong khoảng 8-10 mm
- Cạo sạch lõi : Dùng giấy ráp cạo sạch lớp men cho đến khi thấy ánh kim để mối nối tiếp xúc tốt
Trang 13+ HS tiến hành thực hành
+ GV quan sát uốn nắn sữa chữa các thao
tác cũng như yêu cầu kỹ thuật nối dây cho
HS Hết thời gian , GV thu sản phẩm ,
đánh giá và cho điểm
GV phát vật liệu cho HS thực hành , thực
hiện mối nối phân nhánh dây lõi một sợi
GV quan sát hướng dẫn uốn nắn các thao
tác và yêu cầu kỹ thuật nối dây
Hết thời gian quy định GV thu sản phẩm để
đánh giá và cho điểm
GV nhận xét tiết thực hành , nêu những
lệch lạc mà HS còn mắc phải để khắc phục
sữa chữa
Hoạt động 2: Triển khai thực hành:
GV: Cho HS nhắc lại các bước tiến hành
nối nối tiếp dây lõi một sợi
Đưa ra mối nối phân nhánh cho HS quan
sát , giới thiệu dây chính dây nhánh
GV: Vừa giới thiệu thứ tự các bước thực
hiện vừa làm mầu cho HS quan sát , hướng
dẫn HS cách sử dụng các dụng cụ
Hoạt động 3 Tiến hành thực hành:
GV: Đưa ra 2 mối nối nối tiếp và nối phân
nhánh dây lõi nhiều sợi cho HS quan sát
GV: Vừa giới thiệu vừa làm mẫu trình tự
các bước thực hiện đối với mối nối phân
nhánh dây lõi nhiều sợi Chú ý các thao tác
sử dụng dụng cụ
GV: Vừa giới thiệu vừa làm mẫu trình tự
các bước thực hiện nối phân nhánh dây lõi
nhiều sợi
GV phát vật liệu cho HS thực hành , thực
hiện mối nối phân nhánh dây lõi một sợi
GV quan sát hướng dẫn uốn nắn các thao
tác và yêu cầu kỹ thuật nối dây
Hết thời gian quy định GV thu sản phẩm để
đánh giá và cho điểm
Cuối tiết GV nhận xét tiết thực hành , nêu
- Xiết chặt : Dùng hai kìm cặp các vòng ngoài cùng và vặn ngược chiều nhau Sau đó mối nối phải được quấn băng cách điện để đảm bảo an toàn
- Kiểm tra sản phẩm : Mối nối chặt , gọn , sáng và các vòng dây quấn đều và đẹp
Triển khai thực hành : b)Nối phân nhánh :
- Dây dẫn điện nối từ đường dây trục chính ra gọi là dây nhánh , chỗ nối giữa đường dây chính và dây nhánh gọi là mối nối phân nhánh , tiết diện dây chính và dây nhánh có thể khác nhau
- Dùng tay quấn dây nhánh lên dây chính
- Dùng kìm xoắn tiếp khoảng 7 vòng rồi cắt bỏ dây thừa mối nối đã hoàn thành
- Kiểm tra sản phẩm
Triển khai thực hành : 3)Nối dây lõi nhiều sợi : Thực hiện hai mối nối phổ biến : Nối nối tiếp và nối phân nhánh
a) Nối nối tiếp :
- Thư tự tiến hành tương tự như nối nối tiếp dây lõi một sợi , nhưng khi bóc vỏ cách điện cần hết sức cẩn thận để không làm đứt một sợi dây nào , khi cạo sạch phải làm sạch từng sợi
- Lồn lõi : Xòe đều hai đoạn lõi thành hình nan quạt , cắt sợi dây trung tâm khoảng 40 mm , lồng hai lõi vào nhau để chó các sợi đan chéo nhau
- Vặn xoắn : Lần lượt quấn và miết đều những sợi của lõi dây này lên lõi của dây kia , quấn khoảng 3 vòng thì cắt bỏ đoạn dây thừa Trong lúc quấn phải chú ý về mặt kỹ thuật ,
vì nối không đều hoặc lỏng thì sẽ không thế sữa chữa được
- Kiểm tra sản phẩm : Mối nối phải đạt được
Trang 14dụng cụ cho HS mượn , làm vệ sinh lớp học
các yêu cầu chặt , chắc chắn , đều và đẹp b) Nối phân nhánh :
- Thứ tự thực hiện các bước bóc vỏ cáh điện
và làm sạch lõi như trên
- Nối dây : Tách lõi phân nhánh thành hai phần bằng nhau Đặt lõi dây nhánh vào giữa đoạn lõi dây chính và lần lượt vặn xoắn từng nữa lõi dây nhánh về hai phía của dây chính khoảng từ 3-4 vòng , cắt bỏ dây thừa Chiều quấn của hai phía ngược chiều nhau,
- Kiểm tra đánh giá sản phẩm
4 Củng cố :
- Mối nối cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ?
- Quy trình thực hiện các bước nối dây đối với từng loại mối nối ?
