Người nghèo thường có tâm lý mặc cảm tự ti bản thân nên thường co hẹp mối quan hệ xã hội của mình, thậm chí sống khép kín, ít giao tiếp với người dân trong cộng đồng. Nhiều hộ gia đình còn có tâm lý ỉ nại, trông chờ
chế độ chính sách của nhà nước và hỗ trợ lương thực, thực phẩm của các tổ
chức cá nhân trong xã hội.
Người nghèo thường có tư duy khép kín, ngại giao tiếp, đánh giá thấp bản thân và không dám tự quyết định về phương thức sản xuất. Họ tự mặc cho mình là thấp kém, không có thế mạnh về bản thân, không dám thử sức làm các công việc trí óc mà chỉ dừng lại ở các việc lao động chân tay, làm thuê bốc vác tại các khu công nghiệp, bãi bến chuyên trở nguyên vật liệu để mưu sinh. Với những chính sách, chương trình được nhà nước hỗ trợ, họ cảm thấy rất vui vẻ và thích thú trong việc nhận quà và ít khi tìm hiểu về chếđộ chính sách của nhà nước, họ suy nghĩ mặc định rằng cuộc sống nghèo đã có xã hội bảo trợ nên một số hộ không muốn thoát nghèo mặc dù kinh tế gia đình được cải thiện. Do đó khi cán bộ chính sách tuyên truyền về chính sách giảm nghèo thì một số hộ rất thờ ơ, không quan tâm.
Chính những suy nghĩ đó của người nghèo đã gây ra khoảng cách giữa họ và nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo
đồng thời có không biết tận dụng những nguồn lực, thế mạnh của bản thân và xã hội để thử tiếp cận với các dịch vụ xã hội, các chương trình hỗ trợ việc
làm, học nghề của chính quyền địa phương. Do đó mà họ luôn ở trong tình trạng nghèo về tri thức và nghèo về vật chất tinh thần.