TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA EU VÀO VIỆT NAM
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thời cơ cũng như thách thức lớn đối với quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của mình.Trong quá trình phát triển này, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được khẳng định đối với nước ta.Trước đây có một nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam thuộc các nước có nền kinh tế đang phát triển như Thái Lan, Indonesia Hoặc các nước thuộc NICs như Hàn Quốc, Đài Loan Những nước bị cơn khủng hoảng làm chao đảo nền kinh tế dẫn đến việc giảm đầu tư ra nước ngoài của họ Chính những lúc này chúng ta mới thấy việc cần thiết phải có một luồng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thật ổn định, các luồng vốn này thường xuất phát từ những nước phát triển hàng đầu trên thế giới - những nước có tiềm lực rất lớn về vốn và công nghệ, trong đó có các nước thuộc liên minh châu Âu Điều này dẫn đến việc chúng ta cần phải thúc đẩy tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ vốn có, từ đó lôi kéo nguồn vốn FDI của khối này vào Việt Nam, đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn thật hiệu quả, tránh những sai
lầm đáng tiếc trước đây mắc phải Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “TÌNH HÌNH THU HÚTĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA EU VÀO VIỆT NAM” Nội dung của đề tài bao gồm
2 phần :
Chương I:Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Chương II: Giải pháp tăng cường thu hút FDI của EU vào VN trong thời gian tới.
Trong bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, tôi kính mong các Thày cô, và các bạn đọc góp ý và chỉ dạy Tôi xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Danh Hùng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I:Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam 3
1.1 Khái quát về liên minh châu Âu EU 3
1.1.1 Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của EU 3
1.1.2 Cơ cấu của EU: 6
1.1.3 Tiềm năng về kinh tế của EU: 7
1.2 Tổng quan về FDI ở Việt Nam 8
1.2.1.Tình hình FDI từ năm 1988 đến 2006 8
1.2.2 Tình hình FDI từ 2006 đến năm 2009 13
1.3 Thực trạng đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam 16
1.3.1 Đầu tư FDI của EU vào Việt Nam 16
1.3.2.Vốn và cơ cầu vốn đầu tư theo ngành 18
1.3.3 Đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam 23
1.3.4.Đầu tư trực tiếp của Hà Lan vào Việt Nam 27
1.3.5 Đầu tư trực tiếp của Vương Quốc Anh vào Việt Nam 30
1.3.6 Đầu tư trực tiếp của Đức vào Việt Nam 33
Chương II:Triển vọng và giải pháp thu hút FDI của EU vào VN trong thời gian tới 44
2.1.Thuận lợi và khó khăn cho đầu tư FDI của EU vào VN 44
2.2.Giải pháp thu hút FDI từ EU 47
2.2.1.Thay đổi về quan điểm nhận thức 47
2.2.2 Nâng cao chất lượng qui hoạch thu hút ĐTNN 50
2.2.3 Tăng cường các chính sách thu hút vốn đầu tư của EU 51
2.2.4 Cải thiện môi trường đầu tư 52
2.2.5 Đẩy mạnh công tác vận động đầu tư nước ngoài 56
2.2.6 Đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư và kết hợp ch ặt chẽ giữa cáchoạt động kinh tế đối ngoại 58
2.2.7 Đối với hoạt động của ngân hàng, phát triển ngân hàng liên doanh, mở chinhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động của các công ty nước ngoài
2.3.1 Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với FDI: 62
2.3.2 Chú trọng công tác cán bộ và đào tạo công nhân kỹ thuật 63
2.3.3 Kinh nghiệm của nước ngoài 64
TµI LIÖU THAM KH¶O 67
Trang 4Chương I:Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
1.1 Khái quát về liên minh châu Âu EU
1.1.1 Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của EU
Những ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã được bộc lộ từ trong lịch sử Châu Âu xa xưa, kể cả ý đồ muốn thực hiện thống nhất bằng vũ lực Hoàng đế Napoleon của nước Pháp là một minh chứng điển hình Ông đã từng nghĩ đến một Châu Âu thống nhất với “một bộ luật Châu Âu một đồng tiền chung Châu Âu, các đơn vị đo lường, các qui tắc Châu Âu” và ông ta đã thất bại trong việc thực hiện mơ ước chung lành mạnh đó bằng ý đồ sử dụng vũ lực để có một Châu Âu liên kết dưới sự thống trị của người Pháp.
Cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ngoại trưởng Pháp Aristide Briand mới đề xuất trước Đại Hội đồng Hội Quốc Liên ý tưởng cụ thể về việc thành lập một liên hiệp Châu Âu mang thể chế liên bang Nhưng ý kiến này không gây được tiếng vang và chưa kịp có những bàn bạc cụ thể thì thế chiến lần thứ hai ập đến như là hậu quả của một ý tưởng ngông cuồng muốn thống nhất Châu Âu bằng bạo lực dưới sự cai quản của một quốc gia - dân tộc tực coi mình là thượng đẳng - Đức quốc xã.
Phải đến những năm 40 của thế kỷ XX sau khi thế chiến kết thúc, mới xuất hiện một phong trào lành mạnh ủng hộ việc tạo dựng một Châu Âu nhất thể hoá Mặc dù vậy, chỉ sau khi vấn đề nước Đức được đặt ra sau thế chiến thứ hai cùng với nguyện vọng gìn giữ hoà bình Châu Âu và sự căng thẳng trong quan hệ Pháp - Đức về vùng Sarre gây trở ngại cho tiến trình thống nhất Châu Âu thì ý tưởng liên kết hoá Châu Âu mới được thúc đẩy để sau đó được thực hiện trong thực tế “Cộng đồng than và thép Châu Âu” (ECSC) ra đời ngày 18 tháng 4 năm 1951 với sáu nước thành viên là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, và Italia là cột mốc đầu tiên đánh dấu Châu Âu bắt đầu tập họp lại một cách lành mạnh về tổ chức Tuy nhiên tiến trình liên kết Châu Âu chỉ
Trang 5thực sự bắt đầu khi đại diện sáu nước thành viên ECSC ký các hiệp định Roma chính thức thành lập “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” (EEC) và “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” (Euratom) với tư tưởng trung tâm là hình thành một thị trường rộng lớn ở Châu Âu coi như một công cụ phối hợp và hoà nhập các chính sách kinh tế của các nước thành viên Đến cuộc họp thượng đỉnh giữa các vị nguyên thủ quốc gia các thành viên của châu Âu năm 1972 tại Paris thì lần đầu tiên thuật ngữ EU được nhắc tới Sự ra đời các cộng đồng Châu Âu đã đáp ứng được nhu cầu tạo lập không gian không biên giới cho việc tự do lưu chuyển các nguồn lực và sản phẩm trong toàn Châu Âu.
Bước tiến quan trọng tiếp theo tạo ra sự cải biến căn bản khuôn khổ thiết chế và chính trị cho tiến trình nhất thể hoá Châu Âu là việc ký kết văn bản Định ước Châu Âu duy nhất (the Single European Act) theo đuổi mục tiêu hình thành thị trường Châu Âu đơn nhất (the Single European market) với mốc thời gian là ngày 31 tháng 12 năm 1992 Tiếp đó việc ký kết Hiệp định về Liên hiệp Châu Âu (EU) tại Maastricht tháng 10 năm 1993 là một cuộc cải cách toàn diện nhất các hiệp định Roma thúc đẩy sự liên kết Châu Âu trên cả ba trụ cột của EU là cộng đồng Châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung và hợp tác về tư pháp và nội vụ.
Liên hiệp Châu Âu đang thực hiện các chính sách tiếp tục thúc đẩy liên kết hoá trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI nhằm làm cho EU trở nên mạnh hơn và mở rộng Bước vào thiên niên kỷ mới Liên hiệp Châu Âu đã khẳng định:
- Các chính sách đối nội phải nhằm tới sự phát triển bền vững và việc làm, gắn kết kinh tế - xã hội và phát triển nông nghiệp.