5 Dặn dò:
- Học kỹ bài , quan sát các mối nối ở hộp nối dây , mối nối ở cầu chì , ổ điện
- Chuẩn bị kìm , dao , công tắc , ổ cắm , cầu chì , vật liệu hàn , dây dẫn , băng dính
- HS nắm vững phương pháp nối dây dẫn điện ở hộp nối dây , hàn và cách điện mối nối
- Nối được một số mối nối ở hộp nối dây
- Hàn và cách điện mối nối bằng băng dính cách điện và ống ghen
2 Kỹ năng: Học sinh làm được mối nối ở hộp đấu dây mối nối phải đạt được các yêu cầu : có độ bền cơ học cao, an toàn điện và đẹp
3.Thái độ: Chăm chỉ cẩn thận, đúng kỹ thuật
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên:
+ Chuẩn bị nội dung: Tài liệu điện dân dung
+ Đồ dùng dạy học : Kìm kẹp, kìm mỏ tròn, dao, giấy nhám, dây dẫn, công tắc , ổ cắm , cầu chì , đầu nối, hộp nối
* Học sinh:
+ Kìm kẹp, dao, giấy nhám, dây dẫn, ổ cắm , phích cắm , cầu chì , công tắc , 4 em một hộp nối bằng nhựa
D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1 Ôn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2 Kiểm tra bài củ:
- Các yêu cầu đối với mối nối ?
- Các bước tiến hành nối nối tiếp đối với dây lõi một sợi
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề: Khi cần nối dây dẫn với các thiết bị bảo vệ, điều khiển của
mạng điện hoặc trong các trường hợp mối nối không yêu cầu cao về cơ học như lực căng, sức kéo thì người ta thường dùng các hộp đấu dây
b Triển khai bài dạy:
Trang 15Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1 Trình bày cách làm
GV : Nêu một số mối nối dây dẫn với
các chi tiết của thiết bị điện ?
HS: Trả lời
GV: Khi thực hiện những mối nối này
người ta làm theo những bước nào ?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu các bước theo trình tự
Vừa giới thiệu vừa làm mẫu cho HS
quan sát
GV: Có mấy loại đầu nối ?
HS:3, khuyên kính, khuyên hỡ, nối
thẳng
GV: Đưa ra một số mối nối cho HS
quan sát như : mối nối ở cầu chì , ổ cắm
, phích cắm
GV: Giới thiệu các loại đầu nối và làm
mẫu cho HS quan sát
GV: Giới thiệu cách nối bằng vít và nối
bằng hộp nối dây Sau đó làm mẫu cho
HS quan sát , chú ý cách đặt vòng
khuyên
GV: Trong quá trình thực hành GV tiến
hàn làm mẫu , hướng dẫn HS làm theo
Chú ý thao tác sử dụng các dụng cụ của
HS để uốn nắn sữa chữa cho đúng
1) Nối dây dẫn điện ở hộp nối dây :Trình tự các bước thực hiện :
a) Bóc vỏ cách điện :
- Dùng dao hoặc kìm cắt bỏ lớp vỏ cách điện ở đoạn đầu dây một khoảng bằng chu vi của vít cộng với 20-30mm (đối vơi khuyên kín ) , hoặc bằng chu vi của vít cộng thêm 3-5mm ( khuyên hở) b)Làm sạch lõi :
- Dùng giấy ráp làm sạch lõi Với lõi nhiều sợi trong một số trường hợp cần tẩm thiếc cho cứng để đảm bảo yêu cầu của mối nối Lớp thiếc phải bám chắc , mỏng đều và láng bóng
c)Làm đầu nối :
- Làm khuyên kín : Dùng kìm đầu tròn uốn lõi thành hình vòng khuyên Đường kính vòng khuyên phải lớn hơn đường kín vít một chút Sau khi uốn đủ vòng , đầu lõi được xoắn từ 1-2 vòng vào lõi dây Chiều uốn của vòng khuyên cùng chiều xiết chặt của vít
- Làm khuyên hở : tương tự như làm khuyên kín , đường kính vòng khuyên phải lớn hơn đường kính vít
- Làm đầu nối thẳng : Nếu nối bằng lỗ có vít (hốc vít ) thì làm đầu nối thẳng Độ dài cần bóc của đầu nối thẳng dài hơn chiều sâu của lỗ một chút Nếu
lỗ quá lớn thì gập đôi đầu lõi d)Nối dây : Sau khi làm đầu nối đặt vòng khuyên lên chỗ nối , đặt vòng đệm rồi dùng bu lông hoặc đai ốc vặn chặt vít lại
+ Nối bằng vít + Nối bằng hộp nối dây e) Kiểm tra đánh giá sản phẩm : Triển khai thực hành :
+ Giáo viên kiểm tra dụng cụ chuẩn bị của HS , phát vật liệu cho HS thực hành
* Thực hiện mối nối với cầu chì :+ Bóc vỏ cách điện : Độ dài cần bóc dài hơn chiều sâu của lỗ một chút Thực hiện đối với dây lõi 1 sợi
+ Làm sạch lõi + Nối dây : Đút đầu nối vào hốc vít , sau đó dùng tua vít xiết chặt lại
• Thực hiện mối nối đối với ổ điện : + Bóc vỏ cách điện : Thucự hiện với dây lõi 1 sợi chú ý cách tính chiều dài đoạn bóc vỏ
+ Làm sạch lõi : Dùng giấy ráp + Làm đầu nối : Làm khuyên hở ,dùng kìm mỏ tròn để nối Chú ý làm vừa sít với đường kính của vít
+ Nối dây : Đặt vòng khuyên lên chỗ nối , đặt vòng
Trang 16Hoạt động 2 Thực hành hàn và cách
điện
GV: Vừa giới thiệu từng bước vừa làm
mẫu cho HS quan sát Chú ý làm sạch
thật kỹ mối nối trước khi hàn thì thiếc
