0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Cơ chế, chính sách đối với người nghèo

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN QUANG MINH, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 80 -82 )

Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo bao phủ mọi mặt đời sống của họ. Một số chính sách hướng đến việc hỗ trợ trực tiếp theo kiểu thiếu cái gì cho cái đó. Điều này có thể làm triệt tiêu ý thức chủ động vươn lên của của người nghèo, làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo không chịu thoát nghèo, người nghèo sợ thoát nghèo. Mặt khác, có sự chênh lệch khá lớn trong chính sách giảm nghèo giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo. Hộ nghèo được hưởng rất nhiều chính sách nhưng khi trở thành hộ cận nghèo thì chỉ còn một vài chính sách. Do vậy, có một số người nghèo “sợ thoát nghèo” hoặc “cố bám trụ hộ nghèo” vì ranh giới giữa cận nghèo và nghèo quá ngắn.

Có thể thấy, công tác xã hội là một ngành nghề mới ở nước ta, tuy nhiên nó đã đóng góp không nhỏ vào việc phát triển mạng lưới, hệ thống an sinh xã hội hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ và cụ thể nên vẫn xảy ra hiện tượng chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội và cán bộ chính sách xã hội ở

các cấp nên rất khó để chính quyền, cán bộ chính sách thực hiện được vai trò của một người nhân viên công tác xã hội.

Thực tế hiện nay, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam vẫn chưa ban hành được chính sách quy định về chức năng, nhiệm vụ cụ

thể để tạo hành lang pháp lý cho những nhân viên xã hội được làm việc tại cấp cơ sở xã (phường) thị trấn một cách chính thức. Khi chức năng, nhiệm vụ, vai trò của nhân viên công tác xã hội chưa được cụ thể hóa bằng văn bản

quy phạm pháp luật thì rất khó trong công tác điều hành chỉ đạo của lãnh đạo UBND và cán bộ chính sách để thực hiện tốt được vai trò của một người nhân viên công tác xã hội. Điều đó có ảnh hưởng khá lớn đến việc cung cấp các dịch vụ CTXH đối với người nghèo nói chung và người nghèo trên địa bàn thị

trấn Quang Minh nói riêng. Do nhân viên CTXH trên địa bàn nghiên cứu

được coi chính là cán bộ chính sách, các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo thị trấn đó là cán bộ hội, đoàn thể tham gia công tác giảm nghèo theo tính chất kiêm nhiệm và thực hiện nhiệm vụ chung của thị trấn.

Thành viên Ban chỉđạo giảm nghèo thị trấn Quang Minh chia sẻ: “Nói

đến công tác xã hội thì ai cũng hiểu là hoạt động mang tính từ thiện. Trong hoạt động công tác giảm nghèo, nhiều lúc cán bộ chính sách cũng muốn được áp dụng các hoạt động công tác xã hội vào trong thực tiễn nhưng lại thấy khó khăn vì các văn bản chính sách pháp luật không quy định. Việc thực hiện công tác về chính sách giảm nghèo trong tình hình hiện nay được nghiên cứu, học tập tại các buổi tập huấn do sở LĐTB&XH, UBND huyện Mê Linh tổ chức. Do vậy đây cũng là một trong những trở ngại lớn đối với các dịch vụ

công tác xã hội của thị trấn và người dân trên địa bàn cũng không hiểu được hết khái niệm về công tác xã hội là gì và cán bộ chính sách thị trấn có chuyên môn về công tác xã hội song cũng rất khó thực hiện tốt vai trò của nhân viên công tác xã hội khi không có văn bản pháp lý được áp dụng”

Qua chia sẻ trên cho thấy, người dân trên địa bàn thị trấn Quang Minh sẽ hiểu cán bộ chính sách là người làm công tác từ thiện nhân đạo và giúp đỡ, hỗ trợ những người yếu thế, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với vai trò là cán bộđược UBND thị trấn giao nhiệm vụ.

Vì vậy, để công tác xã hội được áp dụng vào tình hình thực tế tại địa phương thì cần có những chính sách pháp luật quy định cụ thể chức trách nhiệm vụ được giao của những người làm công việc kiệm nhiệm như nhân viên công tác xã hội tại cơ sở thì các hoạt động công tác xã hội nhất là cung cấp các dịch vụ CTXH đối với người nghèo mới thật sự hiệu quả và ngành

công tác xã hội từng bước được nâng lên đi vào đời sống của khu dân cư và

đặc biệt là hỗ trợ những người yếu thế, khó khăn trong đó có người nghèo.

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN QUANG MINH, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 80 -82 )

×