- Tiến trình liên kết hoá Châu Âu phải làm sao nâng cao được vai trò của EU trên trường quốc tế.
- Trong quá trình thực hiện liên kết Châu Âu, EU không chỉ mạnh hơn mà còn mở rộng hơn về lãnh thổ.
Trang 6Thực hiện Hiệp định Amsterdam, tiến trình đi tới liên minh kinh tế và tiền tệ (EU) như đỉnh cao mới của liên kết hoá Châu Âu đang tạo ra động lực thúc đẩy toàn bộ EU tiến lên Mọi chuẩn bị về kỹ thuật đã được hoàn tất để ra đời đồng tiền chung Châu Âu (đồng EURO) ra đời vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 EU và đồng EURO sẽ tạo ra cái neo giữ cho sự ổn định, hoàn thiện hiệu quả thị trường và khuyến khích đầu tư cũng như mở ra những khả năng mới cho việc quản lý vĩ mô có hiệu quả hơn ở Châu Âu Hiệp ước về Liên minh, hay hiệp ước Maastrich, vào năm 1993 đặt các nước thành viên vào một chương trình đầy tham vọng: liên minh tiền tệ vào năm 1999, các chính sách chung mới, quốc tịch châu Âu, một chính sách ngoại giao và an ninh nội bộ Hiện nay, một hội nghị liên Chính phủ đang tranh luận về điều chỉnh các thể chế và các quá trình ra quyết định của EU, nhằm tạo nền móng cho việc mở rộng Cộng đồng sang các nước Trung và Đông Âu.
Tiến trình liên kết hoá Châu Âu đang được thực hiện thắng lợi, những thời cơ và thách thức đang hiện diện trước một Liên hiệp Châu Âu sẽ bước vào thế kỷ XXI trong tư cách một tổ chức mạnh hơn và mở rộng hơn Hiệp định Amsterdam đã tăng cường một bước đáng kể về các mặt tăng cường sức mạnh, hoàn thiện khả năng trong các hoạt động đối ngoại và cải cách khuôn khổ thiết chế cho Liên hiệp Châu Âu trước khi bước vào giai đoạn mới có ý nghĩa quyết định của tiến trình liên kết
Gần nửa thế kỷ hội nhập của châu Âu đã có một tác động sâu sắc tới sự phát triển của lục địa và cách suy nghĩ của người dân trên lục địa Nó cũng thay đổi cán cân quyền lực Tất cả các Chính phủ, bất kể thuộc hình thái chính trị nào, ngày nay đều nhận thức được rằng kỷ nguyên của chủ quyền quốc gia tuyệt đối đã qua đi Chỉ có thông qua liên kết lực lượng và nỗ lực hướng tới “một căn cước chung” - trích Hiệp ước về Cộng đồng Than và Thép châu Âu - thì các quốc gia châu Âu cũ mới tiếp tục được hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và duy trì được ảnh hưởng của mình trên thế giới.
Trang 71.1.2 Cơ cấu của EU:
EU là từ viết tắt tiếng Anh của European Union nghĩa là Liên minh châu Âu Nó bao gồm 15 nước thành viên là: Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Bỉ, Áo, Hy Lạp, Phần Lan, Ailen và Bồ Đào Nha Cơ cấu của EU được xây dựng trên ba thành phần cơ bản chính là Cộng đồng chung châu Âu (European Community), chính sách chung về an ninh và đối ngoại (Common foreign and security policy), đồng hợp tác trong vấn đề tư pháp và nội vụ (Cooperation in justice and home affairs).
Các điều khoản chủ yếu trong hiệp ước của EU được dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Lương thực chung;
- Sửa đổi Hiệp ước EEC thành EC (European Community), bao gồm liên hiệp kinh tế và tiền tệ, liên hiệp về thuế quan, thị trường đơn nhất, chính sách nông nghiệp chung, chính sách hạ tầng và vấn đề công dân của Liên hiệp.
- Chính sách về an ninh và đối ngoại (CFSP) - Hợp tác về các vấn đề pháp luật và nội vụ; - Tài chính chung;
- Nghị định thư, trong đó quan trọng nhất là mối liên kết quan hệ về kinh tế và xã hội và các chính sách xã hội để giải thích cho sự liên hệ tới CFSP và những văn bản của các nước thành viên của Liên hiệp Tây Âu (WEU) về vai trò của họ.
Đồng thời Liên minh châu Âu được quản lý bởi một loạt các thể chế sau chung Các thể chế chính bao gồm:
- Một nghị viện được bầu thông qua bầu cử tự do, nó cung cấp một diễn đàn dân chủ cho việc tranh luận, mang chức năng giám hộ và giữ vai trò giám hộ trong tiến trình lập pháp;
Trang 8- Hội Đồng châu Âu, bao gồm các bộ trưởng của 15 nước thành viên và là cơ quan chủ yếu ra quyết định;
- Uỷ Ban châu Âu đại diện cho quyền lợi của Cộng Đồng và là cơ quan thi hành chính sách của Cộng Đồng;
- Toà án Tư pháp được đặt tại Luxembourg và đảm bảo luật pháp của Cộng Đồng được hiểu và thực hiện theo đúng các hiệp ước;
- Toà án Kiểm toán có vai trò kiểm tra để việc thu và chi được thực hiện “theo một cách thức hợp pháp và đúng chuẩn mực” và các vấn đề tài chính của Cộng Đồng được quản lý một cách thích hợp;
- Ngân Hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), được thành lập để giúp thực hiện các dự án đóng góp vào sự phát triển cân bằng của EU.
1.1.3 Tiềm năng về kinh tế của EU:
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, châu Âu luôn là đại lục phát triển nhất về kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ 2 kéo lùi nền kinh tế đi vài chục năm, nhưng ngay sau đó châu Âu đã có những bước hồi phục thần kỳ và cho đến nay thì châu Âu luôn là một lục địa phát triển nhất trên thế giới nếu xét cả về tiềm năng kinh tế, kỹ thuật, quân sự vượt trên cả Mỹ Liên minh châu Âu (EU) chính là đại diện tiêu biểu cho lục địa này về khả năng phát triển kinh tế, kỹ thuật Hiện nay liên minh châu Âu là một trong ba cực về kinh tế, khoa học kỹ thuật gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới thì EU đã góp mặt với 4 nước, điều này cho ta thấy được phần nào sức mạnh kinh tế của tổ chức này Về thương mại, với chỉ vẻn vẹn có khoảng hơn 370 triệu người (6% dân số của thế giới), liên minh châu Âu đã chiếm tới một phần năm thương mại của toàn thế giới, đặc biệt khi các nước được thống nhất bởi một quyết định về thương mại thì lợi thế này chắc chắn sẽ tăng lên.
Trang 9Ngoài ra các chỉ số phát triển khác đều rất cao, như mức sống thì quả thật EU là miền đất hứa cho nhiều người, là một mô hình mà hầu hết các nước khác trên thế giới đều hướng tới, với mức GDP/người là rất cao, có nước vượt cả Mỹ và Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp cũng đã giảm dần trong những năm gần đây Một đặc điểm nổi bật nữa ở các nước EU trong thời gian vừa qua là kinh tế của các nước của các nước đều tăng trưởng, tuy cao thấp khác nhau, nhưng ổn định.
1.2 Tổng quan về FDI ở Việt Nam
1.2.1.Tình hình FDI từ năm 1988 đến 2006
Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ Tuy nhiên, con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao.Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc gia tăng của FDI Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90 Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm chính nhận FDI Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển Thứ hai là dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh mới và thu lợi nhuận Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Mã-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái-lan,…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này.
Trang 10Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải huỷ hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á Cuộc khủng hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.