hàn mới bám vào được
+ Làm đầu nối : Làm khuyên kín + Nối dây : Đặt vòng khuyên lên chỗ nối , đặt vòng đệm rồi xiết chặt , cắt bỏ dây thừa Chú ý chiều của vòng khuyên
• Kiểm tra đánh giá sản phẩm : + Cho HS kiểm tra lại tất cả các sản phẩm + HS nộp lại sản phẩm
+ GV đánh giá , nhận xét sản phẩm của HS
2) Hàn và cách điện mối nối : a) Hàn mối nối : Trình tự các bước thực hiện :+ Đánh bóng mối nối bằng giấy ráp để làm sạch tạp chất và ôxít đồng bên ngoài , làm cho mối nối chắc chắn
+ Láng nhựa thông : Giúp mối hàn không bị ôxy hóa vì quá nhiệt , đồng thời giúp vật liệu hàn dễ chảy trên mặt mối hàn
+ Dùng vật liệu hàn để hàn : Vật liệu hàn thường là hợp kim thiếc có nhiệt độ nóng chảy khoảng 2000 b) Cách điện mối nối :
- Sau khi hàn xong phải bọc cách điện mối nối để dây điện có hình dáng cũ và đảm bảo an toàn điện Phương pháp cách điện : lồng ống ghen hoặc quấn băng cách điện
3) Triển khai thực hành : a) Hàn mối nối :
+ Phát mỏ hàn , thiếc hàn , nhựa thông cho từng học sinh
+ Tiến hành các bước hàn như hướng dẫn + Yêu cầu : Lớp thiếc phải bám chắc , mỏng đều và láng bóng
b) Cách điện mối nối : + Cách điện bằng băng dính + Cách điện bằng ống ghen 4)Kiểm tra đánh giá sản phẩm : + GV thu sản phấm đánh gía và cho điểm 5) Tổng kết thực hành và vệ sinh :
+ -GV nhận xét , cho hs thu dọn dụng và vệ sinh
4 Củng cố:
- Nhắc lại quy trình các bước nối dây ở hộp nối dây
- Phương pháp hàn và cách điện mối nối
5 Dặn dò:
Chuẩn bị các loại dụng cụ làm điện để học cách sử dụng Nhất là kìm điện, tua vít, bút thử điện
Trang 172 Kỹ năng: Thao tác đúng các dụng cụ cầm tay thông dụng
3.Thái độ: Chăm chỉ, cẩn thận và nghiêm túc
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành-Đàm thoại vấn đáp
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên:
+ Chuẩn bị nội dung: Tài liệu điện dân dụng
+ Đồ dùng dạy học Các loại dụng cụ cầm tay hiện có trong trường, bảng gỗ và vít
* Học sinh:
+ Kìm kẹp, tua vít, bút thử điện
D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2 Kiểm tra bài củ:
Nêu các bước tiến hành nối nối tiếp đối với dây lõi 1 sợi
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề:
Trong nghề điện dân dụng ngoài dụng cụ đo và kiểm tra còn cần một số dụng cụ khác, hôm
nay thầy trò chúng ta cùng nghiên cứu thêm những dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện
b Triển khai bài mới:
Hoạt động 1 Tìm hiểu các dụng cụ dùng
trong lắp đặt điện
GV: Thước dùng để làm gì ?
HS: Đo chiều dài, khoãng cách
GV: Các loại thước thường gặp ?
HS: Thước thẳng, thước cuộn
GV: Giới thiệu dụng cụ pan me , công
dụng cách đo và cách đọc các trị số trên
thang đo Đưa ra một số vật để đo và đọc
kích thước trên thang đo cho HS quan sát
GV: Giới thiệu dụng cụ thước cặp như tài
liệu Đưa ra 1 số vật để đo đường kính
ngoài , đường kính lỗ , chiều sâu của lỗ
và đọc các trị số trên thang đo cho HS
GV: Có mấy loại tua vít ?
HS: Có 2 loại:2 chấu và 4 chấu
I- Các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện : 1)Thước :
- Dùng đo chiều dài , khoảng cách cần lắp đặt điện
- Các loại thước : Thước xếp , thước cuộn 2)Panme :
Khi cần đo chính xác đường kính dây điện ( tới 1/100mm)
3)Thước cặp : + Dùng đo kích thước bao ngoài của một vật hình cầu , hình trụ , kích thước các lỗ và chiều sâu của các lỗ bậc
+ Cách đo : Đặt thước vuông góc với vật cần
đo , chỉnh hai má thước ( má trong đo kích thước bao ngoài , má ngoài đo lỗ ) tiếp xúc vừa phải với vật đo Vạch 0 trên má kẹp di động sẽ chỉ số đo được trên thân thước
4)Búa nhổ đinh : + Dùng đóng và nhổ đinh 5)Cưa sắt :
+ Dùng cưa cắt những ống nhựa và kim loại 6)Tua vít :
+ Dùng để tháo lắp các ốc vít + Các loại tua vít : dẹt , chấu
Trang 18GV: Đưa ra 1 số loại tua vít để giới thiệu
cụ thể và cách sử dụng
GV: Đưa ra các loại kìm để giới thiệu
công dụng và cách sử dụng
GV: Đưa ra khoan điện cầm tay và khoan
tay để giới thiệu cách sử dụng của từng
+ Dùng cắt dây điện , tuốt dây , giữ dây khi nối + Các loại kìm : Kìm cắt , kìm mỏ nhọn , kìm tuốt dây
9)Khoan : + Dùng khoan lỗ trên gỗ , kim loại và bê tông để lắp đặt thiết bị và đi dây
+ Các loại khoan : Khoan điện cầm tay , khoan tay
10) Mỏ hàn điện : + Dùng để hàn mối nối các chi tiết + Các loại mỏ hàn : Mỏ hàn điện trở , mỏ hàn xung
THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT
A MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: HS nắm được khái niệm , cấu tạo , nguyên lý làm việc và cách sử dụng của một số khí cụ và thiết bị của mạng điện sinh hoạt
2 Kỹ năng: Nhận biết cấu tạo, chức năng, phạm vi sử dụng của một số khí cụ và thiết
bị điện của mạng điện sinh hoạt nhất là cách lắp đặt chúng
3.Thái độ: Chăm chỉ, cẩn thận và nghiêm túc
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại vấn đáp
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên:
+ Chuẩn bị nội dung: Tài liệu điện dân dung
+ Đồ dùng dạy học Các loại khí cụ và thiết bị điện thông dụng, như cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm, áp tô mát , phích điện
* Học sinh: Tua vít, Công tắc,ổ cắm, cầu chì
D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2 Kiểm tra bài củ:
- Nêu công dụng của một số dụng sau : Tua vít , khoan , kìm , mỏ hàn
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề: Trong mạng điện sinh hoạt, ngoài hệ thống dây dẫn ta còn gặp các
khí cụ và thiết bị điện Vậy chúng có cấu tạo như thế nào , nguyên lý làm việc ra sao , cách sử dụng như thế nào ? Khí cụ là gì? Thiết bị điện là gì?Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay
b Triển khai bài dạy:
Trang 19Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1 Nghiên cứu cầu dao
GV: Giới thiệu khái niệm khí cụ điện
và thiết bị điện để HS phân biệt được
2 loại này Có thể dùng mô hình
mạng điện sinh hoạt để minh họa
GV: Cầu dao dùng để làm gì ?
HS: Đóng cắt dòng điện
GV: Dùng trực quan để giới thiệu
khái niệm cầu dao
GV: Ta thường gặp các loại cầu dao
GV: Ở vị trí nào thì mạch điện được
nối ? ở vị trí nào thì mạch điện bị
cắt ?
HS: Khi hai bộ phận tiếp điện với
nhau thì mạch điện được nối
Hoạt động 2 Tìm hiểu áptômát
GV: Áptômát được lắp ở đâu trong
mạng điện ?
HS: Được lắp ở đường dây chính sau
công tơ điện
GV: Liện hệ : Vì cầu dao dùng đóng
cắt toàn bộ mạng điện nên trước khi
sữa chữa điện ta phải cắt cầu dao
GV: Giới thiệu các khái niệm về
trạng thái làm việc không bình
thường của mạch điện như : quá tải ,
ngắn mạch , sụt áp và tác hại của
nó Sau đó giới thiệu khái niệm
áptômát Lưu ý nhấn mạnh thêm
chức năng bảo vệ mà cầu dao không
có
GV: Dùng trực quan giới thiệu khái
niệm Nhấn mạnh cụm từ : " tự động
cắt " nên còn gọi là cầu dao tự
động Hoạt động 3 Nghiên cứu cầu
chì:
GV: Cầu chì dùng để làm gì trong
mạch điện ?
HS: Dùng để bảo vệ thiết bị điện và
lưới điện tránh khỏi nguồn điện ngắn
b) Phân loại : Tùy theo cách chia : + Theo số pha có : 1 pha và 3 pha + Theo nhiệm vụ có : đóng cắt và đổi nối + Theo điện áp định mức có : 250V và 500Vc) Cấu tạo : Gồm 3 bộ phận chính :
+ Bộ phận tiếp điện động + Bộ phận tiếp điện tĩnh + Vỏ
d) Nguyên lý làm việc : Khi hai bộ phận tiếp điện tiếp xúc với nhau thì mạch điện được nối Khi chúng tách rời nhau thì mạch điện bị cắt
e) Cách sử dụng : được lắp ở đường dây chính sau công tơ điện dùng để đóng cắt toàn bộ mạng điện 2) Áptômát :( Cầu dao tự động )
a) Khái niệm : Là khí cụ điện dùng để đóng và tự động cắt mạch điện , bảo vệ quá tải , ngắn mạch , sụt áp
b) Phân loại : có nhiều loại tùy theo cách chia :+ Theo số pha có : 1 pha , 2 pha , 3 pha + Theo công dung có : Áptômát dòng điện cực đại ,
áp tô mát điện áp thấp c) Cấu tạo : như tranh vẽ d) Nguyên lý làm việc : Ở trang thái bình thường , sau khi đóng điện , áptômát được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc răng 1 khớp với cần răng
5 Khi mạch điện qúa tải hay ngắn mạch , nam châm điện sẽ hút phần ứng 4 xuống làm nhả móc 1 , cần 5 được tự do Kết quả các tiếp điểm của áptômát được mở ra dưới tác dụng của lực lò xo
6 , mạch điện bị ngắt e) Cách sử dụng : Được lắp ở đường dây chính , sau công tơ điện
3) Cầu chì : a) Khái niệm : Là loại khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị điện và lưới điện tránh khỏi dòng điện ngắn mạch
b) Phân loại :Có nhiều loại : Cầu chì hộp , cầu chì ống , cầu chì nắp vặn , cầu chì nút
a) Cấu tạo : Gồm 3 bộ phận : + Chốt giữ dây dẫn : Làm bằng đồng được bắt chặt vào vỏ và dây chảy
+ Dây chảy thường là dây chì tròn ( có thể bằng
Trang 20thường sử dụng loại cầu chì nào ?
