0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Hạ tầng nông thôn quá yếu kém không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.DOC (Trang 36 -45 )

công việc. Một vấn đề đáng chú ý nữa là: lao động trực tiếp có trình độ văn hóa cấp III chỉ chiếm 50.4%, cấp II là 37.9%m và 11,7% cấo I, trong đó lao động chủ yếu là làm thời vụ, những công việc giản đơn, thủ công không cần có kiến thức kỹ thuật cao. Nhận định của các nhà quản lý đều cho rằng trình độ văn hóa của người lao động thấp dẫn đến ý thức chấp hành kỷ luật kém.

Như vậy trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, văn hóa thấp và ý thức kỷ luật của người lao động không cao trong điều kiện bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, đang là những cản trở đáng kể đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.

2.2.3.1.4 Hạ tầng nông thôn quá yếu kém không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư đầu tư

Nghiên cứu của Viện Chính Sách Chiến Lược Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (IPSARD) cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến cho việc thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là hạ tầng nông thôn còn quá kém, không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn ngày càng giảm về tỷ trọng, nếu năm 1990 nguồn vốn này là 20% thì đến năm 2001 chỉ còn 10%, năm 2007 chỉ còn 8%. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 5 năm (2003-2007), đầu tư từ ngân sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp là 113.000tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn

đầu tư nhà nước. Mức đầu tư này mới đáp ứng được 17% nhu cầu của khu vực nông nghiệp.

Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Giám Đốc Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tỉnh Thanh Hóa cho rằng, hiện trạng kết cấu hạ tầng ở nông thôn khiến cho nhiều nhà đầu tư buộc phải đầu tư thêm nhiều hạng mục công trình ngoài dự kiến với chi phí khá lớn, nếu có nhu cầu triển khai dự án, điều này khiến các nhà đầu tư có tâm lý e ngại. Theo ông Hùng, mặc dù Thanh Hóa là thành phố được đánh giá là có nhiều tiềm năng, cơ hội đầu tư (đặc biệt là lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản), song trên thực tế rất khó mời gọi nhà đầu tư. Trong số hàng chục dự án FDI vào địa bàn tỉnh, chỉ có duy nhất một dự án chế biến lâm sản ( sản xuất vàng mã) của 1 DN Đài Loan với quy mô vốn trên 200.000 USD.

Những dự án kêu gọi đầu tư vào nông, lâm nghiệp thường nằm ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, đường sá giao thông cực kỳ khó khăn. Trong khi đó, địa phương không đủ năng lực để xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật ngòai hàng rào ( như cung cấp điện, cấp thoát nước, giao thông đường bộ….) cho nhà đầu tư. Điều này khiến cho công tác thu hút đầu tư rất khó. Những khó khăn trong việc tìm mặt bằng sản xuất khiến cho một số địa phương không còn mặn mà với các dự án FDI lĩnh vực này. Đơn cử như các dự án trồng rừng và cây công nghiệp, hiện hầu hết các địa phương không còn quỹ đất lớn và tập trung đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư. Sở KH&ĐT tỉnh Hòa Bình cho biết, mới đây 1 DN Đài Loan tiến hành khảo sát và đưa ra yêu cầu diện tích 300 ha rừng liền khoảnh để họ tiến hành các thủ tục đầu tư, nhưng tỉnh không thể đáp ứng, vì không có diện tích đất như yêu cầu, do phần lớn diện tích đất rừng tỉnh đã giao cho người dân.

2.2.3.1.5 Nền nông nghiệp Việt Nam còn mang tính tự cung tự cấp, đầu tư phân tán, thiếu chuyên môn.

Theo GS Peter Timer, chuyên gia cao cấp của Trung tâm hội nhập toàn cầu ( cơ quan nghiên cứu và tư vấn chính sách của Hoa Kỳ), ngoài những nguyên nhân khách quan khiến cho môi trường đầu tư thiếu tính hấp dẫn, thì điểm yếu trong việc gọi vốn FDI vào nông nghiệp xuất phát từ chính nội lực của nền nông nghiệp. “ Nông nghiệp đóng góp lớn cho nền kinh tế, nhưng lại đang tồn tại nghịch lý là, đầu tư cho nông nghiệp

rất thấp. Việt Nam chưa có phương thức phù hợp với tính chất, trình độ sản xuất của nông dân. Đơn cử như ngành hàng lúa gạo đã trở thành ngành xuất khẩu lớn, nhưng người nông dân vẫn đơn thuần là người sản xuất mà chưa thực sự tham gia vào thị trường, ngành hàng của họ” GS Peter Timer nói. Nền nông nghiệp của nước ta vẫn còn mang tính tự cung, tự cấp, trình độ lao động vẫn còn rất yếu kém. Một vấn đề nữa là trong khi việc kêu gọi các dự án đầu tư mới vào nông nghiệp đang vướng mắc, thì những dự án đầu tư cũ muốn tăng vốn, tăng quy mô, mở rộng sản xuất cũng gặp không ít khó khăn, nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch đồng bộ, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn DN.

