1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam.DOC

52 886 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 439,5 KB

Nội dung

Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một trong cách tạo vốn có hiệu quảđối với các nước đang phát triển FDI được coi như là một trong các “cú hích” quantrọng đặc biệt khi các nước này gặp phải những khó khăn trong quá trình phát triển

về vốn, công nghệ, các kinh nghiệm và những kiến thức trong quản lý Chính vìvậy, trong các chính sách phát triển của mình, các nước đang phát triển đều tạo ramôi trường thu hút thuận lợi Việt Nam cũng là một trong những nước như thế.Trong những năm vừa qua chúng ta đã lien tục ban hành những chính sách nhằmthu hút FDI và đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên trong thời gian qua,FDI mới chỉ tập trung chủ yếu đối với một số ngành công nghiệp, dịch vụ, còn đốivới nông nghiệp, vốn FDI có tăng trong những năm gần đây nhưng còn chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng số vốn FDI vào nền kinh tế, chưa xứng với tiềm năng pháttriển của ngành trong nền kinh tế Trong khi đó, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn giữ

vị trí hàng đầu, trên 50% giá trị xuất khẩu là nông sản, 80% dân số sống ở nôngthôn, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp Vậy thực trạng của tình hình thu hútFDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? Nguyênnhân chính của vấn đề này là gì? Và chúng ta cần làm thế nào để thu hút một cách

có hiệu quả vốn FDI trong Nông nghiệp? Điều này đã và đang trở thành một vấn đềhết sức quan trọng và đang được rất nhiều người quan tâm Xuất phát từ thực trạngcủa FDI trong nông nghiệp và tính cấp thiết của vấn đề này, trong bài viết này em

xin trình bày những hiểu biết của mình về em “Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam” Do sự hiểu biết còn hạn chế nên

bài nghiên cứu của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhậnđược sự đóng góp của quý thầy cô để bài nghiên cứu của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 2

Chương I : Những vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp

1.1.2 Đặc điểm của FDI

Về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau:

- FDI là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyếtđịnh 3đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi Hìnhthức này không có những ràng buộc về chính trị cũng như không để lại gánh nặng

Trang 3

nợ nần cho nền kinh tế của nước tiếp nhận vốn FDI Mặt khác, quyền lợi của cácnhà đầu tư nước ngoài đi liền với dự án đầu tư, kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của nhà đầu tư Do đó, nhà đầu

tư phải tìm hiểu các điều kiện môi trường và dự kiến lỗ lãi trước khi tiến hành đầu

tư, chỉ khi chắc chắn hoạt động kinh doanh tại nước nhận đầu tư sẽ cho kết quả tốtnhà đầu tư nước ngoài mới thực hiện đầu tư Vì vậy, FDI thường mang tính khả thi

và hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, tính khả thi và hiệu quả kinh tế nghiêng về bênnào hơn, nhà đầu tư hay nước nhận đầu tư, phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư

- Tùy vào hình thức chủ thể được thành lập theo giấy phép đầu tư, nhà đầu tưphía nước ngoài có thể trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành các hoạt động của doanhnghiệp FDI tùy theo tỷ lệ góp vốn trong doanh nghiệp liên doanh Quy định về tỷ lệgóp vốn ở mỗi nước là khác nhau (Tại Việt Nam, khi liên doanh, số vốn góp củabên nước ngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định)

- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận đượccông nghệ, kỹ thuật tiên tiến, bí quyết kinh doanh, trình độ quản lý, học hỏi đượckinh nghiệm từ những nhà đầu tư nước ngoài,… là những mục tiêu mà các hìnhthức đầu tư khác khó có thể giải quyết được Đây chính là yếu tố thúc đẩy kinh tếquốc gia tăng trưởng trong thời đại khoa học công nghệ không ngừng phát triển nhưhiện nay Đây cũng là vấn đề mà các nước tiếp nhận vốn đầu tư, đặc biệt là các nướcđang và kém phát triển, rất quan tâm

- Nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiểm soát hoạt động đầu tư Nó thể hiệnquyền sở hữu đối tượng đầu tư và quyền ra các quyết định quan trọng Cho nên, kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận củanhà đầu tư Sau khi trừ đi các khoản đóng góp theo quy định của nước chủ nhà, nhàđầu tư nước ngoài nhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp trong vốn phápđịnh

Trang 4

1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Là văn bản ký kết giữa hai bên hay nhiều bên (gọi tắt là các bên hợp doanh) quyđịnh trách nhiệm và kết quả kinh doanh cho mỗi bên (nước ngoài và nước sở tại) đểtiến hành kinh doanh ở nước chủ nhà (sở tại) mà không thành lập pháp nhân

Đặc trưng của hình thức này:

- Cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân chia quyền lợi và nghĩa vụ

- Không thành lập pháp nhân mới

Mỗi bên thực hiện nghĩa vụ với nước chủ nhà theo quy định riêng

1.1.2.2 Xí nghiệp liên doanh

Là hình thức xí nghiệp được thành lập ở nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liêndoanh ký giữa bên hoặc các bên nước chủ nhà với bên hoặc các bên nước ngoài đểđầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà

Đặc trưng của hình thức này :

- Là dạng công ty TNHH

- Có tư cách pháp nhân theo luật nước chủ nhà

- Mỗi bên thường chịu trách nhiệm với bên kia hoặc với liên doanh theo tỷ lệ gópvốn

1.1.2.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do người nước ngoàithành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.Hình thức này có các đặc trưng như :

- Là dạng công ty TNHH

- Có tư cách pháp nhân theo luật nước chủ nhà

- Sở hữu hoàn tòan nước ngoài

- Chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinhdoanh

1.1.2.4 BOT ( xây dựng – vận hành – chuyển giao)

Là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền củanước chủ nhà để đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp, khai thác công trình kết cấu

Trang 5

hạ tầng trong một thời gian nhất định (thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý) sau đóchuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.