Giai đoạn 2000-2002: Giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8% và 2001 với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996 FDI đăng ký tăng vào năm 2001 và 2002 là kết quả của dự án đường ống Nam Côn Sơn (2000) với tổng vốn đầu tư là 2,43 tỷ đô-la Mỹ, và Dự án XD-KD-CG Phú Mỹ (2001) với tổng vốn đầu tư là 0,8 tỷ đô-la Mỹ Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng 54,5% của mức năm 2001
Trong gần 20 năm qua, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1988 đã tăng liên tục và đạt đỉnh cao nhất vào năm 1996; trong 9 năm đó đã có 1.998 dự án với số vốn đăng ký đạt 30.395 triệu USD, chiếm 48,2% tổng vốn đăng ký trong hơn 17 năm đầu, bình quân 1 năm đạt 3.377,2 triệu USD
Trang 11Giai đoạn thứ hai từ năm 1997- 2002, số vốn đăng ký mới và bổ sung đã gần như liên tục bị sút giảm; trong 6 năm này đã có 2.695 dự án được cấp phép mới, với tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 10.932,3 triệu USD, bình quân 1 năm đạt 1.822,1 triệu USD
Giai đoạn thứ ba tính từ năm 2003 đến nay, số vốn đăng ký mới và bổ sung đã liên tục tăng lên; trong giai đoạn này đã có 1.890 dự án được cấp phép mới, với tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 10.567,7 triệu USD, bằng 34,8% trong 9 năm đầu và đạt xấp xỉ bằng tổng vốn trong 6 năm từ 1997-2002, bình quân 1 năm đạt hơn 4 tỷ USD, cao nhất trong 3 giai đoạn
Sự "khởi sắc" trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tính từ cuối năm 2003, đặc biệt trong 7 tháng đầu năm 2005 được thể hiện ở nhiều mặt:
- Tổng số vốn đăng ký mới trong 7 tháng đầu năm 2005 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 66,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn số cả năm của 8 năm (1988, 1989, 1990, 1991, 1992, 1999, 2000, 2002).
- Sự tăng lên của vốn đầu tư đạt được cả ở 2 kênh Tính từ đầu năm đến 20/7 đã có 419 dự án mới được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 2.100 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 16,7% về số dự án và tăng tới 118,2% về số vốn đăng ký (7 tháng đầu năm 2004 có 359 dự án với số vốn đăng ký 962,5 triệu USD)
Cũng trong thời gian này đã có 277 lượt dự án đang hoạt động bổ sung vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 1,12 tỷ USD, tăng 40,6% về số lượt dự án và tăng 13,1% về số vốn đăng ký bổ sung Nếu tính cả số vốn của những dự án mới được cấp phép và số vốn bổ sung của những dự án đang hoạt động thì tổng số vốn đăng ký mới trong 7 tháng đầu năm 2005 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 66,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trang 12- Bên cạnh những dự án có quy mô như những năm trước đã xuất hiện những dự án mới có quy mô vốn khá lớn, trong đó có dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh điện thoại di động CDMA với tổng số vốn đăng ký lên đến 665 triệu USD; nhiều dự án đang hoạt động xin tăng vốn lên tới 50-70 triệu USD
- Cơ cấu đầu tư theo nhóm ngành đã có sự thay đổi theo hướng tích cực Nếu trong thời kỳ 1988-2004, tỷ trọng vốn đăng ký đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp xây dựng lên đến 65,3%, vào nhóm ngành dịch vụ chỉ có 28,7% thì trong 7 tháng đầu năm nay, các con số tương ứng đã có sự thay đổi đáng kể là 49,1% và 47,9%
Đây là tín hiệu để có thể gia tăng tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP (đã bị giảm liên tục trong thời kỳ 1995-2003, từ 44,06% xuống còn 37,99% đến năm 2004 mới chặn lại được và chỉ tăng nhẹ lên mức 38,15%).
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006 cả nước thu hút được gần 10 tỉ USD vốn đăng ký mới, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có khoảng 800 dự án được cấp mới, với tổng vốn đăng ký trên 7,6 tỉ USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm trước và 490 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với số vốn tăng thêm khoảng 2,4 tỉ USD Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án trong năm 2006 đạt 9,4 triệu USD/dự án, điều này chứng tỏ số lượng dự án có quy mô lớn đã tăng lên
Bức tranh về đầu tư nước ngoài ở nước ta trong năm 2006 có màu sắc phong phú hơn với sự xuất hiện của một số dự án mới có quy mô lớn từ các tập đoàn xuyên quốc gia Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, như dự án của Công ty thép Posco có vốn đầu tư 1,126 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Tycoons với tổng vốn đầu tư 556 triệu USD, dự án Tây Hồ Tây vốn đầu tư 314,1 triệu USD, dự án Winvest Investment với vốn đầu tư 300 triệu USD Nhiều dự án được cấp phép đã tích cực triển khai thực hiện như các nhà máy của Công ty Hoya
Trang 13Glass Disle, Canon, Matsushita, Brothers Industries, Honda… Ước tính vốn thực hiện trong năm 2006 đạt khoảng 4,1 tỉ USD, tăng 24,2% so với năm 2005.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục khả quan Doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong năm 2006 đạt 29,4 tỉ USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 14,6 tỉ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ Nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu năm 2006 đạt 22,6 tỉ USD, chiếm 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,5%, cao hơn mức tăng sản xuất công nghiệp bình quân của cả nước (18,5%) Nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong năm 2006 đạt 16,35 tỉ USD, tăng 19,3% so với năm 2005 Trong năm 2006, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nộp ngân sách nhà nước đạt 1,26 tỉ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ và tạo việc làm cho trên 1,12 triệu lao động trực tiếp, chưa kể hàng triệu lao động gián tiếp khác.
Thời gian gần đây, có nhiều yếu tố để đưa ra nhận định về khả năng xuất hiện một làn sóng đầu tư mới của nước ngoài vào Việt Nam Làn sóng này dường như âm ỉ từ sau các động thái khi Việt Nam đàm phán vòng cuối để gia nhập WTO, khi các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hoa Kỳ gửi các đoàn vào Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh để tìm kiếm cơ hội đầu tư Rồi hàng loạt các sự kiện diễn ra tại Việt Nam trong năm 2006 đã góp phần làm nổi lên làn sóng đầu tư mà đỉnh cao là vốn đăng ký và vốn thực hiện của năm 2006 đều đạt mức đỉnh điểm kể từ khi nước ta thực thi Luật Đầu tư Rõ ràng nước ta đang đứng trước những cơ hội mới và cả những thách thức để có thể thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn FDI, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trang 141.2.2 Tình hình FDI từ 2006 đến năm 2009
Cùng với việc gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế, VN đã chứng kiến một "làn sóng đầu tư thứ hai" hết sức mạnh mẽ kể từ năm 2006 đến nay, mà đỉnh cao là 20,3 tỉ USD thu hút trực tiếp FDI trong năm 2007.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), tính đến cuối năm 2007, cả nước đã thu hút được hơn 9.500 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỉ USD (gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm) Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể trước thời hạn, hiện còn khoảng 8.590 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 83,1 tỉ USD Trong số này, đã có khoảng 50% số dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỉ USD, chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký.
Các dự án ĐTNN đi vào hoạt động đã tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, giá trị XK, đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động Hiện khu vực có vốn ĐTNN đã đóng góp trên 17% GDP, chiếm 16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đạt giá trị doanh thu trong 2 năm 2006-2007: 69 tỉ USD, trong đó giá trị XK (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỉ USD, chiếm 41% tổng doanh thu.
Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỉ USD), với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu vào những lĩnh vực chúng ta chủ trương thu hút đầu tư như công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao, ) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp v.v ).