2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan

2.2.3.2.1 Rủi ro đầu tư vào các khu vực nông nghiệp là khá cao

Nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro cao hơn so với các lĩnh vực khác do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thời tiết, khí hậu. Sản phẩm nông nghiệp thường có tỷ suất lợi nhuận thấp, mức thu nhập không cao. Đặc biệt là điều kiện thời tiết của nước ta luôn thay đổi thất thường, vì thế thiên tai thường xuyên xảy ra thì rủi ro do thiên nhiên mang lại trong lĩnh vực này càng cao. Hơn nữa, do hệ thống thuỷ nông của Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng được cho nhu cầu tưới tiêu cũng như thoát nước nên sự phụ thuộc của sản xuất nông nghiệp vào thời tiết, khí hậu càng thể hiện rõ.

Ngoài ra, các loại cây trồng, vật nuôi còn chịu nhiều tác động của dịch bệnh. Các sản phẩm thịt, trứng, sữa không được người tiêu dùng tin tưởng, dẫn đến giảm doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi.

Việc xuất khẩu nông sản cì thế còn chịu tác động nhiều bởi biến động giá cả trên thị trường thế giới, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài không nhìn thấy được lợi nhuận để mạnh dạn đầu tư vào ngành nông nghiệp.

Trước những thực trạng và nguyên nhân đã được phân tích ở trên, việc quan trọng nhất hiện nay để đẩy mạnh đầu tư để phát triển nông nghiệp và nông thôn cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ ngành, địa phương cần phải đưa ra cơ chế chính sách phù hợp và các giải pháp để khơi thông dòng chảy FDI và để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển một cách toàn diện tiềm năng của nó.

Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

I. Định hướng thu hút ĐTNN trong ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3.1. Mục tiêu phát triển của ngành trong những năm tới.

Việt Nam đang trên con đường phát triển với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì thế mục tiêu phát triển nông nghiệp là xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, phát triển đa dạng, bền vững và hiệu quả cao trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghiệ mới, công nghệ cao làm ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh đặc biệt khi Việt Nam ra nhập WTO. Để đạt được mục tiêu này nước ta phải có các chính sách để thu hút và sử dụng vốn FDI một cách có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.2 Định hướng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trên cơ sở chiến lược phát triển chung của ngành nông nghiệp, định hướng thu hút FDI trong ngành NN&PTNT :

+ Đảm bảo phù hợp với quy hoạch và cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ, quy hoạhc vùng nguyên liệu.

+ Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất

+ Sử dụng có hiệu quả nguyên liệu địa phương và tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân, có tính khả thi cao, nhất là về địa điểm thực hiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu

+ Kết hợp các dự án có quy mô tương đối lớn, có tác động quan trọng đến nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng với các dự án có quy mô vừa ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để đảm bảo cơ cấu kinh tế vùng, ngành.

+ Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Còn trên cơ sở chiến lược phát triển của từng ngành, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài cũng được định hướng phát triển cho phù hợp với từng ngành. Theo đó, một số ngành được định hướng thu hút FDI:

Đối với ngành trồng trọt và chế biến nông sản: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cần tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như lúa gạo, cây lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè,... theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đổi mới thiết bị các xưởng chế biến,...

Đối với ngành chăn nuôi và chế biến các sản phẩm chăn nuôi: Cần tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất giống lợn, bò và gia cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, đảm bảo vệ sinh môi trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao.

Đối với ngành trồng rừng - chế biến gỗ: Cần hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất giống cây có chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, lâm sản.

Đối với ngành thủy sản: Cần hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án nuôi trồng và đánh bắt các loại hải sản có giá trị cao, khuyến khích việc tạo ra các giống con có giá trị cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam

3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI vào nông nghiệp trong những năm sắp tới.