Đặc trưng của hình thức này :

- Cơ sở pháp lý là hợp đồng

- Vốn đầu tư của nước ngoài

- Họat động theo dạng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc theo liên doanh

- Đối tượng hợp đồng thường là các công trình cơ sở hạ tầng

1.1.2.5 Đầu tư mới, mua lại và sát nhập

Đầu tư mới: là việc các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việcxây dựng các doanh nghiệp mới Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI và cũng

là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư của các nước phát triển đầu tư vào các nước đangphát triển

Mua lại và sát nhập: là hình thức khi các chủ đầu tư thông qua việc mua lại và sátnhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài Kênh này chủ yếu ở các nước pháttriển NICs (các nước công nghiệp mới)

1.1.2.5 Theo quy định của luật pháp Việt Nam

Tại Việt Nam, FDI chủ yếu vẫn được thực hiện dưới các hình thức đầu tư mới.Luật Đầu tư được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quangày 29 tháng 11 năm 2005 đã công nhận hình thức mua lại và sáp nhập là một hìnhthức FDI mới, là một điểm bổ sung cho Luật Đầu tư năm 1996 Cụ thể, các hìnhthức đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp được đầu tư bằng 100%vốn của nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do họthành lập tại nước nhận đầu tư và họ tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập dướihình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanhnghiệp tư nhân và có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam

Trang 6

Xu hướng thành lập doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài cũng nhưchuyển đổi từ hình thức khác sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang ngàycàng gia tăng.

Thứ hai là doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là hình thức FDI khá phổ biến ở Việt Nam Nhà đầu

tư nước ngoài liên doanh với nhà đầu tư trong nước để thành lập nên công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh có tư cách phápnhân theo quy định của pháp luật Việt Nam

Các cá nhân, pháp nhân nước ngoài cùng góp vốn với cá nhân, pháp nhânnước sở tại, cùng quản lý, cùng kinh doanh và cùng phân phối lợi nhuận, dựa vàokết quả kinh doanh nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều

lệ của doanh nghiệp liên doanh phù hợp với khuôn khổ pháp luật của nước sở tại.Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệgóp vốn của mỗi bên vào vốn pháp định Đối với những cơ sở sản xuất quan trọng

do Chính phủ quyết định, các bên có thể thoả thuận về tỷ lệ góp vốn của mỗi bêntrong liên doanh

Thứ ba là hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) được áp dụng phổ biến trong lĩnh vựckhai thác, thăm dò tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, than đá, khoáng sản,… Hợpđồng BCC được ký giữa hai hay nhiều nhà đầu tư để cùng nhau tiến hành hợp tácsản xuất kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm, trong đó các bênthỏa thuận quy định về đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi,trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên, quan hệ hợp tác và tổ chức quản lý giữa cácbên Hình thức BCC không thành lập nên các pháp nhân Trong quá trình đầu tư,các bên hợp doanh có thể thoả thuận lập ban điều hành để thực hiện hợp đồng Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) là văn bản ký kếtgiữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước nhận đầu tư với các tổ chức, cánhân nước ngoài để xây dựng, khai thác kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầngtrong một thời gian nhất định Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giaokhông bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam

Trang 7

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO) là văn bản ký kếtgiữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các nhà đầu tư nước ngoài để xây dựngcông trình kết cấu hạ tầng, khi xây dựng xong sẽ chuyển giao công trình đó cho Nhànước Việt Nam Sau đó nhà đầu tư sẽ được Chính phủ Việt Nam dành cho quyềnkinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và lợi nhuận.Đối với hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), sau khi xây dựng

và chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được thanh toántheo thoả thuận trong hợp đồng hoặc được tạo điều kiện thực hiện dự án đầu tư khác

để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận

Thứ tư là các hình thức đầu tư trực tiếp khác

Cho đến nay, các hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệpliên doanh và đầu tư theo hợp đồng như hợp đồng BCC, BOT vẫn là những hìnhthức phổ biển, được các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ưa chuộng Ngoài ra,theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2005 cũng quy định một số hình thức đầu tưtrực tiếp khác

Đầu tư phát triển kinh doanh: Những nhà đầu tư nước ngoài đang thực hiệnđầu tư tại Việt Nam được phép đầu tư để phát triển hoạt động kinh doanh đó như

mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh hoặc đầu tư để đổi mớicông nghệ, nâng cao chất lượng và giảm ô nhiễm môi trường

Góp vốn mua cổ phẩn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư: Nhà đầu tư nướcngoài tại Việt Nam có quyền góp vốn, mua cổ phần của các công ty chi nhánh tạiViệt Nam Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư được Chính phủ Việt Namquy định cụ thể đối với một số ngành và lĩnh vực Khi đó, nhà đầu tư sẽ có quyềntham gia quản lý hoạt động của công ty mà mình góp vốn và mua cổ phần, đồngthời phải thực hiện đúng những nghĩa vụ quy định về tỷ lệ vốn góp, hình thức đầu

tư và lộ trình mở cửa thị trường của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.Mua lại và sáp nhập (M&A): Tại Việt Nam, hình thức mua lại và sáp nhậpmới được công nhận và quy định trong Luật đầu tư 2005 Theo đó, các nhà đầu tưnước ngoài phải tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp, điều kiện tập trungkinh tế và pháp luật về cạnh tranh Đây là một điểm mới trong nỗ lực cải thiện môi

Trang 8

trường luật pháp để thu hút tối đa dòng vốn FDI từ các công ty đa quốc gia, đồngthời có thể nắm bắt được xu hướng tất yếu của dòng đầu tư quốc tế.

1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng một vai tròđặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của cá nước đặc biệt là cácnước là các nước đang phát triển Ảnh hưởng của FDI đã tác động trên cả ba mặt :kinh tế, chính trị , xã hội

1.1.3.1 ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu

đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế.

FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn– ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào “ vòng luẩn quẩn” đó là : thu nhậpthập dẫn đến tiết kiệm thấp, vì đầu tư thấp rồi hậu quả lại là thu nhập thấp Tìnhtrạng luẩn quẩn này chính là “điểm nút” khó khăn nhất mà các nước này phải vượtqua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại Nhiều nước lâm vào tìnhtrạng trì trệ của nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chínhxác một mắt xích của “vòng luẩn quẩn”này Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đóđối với các nước đang phát triển đó là vốn đầu tư và kỹ thuật Vốn đầu tư là cơ sở

để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suấtlao động…Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xãhội Tuy nhiên, để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn trongnước thì hậy quả khó tránh khỏi tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới Do

đó, vốn nước ngoài sẽ là một “ cú hích” để góp phần phá vỡ vòng luẩn quẩn đó Đặcbiệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây

nợ cho nước nhận đầu tư Hơn nữa, FDI còn là một nguồn quan trọng không chỉ để

bổ sung nguồn vốn nói chung mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ nói riêng bởi vì FDIgóp phần nhằm tăng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu

tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngọai tệ từ các họat độngdịch vụ phục vụ cho FDI

1.1.3.2 ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Trang 9

FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ củanước chủ nhà Vai trò này được thể hiện qua khía cạnh chính là chuyển giao côngnghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiêncứu, ứng dụng của nước chủ nhà Chuyển giao công nghệ thông qua FDI thườngđược thực hiện chủ yếu bởi các TNCs, dưới hình thức: chuyển giao trong nội bộgiữa các chi nhánh của một TNCs và chuyển giao giữa các chi nhánh TNCs Phầnlớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang nước đang pháttriển ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốnnước ngoài, dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ, sản phẩmcông nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệquản lý, công nghệ marketing.

Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, thông qua FDI các TNCs còn gópphần tích cực đối với tăng trưởng năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ củanước chủ nhà Các kết quả cho thấy phần lớn các họat động nghiên cứu và phát triểncủa các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điềukiện sử dụng của địa phương Dù vậy, các họat động cải tiến công nghệ của cácdoanh nghiệp ĐTNN đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ côngnghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước Nhờ đó đã gián tiếptăng cường năng lực phát triển công nghệ địa phương Mặt khác, trong quá trình sửdụng công nghệ nước ngòai, các nàh đầu tư và phát triển công nghệ trong nước họcđược cách thiết kế, chế tạo… công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp vớiđiều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành công nghệ của mình Nhờ cónhững tác động tích cực trên, khả năng thành công của nước chủ nhà được tăngcường, vì thế nâng cao năng suất các thành tố, nhờ đó thúc đẩy được tăng trưởng

1.1.3.3 ĐTNN góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới.

Xuất nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế Mối quan hệnày được thể hiện ở các khía cạnh : xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế so sánh,hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, nhập khẩu bổ sungcác hàng hóa, dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dùng, xuất nhập khẩu còn tạo racác tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin, dịch vụ, tăng cường kiến thức

Trang 10

marketing cho các doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu.Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Thông qua FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường thế giớibởi vì, hầu hết các họat động FDI đều do các công ty xuyên quốc gia thực hiện, mà cáccông ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạndựa trên cơ sở thanh thế và uy tín của họ về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm và giaohàng đúng hẹn…

1.1.3.4 ĐTNN đóng góp đáng kể vào NSNN

FDI mở rộng các nguồn thu thuế ở nước chủ nhà và đóng góp cho nguồn thucủa chính phủ Thậm chí trong trường hợp nếu các nhà đầu tư nước ngoài đượcmiễn thuế thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư thì chính phủ vẫn có được nguồnthu gia tăng từ việc trả thuế thu nhập cá nhân bởi vì FDI tạo ra các việc làm mới,ngoài ra, nếu FDI định hướng xuất khẩu tạo ra khoản thu ngoại tệ

1.1.3.5 ĐTNN góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, nâng cao năng

suất lao động.

Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các họat động sản xuất, các vấn

dề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư Việc cải thiện chất lượng cuộc sốngthông qua đầu tư vào các lĩnh vực : sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghềnghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao đượcnăng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng

Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còngóp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rấtlớn đến tốc độ tăng trưởng

FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công ăn việc làm thông qua việccung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài FDI còn tạo ra những

cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tư nứơc ngoài mua hànghóa dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, họăc thuê họ thông qua các hợp đồnggia công chế biến Thực tiễn ở một số nước cho thấy FDI đã đóng góp tích cực tạo

ra việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, điện tử,chế biến

Trang 11

Thông qua khoản trợ giúp tài chính họăc mở các lớp đào tạo dạy nghề, FDIcòn góp phần quan trọng đối với phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các lĩnhvực giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý Nhiều nhà đầu tưnước ngoài đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một sốthiết bị giảng dạy cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chươngtrình phổ cập kiến thức cơ bản cho người lao động bản địa làm việc trong dự án(trong đó có nhiều lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài ).

Đây là các tác động kép của FDI đối với nền kinh tế : tạo thêm việc làm cũng

có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động, từ đó tạo điều kiện tăng tích luỹtrong nước Tuy nhiên, sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong các nước nhậnđầu tư phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật của nước đó

1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI

Môi trường đầu tư nước ngoài là một trong yếu tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởngtrực tiếp tới việc thu hút FDI, nó là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộcđầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở nước nhận đầu tư Nó bao gồm các yếu tố

về tình hình chính trị, chính sách – pháp luật, vị trí địa lý- điều kiện tự nhiên, trình

độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa – xã hội

1.1.4.1 Tình hình chính trị

Tình hình ổn định chính trị của nước tiếp nhận đầu tư là cơ sở quan trọng hàng đầu

để thực hiện các cam kết bảo đảm an toàn sở hữu tài sản và các khuyến khích đầu tưcho các nhà đâu tư nước ngoài Mặt khác, sự ổn định về chính trị còn là tiền đề cầnthiết để ổn định tình hình kinh tế xã hội, nhờ đó giảm rủi ro cho các nhà đầu tư Mộtnước không thể thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài nếu tình hình chính trịluôn luôn mất ổn định

1.1.4.2 Chính sách, pháp luật

Các nhà đầu tư nước ngoài rất cần một môi trường pháp lý hợp lý và ổn định củanước chủ nhà Môi trường này gồm những chính sách, quy định đối với đầu tư nướcngoài và tính hiệu lực của chúng trong thực hiện Một môi trường pháp lý hấp dẫnnhà đầu tư nước ngoài nếu có các chính sách, quy định hợp lý và tính hiệu lực caotrong thực hiện Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng không chỉ để đảm bảo

Trang 12

quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn chính các nhà đàu tư trong nướckhi tính đến làm ăn lâu dài.