Trong quý I năm 2008, các doanh nghiệp ĐTNN đã góp vốn đầu tư thực hiện trên 1,68 tỷ USD, tăng 24% so với vốn thực hiện của cùng kỳ năm trước Doanh thu của các doanh nghiệp ĐTNN trong qúy I năm 2008 ước tính đạt 7.600 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 5.398 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 6100 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân sách 355 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ Năm 2008 thu hút 64 tỷ
Trang 15USD, cao gấp gần 3 lần so với năm 2007, giải ngân 11,5 tỷ USD và quy mô vốn đạt tới 60 triệu USD/dự án.Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động trong năm thì con số hơn 64 tỷ USD FDI cho thấy, Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế Cuộc khủng hoảng tài chính đã lan rộng toàn cầu nhưng các tập đoàn xuyên quốc gia vẫn chọn Việt Nam là điểm đến an toàn Ấn tượng của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư không chỉ là một đất nước ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, mà còn là tính trách nhiệm cao của Chính phủ, các ngành trong việc giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong thời gian qua Thời gian đăng ký kinh doanh, xét duyệt dự án đã được rút ngắn nhiều so với trước đây; việc phân cấp quản lý đầu tư cũng đã tạo cho nhà đầu tư dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc nhận cấp phép đầu tư Điểm mới trong thu hút FDI là số dự án lớn và tính đồng đều của vốn FDI trong các vùng miền cao hơn so với các năm các dự án quy mô lớn, lên tới vài tỷ USD ngày càng xuất hiện nhiều hơn Bên cạnh đó, thay vì đầu tư chủ yếu vào các tỉnh, thành phố lớn, có lợi thế về địa lý, hạ tầng, FDI đã được lan toả rộng hơn, dàn đều hơn trong các vùng, miền.
Ngày 23/11/2008, khởi động dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận, có công suất 14,42 triệu tấn thép/năm, tổng vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD, đã được báo chí dành cho sự quan tâm khá đặc biệt.Bởi, số vốn đăng ký của riêng dự án này đã gần bằng tổng số vốn đăng ký của cả năm 2006 (trên 10 tỷ USD), và xấp xỉ một nửa con số của năm 2007 (20,3 tỷ USD).Nhưng Thép Cà Ná không phải là cá biệt Trong vòng một năm qua, rất nhiều siêu dự án FDI quy mô vốn hàng tỷ USD đã “đổ” vào Việt Nam, khiến cho tổng số vốn đăng ký tăng cao kỷ lục.
Với một con số quan trọng hơn - vốn giải ngân, thì năm 2008 cũng xác lập kỷ lục Năm qua, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã giải ngân số vốn lên tới 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007), vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 năm
Trang 16trước đó Năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007.Cũng trong năm nay, khối doanh nghiệp này đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới trong tổng số 1,615 triệu việc làm mới tạo được của cả nước, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm vốn đang rất nóng bỏng của Việt Nam hiện nay.
* Năm dự án có vốn đầu tư lớn nhất trong năm 2008: - Dự án Công ty TNHH Thép Vinashin - Lion (Malaysia) có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD;
- Dự án Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD; - Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhật Bản và Kuwait liên doanh
- Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD; - Dự án Hồ Tràm của Canada trên 4,2 tỷ USD * Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 được dự kiến từ đầu năm: - Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD vượt 25% năm 2007 (8 tỷ USD).
Trang 17- Lao động: 160.000 người, tăng 6,7% so với năm 2007; - Nộp ngân sách Nhà nước: 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007.
Năm 2009, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đổ vào Việt Nam thu hút được 1.504 dự án FDI cả cấp mới và tăng vốn đạt trên 21,4 tỷ USD, bằng chưa đến 30% so với năm 2008 nhưng vẫn vượt mức kế hoạch đề ra Đây vẫn được xem là kết quả lạc quan trong bối cảnh nguồn vốn FDI trên toàn thế giới năm qua suy giảm gần 40% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu Nếu so với mục tiêu 20 tỷ USD đặt ra từ đầu năm, việc thu hút FDI của Việt Nam trong năm nay không phải là quá tệ, nếu không nói là kết quả khá, nhất là trong xu thế vốn FDI đổ vào các nước và khu vực trên thế giới giảm do khủng hoảng Vốn đăng ký cấp mới giảm mạnh tới 70% so với năm trước, song số vốn giải ngân chỉ giảm 13%, ước đạt 10 tỷ USD Cụ thể, trong năm 2009, Việt Nam thu hút được 839 dự án FDI đăng ký mới với tổng vốn đầu tư 16,345 tỷ USD, bằng 24,6% so với cùng kỳ năm 2008 Cùng trong năm này, có 215 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 5,137 tỷ USD, bằng 98,3% so với con số tương ứng của năm ngoái Việc các nhà đầu tư tăng vốn cho các dự án FDI cho thấy cái nhìn tích cực đối với môi trường đầu tư ở Việt Nam.
1.3 Thực trạng đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam1.3.1 Đầu tư FDI của EU vào Việt Nam.
Ngay từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành vào cuối năm 1997,các nhà đầu tư EU đã trở thành những người đi tiên phong trong hoạt động đầu tư vào Việt Nam,mở đầu bằng việc công ty dầu khí BP của Vương quốc Anh cùng với hai công ty của Ấn Độ và Na Uy được cấp giấy phép thăm dò,khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam Trong những năm đầu từ năm 1988 đến 1996, EU đã ký 207 dự án với Việt Nam (chiếm 11,8% số dự án các nước đầu tư vào Việt Nam, trong đó Pháp với 98 dự án, Hà Lan với 33 dự án, Đức 23 dự án và Anh là 22 dự án Tổng số vốn đăng ký là2765,3 triệu USD bằng 10,2% tổng số vốn đăng ký của các dự án đầu tư vào Việt
Trang 18Nam Vốn pháp định của 207 dự án này lên 1799,7 triệu USD chiếm 65,3% trong tổng số vốn đăng ký Các dự án đầu tư của EU tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực như khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, khách sạn, du lịch Trong số các nước đầu tư vào Việt Nam thì Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển được xếp vào những quốc gia có số vốn đầu tư lớn Anh và Pháp nằm trong 10 nước đứng đầu vềđầu tư trực tiếp vào Việt Nam Cụ thể là: Tính đến năm 1999 với gần 30 dự án có tổng số vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD, trong khi đó Pháp được coi là 1 trong những nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam và tính đến năm 1998 có 79 dự án đang được thực hiện, với tổng số vốn đầu tư là 633,5 triệu USD.Đầu tư là lĩnh vực được hai bên khuyến khích thông qua việc tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư nhân bao gồm những điều kiện tốt hơn về chuyển vốn và trao đổi thông tin về các cơ hội đầu tư, được thể hiện là: EU giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh tế bằng cách tạo thuận lợi cho việc tiếp cận công nghệ của EU; bên cạnh đó phía EU cũng tạo thuận lợi cho việc tiếp xúc giữa các nhà kinh doanh tiến hành các biện pháp nhằm khuyến khích, trao đổi, buôn bán và đầu tư trực tiếp và việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực môi trường kinh tế, xã hội của mình.Nhận rõ tiềm năng to lớn và chính sách quan hệ quốc tế của EU (các nước châu Âu thường quan tâm đến nội bộ châu Âu hơn), Việt Nam cần xúc tiến, khai thông quan hệ với EU, phải tìm mọi cách để hoà nhập vào thị trường EU mặc dù việc hoà nhập vào thị trường này không phải dễ dàng nhưng đó cũng là một thị trường mà Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận.FDI của EU liên tục gia tăng về quy mô và nhịp độ,EU hiện có hàng trăm dự án với tổng vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD.Trong đó Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển và CHLB Đức là 5 nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong khối EU.