HS: ta thường sữ dụng cầu chì hộp
GV: Giới thiệu kỹ cấu tạo và nguyên
lý làm việc của cầu chì hộp
GV: Lưu ý tiết diện của dây chảy có
nhiều cỡ khác nhau ứng với trị số của
cường độ dòng điện cực đại
GV: Tại sao tiết diện dây chảy của
cầu chì mạch nhánh phải lớn hơn
GV: Loại công tắc nào được sử dụng
nhiều trong mạch điện sinh hoạt ?
HS: Công tắc ấn
GV: Giới thiệu kỹ cấu tạo và nguyên
lý làm việc của công tắc ấn
GV: Công tắc được lắp ở đâu trong
mạch điện ?
HS: Được lắp ở dây pha sau cầu chì
Hoạt động 5 Tìm hiểu ổ điện, phích
điện:
GV: Ổ điện dùng để làm gì ?
HS: Dùng để lấy điện
GV: Đưa ra 1 số loại ổ điện để giới
thiệu cấu tạo
GV: Giới thiệu cách sử dụng ổ điện
trong mạch điện
GV: Phích điện dùng để làm gì ?
HS: Để lấy điện từ ổ điện
GV: Đưa ra một số loại phích điện để
nhôm , đồng ) tiết diện được chọn theo giá trị của dòng điện cực đại
+ Vỏ : thường làm bằng sứ cách điện có ghi điện áp
và dòng điện định mức Đế cầu chì được bắt chặt vào bảng điện
b) Nguyên lý làm việc : Khi có hiện tượng ngắn mạch dây chảy bị đứt cắt mạch điện
c) Cách sử dụng : Dây chảy của cầu chì được nối nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ Khi lắp đặt mạng điện cần phải tính toán đảm bảo cầu chì mạch chính có tiết diện lớn hơn cầu chì mạch nhánh
4) Công tắc điện : a) Khái niệm : Là khí cụ điện dùng để đóng ngắt dòng điện bằng tay đối với mạch điện công suất nhỏ , được sử dụng ở điện áp 1 chiều đến 440V và xoay chiều đến 500V
b) Phân loại : Có nhiều loại : + Theo số chỗ nối có : Công tắc đơn , công tắc kép
+ Theo bộ phận tác động có : công tắc gạt , công tắc xoay , công tắc ấn
c) Cấu tạo : Có 3 bộ phận chính : + Bộ phận tác đông : làm bằng nhựa hoặc sứ + Bộ phận tiếp điện gồm phần động và phần tĩnh , làm bằng đồng , đôi khi có thêm lò xo
+ Vỏ : làm bằng nhựa hoặc sứ để cách điện và bảo
vệ phần dẫn điện d) Nguyên lý làm việc : Nhờ bộ phận tác động có thể thay đổi vị trí của bộ phận tiếp điện động để đóng hoặc cắt mạch điện
e) Cách sử dụng : Công tắc điện được mắc ở dây pha , sau cầu chì , trước phụ tải và thường đặt cố định trên bảng điện
5) Ổ điện : a) Khái niệm : Là thiết bị điện dùng để lấy điện Ổ điện giữ vai trò của nguồn điện
b) Phân loại : có nhiều loại :+ Theo chỗ lấy điện có : 1 chỗ lấy điện , nhiều chỗ lấy điện
+ Theo hình dáng lỗ có : lỗ tròn , lỗ dẹt
c) Cấu tạo : Có 2 bộ phận chính : + Vỏ : làm bằng sứ hoặc nhựa + Bộ phận tiếp điện : Bằng đồng có vít giữ đầu dây dẫn điện
d) Cách sử dụng : Thường lắp cố định trên bảng điện ,
là chỗ lấy điện vào đồ dùng điện 6) Phích điện :
a) Khái niệm : Là thiết bị điện dùng để lấy điện từ ổ điện
b) Phân loại : có nhiều loại như : tháo được , không
Trang 21giới thiệu cấu tạo và cách sử dụng tháo được , chốt cắm tròn , vuông , dẹt
c) Cấu tạo : Có 2 bộ phận chính : + Thân : bằng nhựa hoặc sứ , có lỗ để lắp chốt tiếp điện và lỗ để luồn dây điện
+ Chốt tiếp điện : bằng đồng , 1 đầu nối với dây dẫn , 1 đầu cắm vào ổ điện
d) Sử dụng : Dùng nối với dây dẫn đưa điện từ ổ điện vào đồ dùng điện
3.Thái độ: Chăm chỉ, cẩn thận và sáng tạo
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại vấn đáp
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên:
+ Chuẩn bị nội dung: Tài liệu điện dân dung, Tài liệu tham khảo
+ Đồ dùng dạy học Hình vẽ, kết hợp sơ đồ mạng điện trong phòng học
* Học sinh:Tìm hiểu cách lắp đặt ở gia đình
D TIẾN HÀNH BƯỚC LÊN LỚP
1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2 Kiểm tra bài củ:
1 Trình bày cấu tạo và cách sử dụng của cầu dao
2 Trình bày cấu tạo và cách sử dụng của cầu chì
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề: Khi thiết kế và lắp đặt mạng điện trong nhà, tùy yêu cầu sử dụng
và đặc điểm môi trường của nơi đặt dây dẫn mà người ta áp dụng phương pháp lắp đặt dây dẫn
và thiết bị điện cho phù hợp
b Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1 Nghiên cứu lắp đặt kiểu
GV: Cách lắp đặt này được thực hiện
I LẮP ĐẶT KIỂU NỔI DÙNG ỐNG LUỒN DÂY+ Đặc điểm : Được dùng nhiều trong mạng điện gia đình Cách lắp đặt này đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
và mỹ thuật và cũng tránh được tác động xấu của môi trường Đường ống được đặt nổi song song với vật kiến trúc
+ Các loại ống : Ống tròn PVC hoặc ống bọc tôn ,
Trang 22như thế nào ?
