Giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp của các dịch vụ CTXH;

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghèo trên địa bàn thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội (Trang 90 - 92)

quy, chuyên nghiệp

Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của người nghèo về các chế độ, chính sách họ được hưởng. Nên sử dụng hình thức truyền thông gắn với các buổi sinh hoạt nhóm tại các tổ tiết kiệm vay vốn, các hội nghị tập huấn hội phụ nữ, hội nông dân… Ví dụ, truyền thông và tư vấn về chính sách BHYT, vay vốn hay đào tạo nghề cho lao động nông thôn,...

Việc truyền thông không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các thông tin hỗ

trọng của các dịch vụ CTXH đối với người nghèo. Từđó, người nghèo sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận, thụ hưởng chính sách cũng như cung cấp các thông tin phản hồi nhằm điều chỉnh chính sách cho phù hợp với nhu cầu thực tế của người nghèo.

Thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo thị trấn Quang Minh cần đẩy mạnh và tăng cường dịch vụ tham vấn, tư vấn đối với người nghèo giúp người nghèo nhận thức được nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và có ý thức vươn lên thoát nghèo, không nên ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hướng tới mục tiêu nhằm phát huy nội lực để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tạo điều kiện cho người nghèo tham gia các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu, tạo việc làm tại các cơ quan doanh nghiệp đóng trên

địa bàn thị trấn, trong khu công nghiệp trên địa bàn để người nghèo có việc làm tạo thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

Giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ

CTXH có chất lượng và đúng chuyên môn cho người nghèo đó là phát triển

đội ngũ nhân viên, cộng tác viên CTXH cả về số lượng và chất lượng, cả lực lượng nhân viên CTXH chuyên nghiệp lẫn đội ngũ cộng tác viên.

Với thực trạng phát triển nghề CTXH như hiện nay, khi chúng ta chưa thể xây dựng được lực lượng nhân viên CTXH chuyên nghiệp làm việc tại cộng đồng ngay thì các cán bộ tại cơ sở, đặc biệt là cán bộ chính sách thị trấn sẽ là người tham mưu chính trong việc cung cấp và nâng cao hiệu quả các dịch vụ CTXH cho đối với người nghèo. Bên cạnh đó, thành viên Ban chỉđạo gồm cán bộ Hội phụ nữ, Hội nông dân, các ông bà tổ trưởng tổ dân phố cũng là lực lượng chính cùng với cán bộ chính sách thị trấn cung cấp, hỗ trợ người nghèo được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ CTXH để cho người nghèo trên địa bàn thị trấn có thể thay đổi, khắc phục được những khó khăn và phấn

quan trọng trong công tác giảm nghèo bởi chính họ là người chuyển tiếp các chính sách đến tay của các hộ nghèo trên địa bàn. Họ cũng là người nắm rõ nhất gia cảnh của từng hộ nghèo, từng người nghèo cũng như tình hình kinh tế - an ninh- chính trị- xã hội của địa bàn cơ sở. Do vậy, cần tập trung phát triển đội ngũ cộng tác viên song song với việc đào xây dựng đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp tại cộng đồng. Khi đó, đội ngũ cộng tác viên sẽ

tiếp cận và chuyển gửi đến các nhân viên CTXH chuyên nghiệp khi cần thiết. Các giải pháp cụ thể là:

+ Ưu tiên tuyển dụng những người được đào tạo bài bản về CTXH vào các vị trí công việc, các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH đối với người nghèo; đào tạo và đào tạo lại về CTXH cho những người trực tiếp cung cấp các dịch vụ CTXH cho cho người nghèo.

+ Thường xuyên tập huấn, đào tạo chuyên sâu về CTXH cho nhân viên CTXH cung cấp dịch vụ trực tiếp, chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, thái độ khi làm việc với hộ nghèo do người nghèo như kỹ năng tham vấn, kỹ

năng làm việc với nhóm, kỹ năng huy động nguồn lực và xây dựng mạng lưới, kỹ năng quản lý stress…

+ Thường xuyên tổ chức các cuộc họp, hội nghị tổng kết để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, đánh giá kết quả cung cấp các dịch vụ CTXH và hoạt động của mô hình giảm nghèo đối với người nghèo.

3.3. Giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng và phát huy vai trò của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghèo trên địa bàn thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội (Trang 90 - 92)