Đặc biệt khi Vệt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Ông Oliver Massman, thành viên ban quản trị Phòng thương mại Châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam cho biết, các nhà đầu tư châu Âu ngày càng tin tưởng hơn vào các cơ hội kinh doanh tại Việt Nam; đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư từ châu Âu,ở châu Âu,
Trang 19mối quan tâm đến làm ăn tại Việt Nam đang ngày càng lớn hơn.Các tập đoàn viễn thông chẳng hạn sẽ chắc chắn có mặt ngày càng đông vì Việt Nam có thị trường viễn thông rất hấp dẫn, đối với các nhà đầu tư, lợi thế lớn của Việt Nam là một trong những quốc gia có “ổn định chính trị tốt nhất trong thập kỷ qua ở châu Á” và một lợi thế lớn nữa là Việt Nam có nhân công tay nghề cao, học hỏi nhanh và lương tương đối thấp Đánh giá cao cố gắng của Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư, cơ quan hữu trách thật sự cầu thị và lắng nghe lời khuyên từ các nhà đầu tư So với các nước khác khá bảo thủ trong việc này ,Việt Nam là một nước rất tích cực.Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới và để giữ vững khả năng cạnh tranh và mức tăng trưởng cao, Việt Nam sẽ cần tái cơ cấu nền kinh tế và cải thiện cơ sở hạ tầng, hướng tới sự tăng trưởng bền vững.Sau khi gia nhập WTO, mức lương cho công nhân trong ngành sản xuất sẽ tăng Điều này có lợi cho lao động nhưng đối với nhà sản xuất, họ sẽ cân nhắc về điều này Chính vì vậy, Việt Nam cũng cần cẩn trọng khi tăng lương quá nhanh bởi như thế có thể đánh mất lợi thế cạnh tranh so sánh với các nước trong khu vực.Ngoài ra để thu hút nhiều đầu tư, Việt Nam cần có hệ thống luật pháp và thương mại ổn định và có trách nhiệm giải trình, và ban hành các hướng dẫn thi hành thật rõ ràng Các vấn đề về tranh chấp lao động hoặc các hướng dẫn rõ ràng về việc mở văn phòng đại diện của các Công ty thương mại cũng cần được giải quyết thấu đáo và triệt để để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư Hiện nay xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ dựa chủ yếu vào các mặt hàng sơ chế và nguyên liệu và còn thiếu cơ sở cho tăng trưởng bền vững, do đó Việt Nam cần thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến để làm sao thêm giá trị gia tăng tại Việt Nam vào các mặt hàng rồi mới xuất khẩu Việt Nam sẽ thành công hơn trong thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực nếu “biết cách tăng trưởng bền vững và gửi thông điệp đến các nhà đầu tư về môi trường luật pháp ổn định và các cơ hội kinh doanh sẵn có
1.3.2.Vốn và cơ cầu vốn đầu tư theo ngành
Trang 20Đầu tư của EU có mặt hầu khắp trong các lĩnh vực của nền kinh tế và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế Việt Nam.EU có ưu thế về công nghệ cao nên các dự án đầu tư trực tiếp chủ yếu tập trung vào giao thông vận tải, bưu điện, lĩnh vực thẳm dò và khai thác dầu khí,kinh doanh khác sạn,du lịch, công nghiệp nặng, may mặc, rượu bia, nước giải khát…
Trong những buổi đầu đầu tư của EU vào Việt Nam,các nhà đầu tư của EU vẫn còn e ngại nên chỉ quan tâm đến các hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí.Tiêu biểu là hợp đồng khai thác dầu khí BP, Statoil, EnterpriseOil…là những dự án đầu tiên của EU đầu tư vào Việt Nam.Đến nay các lĩnh vực đặc biệt thu hút đầu tư của EU đã mở rộng ra các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như bưu chính viễn thông, điện nước, dịch vụ, tài chính, ngân hàng,…chiếm hàng tỷ USD và chiếm số lượng lớn trong tổng vốn đầu tư của EU vào Việt Nam.
Trang 21Những lĩnh vực nổi bật của đầu tư EU tại Việt Nam:
Công nghiệp dầu khí.
Đây là lĩnh vực được các nhà đầu tư EU đặc biệt quan tâm.Nếu không tính đến những hợp đồng đã hết hạn hoặc giải thể, hơn một nửa số dự án thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam đã thuộc về các nhà đầu tư EU , với số vốn đầu tư 1724 triệu USD với các đối tác lừng danh thế giới như tập đoàn BP ( Vương Quốc Anh), Shell (Hà Lan),
Total (Pháp), Fina ( Bỉ), OMV (Áo) Ngày 7/3/2007, BP Việt Nam cho biết, tập đoàn
này cùng các đối tác dự định đầu tư trên 2 tỷ USD cho dự án tổng thể tương tự dự án khí - điện - đạm đã thực hiện tại Việt Nam là dự án Nam Côn Sơn Theo đó, một đường ống dẫn khí sẽ được xây dựng để chuyển khí từ 2 mỏ Mộc Tinh và Hải Thạch Năm 2009, tập đoàn BP, tập đoàn dầu châu Âu đã kí thỏa thuận với hai chi nhánh của Tập đoàn xăng dầu và khí đốt Việt Nam (PetroVietnam) về việc cung cấp dầu thô đến nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam ở Dung Quất.Tập đoàn BP và Castrol (Vương Quốc Anh) liên doanh sản xuất dầu nhờn và mỡ bôi trơn cho các loại động cơ.
Giao thông vận tải – bưu điện
Trong lĩnh vực này, các tên tuổi nổi tiếng như Siemens(Đức), Alcatel(Pháp), Kinevik, Comvik(Thụy Điển) cũng đã trở nên quen thuộc với thị trường Việt Nam.Những hãng này ngay từ đầu đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực còn nhiều mới mẻ ở Việt Nam, trong khi các hãng vienx thông khác chỉ thực hiện các hợp đồng thương mại khai thác dịch vụ viễn thông Những dự án lớn đáng chú ý là các hợp đồng hợp tác kinh doanh của tổng công ty Bưu Chính Viễn thông Việt Nam với France telecom(Pháp) về mạng viễn thông nội hạt với gia 615 triệu USD.Dự án BCC về thông tin di động giữa Tổng công ty Bưu chính Viễn thông và Comvik, tổng vốn đầu tư 341 triệu USD,chiếm 92% vốn đăng ký của Thụy Điện tại Việt Nam.
Công nghiệp nặng.
Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư (17,5%), tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đầu tư trong ngành công nghiệp nặng vẫn còn thấp (21,62%).Với thế mạnh về công
Trang 22nghiệp hiện đại và kĩ thuật quản lí tiên tiến,các nhà đầu tư của EU chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như điện tử, tin học, ôtô, xe máy, hóa chất…Đáng kể nhất là dự án mía đường Bourbon của Pháp ở Tây Ninh với vốn đầu tư 111 triệu USD được coi là dự án mía đường lớn nhất của nước ta.Dự án sữa Foremost của Hà Lan ở Bình Dương trị giá 49,5 triệu USD , các dự án chế biến hạt điều, chè xuất khẩu, chế biến cà phê ở Đắc Lắc…
Khách sạn- Du lịch
Các nhà đầu tư Pháp tỏ rõ thế mạnh trong lĩnh vực này với 15 dự án(6,14%) và vốn đầu tư 287,3 triệu USD(7,1%).Sớm nhất và thành công nhất cho đến này phải kể đến Liên doanh khách sạn Sofitel Metropole giữa công ty Feal International ( Pháp) và Societe de Development de Metropole BV(Hà Lan)
Nông lâm nghiệp
Đây là lĩnh vực rất cần thu hút đầu tư nước ngoài nhưng do lợi nhuận thấp,rủi ro cao nên đầu tư vào lĩnh vực này nói chung còn hạn chế,nhưng điều đáng chú ý là đầu tư của EU trong lĩnh vực này lại khá cao so với các nước khác.Riêng đầu tư EU cho lĩnh vực nông nghieepjchieems tỷ lệ trên 3% tổng nguồn vốn đầu tư.Trong tương lai, phát triển lâm nghiệp sẽ coi là “bệ phóng” để đẩy tới một chuyển dịch cơ ccaafu đầu tư theo hướng ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho phát triển nông nghiệp là một dấu hiệu đáng mừng của đầu tư từ các nước Liên minh Châu Âu.
Xây dựng văn phòng – căn hộ
Hiện nay EU số dự án đầu tư của EU vào lĩnh vực này ngày càng tăng.Dự án lớn nhất là Liên doanh giữa công ty Badaco Wego ( Đức) và Thành phố hồ Chí Minh trị giá 104,9 triệu USD.