HS: Trả lời
GV: Nêu các loại ống luồn dây
thường dùng , các phụ kiện đi theo ?
HS: Ống vuông, có đinh đóng
GV: Phương pháp lắp đặt kiểu nổi
gồm mấy bước ?
HS: 3 bước vạch dấu ,lắp đặt, đi dây
GV: Dùng mô hình đi dây kiểu nổi
trong phòng để giới thiệu cụ thế
GV: đưa ra một số mẫu vật : quả nở ,
gỗ tickê để giới thiệu cho HS
GV: Đưa ống tròn và dây dẫn ra và
hướng dẫn cách đi dây
Hoạt động 2 Nghiên cứu cách lắp
kiểu nổi trên puli sứ và kẹp sứ:
GV: Lắp đặt kiểu nổi trên puli sứ và
sứ kẹp thường dùng ở đâu ?
HS: Nơi ẩm ướt ngoài trời
GV: Ưu nhược điểm của phương
pháp này so với kiểu ống luồn dây ?
HS: Trả lời
GV: Dùng mô hình đi dây trên puli
sứ trong phòng để giới thiệu
GV: Đưa puli sứ và dây dẫn ra và
hướng dẫn cách đi dây và buộc dây
thêm vào puli sứ cho HS nắm
ống vuông có nắp đậy + Các loại phụ kiện đi với ống : Ống nối chữ T , ống nối chữ L , vòng ốp
+ Việc lắp đặt mạng điện nổi gồm 3 bước : Vạch dấu định vị , lắp đặt và đi dây
1 Vạch dấu :
- Dựa vào sơ đồ lắp đặt mạng điện vạch dấu các điểm lắp đặt bảng điện , thiết bị điện lên mặt tường , trần nhà
a Vạch dấu vị trí đặt bảng điện
Dùng thước đo từ mặt đất lên mép bảng điện khoảng 1,3 m đến 1,5 m cách mép tường cửa ra vào 20 cm
b Vạch dấu các lỗ bắt vít bảng điệnĐặt bảng điện lên vị trí đã vạch , dùng bút chì đánh dấu chu vi bảng điện , đánh dấu 4 lỗ vuông bắt vít vào 4 góc bảng điện vặn vít
c Vạch dấu điểm đặt các thiết bị
Đặt thiết bị lên và dùng bút chì để vạch dấu
d Vạch dấu đường đi dây và dọc theo đường đi đánh dấu các điểm đặt vòng ốp dây
2 Lắp đặt
- Bắt vít vào nêm gỗ đặt chìm trong tường hay bắt trên bu lông , côngxon đã được chèn sẵn vào tường , dùng quả nở để bắt vít cho chắc chắn
- Lắp bảng điện và các phụ kiện giá lắp thiết bị điện
• Đi dây trong ống luồn dây :
- Các ống được cố định trên tường hay trần nhà nhờ vòng ốp
- Dây dẫn đặt trong ống phải là dây có bọc cách điện , tiết diện dây dẫn luồn không vượt quá 40% tiết diện ống
- Không luồn dây khác điện áp vào chung 1 ống
- Không được nối dây trong đường ống , phái nối dây tại hộp nối dây
- Nên luồn dây vào ống trước khi lắp cố định đường ống lên tường
II- LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN KIỂU NỔI TRÊN PULi
SỨ VÀ SỨ KẸP :
- Đặc điểm : được áp dụng ở những nơi ẩm ướt , ngoài trời, dưới mái che và đòi hỏi không bị những tác động cơ học phá hỏng dây dẫn
- Các công đoạn : Vạch dấu , định vị , lắp đặt và đi dây Công đoạn vạch dấu , định vị , và lắp đặt tương tự như kiểu nối dùng ống luồn dây
1) Đi dây trên puli sứ :
- Dây dẫn được cố định trên puli đầu tiên , sau đó căng thẳng và cố định ở puli tiếp theo như vậy cho đến puli cuối cùng
- Để dây dẫn được ổn định cần buộc vào puli bằng một dây đồng hay dây thép nhỏ Có 2 cách : Buộc
Trang 23GV: đưa dây dẫn và kẹp sứ để hướng
dẫn cách đi dây
GV: Khi lắp đặt dây dẫn trên puli sứ
và sứ kẹp cần lưu ý những điều gì ?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu các yêu cầu công
nghệ khi lắp đặt dây dẫn trên puli sứ
GV: Giới thiệu cách lắp đặt và yêu
cầu của mạng điện kiểu ngầm Lưu ý
các ống kim loại phải nối đất
đơn và buộc kép 2) Đi dây trên kẹp sứ :
- Cho dây dẫn vào rãnh đặt dây , dùng tua vít vặn chặt đinh vít
- Dùng cán tua vít vuốt thẳng dây dẫn , lắp tiếp vào kẹp sứ thứ 4 , sau đó quay lại lắp tiếp vào kẹp sứ thứ 2 và thứ 3 , làm như vậy việc lắp đặt sẽ nhanh , đường dây thẳng
3) Yêu cầu công nghệ khi lắp đặt dây dẫn trên puli sứ
và kẹp sứ :