3.1. Thuận lợi

3.1.1. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay

Trong 3 thập kỷ vừa qua nền kinh tế thế giới đã chứng kiến một sự tăng trưởng đáng kể về luồng FDI, và đặc biệt sau cuộc suy thoái kinh tế cho tới những năm 80, đầu tư vào các nước đang phát triển đã khôi phục mạnh mẽ. Từ năm 1990 trở lại đây, các nước đang phát triển thu hút tới 1/3 tổng số vốn FDI trên thế giới. Tuy nhiên, vốn FDI phân bố rất không đồng đều giữa các nước đang phát triển, mà chủ yếu tập trung vào một số nước và khu vực có nền kinh tế năng động, có nhịp tăng trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn, hứa hẹn lợi nhuận cao. Việt Nam nằm

trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, được đánh giá là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay. Đây cũng chính là một thuận lợi lớn của Việt Nam trong việc thu thú đầu tư nước ngoài.

3.1.2. Môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Môi trường đầu tư nước ngoài là tổng hoà các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội có liên quan, tác động đến hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại một nước.

Đối với tình hình chính trị, Việt Nam có thuận lợi là các cơ quan Nhà nước ổn định trong thời gian dài, các chính sách luôn được cải thiện nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tuy mới hình thành nên chưa thật đầy đủ, đồng bộ, nhưng phần nào đã có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực khuyến khích đầu tư, các hình thức đầu tư nước ngoài và các biện pháp bảo đảm đầu tư được xem là thông thoáng, hấp dẫn hơn so với một số nước khác.

Môi trường chính trị xã hội cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được đánh giá là ổn định, lành mạnh. Công cuộc đổi mới thu hút được thành tựu ngày càng lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại đã chứng minh bằng thực tế khả năng Việt Nam vượt qua thử thách và trở thành một đối tác quan trọng trong khu vực không chỉ về chính trị mà cả về kinh tế.

3.2. Khó khăn

Các chính sách thu hút FDI của Việt Nam tuy có hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các nghị định triển khai ban hành quá chậm và thiếu chi tiết gây khó khăn cho hoạt động của các chủ đầu tư. Một số các quy định khác về kinh doanh liên quan nhiều đến đầu tư nước ngoài như các hoạt động về kinh doanh bất động sản, khai mỏ,…; một số chính sách chưa được xác định rõ nên chưa thể chế hoá hoặc đã có chính sách làm cơ sở nhưng văn bản pháp quy ban hành chậm; có tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn giữa một số văn bản.

Các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư chưa được kiện toàn tăng cường về tổ chức cán bộ. Phần lớn các công ty này mới tập trung làm các dịch vụ đầu tư thông thường như tổ chức, hướng dẫn đoàn khảo sát, làm thị thực cho khách,… chứ chưa đi sâu tư

vấn dịch vụ các vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng dự án và thực hiện dự án sau giấy phép.

Một yếu tố khác cũng gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động đầu tư nước ngoài là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực vẫn chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các yêu cầu về mặt xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI.

Việt Nam còn gặp khó khăn từ việc cạnh tranh thu hút vốn FDI với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước thành viên ASEAN. Trong những năm gần đây, do có các chính sách thu hút đầu tư ngày càng hấp dẫn mà các nước này đang ngày càng thu hút được một khối lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn.

3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam.

Hàng lọat các giải pháp được đưa ra trong « Đề án chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn » do bộ KH&ĐT trình chính phủ mới đây. Trong đó có các vấn đề cần tập trung xử lý sau :

3.3.1 Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành sản phẩm

Dể giải quyết vấn đề này, trước mắt ngành nông nghiệp cần tập trung làm thuận lợi hóa môi trường đầu tư, trong đó công việc hàng đầu là xây dựng, công bố công khai các quy hoạch ngành, xây dựng kế hoạch và chương trình vận động đầu tư cụ thể ở trong và ngoài nước. Nhà nước cũng cần bố trí đủ ngân sách cho họat động xúc tiến đầu tư như một khoản chi riêng thuộc kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Bộ NN&PTNT. Nhà nước cũng cần triển khai nghiên cứu tiềm năng đầu tư của các nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực này để có các chính sách, cơ chế vận động thích hợp

3.3.2 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính và quản lý đầu tư.

Các vấn đề về thủ tục đầu tư rườm rà phức tạp, qua nhiều tầng cấp, không thống nhất giữa các địa phương đã và đang là những rào cản lớn với các DN FDI,

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.DOC (Trang 36 -45 )

×