Trang 23Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phân theo đối tác (15/12/2009)(Nguồn số liệu cục đầu tư nước ngoài)
Trang 241.3.3 Đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam
Trong mối quan hệ hợp tác về kinh tế với Việt Nam, Pháp có một mối quan hệ rất đặc biệt, bởi vì Việt Nam từng là nước thuộc địa của Pháp và đã đánh thắng Pháp Pháp đã để lại đây rất nhiều dấu ấn về văn hoá, về các cơ sở hạ tầng, kiến trúc Do vậy trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam thì họ là nước quan tâm đến Việt Nam nhiều nhất Hiện Pháp là nước đứng đầu trong các nước EU đầu tư vào Việt Nam Ngay khi có chủ trương “mở cửa” của Nhà nước đi kèm với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì các nhà đầu tư Pháp đã có mặt ngay tại Việt Nam sau đó vào đầu năm 1988 Tính đến 15/12/2009 Pháp có 274 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn
Trang 25đầu tư đăng ký là 3,040,302,268 USD,vốn điều lệ 1,543,273,534 triệu USD đứng thứ 13 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 1 trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, các dự án của Pháp hoạt động tại Việt Nam khá hiệu quả Nhiều DN và thương hiệu của Pháp đã gây dựng được ấn tượng tốt tại thị trường Việt Nam như France Telecom (viễn thông), Sanofi-Synthelabo, Aventis (dược phẩm), Bourbon (siêu thị và nông nghiệp), Big C Việt Nam…
Tính đến hết năm 2009 có khoảng 250 doanh nghiệp Pháp đang hoạt động tại Việt Nam (một số doanh nghiệp có nhiều cơ sở trên khắp cả nước).Thị trường phát triển mạnh mẽ của Việt Nam hấp dẫn đông đảo nhiều tập đoàn lớn của Pháp Còn ngành công nghiệp dược đang tận dụng được sự hiện diện của mình từ trong suốt quá trình lịch sử tại thị trường này và một số hãng dược phẩm còn được sở hữu địa điểm sản xuất tại Việt Nam.Ngoài ra, cũng phải kể đến sự tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực điện thoại và công nghệ truyền thông Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đáng kể trong lĩnh vực dịch vụ
Theo những cam kết gia nhập, Việt Nam đã mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam Ngay trong trung tuần tháng 9 vừa qua, tập đoàn bảo hiểm AXA của Pháp đã hợp tác chiến lược với Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh bằng việc sở hữu 16,6% cổ phần của Bảo Minh.Pháp sẽ tài trợ cho Việt Nam trong những dự án chiến lược tăng trưởng xanh như dự án vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên -môi trường, thiên tai (55,8 triệu euro), tăng vốn cho tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội (30 triệu euro), cấp vốn cho nhà máy thủy điện Huội Quảng (80 triệu euro) để giải quyết tình trạng thiếu điện giờ cao điểm
Trang 26Tháng 9/2001, EDF - Công ty Điện lực Pháp - đứng đầu một tổ hợp (cùng với công ty của Nhật và Công ty Điện lực EVN) đã đạt được quyền quản lý BOT của Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 Năm 1997, Tập đoàn France Telecom thực hiện hợp đồng hợp tác trị giá 467 triệu USD xây dựng 540.000 đường dây điện thoại tại phía Tây Tp.HCM.
Tháng 7/2005, Công ty TNHH Alcatel Việt Nam 100% vốn nước ngoài đã được cấp phép thành lập, đánh dấu một bước phát triển mới của Alcatel tại Việt Nam Hiện nay, Alcatel đang chiếm hơn 30% thị phần thiết bị mạng cố định nội hạt và 30% thị phần thiết bị băng thông rộng (DSL)
Ngoài ra, trong số các nhà đầu tư chính của Pháp tại Việt Nam có thể kể đến tập đoàn Bourbon với số vốn đầu tư lên tới 270 triệu USD thông qua 7 giấy phép đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau.
Về hình thức đầu tư: Pháp đầu tư chủ yếu theo hình thức liên doanh, chiếm 55% số dự án và 48% vốn đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 36,5% số dự án nhưng đa phần là các dự án nhỏ, chiếm 5,9% về vốn Pháp có dự án BOT cấp nước tại Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD, vốn pháp định 36 triệu USD, thời hạn 25 năm, do Công ty Sues Leonaise Des Eaux và Pilecon Engine Berhard Dự án đã đi vào hoạt động, công suất thiết kế là 300.000 m3/ngày.
Các nhà đầu tư Pháp có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân tới 11 lĩnh vực (nhiều nhất trong EU cùng với Hà Lan), nhưng vốn đầu tư tập trung lớn nhất vào ngành Giao thông vận tải - Bưu điện với 658,6 triệu USD, chiếm 37% vốn đầu tư; công nghiệp nặng thu hút 22 dự án với 279 triệu USD, chiếm 15% vốn đầu tư Có một điều đặc biệt là các nhà đầu tư của Pháp có các dự án trong lĩnh vực như nông nghiệp với 17 dự án (nhiều nhất EU) với số vốn tương đối lớn tới 223.954.710 USD và
Trang 27có tới 6 dự án trong lĩnh vực về văn hoá - y tế - giáo dục (nhiều nhất EU) với số vốn 52.449.487 USD.
Theo phân bố địa phương: các dự án của Pháp có mặt tại 25 tỉnh, thành trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu vào một số vùng trọng điểm kinh tế, nơi có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương.
Các dự án lớn của Pháp đáng chú ý: Hợp doanh viễn thông giữa Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông và France Telecom, tổng vốn đầu tư 615 triệu USD, hai bên đã góp 28 triệu USD, dự án đang triển khai tốt Công ty TNHH mía đường Bourbon Tây Ninh vốn đầu tư 111 triệu USD, dự án đang triển khai tốt, đang trong quá trình xin chuyển thành 100% vốn nước ngoài Tập đoàn Bourbon có nhiều dự án lớn tại Việt Nam như hệ thống siêu thị Cora Vũng Tàu đã triển khai tốt, đại siêu thị An Lạc, siêu thị Thăng Long (mới cấp giấy phép), dự án làm thức ăn gia súc hiệu CONCO triển khai tốt, … Dự án cấp nước Thủ Đức, vốn đầu tư 120 triệu USD đang triển khai Hai dự án làm khách sạn Hilton Có hai dự án vốn đầu tư lớn mới cấp giấy phép cuối năm 1999 là Công ty liên doanh nhựa đường Total vốn đầu tư 198 triệu USD và Câu lạc bộ đua ngựa thể thao vốn đầu tư 57 triệu USD.
Hầu hết các dự án của Pháp đều đem lại hiệu quả cao, đa phần doanh thu đều đã vượt phần vốn thực hiện mặc dù tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư vẫn còn thấp (27%, trong khi tỷ lệ trung bình của EU là 42%, và của tất cả là 43%) Doanh thu các dự án của Pháp là 885.883.278 triệu USD, bằng 1,78 so với vốn thực hiện.
Luồng vốn đầu tư trực tiếp từng năm của Pháp vào Việt Nam ngày càng tăng lên theo thời gian, tất nhiên có 1 hay hai năm thì luồng vốn giảm đi, nhưng các năm đó thì số dự án lại tăng lên Năm 1990 đầu tư của Pháp vào Việt Nam mới là 5 triệu USD (số liệu của Uỷ ban châu Âu), nhưng các năm tiếp theo 1991, 1992, 1993 là 41,4triệu, 131 triệu, 181,8 triệu USD, đến cuối tháng 12/97 là 544,126 triệu USD, sau đó đến năm
Trang 281998 thì do có khủng hoảng vào năm 1997 nên đã giảm đi còn 25,338 triệu USD (số dự án năm này là 15 cao nhất trong số các nước EU cùng thời điểm đó, và cao hơn so với năm ngoái tại cùng thời kỳ (5 dự án)) Tuy nhiên, đến khi “cơn bão đã qua” thì Pháp đã đầu tư nhiều hơn, mặc dù chỉ có 5 dự án (từ ngày 28/02/1999 đến 28/02/2000) nhưng qui mô một dự án là lớn hơn so với mức bình quân một dự án của EU (18,42 triệu USD) là gần 50 triệu USD Đây quả là con số đáng mừng cho một hy vọng ngày có càng nhiều các dự án lớn đầu tư của Pháp vào Việt Nam.