- Đường dây phải sông với vật kiến trúc , cao hơn mặt đất 2,5 m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm
- Khi dây dẫn đổi hướng hoặc giao nhau phải tăng thêm puli hoặc ống sứ
- Đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống sứ phải nhô ra khỏi tường 10mm
- Tại các điểm ngoặt hoặc rẽ nhánh của dây dẫn phải bắt thêm puli , sứ kẹp ở bên trong
- Khoảng cách giữa hai dây dẫn và giữa hai puli hoặc sứ kẹp được tính theo tiết diện dây
III- LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN KIỂU NGẦM :
- Mạng điện được lắp đặt ngầm là dây dẫn được đặt trong ống , trong các rãnh ngầm trong tường , trần ,sàn bê tông Cách lắp đặt này đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và cũng tránh được tác động của môi trường đến dây dẫn
- Dây dẫn được luồn vào ống thép mạ trong có lót cách điện hoặc ống nhựa Các ống đặt dây và các hộp đầu dây được cố định vào cốt thép trước khi
đổ bê tông
Yêu cầu :
- Tiến hành lắp đặt trong đièu kiện khô ráo
- Phải dùng hộp nối dây ở chỗ nối đường ống
- Số dây hoặc tiết diện dây dẫn phải dự tính việc tăng thêm nhu cầu tiêu thụ điện sáu này , nhưng không vượt quá 40% tiết diện ống
- Bên trong lòng ống phải sạch , miệng ống phải nhẵn
- Không luồn chung dây dẫn điện xoay chiều , 1 chiều và các đường dây không cùng điện áp vào cùng 1 ống
- Bán kính cong của ống khi đặt trong bê tông không được nhỏ hơn 10 lần đường kính ống
- Để đảm bảo an toàn điện , tất cả các ống (kim loại ) đều phải nối đất
4 Củng cố:
- Nhắc lại quy trình lắp đặt mạng điện kiểu nổi và đặt ngầm
Trang 245 Dặn dò:
- Học kỹ bài , tìm hiểu một số ký hiệu quy ước trong sơ đồ điện
- Tìm hiểu một số mạng điện thường gặp
Ngày soạn : 16/11/2009
Tiết :22 – 23 - 24
THỰC HÀNH LẮP BẢNG ĐIỆN
3.Thái độ: Chăm chỉ, cẩn thận và sáng tạo
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên:
+ Chuẩn bị nội dung: Tài liệu điện dân dung
+ Đồ dùng dạy học Vật liệu :Bảng điên gỗ 15 x 25 mm , cầu chì, công tắc, ổ cắm ,bóng đèn , dây dẫn điện ,giấy ráp , băng dính và dụng cụ : Kìm các loại , tua vít , khoan tay ,bút thử điện
* Học sinh: Kìm các loại , tua vít giấy ráp , băng dính
D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2 Kiểm tra bài củ:
1 Vẽ ký hiệu quy ước của một số khí cụ và thiết bị điện : Công tắc , cầu chì , ổ cắm ,bóng đèn
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề: Chúng ta nhìn vào các bảng điện được lắp đặt ở trong phòng học,
cách lắp đặt nó như thế nào? Tiết này mổi em tự lắp đặt một bảng điện gồm 1 công tắc, 1 ổ cắm, 1 cầu chì
b Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1 Nêu phương án:
GV: Chúng ta nhìn vào các bảng điện
được lắp đặt ở trong phòng học, cách
lắp đặt nó như thế nào? Bây giờ tự
chúng ta sẽ lắp đặt một bảng điện gồm
1 công tắc, 1 ổ cắm, 1 cầu chì như vậy
GV: kiểm tra vật liệu và dụng cụ của
1 ổ cắm , 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn + Nắm được các bước tiến hành lắp bảng điện + Lắp đặt được bảng điện gồm 1 cầu chì , 1 ổ cắm ,
1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn + Làm việc nghiêm túc , chính xác , khoa học an toàn
2) Chuẩn bị : Vật liệu : Bảng điện Ổ điện đơn , cầu chì công tắc, bóng đèn, dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính
+ Dụng cụ : Kìm các loại , tua vít , khoan tay 3)Kiểm tra sơ bộ các thiết bị điện:
+ Cầu chì,ổ điện,công tắc,bóng đèn, đui đèn : Không nứt bể , tiếp xúc tốt , nhạy
4)Nội dung thực hành : a) Vẽ sơ đồ nguyên lí :
Trang 25khí cụ thiết bị điện ?