1.1.4.3 Trình độ phát triển kinh tế.

Trình độ phát triển của nền kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ

mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các họat động kinh doanh củanhà đầu tư nước ngoài và mức độ cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà Nhữngnước có trình độ quản lý vĩ mô kém thường dẫn đến tình trạng lạm phát cao, nợnước ngòai lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, các thủ tục hành chính rườm rà, nạntham nhũng… Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các yếu tố như sân bay, cảng biển, giaothông, điện lực, viễn thông, còn cơ sở hạ tầng mềm bao gồm chất lựơng lao động,dịch vụ công nghệ, hệ thống tài chính Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẽtạo ra những điều kiện thuận lợi và giảm chi phí phát sinh cho các họat động đầu tư

1.1.4.5 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm các chi phí vận chuyển, đa dạnghóa các lĩnh vực đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú vớigiá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn Những yếu tố này không những làm giảm được giáthành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên

và thị trường tiêu thụ

1.1.4.6 Đặc điểm văn hóa, xã hội

Đặc điểm văn hóa, xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫn đầu tư nước ngoàinếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, cácphong tục tập quán với các nhà đầu tư nước ngoài Các đặc điểm này không chỉgiảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còntạo điều kiện thuận lợi cho họ hòa nhập vào cộng đồng nước ngoài

1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam

1.2.1 Nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp Có rấtnhiều cách hiểu khác nhau về nông nghiệp Theo nghĩa hẹp nông nghiệp gồm cóngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp – các hoạtđộng liên quan đến việc trồng cấy và đầu tư canh tác trên đất nhằm mục đích sản

Trang 13

xuất ra sản lượng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của con người Như vậyđối tượng chính của của nông nghiệp theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm loại cây trồngđược thuần hóa canh tác trên đất Còn hiểu theo nghĩa rộng nông nghiệp bao gồm cảngành lâm nghiệp và ngành thủy sản Vì thế đối tượng của nông nghiệp được mởrộng sang cả các loại vật nuôi trên cạn và dưới nước Các đối tượng này là nhữngsinh vật sống, tiến hóa trong lịch sử đa phần được con người chọn lọc và cải tạotheo mục đích mà con người mong muốn Khác với ngành sản xuất khác, các đốitượng của ngành nông nghiệp cần phải được cấy và phát triển trên đất trong điềukiện sinh trưởng phát triển của các quy luật tự nhiên Vì thế mà nông nghiệp luôngắn chặt với điều kiện về đất đai và khí hậu thời tiết ở mỗi vùng, địa phương cụ thể.Các họat động nông nghiệp được thực hiện chủ yếu bởi các hoạt động canh tác

và chăn nuôi, những người nông dân, một lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn

và những kiến thức, kỹ năng canh tác của họ để làm ra các sản phẩm nông sản phục

vụ nhu cầu của chính họ và xã hội Càng ngày, những hiểu biết và kỹ năng canh táccủa con người càng phát triển và hoàn thiện Để nâng cao năng suất cây trồng vậtnuôi nhằm sản xuất ra sản lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều phục vụnhu cầu xã hội, con người đã không ngừng tăng cường đầu tư phân bón, thuốcphòng trừ sâu bệnh, cải tiến các quy trình kỹ thuật thâm canh cây trồng vật nuôi 1.2.2 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho conngười, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêudùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặthàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ Hiện nay, nông nghiệpngày càng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặcbiệt là trong mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia Nông nghiệp cónhững vai trò sau :

1.2.2.1 Cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việcphát triển kinh tế ở hầu hết các nước, và trong việc đảm bảo an ninh lương thực củacác quốc gia Không chỉ đóng vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển, mà

Trang 14

ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nôngnghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và khôngngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống của con người những sản phẩmtối cần thiết Đặc biệt ngày nay khi xã hội càng phát triển, đời sống của con ngườingày càng được nâng cao; nhất là do tác động của các nhân tố gia tăng dân số thìnhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về sốlượng, chất lượng và chủng loại, vì thế yêu cầu phát triển nông nghiệp vẫn đóng vaitrò hàng đầu trong quá trình phát triển.

1.2.2.2 Cung cấp các yếu tố đầu vào cho các ngành kinh tế khác

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp,dịch vụ và khu vực thành thị Điều đó được thể hiện ở các mặt sau:

- Sản phẩm nông nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp, đặcbiệt là công nghiệp chế biến thực phẩm, một phần cho công nghiệp da giầy, dệtmay, sản xuất một số sản phẩm dùng trong ngành y tế, hàng không,… Thông quacông nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp được tăng lên, nâng cao khảnăng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, mở rộng thị trường,… Ở Việt Nam hiệnnay, khi mà các ngành công nghiệp chế tạo còn phát triển ở mức độ hạn chế do yêucầu về vốn, thì ngành công nghiệp chế biến chiếm một tỷ trọng lớn, và vì thế ngànhnông nghiệp lại càng có vai trò quan trọng với các ngành công nghiệp này

- Lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển, là khu vực dự trữ

và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị Trong giai đoạn đầu củacông nghiệp hóa, phần lớn dân cư có họat động kinh tế chủ yếu bằng nghề nông vàtập trung sống ở khu vực nông thôn Vì thế, khu vực nông nghiệp, nông thôn thực

sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp và đô thị Quátrình công nghiệp hóa và đô thị hóa, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặtkhác nhờ đó mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượnglao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều, số lao động này dịch