Tuy có một sự lạc quan như vậy, nhưng các dự án của Pháp vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại, đó là số dự án giải thể cao so với mức trung bình, đã có 34 dự án giải thể trước thời hạn - 33% số dự án (trong khi mức trung bình của các nước là 17%) Thêm vào đó, có một số lĩnh vực các nhà đầu tư Pháp chưa đạt được hiệu quả như dịch vụ, giao thông vận tải - bưu điện, tài chính ngân hàng, và đặc biệt là lĩnh vực xây dựng văn phòng - căn hộ, và đây cũng chính là nơi các dự án giải thể trước thời hạn nhiều nhất.
Do vậy chúng ta cần phải tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến điều đáng lo ngại này để có thể ngày thu hút một nhiều và quản lý tốt hơn các dự án của Pháp - một cường quốc đứng vào hàng ngũ 7 nước phát triển nhất (G7), có như vậy thì chúng ta mới tránh được rủi ro, đảm bảo được sự ổn định của dòng đầu tư nước ngoài kể cả khi gặp rủi ro như khủng hoảng.
1.3.4.Đầu tư trực tiếp của Hà Lan vào Việt Nam
Hà Lan là nước đứng thứ 14 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 2 trong số các nước EU Trong những năm trước đây Hà Lan là luôn là một trong những nước đầu tư khá ổn định tại Việt Nam trong từng năm, theo số liệu của Uỷ ban châu Âu thì Hà Lan ngay trong năm 1990 đã đầu tư 45 triệu USD, đứng thứ hai trong năm đấy sau Thụy Điển Trong các năm tiếp theo tuy có lên xuống nhưng biên độ cũng không lớn lắm và số tiền đầu tư tương đối đều đều khoảng một, hai chục triệu USD.Tính đến ngày 15/12/2009 Hà Lan có 124 dự án được cấp giấy phép đầu tư với
Trang 29tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,933,914,313 USD,vốn điều lệ 1,577,891,444 triệu USD Nhìn chung các dự án của Hà Lan có vốn đầu tư vừa và nhỏ Cùng với Pháp, Hà Lan là nước đầu tư vào ta với nhiều lĩnh vực nhất trong nền kinh tế quốc dân trong đó có cả lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
Một số dự án lớn đáng chú ý: Công ty nước giải khát IBC (Pepsi) vốn đầu tư 110 triệu USD Dự án kinh doanh khách sạn Cột Cờ Thủ Ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh vốn đầu tư 81,5 triệu USD.Dự án sản xuất kem ăn và đá khô, Công ty TNHH Wall’s Việt Nam vốn đầu tư 30 triệu USD.Công ty Foremost vốn đầu tư 49,5 triệu USD Ngày 9/10, Tập đoàn giống cây trồng East-West Seed của Hà Lan khai trương văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam Văn phòng này nhằm trực tiếp triển khai mạng lưới phân phối các loại hạt giống rau trên toàn quốc.Ngay khi hoạt động, East-West Seed sẽ dành số vốn 10 triệu USD để tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho người dân Việt Nam trong quá trình canh tác rau màu.
Lĩnh vực chủ yếu là thăm dò và khai thác dầu khí, cấp thoát nước, chế biến thực phẩm, một số lĩnh vực mới đang xúc tiến là: chế biến hàng xuất khẩu, may mặc, chế biến nông sản, hàng công nghiệp Hà Lan đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức liên doanh (69% tổng vốn đầu tư) Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 18% tổng vốn đầu tư Trừ một số dự án dầu khí và bia, thực phẩm, các dự án đầu tư của Hà Lan nhìn chung có quy mô vừa và nhỏ Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp thực phẩm (chiếm 26%), thăm dò và khai thác dầu khí, hoá dầu, hoá chất, mỹ phẩm, kinh doanh khách sạn, văn phòng, xây dựng, Nhiều dự án đầu tư hoạt động rất có hiệu quả, với các công ty lớn nổi tiếng như Heineken (bia Heineken, Tiger, Bivina), Unilever (chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm, kem Wall), Royal Dutch Shell (dầu khí – cả khai thác và phân phối), Foremost (sữa), Akzo Nobel Coating (hoá dược), Philips (điện tử), ED&F Man (nông sản), Peja Viet Nam (máy móc thiết b dệt), P&O Nedlloyd (vận chuyển container),
Trang 30ABN-AMBRO (ngân hàng)
Năm 2008, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Cảng Rotterdam khảo sát tới Việt Nam Cảng Rotterdam là cổng chính cho hàng hóa Việt Nam vào châu Âu Thực tế, hơn một nửa hàng hóa của Việt Nam xuất sang châu Âu đã thông qua cảng Rotterdam Năm 2010 tập đoàn bất động sản ECCang đầu tư xây dựng chuỗi siêu thị Promenade ở Bình Dương và một số tỉnh ở Việt Nam
Đầu năm 2010 tại Hội thảo "Diễn đàn Hà Lan-Việt Nam: Đầu tư vào Việt Nam" diễn ra tại Hà Lan đã thu hút sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp, đại diện cho các công ty, tập đoàn lớn của Hà Lan.Tổng Giám đốc điều hành (CEO) Tjeert Kwan của Tập đoàn bất động sản ECC kêu gọi doanh nghiệp Hà Lan sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và buôn bán lẻ Ngày 20/3/2010, Bộ trưởng Hợp tác phát triển Hà Lan Bert Koenders khẳng định chuyến thăm Việt Nam đã đạt được mục tiêu quan trọng là thảo luận các giải pháp nhằm hiện đại hóa mối quan hệ hai bên, hướng tới một mối quan hệ đối tác công-tư bình đẳng, nhất là trong các lĩnh vực như nông nghiệp và thương mại Bộ trưởng Ngoại thương Hà Lan khẳng định việc mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước là mối quan tâm lớn của Chính phủ Hà Lan hiện nay Ông tin tưởng Việt Nam sẽ là cánh cửa mở ra cho Hà Lan bước vào thị trường Đông Nam Á và ngược lại, Hà Lan sẽ trở thành cánh cửa để Việt Nam thâm nhập thị trường chung châu Âu.Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Joop Scheffers và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt ký Thỏa thuận khung về chương trình nâng cao năng lực giáo dục Hà Lan tại Việt Nam (NICHE) Theo đó, Hà Lan sẽ dành 18 triệu Euro hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đại học và sau đại học trong vòng 4 năm tới Chương trình NICHE được xây dựng trên cơ sở Chiến lược hợp tác Hà Lan- Việt Nam giai đoạn 2008- 2011 Trong giai đoạn 2010- 2014, Hà Lan sẽ tài trợ 18 triệu Euro hỗ trợ phát triển và nâng cao chất lượng giáo trình giảng dạy, bảo đảm chất lượng đào tạo, cập nhật phương pháp giảng
Trang 31dạy mới và cung cấp tài liệu, phương tiện giảng dạy cho Việt Nam Chương trình sẽ tập trung vào những lĩnh vực cụ thể mà Việt Nam có nhu cầu giúp đỡ về kiến thức chuyên môn đồng thời cũng là thế mạnh của Hà Lan như nông nghiệp, quản lý tổng hợp nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu, vận tải biển, y tế, giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp Mục tiêu chủ đạo của chương trình là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường lao động tại Việt Nam.