HS: Trả lời
GV : Gọi 1 HS vẽ sơ đồ nguyên lý cho
cả lớp bổ sung hoàn chỉnh , cuối cùng
giáo viên đưa tranh vẽ cho HS vẽ vào
vở
GV : Gọi 1 HS vẽ sơ đồ lắp đặt cho cả
lớp bổ sung hoàn chỉnh các phương án
và chọn phương án tối ưu , cuối cùng
giáo viên đưa tranh vẽ cho HS vẽ vào
vở Chú ý cách đi dây giữa các phần tử
trong mạch điện
Hoạt động 2: Tiến hành thực hành
GV : Đưa bảng điện , công tắc , ổ cắm ,
cầu chì , đo kích thước của từng loại ,
xác định vị trí của từng loại trên bảng
điện , vạch dấu vị trí của từng loại
Cuối cùng đưa tranh vẽ có vẽ sẵn kích
thước để HS thực hiện Cho HS tiến
hành khoan , chú ý uốn nắn thao tác
khoan cho HS , lưu ý lỗ khoan xuyên
và không xuyên
GV : Phần này GV thao tác mẫu cho
HS quan sát , chú ý làm các đầu nối tùy
theo cấu tạo của từng loại khí cụ và
thiết bị , cách đi dây đúng theo sơ đồ
lắp đặt , hạn chế tối đa các mối nối
HS : Tập trung quan sát
GV : Hướng dẫn HS cách buộc nút
trong đui đèn
GV: Kiểm tra cách đi dây theo sơ đồ
lắp đặt , các mối nối phải chặt
GV: Hướng dẫn HS thao tác theo đúng
thứ tự các bước , chú ý các thao tác khi
sử dụng các dụng cụ Chú ý các kích
thước phải chính xác
GV : Chú ý cách làm đầu nối cho từng
loại khí cụ điện , đầu nối dây lưu ý
không để lại mối nối để đảm bảo an
toàn điện
GV : Lưu ý các hư hỏng thường gặp
khi kiểm tra sản phẩm Chú ý các đầu
nối không được thừa lõi ra ngoài
b)Vẽ sơ đồ lắp đặt : c) Vạch dấu và khoan : Tiến hành vạch dấu các vị trí :
+ Vị trí của công tắc ổ cắm , cầu chì
+ Lỗ bắt vít bảng điện vào tường , + Lỗ luồn dây dẫn điện
+ Lỗ bắt vít các khí cụ và thiết bị + Tiến hành khoan : Sử dụng khoan tay d) Lắp đặt dây dẫn và khí cụ điện : + Cầu chì , công tắc được mắc ở dây pha + Đi dây : Theo thứ tự các bước lắp đặt bảng điện ,
đi các đường dây xuống bảng điện và đường dây
ra đèn Đầu dây nối với nguồn sẽ đấu sau cùng + Khi nối dây vào đui đèn phải buộc một nút ở trong đui đèn để tránh tổn hại đến dây dẫn bởi sức nặng của đèn
e) Kiểm tra mạch điện : + Nối mạch điện vào nguồn điện , dùng bút thử điện để kiểm tra dây pha
Triển khai thực hành+ Phát vật liệu cho HS Theo đề bài gồm : 1 bảng điện , 1 cầu chì ,1 ổ cắm , 1 công tắc , 1 bóng đèn , dây xúp
+ Yêu cầu HS phải bám sơ đồ lắp đặt để thực hành
+ Hướng dẫn HS thứ tự thực hiện các bước lắp bảng điện
1) Vạch dấu : + Đo kích thước bảng điện và các thiết bị điện + Căn cứ vào sơ đồ lắp đặt đặt cầu chì , ổ cắm , công tắc lên bảng điện để vạch dấu
+ Xác định lỗ khoan xuyên để bắt vít các thiết bị lên bảng điện
Xác định các lỗ khoan xuyên để luồn dây , lỗ để bắt vít bảg điện vào tường
2) Lắp đặt dây dẫn và khí cụ điện :+ Làm đầu nối : Tùy theo từng loại khí cụ điện + Nối dây với các khí cụ điện
+ Luồn dây và đấu nối dây theo sơ đồ lắp đặt , đấu dây nối với nguồn sau cùng
+ Lắp các khí cụ điện lên bảng điện 3) Kiểm tra mạch điện :
+ Kiểm tra việc đi dây có đúng sơ đồ không + Các mối nối có đảm bảo an toàn không + Các thiết bị có được bắt chặt vào bảng điện không
+ Các thiết bị phải được bố trí cân đối , tương xứng trên bảng điện
+ Cắm điện vào nguồn cho mạch điện hoạt động , đóng cắt công tắc xem đèn có sáng không
+ Dùng bút thử điện để kiểm tra dây pha
Trang 26-GV : Chú ý uốn nắn các thao tác trong
5) Tổng kết thực hành : + Nhận xét ưu khuyết điểm của từng sản phẩm + Uốn nắn những lệch lạc cho HS
+ Vệ sinh phòng học + Thu dọn dụng cụ , vật liệu
3.Thái độ: Chăm chỉ, cẩn thận và sáng tạo
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trực quan
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên:
+ Chuẩn bị nội dung: Tài liệu điện dân dụng
+ Đồ dùng dạy học Hình vẽ các ký hiệu quy ước trong sơ đồ điện , Hình vẽ sơ đồ mạch điện, kết hợp mô hình mạng điện trong phòng học
* Học sinh: Tìm hiểu sơ đồ của một số mạch cơ bản
D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2 Kiểm tra bài củ:
- Nêu các bước lắp đặt kiểu nổi dùng ống luồn dây
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề:
Khi vẽ sơ đồ điện người thường dùng các ký hiệu quy ước để biểu diễn mạch thực tế,
sơ đồ nguyên lí là gì, sơ đồ lắp đặt là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay
b Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm
GV: Đưa ra một mạch điện trực quan gồm 1
cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng
đèn , cho mạch điện hoạt động Hỏi mạch điện
này gồm máy phần tử , là những phần tử nào ?
HS: Trả lời
GV: đưa ra sơ đồ mạch điện của mạch điện
trực quan trên và giới thiệu các phần tử trên
mạch điện Cho hS nhận xét và hỏi : Vậy sơ
I KHÁI NIỆM VỀ SƠ ĐỒ ĐIỆN
Khái niệm :
Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của mạch điện và hệ thống điện
1.Một số ký hiệu quy ước trong sơ đồ điện :
- Trong sơ đồ điện người ta sử dụng các ký hiệu để biểu diễn mạch thực tế
- Khi vẽ sơ đồ điện , người ta thường sử dụng các ký hiệu quy ước là những hình vẽ được