Dịch vụ truyền thông đối với người nghèo:

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghèo trên địa bàn thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội (Trang 32 - 34)

- Vai trò của truyền thông:

Truyền thông giúp người nghèo nắm được thông tin về chế độ chính sách cũng như hiểu về các vấn đề, các thiếu hụt mà người người nghèo gặp phải, các dịch vụ xã hội hay các hình thức hỗ trợ mà người nghèo có cơ hội

được thụ hưởng. Do vậy, khi hỗ trợ cho người nghèo cần có các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, hiểu biết để họ có thể nhận thấy rõ được vấn đề của mình và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Có thể thấy truyền thông là một chiến lược lớn và dài hơi để có thể

truyền tải thông điệp và kiến thức đến với người dân. Truyền thông không chỉ đơn thuần là sự phát ngôn trực tiếp mà còn là sự phát ngôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp cho các đối tượng chính sách có khả năng nắm bắt được thông tin và thực hiện nó một cách chính xác nhất. Đồng thời, nâng cao khả năng ghi nhớ vấn đề của các đối tượng chính sách

- Các hoạt động của truyền thông:

Để nâng cao nhận thức đối với người nghèo thông qua các hoạt động truyền thông giúp người nghèo nhận thức rõ hơn về những đặc điểm tâm lý của họ, xác định những khó khăn nhu cầu của bản thân và gia đình người

nghèo, cũng như các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo như: chính sách về giáo dục, y tế, đào tạo nghề, các chính sách về trợ cấp xã hội, các chính sách về tín dụng ưu đãi,...

Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông cũng bao gồm cả kiến thức về

lao động việc làm, các dịch vụ xã hội như môi trường, nước sạch, điện,.., giới thiệu về các mô hình phát triển kinh tế như kinh doanh nhà trọ, kinh doanh

đại lý các cấp vừa và nhỏ; biểu dương gương điển hình vượt khó vươn lên thoát nghèo bền vững…

- Hình thức của truyền thông:

Truyền thông bằng các phương tiện thông tin đại chúng một cách gián tiếp như đài truyền thanh (đài phát thanh của thị trấn, tổ dân phố). In các tờ

rơi phát cho người dân; viết tin bài phát trên đài truyền thanh của thị trấn, đưa tin lên Đài truyền thanh huyện. Song song với các hình thức truyền thông gián tiếp, có thể truyền thông trực tiếp qua việc phối hợp với các ngành, đoàn thể

như văn hóa, hội phụ nữ, hội nông dân tổ chức hội nghị (tập huấn, diễn đàn, cuộc họp dân, cuộc họp các đoàn thể ) nhằm tuyên truyền về các chính sách, các dịch vụ xã hội đối với người nghèo trên địa bàn; hay qua các câu lạc bộ, các cuộc họp dân tại tổ dân phố,…. tuyên truyền trực tiếp bằng cách nhân viên CTXH, cán bộ làm công tác giảm nghèo, thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo thị trấn đến tận nhà hộ nghèo (vãng gia),…

- Vai trò của nhân viên CTXH trong truyền thông:

Nhân viên CTXH kết nối với các ban ngành, đoàn thể, cán bộ làm công tác giảm nghèo của thị trấn, cán bộ tổ dân phốđể phối hợp tổ chức các hội nghị

truyền thông (tập huấn, tọa đàm, họp dân,… ) thông qua vai trò là người trực tiếp cung cấp các thông tin, hướng dẫn cho người nghèo thay đổi hành vi, xóa bỏ sự mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng thông qua việc tham gia vào các hoạt động, phong trào tập thể tại địa phương; quyết tâm dám nghĩ dám làm với những hình thức kinh doanh phát triển kinh tế, tăng thu nhập phấn đấu vươn

lên thoát nghèo,...

Các vai trò của nhân viên công tác xã hội được thực hiện qua việc cung cấp các thông tin, tài liệu hoặc được lồng ghép trong quá trình trợ giúp như

vãng gia hay tham dự các cuộc họp tại thôn, tổ dân phố. Truyền thông nâng cao

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghèo trên địa bàn thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội (Trang 32 - 34)