Một chương trình hợp tác Hà Lan - Việt Nam về Nước cho Lương thực và Hệ sinh thái sẽ bắt đầu khởi động vào ngày 20/9 Mục tiêu là quản lý tổng hợp tài nguyên nước một cách bền vững ở Việt Nam.Một chiến lược quốc gia nhất quán về Nước cho Lương thực và Hệ sinh thái là chìa khóa để đạt được mục tiêu quản lý tổng hợp tài nguyên nước một cách bền vững ở Việt Nam hương trình Đối tác này được xây dựng nhằm hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề phối hợp liên ngành trong xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược giữa các ngành nông nghiệp, thủy sản, môi trường và công nghiệp Theo ông Hans Hoogeveen, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng Thực phẩm Hà Lan, việc xây dựng một chiến lược quốc gia nhất quán về Nước cho Lương thực và Hệ sinh thái là chìa khóa để đạt được mục tiêu quản lý tổng hợp tài nguyên nước một cách bền vững.Qua đó, dự án hy vọng giúp Việt Nam giải quyết một cách hiệu quả các thách thức về phát triển và sản xuất nhằm xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực
1.3.5 Đầu tư trực tiếp của Vương Quốc Anh vào Việt Nam
“ Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh” - đây là một niềm tự hào từ rất lâu của người Anh - thực dân lớn nhất từ trước đến nay và nay là một trong các thành viên của nhóm G7 Đối với khu vực Đông Nam Á thì Anh cũng có một số thuộc địa như Thái Lan, Mianma, nên Anh cũng có rất nhiều duyên nợ về quan hệ hợp tác kinh tế với khu vực này, trong đó có Việt Nam
Trang 32Cũng như các nhà đầu tư Pháp, các nhà đầu tư Anh quốc có mặt tại Việt Nam ngay từ năm đầu thực hiện Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1988 dưới hình thức các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) Đây là lĩnh vực mà Anh hiện đang đứng nhất, nhì trên thế giới Tính đến 15/12/2009 Vương Quốc Anh có 120 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,151,477,501 USD,vốn điều lệ 1,319,856,709 triệu USD đứng thứ 18 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam.Vốn đầu tư của Anh tập trung chủ yếu cho các PSC trong lĩnh vực dầu khí Ngoài ra có một số dự án lớn như dự án khai thác bôxit ở khu vực miền Nam.
5 sản phẩm chính của Anh xuất khẩu sang Việt Nam bao gồm :
Về cơ cấu đầu tư: các nhà đầu tư Anh quốc chú trọng vào công nghiệp dầu khí, công nghiệp nặng và lĩnh vực viễn thông.Nhìn chung về qui mô đầu tư, Anh là một quốc gia có nhiều dự án đầu tư qui mô lớn vào Việt Nam, đặc biệt là các dự án dầu khí Một số dự án lớn đáng chú ý: Hợp doanh khai thác mạng viễn thông nội hạt với Cable & Wireless vốn đầu tư 289 triệu USD,3 PSC tìm kiếm và thăm dò dầu khí của Anh đều vượt vốn cam kết PSC thăm dò và khai thác dầu khí lô 6, 19, 12E của Ongc Videsh, BP và Den Norske (Na Uy) cam kết 17 triệu USD, thực hiện 148 triệu USD PSC của BP, Den Norske khai thác lô 05 - 3 đăng ký 42 triệu USD, thực hiện 138 triệu USD PSC khai thác dầu khí lô 05 - 2 của BP và STATOIL (Na Uy) vốn đăng ký 103 triệu USD, thực tế bên nước ngoài đã đầu tư 197 triệu USD Một dự án đáng chú ý nữa của Anh là Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential (100% vốn nước ngoài)cấp phép tháng 10 năm 1999, bên nước ngoài đã góp ngay 10 triệu USD (vốn đăng ký 14 triệu USD)
Thiết bị và máy phát điện 36.885.000 Bảng Thiết bị và máy móc công nghiệp 14.499.000 Bảng
Dịch vụ chuyên môn, khoa học và điều khiển 6.739.000 Bảng Các mặt hàng sản xuất tổng hợp 5.991.000 Bảng
Trang 33và triển khai hoạt động tích cực Những công ty Anh có tiếng tăm trên thế giới như BP, Shell, BAT, GlaxoSmithKline, Tate & Lyle, Prudential, Ngân Hàng Hồng Kông & Thượng Hải, Ngân Hàng Standard Chartered Bank, Coats, Unilever, ICI, Catrol đã có những khoản đầu tư quan trọng tại đây và còn rất nhiều các công ty Anh khác đang mở rộng hoạt động của Họ tại Việt Nam Những công ty ít tên tuổi hơn như Chè Finlay, công ty may mặc Nam of London, công ty cáp máy tính Volex, công ty thiết kế phần mềm Harvey Nash, công ty cung cấp dịch vụ về kiến trúc Atlas Industries cũng đã đầu tư vào Việt Nam Dù lớn hay nhỏ, các công ty của Anh đang xây dựng ở đây một một uy tín tốt đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ngày 19/10/2009, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Anh 2009 được tổ chức tại London với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp hai nước, nhiều biên bản ghi nhớ, thỏa thuận, hợp đồng thuộc lĩnh vực điện, kho cảng, đóng tàu, cà phê và giáo dục đã được ký kết.Các thỏa thuận được ký kết giữa Công ty tài chính điện lực và Ngân hàng Standard Chartered về huy động vốn cho các dự án điện, giữa Tập đoàn Saigon Invest Group và Công ty International Power đầu tư dự án Trung tâm nhiệt điện Bình Định trị giá khoảng 1,5 tỷ USD, thỏa thuận về đầu tư dự án Tổng kho cảng biển tổng hợp Tiền Giang tại Soài Rạp có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD
Đại sứ Anh tại Việt Nam Mark Kent khẳng định Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn với rất nhiều cơ hội và việc đầu tư dài hạn ở Việt Nam là rất tốt Theo đánh giá của Cơ quan xúc tiến đầu tư của Anh, Việt Nam là địa điểm đầu tư mà các nhà đầu tư Anh nên lựa chọn vì Việt Nam chỉ đứng sau khối BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc - những nước đang nổi có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới) về sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Không chỉ có vậy,Uỷ ban hỗn hợp kinh tế và thương mại Việt Nam- Anh quốc thành lập vào tháng 9 năm 2007, JETCO là công cụ để giúp đỡ xúc tiến và phát triển thương mại, chỉ ra những rào cản thương mại và tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn
Trang 34giữa hai nước JETCO cũng tạo điều kiện cho các DN đang hoạt động tại nước bạn một diễn đàn để chia sẻ các vấn đề quan tâm trực tiếp với các bộ trưởng Chính phủ.Với việc thành lập JETCO đã có một số thành tựu đáng kể như: ngân hàng của Vương quốc Anh là HSBC và Standard Chartered Bank đã trở thành hai ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam, việc làm rõ quyền phân phối hàng hóa của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, việc làm rõ những quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền sở hữu trí tuệ trong ngành dược phẩm và việc thiết lập một lộ trình giảm thuế rõ ràng cho mặt hàng rượu Scotch whisky Một công ty ngành dịch vụ tài chính khác, Prudential, là công ty nước ngoài có nguồn nhân lực lớn nhất tại Việt Nam Kết quả của việc sử dụng nguồn lực từ nước ngoài là công ty phần mềm Harvey Nash hiện có 2500 nhà phát triển phần mềm tại Việt Nam
1.3.6 Đầu tư trực tiếp của Đức vào Việt Nam
CHLB Đức là nước đứng thứ 23 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam với số vốn đầu tư tính đến 20/10/2009 là 682,526,409 USD cho 135 dự án,trong đó vốn điều lệ là 352,688,453 USD Các nhà đầu tư Đức có mặt tại Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên có dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (4 dự án được cấp phép từ năm 1988),lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp nặng.Ngoài ra lĩnh vực xây dựng văn phòng căn hộ cho thuê có nhiều dự án lớn.Họ đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức liên doanh.
Các dự án của Đức rất có hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, dịch vụ, và giao thông vận tải - bưu điện, doanh thu nhiều lúc đã vượt cả vốn đầu tư (như trong lĩnh vực giao thông vận tải -bưu điện) Còn các lĩnh vực khác như công nghiệp nặng, dầu khí thì chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.Đức có dự án đầu tư trên 22 tỉnh, thành phố cả nước, nhưng cũng giống như các nước khác, hầu hết các dự án của Đức tập trung ở những thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, chỉ tính riêng 5 tỉnh, thành phố là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Dương và Hà