Trang 15

chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị Đó là xu hướng có tính chấtquy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4.3 Nông nghiệp và nông thôn là thị truờng tiêu thụ lớn của công nghiệp và dịch vụ

Hầu hết ở các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm tư liệu sảnxuất và tư liệu tiêu dùng được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trướchết là khu vực nông nghiệp và nông thôn Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp,nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp Phát triểnmạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức muakhu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệpphát triển, từng bước nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh với thị trường thế giới

4.4 Nông nghiệp góp phần tăng thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu nông sản

Đối với các nước đang phát triển, nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồnthu nhập ngoại tệ lớn Các loại nông, lâm, thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tếhơn so với các hàng hóa công nghiệp Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuấtkhẩu để có ngoại tệ chủ yếu là dựa vào các loại nông – lâm – thủy sản Xu hướng chung

ở các nước trong quá trình công nghiệp hóa, trong giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu nông,lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó sẽ giảmdần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế Là một nước nông nghiệp, kim ngạchxuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam Trong đó có nhiều sản phẩm chiếm giữ mức kim ngạchxuất khẩu trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su… Dó đó, nông nghiệp vẫn làngành xuất khẩu quan trọng để tăng thu ngoại tệ về cho đất nước Trong những nămtrở lại đây kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam ngày càng tăng nhanhtrong đó kim ngạch xuất khẩu năm 2004 là 26003 nghìn USD, năm 2006 là 39605nghìn USD, năm 2007 là 48387 nghìn USD

4.5 Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn tới môi trường sinh thái, và là cơ sởtrong sự phát triển bền vững của môi trường Phát triển nông nghiệp đúng hướng,nông nghiệp sạch, sử dụng đất có hiệu quả gắn với chống lãng phí tài nguyên đất,

Trang 16

đồng thời phát triển các nông – lâm trường theo hướng kinh doanh trang trại sẽ gópphần cải thiện môi trường sống, ngăn ngừa thiên tai, và hướng tới phát triển bềnvững

1.2.3 Đặc điểm của ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp là một ngành có lịch sử lâu đời nhất trong lịch sử phát triển củaloài người, gắn với quá trình phát triển của loài người tư xưa đến nay Đây cũng làngành có những nét đặc biết so với các ngành kinh tế khác, những đặc điểm đóđược thể hiện:

1.2.3.1 Sản xuất của ngành nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên

Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vàođiều kiện tự nhiên Ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nôngnghiệp ở đó Thế nhưng, ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết,khí hậu rất khác nhau Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụngcác loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nôngnghiệp cũng không giống nhau Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ,

độ ẩm, ánh sáng,… trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điều kiện hình thành và sửdụng đất Điều kiện đất đai, khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm chonông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét Vì vậy khi tiến hành sản xuất nôngnghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế - kỹ thuật như tìm hiểu vùng quy hoạch bốtrí sản xuất cây trồng phù hợp, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, các hệ thống chínhsách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khu vực nhất định

2.2 Sản xuất nông nghiệp gắn liền với ruộng đất

Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng mỗi ngành

nó có một vai trò khác nhau Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếukhông thể thay thế được Điều này có nghĩa là không có đất đai thì không có sảnxuất nông nghiệp; nhờ có đất mới phát huy được hiệu quả của các yếu tố đầu vàokhác Tuy nhiên, hiện nay do quá trình đô thị hóa,và khai thác của con người, không

Trang 17

ngừng tăng lên nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình, ruộng đất càng ngày bịgiới hạn về mặt diện tích Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quý trọngruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng

cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càngmàu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấpnhất trên đơn vị sản phẩm

2.3 Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi

Các loại cây trồng và vật nuôi phát sinh, phát triển theo quy luật sinh học (sinhtrưởng, phát triển và diệt vong) Do là cơ thể sống nên chúng rất nhạy cảm với yếu

tố ngoại cảnh Mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếpđến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuốicùng Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuấttrong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chutrình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau Vì vậy để chấtlượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồidục các giống hiện có, nhập nội những giống cây tốt, tiến hành lai tạo để tạo ranhững giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện từngvùng và từng địa phương

2.4 Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao

Đây là đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp Nguyên nhân của tínhthời vụ trong nông nhiệp là xuất phát từ chính quá trình sản xuất của nông nghiệp

Do quy luật phát triển sinh học, điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ánh sang,lượng mưa, độ ẩm của mỗi loại cây trồng là khác nhau, vì thế cần có sự chăm sóckhác nhau vào từng giai đoạn phát triển Hơn nữa, chu kỳ sản xuất trong ngànhnông nghiệp là kéo dài; không như các ngành khác có chu kỳ sản xuất ngắn, chu kỳcủa ngành nông nghiệp thường là 3 - 4 tháng, 1 năm hoặc thậm chí là 5 năm hay lâuhơn nữa ( cà phê, tiêu, điều, các loại cây ăn quả lâu năm…) Vì thế để họat độngnông nghiệp diễn ra một cách thuận lợi cần phải có giải pháp tổ chức lao động hợp

lý, cung ứng vật tư – kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp, đồng

Trang 18

thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạothêm việc làm ở những thời điểm nông nhàn.

2.5 Khả năng sinh lợi trong ngành nông nghiệp là không cao

Yếu tố này được quyết định bởi tính chất của hoạt động sản xuất nông nghiệp Chu

kỳ sản xuất dài, giá trị sản phẩm nông nghiệp không cao, sản phẩm chủ yếu là hàngthứ cấp, giá cả không ổn định; lại phụ thuộc vào tự nhiên nên không thể lường trướcđược kết quả sản xuất kinh doanh Nếu được mùa, giá cả nông sản sẽ giảm theo quyluật cung cầu, nếu mất mùa, giá tăng nhưng tính ra nông dân cũng không được lợi

do sản lượng thấp Nếu muốn tăng giá trị cho nông sản thì phải kéo dài chuỗi giá trịcủa nó, tức là gắn liền với công nghiệp chế biến Bên cạnh đó, nền nông nghiệp ViệtNam cũng có những đặc điểm riêng Hơn nữa một trong các yếu tố làm khả năngsinh lời trong ngành nông nghiệp sinh lời thấp là do sản xuất nông nghiệp còn nhỏ

lẻ, không tập trung, mang tính tự cung tự cấp do thói quen canh tác lâu đời, năngsuất thấp do chủ yếu là lao động chân tay Ruộng đất canh tác thì đang giảm đinhanh chóng do nhiều nguyên nhân trong đó có sự phát triển nhanh của quá trình đôthị hóa, cũng một phần do công tác quy hoạch chưa cao Khí hậu tự nhiên của ViệtNam lại rất khắc nghiệt do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, gây ảnh hưởng và tổnthất không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp Mục đích của các nhà đầu tư luôn là lợinhuận cao, thu hồi vốn nhanh Nhưng do đặc điểm của ngành nông nghiệp mà việcthu hút đầu tư vào ngành vẫn còn gặp nhiều hạn chế, vốn đầu tư thu hút vào nôngnghiệp có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với các ngành khác

1.2.4 Đặc điểm của đầu tư phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Đầu tư phát triển nông nghiệp thường có thời gian thu hồi vốn dài hơn đầu tư vàocác ngành kinh tế khác và nguyên nhân chủ yếu để gây ra hiện tượng này đó là thờigian thu hồi vốn trong nông nghiệp kéo dài hơn các ngành khác Cụ thể là

Tính sinh lời của sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong điều kiện hiện nay thườngthấp hơn các ngành khác

Trang 19

Chu kỳ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp thường dài, năng suất lao động nôngnghiệp lại thấp Thời gian khấu hao của TSCĐ trong nông nghiệp thường kéo dàihơn so với các ngành kinh tế khác.

+ Do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi,… ngoài các yếu

tố con người, máy móc thiết bị còn phụ thuộc vào rất nhiều vào yếu tố tự nhiên nên

độ rủi ro cao hơn các ngành khác

+ Tính rủi ro và kém ổn định của sản xuất kinh doanh nông nghiệp, một mặt ảnhhưởng tới thời gian thu hồi vốn đầu tư trong nông nghiệp, mặt khác ảnh hưởng tớithời gian thu hồi vốn đầu tư của ngành kinh tế nông thôn có sử dụng nguyên liệunông nghiệp hoặc liên quan tới nông nghiệp

+ Họat động đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhất là trongnông nghiệp thường diễn ra trên phạm vi rộng lớn Phần lớn các họat động đầu tưtrong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có phạm vi không gian rộng lớn hơn trongcác lĩnh vực khác Chính vì điều này lại làm tăng tính phức tạp của việc quản lýđiều hành các công việc của thời kỳ đầu tư xây dựng các công trình cũng như thời

kỳ khai thác các công trình đầu tư

1.2.5 Sự cần thiết của việc thu hút FDI vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam

Cũng như đối với nền kinh tế nói chung, vài trò của nguồn vốn FDI đối với ngànhnông nghiệp cũng rất quan trọng, thể hiện:

1.2.5.1 Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp

FDI là nguồn bổ sung vốn cho quá trình phát triển khi mà nguồn trong nước không

đủ đáp ứng nhu cầu, đối với ngành nông nghiệp nó lại có vai trò quan trọng hơn khi

do đặc điểm của ngành nông nghiệp mà nguồn vốn vào ngành này lại càng trở nên ít

ỏi Trong 5 năm từ năm 2002 đến 2007, tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệpnông thôn khoảng 113.116 tỷ đổng, chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu, và chiếm mộtcon số khiêm tốn trong tổng đầu tư cả nước (8.7%), chưa kể số vốn sử dụng chưahiệu quả Như vậy, nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp là rất lớn nhưng nguồntrong nước vẫn chưa đáp ứng được Đặt ra vấn đề phải tăng cường thu hút vốn từnước ngoài vào Hiện nay, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào trong ngành nông

Trang 20

nghiệp là chưa cao (chiếm tỷ trọng khoảng 6,7% tỷ trọng vốn đầu tư FDI đăng ký cảnước) nhưng vẫn là nguồn lớn hỗ trợ cho nông nghiệp nước nhà

1.2.5.2 Góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa

dạng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏtrong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy

mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy cáclợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnhtranh khi tham gia hội nhập Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDItrong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩutrên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây

Tuy các dự án đầu tư FDI vào nước ta là không lớn (khoảng hơn 950 dự án nôngnghiệp trên cả nước so với tổng 8900 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cả nước) và

số vốn mỗi dự án còn hạn chế nhưng các dự án này đã tạo ra công ăn việc làm, thunhập ổn định cho khoảng 75 nghìn lao động trực tiếp tham gia cho các nhà máy, cáckhu chế xuất…, đồng thời còn giúp hàng vạn hộ nông dân tham gia lao động tạonguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường,khoai mì…), góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo Tínhtrung bình, ĐTNN vào nông nghiệp nói chung tạo ra tỷ lệ việc làm gián tiếp so vớiviệc làm trực tiếp rất cao 34,5/1 Đặc biệt, ở một số địa phương, dự án ĐTNN tạoviệc làm cho khoảng 1/4 dân cư trên địa bàn Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đãgóp phần nâng cao năng suất của người lao động, người lao động làm việc có ýthức, kỷ luật cao hơn

1.2.5.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp tạo điều kiện khám phá

thị trường nông sản của nước ta.

Nguồn vốn FDI cũng tạo điều kiện cho nông sản nước ta có cơ hội thâm nhập vàothị trường thế giới Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có lợi thế về hệ thống phânphối của họ trên thị trường thế giới Khi có sự tham gia của họ vào ngành nôngnghiệp, mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, nâng

Trang 21

cao chất lượng nông sản, và từ đó lại giúp nước ta khai thác, tận dụng được nhữnglợi thế của mình và tiếp tục phát triển Đồng thời, với các dự án của các nhà đầu tưnước ngoài, thì giá trị của nông sản cũng được nâng cao, tăng thêm giá trị xuấtkhẩu, làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước.

1.2.5.4 Góp phần nâng cao việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của ngành

đa nguồn tài nguyên nông nghiệp

Như vậy, ta có thể thấy rằng, là một ngành kinh tế chính của đất nước, nông nghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng đối với cả kinh tế lẫn trong cả đời sống xã hội Tuy nhiên, do những đặc điểm gắn liền với cách thức sản xuất của ngành mà ngành nông nghiệp vẫn chưa có được sự đầu tư thích đáng cho nhu cầu phát triển Chính vì vậy, để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, yêu cầu của việc thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại vào phát triển ngành là một trong yêu cầu tất yếu hiện nay Vì vậy Việt Nam cần đưa ra những chính sách, biện pháp, phương hướng nhằm thúc đẩy, tăng cường thu hút vốnFDI vào ngành nông nghiệp

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp

Do những đặc điểm khác biệt của sản xuất nông nghiệp, việc thu hút FDI vàongành nông nghiệp cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau Cácnhân tố này đều có tác động trực tiếp tạo ra những khó khăn và thuận lợi trong việcthu hút FDI vào nông nghiệp, thể hiện :

1.2.6.1 Đất đai

Trang 22

Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi.Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năngsuất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi

Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng12% diện tích đất tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên Tuy diệntích đất hoang hóa còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nôngnghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của Đó là chưa kể đến việc mấtđất do nhiều nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mụcđích sử dụng Vì vậy, con người cần phải sử dụng hợp lý diện tích đất nông nghiệphiện có và bảo vệ độ phì của đất

1.2.6.2 Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp ở hai mặt:vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ các nông sản Các câytrồng và vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở những nơi đông dân,

có nhiều lao động; có nhiều loại cây trồng và vật nuôi lại cần hàm lượng kỹ thuậtcao Chính vì vậy, việc phân bố nguồn lao động và lao động có tay nghề cao ảnhhưởng tới sự phân bố và phát triển các loại cây trồng vật nuôi

Truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống của các dân tộc ở mỗi vùng miền,mỗi đất nước có sự khác nhau: các nước Hồi giáo không ăn thịt lợn, ấn Độ không ănthịt bò, Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi con gì, trồng cây gì đểkhông làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo trong cùng một địaphương, một khu vực, một đất nước

1.2.6.3 Cơ sở hạ tầng

Đây là một nhân tố được các nhà đầu tư đánh giá cao trong khi cân nhắc việc đầu tưvào một thị trường nào đó Vì kết cấu hạ tầng vật chất tốt đồng nghĩa với việc thuậnlợi trong kinh doanh, liên lạc, vận chuyển hàng hóa, và kết quả là giảm chi phí kinhdoanh Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống điện, nước, đường xá, hệ thốngthủy lợi Ngoài ra nhà đầu tư còn quan tâm tới các hệ thống dịch vụ như bưuđiện,ngân hàng, các dịch vụ khác

1.2.6.4 Thủ tục hành chính

Trang 23

Những thủ tục thông thoáng trong quá trình cấp giấy phép, triển khai dự án vàquản lý dự án giúp cho các doanh nghiệp có vốn FDI tiết kiệm không nhỏ thờigian và tiền bạc cho nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện một dự án,

do đó nhanh chóng đưa được dự án đi vào hoạt động Với việc sớm đi vào hoạtđộng, các sảm phẩm sẽ sớm ra đời, giúp các nhà đầu tư chiếm lĩnh thị trường,tăng sức cạnh tranh khiến dự án đầu tư trở nên có lãi, là cơ sở quan trọng để cácnhà đầu tư nước ngoài xem xét để đầu tư hay không, và cũng là cơ sở đầu tiênđảm bảo cho nước chủ nhà có thể thu được các khoản thuế

1.2.6.5 Thị trường sản phẩm.

Thị trường sản phẩm tạo ra đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo cho họatđộng của các DN diễn ra một cách thuận lợi, quá trình sản xuất kinh doanh đượcliên tục Một thị trường sản phẩm lớn, hướng ra xuất khẩu, vừa khuyến khích đượccác nhà đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa nâng cao được thương hiệu củasản phẩm, từ đó lại khuyến khích thu hút đầu tư

Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở các nước khác nhau là khác nhau nên câytrồng vật nuôi lẫn việc chăm xóc cũng khác nhau, việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tưvào ngành nông nghiệp Việt Nam cũng rất hạn chế

Không như công nghiệp, để sản xuất ra được một sản phẩm nông nghiệp mới ở mộtnước cần rất nhiều thời gian (trồng thử, ít nhất cùng 3 vụ) nếu thành công thì không

có vấn đề gì, nhưng không thành công thì nhà đầu tư sẽ mất rất nhiều

Các quốc gia muốn phát triển bền vững họ đều đặt vấn đề an ninh lương thực lênhàng đầu Muốn phát triển công nghiệp, dịch vụ, xã hội thì cần đảm bảo được lươngthực Các nước công nghiệp phát triển ngoài việc nhập khẩu lương thực thì họ còn

có rất nhiều biện pháp hỗ trợ cho ngành nông nghiệp phát triển Mặt khác tỷ lệngười lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của các nước phát triển là rất thấp (cóthể dẫn chứng bằng số liệu) Người lao động ít, tỷ lệ sử dụng đất của người nôngdân cao, hưởng những ưu đãi của chính phủ…… Tỷ trọng sản phẩm của họ chiểm

tỷ trọng rất nhỏ… Họ không có khả năng đầu tư ở nước ngoài Cái này khó diễnđạt quá

Trang 24

Chương II : Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp ở Việt Nam

2.1 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong ngành nông nghiệp ViệtNam

2.1.1 Số lượng, quy mô, tốc độ tăng của FDI vào nông nghiệp.

Trong những năm vừa qua tình hình thu hút FDI vào nông nghiệp đã tăng lênmột cách đáng kể Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từnăm 1998 đến tháng 8/2008 khu vực nông nghiệp có 966 dự án (831 dự án nônglâm nghiệp; 135 dự án thuỷ sản) Vốn đầu tư khoảng 4.682 triệu USD, tổng vốnđiều lệ khoảng 2.236 triệu USD Trong 831 dự án nông - lâm - nghiệp, vốn đầu tư là4.222 triệu USD, vốn điều lệ là 1.977 triệu USD 135 dự án thuỷ sản, vốn đầu tư là

460 triệu USD, vốn điều lệ là 258 triệu USD

Tuy nhiên trong 10 năm qua (từ năm 1998 – 2008), FDI trong nông nghiệp chỉchiếm 10,7% tổng số dự án FDI cả nước với 966 dự án và số vốn đầu tư đăng kýtrong lĩnh vực này khoảng 5,24% vốn đầu tư trong cả nước (từ 1998-12/2007)

Cơ cấu vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ngày càng có

xu hướng giảm, nhất là trong 3 năm gần đây Năm 2006, vốn FDI đầu tư vào lĩnhvực nông nghiệp chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký đầu tư, năm 2007 là 5,24%,nhưng đến tháng 11.2008 chỉ đạt 3,3%

Bảng số liệu về nguồn vốn của DN FDI vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủyhải sản từ năm 2000-2006 và tổng số vốn đầu tư FDI vào tất cả các ngànhĐơn vị : tỷ đồng

Năm Ngành nông,lâm nghiệp,

thủy hải sản

Tổng sốvốn FDIvào ViệtNam

Tỷ trọng thu hút vốn FDIcủa ngành nông nghiệp sovới tổng số FDI thu hútvào Việt Nam

Trang 25

Trong những năm vừa qua, tổng số vốn FDI thu hút vào Việt Nam tăng đều qua cácnăm như năm 2006 – 2007 tổng số vốn FDI là 32.3 tỷ USD, năm 2008 Tuy nhiêndòng vốn FDI tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến, và một sốngành dịch vụ trong khi đó những ngành thuộc khu vực sản xuất nông lâm nghiệpthủy sản chưa thu hút đựơc dự án đầu tư nước ngoài.

Bảng số liệu về tỷ trọng lao động, vốn và doanh thu của các DN FDI vào lĩnhvực nông, lâm nghiệp, thủy sản tại Việt Nam (đơn vị tính : %)

( Nguồn : Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI)

2.1.2 Các quốc gia và lãnh thổ đầu tư trong nông nghiệp

Mặc dù cho đến nay, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thu hút đượccủa trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, các đối tác châu Á (Đài Loan, Nhật bản,Trung Quốc, Thái Lan…) hiện chiếm trên 60% vốn đăng ký, trong đó dẫn đầu làĐài Loan 26%, tiếp đó là Nhật Bản 18%, Hàn Quốc 13%, và chưa có sự xuất hiệncủa các quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao như Nga, Mỹ, cácnước EU Theo khảo sát của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, số vốnFDI của các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%),quần đảo British Virgin Islands (11%) Một số nước có ngành nông nghiệp pháttriển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australia) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nôngnghiệp nước ta

Trang 26

biểu đồ các quốc gia đầu tư vào Nông nghiệp Việt Nam

392

231 485

26 345

100 68

64 5 68

v n ốn đăng ký đăng ký ng ký v n th c hi n ốn đăng ký ực hiện ện

Nguồn : Báo cáo FDI trong nông nghiệp 1988-2003 và định hướng tới 2010

2.1.3 Phân bố FDI Nông nghiệp vào các vùng miền

Hầu hết các dự án FDI tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuậnlợi như các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc, trong khi đó ở các tỉnhvùng sâu vùng xa hầu như vắng bóng các nhà đầu tư Thống kê cho thấy, hiện có tới70% số dự án FDI tập trung ở các khu vực phía Nam, trong đó Bình Dương hiện làtỉnh thu hút vốn đầu tư lớn nhất (trên 1,1 tỷ USD) đồng thời là nơi có dự án nhiềunhất( trên 260 dự án, tiếp theo là các tỉnh đồng nai, lâm đồng, TPHCM, Tây Ninh.,các khu vực như miền núi phía Bắc (4%), đồng bằng sông Hồng (5%), Bắc TrungBộ(5%), Tây Nguyên (4%), và đồng bằng sông Cửu Long (13%)

Nguồn : Báo cáo FDI trong nông nghiệp 1988-2003 và định hướng tới 2010

Phân b FDI nông ng hi p the o vùng m i n tro ng g iai o n 2000-2007 ố FDI nông nghiệp theo vùng miền trong giai đoạn 2000-2007 ệp theo vùng miền trong giai đoạn 2000-2007 ền trong giai đoạn 2000-2007 đoạn 2000-2007 ạn 2000-2007

ông na m b

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số liệu về nguồn vốn của DN FDI vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy  hải sản từ năm 2000-2006 và tổng số vốn đầu tư FDI vào tất cả các ngành Đơn vị : tỷ đồng - Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam.DOC
Bảng s ố liệu về nguồn vốn của DN FDI vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy hải sản từ năm 2000-2006 và tổng số vốn đầu tư FDI vào tất cả các ngành Đơn vị : tỷ đồng (Trang 24)
Bảng số liệu về tỷ trọng lao động, vốn và doanh thu của các DN FDI vào lĩnh  vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tại Việt Nam (đơn vị tính : %) - Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam.DOC
Bảng s ố liệu về tỷ trọng lao động, vốn và doanh thu của các DN FDI vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tại Việt Nam (đơn vị tính : %) (Trang 25)
Bảng số liệu về số vốn và số dự án đăng ký của FDI trong lĩnh vực nông  nghiệp - Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam.DOC
Bảng s ố liệu về số vốn và số dự án đăng ký của FDI trong lĩnh vực nông nghiệp (Trang 31)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w